văn hữu vườn tao ngộ

Nơi lưu trữ tác phẩm của PBTD và thân hữu. Liên lạc: phanbathuyduong@gmail.com

Thursday, July 18, 2019

HUY PHƯƠNG ** Từ cái lon đến cái lu

Huy Phương

Cuộc đời quá khổ và quá buồn, nên đôi khi chúng ta cần một vài phút “thư giãn,” để giãn ra cái gì đang căng và thư thả lại cái gì đang gấp. Muốn được như vậy cứ mở vào những trang báo Việt Nam là đủ. “Tuổi già hạt lệ như sương,” khóc thì khó có nước mắt, nhưng cười thì hỉ hả, miễn là giữ lại hàm răng giả thật chặt. “Cười ra nước mắt!” Ai than là tuổi già khô nước mắt để khóc, nhưng lúc cười nước mắt lại tuôn, vậy cười hay khóc cũng giống nghĩa như nhau.

Wednesday, July 17, 2019

Thơ xướng họa: Kiều Mộng Hà, Hồ Công Tâm, Thuý M, Nguyên Trần, Hà Quế Linh, Sao Khuê, Vi Vân


Bài xướng của Kiều Mộng Hà:
CÀNH LAN HỒ ĐIỆP

Người đã xa… còn gửi lại đây
Cành lan Hồ Điệp dáng thanh gầy
Sương rơi lác đác, hoa sầu rụng
Gió thở mù sa, bụi lấp đầy

Friday, July 12, 2019

trần thiện hiệp ** đi qua những đoạn một đời

Anh chị TTH


Rời tay mẹ
Tôi ăn cơm tứ xứ
Ở nơi nào cũng gọi được quê hương
Vỡ trí khôn trong ba đào lửa đạn
Gặp khắp nơi cảnh tử biệt, đoạn trường

Hồn trai trẻDày thêm trang sử chép
Thấm nỗi đau xương máu thế hệ mình
Vẫn tiến bước về chân trời phía trước
Với niềm tin và ước vọng hòa bình

Sunday, July 7, 2019

HỒ TRƯỜNG AN ** Câu chuyện trong Xóm Tre


Ông bà Hương Giáo Trần Tấn Giỏi có cô con gái lớn và hai cậu con trai kế. Cô trưởng nữ tên Trần Ngọc Diệm, còn cậu trưởng nam tên Trần Tấn Hên, cậu thứ nam tên Trần Tấn Giàu. Nhà của họ ở Xóm Tre, giáp ranh với chợ Vòng Nhỏ. Hồi còn trứng nước, lũ con của họ èo uột. Bà Hương Giáo Giỏi luôn siêng chăm tụng Kinh DượcSư Lưu Ly Quang Như Lai và hai phẩm Dược Vương Bồ Tát và Phẩm Phổ Môn trong Diệu Pháp Liên Hoa Kinh nên cả ba đều bình an, lại mập mạnh, hồng hào hơn lũ trẻ lối xóm. 

Saturday, July 6, 2019

TRẦN THIỆN HIỆP ** BỞI EM LỤC BÁT NỞ HOA


 Cảm tặng Phan Bá Thụy Dương

1.
Ta về góc núi đợi em
Ngắm tranh nắng sớm, lặng xem chiều tà
Trong tranh thiên cổ có ta

 2.
Chuông chuà ngân vọng chừng non
Đợi em kẻ nét môi son cánh hồng
Ta ngồi tựa cửa sắc không

Friday, July 5, 2019

TRẦN TUẤN KIỆT ** con chim, em và tôi * mùa gió thu nào


con chim, em và tôi

con chim trắng nọ bay tung gió
hót rụng trăng vàng giữa biển khơi
ôm mãnh trăng tàn em ngủ lạnh
đảo buồn xao xuyến giấc mơ rơi

Thursday, July 4, 2019

TẠ TỴ ** Đinh Hùng Với cơn mê trường dạ


Ta suốt đời ngư phủ
Thả con thuyền trên mái tóc em buồn lênh đênh. (Đinh Hùng)

