Đó là một
ngày cuối năm, mùa mưa đã qua và mùa khô cũng đồng thời
bắt đầu cho hoạt động mua bán tấp nập, các hoạt động
văn nghệ chựng lại, dường như bị dẹp qua một bên nhường
chỗ cho việc sửa soạn lễ Tết. Thế nhưng trong cái hối
hả đó, một phòng tranh vẫn được long trọng khai mạc.
Tôi
đi cùng với bà quả phụ Trần Lê Nguyễn -vợ của cố nhà
thơ, kịch tác gia Trần Lê Nguyễn mà sau này là một người
rất nổi tiếng trong giới sưu tầm tranh- đến khách sạn
Festival ở số 31 Cao Thắng, quận Ba. Nơi đây hiện diện một
phòng triển lãm do đôi vợ chồng họa sĩ Lê Triều Điển
- nhà thơ Phan thị Quý chủ trì, nằm sâu sau khoảnh sân. Phòng
triển lãm trong khuôn viên khách sạn dường như càng lọt
thỏm giữa các tiệm bánh và shop quần áo chung quanh. Con đường
Cao Thắng vốn chật chội đông đúc, thế nhưng bước vào
phòng tranh khác hẳn, cánh cửa kính khép lại đã ngăn cách
khung cảnh xô bồ bên ngoài và mở ra một thế giới hội
họa, một không gian Thái Tuấn riêng biệt.
Showing posts with label hội họa mỹ thuật. Show all posts
Showing posts with label hội họa mỹ thuật. Show all posts
Wednesday, July 29, 2015
Wednesday, October 30, 2013
TẠ TỴ * Họa Sĩ Và Người Mẫu
người mẫu NT Sinh [vợ BXP] |
Tặng Bùi Xuân Phái , người bạn đẹp của tôi
Hắn dơ thẳng búa đập mạnh nhát cuối cùng vào chiếc đanh thước thợ. Vốn cẩn thận, hắn đưa tay lên lay mạnh xem nó đã chịu nổi nặng chưa. Hắn thở phào khoan khóai, không ngờ rằng hôm nay mình dò đúng mạch vôi một cách dễ dàng. Soay người, hắn nhìn vòng quanh gian phòng mà chu vi không rộng quá 10 thước vuông, treo la liệt tác phẩm. Ánh sáng đùng đục của chiều cuối năm dọi thoi thóp vào mầu sơn tươi mát. Chiếc tảu thuốc lá, mang hình thù quái đản của chiếc đầu lâu sần sùi đè chĩu hẳn một bên môi hắn làm thành nụ cười nửa miệng. Đưa tay vuốt lại mái tóc thưa sòa trên vầng trán cao rộng, hắn mở to đôi mắt hung nâu nhìn đắm đuối vào bức tranh mới hoàn thành, thuốc sơn còn lóang ướt.
Sunday, October 27, 2013
HÀ CẨM TÂM * Ngựa Chứng Trên Tường Giấy
@ Hà Cẩm Tâm |
Vào mùa
đông 1978 tôi có làm một cuộc triển lãm cá nhân tranh
sơn dầu tại trường đại học Washington
state.
Tôi thường làm triển lãm riêng một mình - vì thói quen
từ trong máu trong xương-, lâu thật lâu mới triển lãm
chung nhóm. Làm ra tranh là làm lao động tinh thần và chân
tay. Người mẹ bụng mang dạ chửa 9 tháng 10 ngày- có khi
sớm hay muộn hơn hai ba tuần hoặc một vài tháng- mới
sinh được đứa con đẹp ngoan, lại cũng có khi không đẹp
không ngoan. Người họa sĩ đầu chửa, óc mang đứa con
tinh thần nhiều khi cả mấy năm hay mấy chục năm mà
chẳng bao giờ nở nhụy khai hoa, vẫn mịt mờ bóng
chim tăm cá. Lại có nhiều khi anh ta hay chị ta mới
thai nghén trong một vài ngày an ổn bình thường mây
trắng trời xanh thì hạ sinh được đứa con vừa xấu
lại vừa vô duyên hoặc trong tâm trạng khủng hoảng bất
thường của một vài đêm nổi cơn điên loạn thì
chàng ta nàng ta lại đẻ ra đứa con uy nghi lẫy
lừng nam phương hoàng tử. Cũng có khi sinh đôi
sinh ba, không đứa nào giống đứa nào nhưng tất cả đều
là những giấc mơ kỳ ảo hiển lộ rong chơi trên khung
bố huy hoàng. Tông và gam. Màu và sắc và sự
lặng thinh, hơn biết bao lần cái lưỡi và bao nhiêu
cuộc họp hành.
Monday, May 20, 2013
TRÚC GIANG MN * Họa Sĩ Lương Trường Thọ và Trường phái Ấn Tượng
Lương Trường Thọ |
1
* Mở bài
Ông
Jojo Marengo đang nổ lực sáng lập cho thế giới nghệ
thuật một giải thưỏng danh giá, The World Master Art (WMA)
để sánh vai cùng giải Oscar của điện ảnh và giải
Grammy của âm nhạc.
World Art Foundation bao gồm 400 họa sĩ và điêu khắc gia của 53 quốc gia trên thế giới, được sáng lập bởi Jojo Marengo.
World Art Foundation bao gồm 400 họa sĩ và điêu khắc gia của 53 quốc gia trên thế giới, được sáng lập bởi Jojo Marengo.
Monday, May 6, 2013
Monday, April 29, 2013
Thursday, January 10, 2013
Luân Hoán * Nghiêu Đề cỡi ngựa về ‘Vùng Thanh Thoát’
họa sĩ Nghiêu Đề |
Bản vẽ này là một tác phẩm của họa sĩ Nghiêu Đề, dành riêng dùng làm bìa cho tập thơ nhạc “ Hòa Bình Ơi Hãy Đến” của Lê Vĩnh Thọ, Phạm Thế Mỹ, Luân Hoán. Để hoàn tất tác phẩm này, ngoài Nghiêu Đề, tôi cũng có đóng góp một chút tài vặt. Công sức của Nghiêu Đề nằm ở não bộ giàu sáng tạo và đôi tay tài hoa của anh. Tài vặt của tôi nằm trong sự lì lợm quấy rầy và hối thúc! ...
Kể từ khi có ý định in chung tác phẩm với hai anh Mỹ, Thọ, tôi có bổn phận tìm họa sĩ nhờ thực hiện mẫu bìa. Họa sĩ Nghiêu Đề đương nhiên là tay cọ tôi tín nhiệm tuyệt đối. Anh hết lòng với bạn bè, thường không từ chối những việc làm có liên quan đến nghệ thuật. Nhưng để anh chóng hoàn tất nhanh chóng một mẫu bìa không phải là chuyện dễ dàng. Với phong thái làm việc thong dong, tùy hứng, Nghiêu Đề không muốn bị ràng buộc, thúc dục