Đinh Hùng, con người có may mắn được mọi người biết đến từ khi tác phẩm hãy còn là bản thảo. Đinh Hùng, con người kỳ lạ xuất hiện trên thi đàn Việt Nam với vóc dáng quái dị của ngôn ngữ làm mê hoặc người yêu thơ. Đinh Hùng, tượng hình cô độc trên vòm trời thi ca Việt Nam vào năm 1940 đến 1945. Rồi từ đây, Đinh Hùng mới tìm thấy bạn đường như Trần Dần, Phùng Quán v.v… Chất thơ của Đinh Hùng không giống và không mang một ý nghĩa thông thường của thi ca với những hình ảnh quen thuộc của thi nhân đang nổi tiếng hồi đó như Xuân Diệu, Huy Cận, Vũ Hoàng Chương, Trần Huyền Trân, Thâm Tâm, Nguyễn Bính v.v…

Tuesday, July 2, 2019

Hoàng Long Hải * đời có những điều vui!


gởi Nguyễn quốc Thăng
Vũ Lê Quỳnh


    Tôi có cách nhìn cuộc sống theo con mắt của tôi.
    Cách nhìn đó, bao giờ cũng có chút gì vui, khó quên, nhất là năm tôi học đệ Tam, ở một lớp nam nữ học chung.

    Trước mặt tôi là ba bàn con gái. Bàn thứ ba, ngay trước bàn tôi là năm đứa con gái, con nào cũng học giỏi, có đứa giỏi “toàn diện”. Ấy là nói theo cách “Việt Cộng”. Nói theo cách chúng tôi hồi đó là “giỏi đều” môn nào cũng giỏi, cũng xuất sắc.

Monday, July 1, 2019

Ngô Nguyên Nghiễm ** Rừng – Kinh Dương Vương: Sự Hóa Thân Lộng Lẫy Trong Hội Họa, Văn Chương
















Kinh Dương/hoạ sĩ Rừng

Bước vào không phận nghệ thuật, người nghệ sĩ đã hóa thân cùng cực trên sự sáng hóa kỳ vĩ mà chính bản thân đã soi rọi bằng ánh lửa biểu tượng đã chọn. Nhưng với Rừng- Kinh Dương Vương, thật tình nhiều lúc nghiêng tâm để chiêm nghiệm và định danh hướng đi kỳ ảo, mảnh liệt đầy lửa của anh, tôi cũng chưa bao giờ phân biệt giữa một họa sĩ Rừng và một nhà văn Kinh Dương Vương. Bề dày, của hai nhánh rẽ trên con đường chung anh đi, lại là những hóa thân kỳ diệu tụ chung của một con người đa bản ngã. Sự ngồn ngộn tư tưởng, phát sinh từ tâm thức sáng tạo, có lúc như vạch ra từ hiện thực những bí ẩn cực đoan của nhu cầu sự sống và hình thể.  Cũng có lúc như quạt đỏ ngọn lửa, đưa tri thức lập dựng một thế giới cùng cực săn đuổi bản ngã. Nét kỳ diệu trong tác phẩm của Rừng – Kinh Dương Vương, đều bộc phá mãnh liệt dù trên văn chương hay hội họa…đã khiến cháy bỏng cả một vũ trụ quan được lập dựng, hiển hiện đặc thù riêng biệt, dù ở đó là ký ức nguyên sơ, hay một dự phóng tương lai của một phương trời tạo lập khai sinh… Tác phẩm của Rừng – Kinh Dương Vương, đặt nặng một nhân bản sáng hóa thật bộc phá, hầu như tất cả nhào lộn trên ngọn lửa hóa sinh lập dựng một sinh thái đa dạng, mà ngôn ngữ chỉ là một cách diễn đạt sâu lắng của ý tưởng.

HOÀNG TRÚC LY ** Gọi Một Mình



Bếp lửa nhà ai lên khói sương
Người yêu mường tượng mắt u buồn
Buổi chiều rét mướt vào chăn gối
Sao em không về tôi mến thương?

Thơ mà huyền hoặc núi non ơi!
Lửa thép cuồng lên giữa mộng đời
Qua thoáng qua rồi mơ ước cũ
Máu nghẹn đôi đường vơi lệ vơi...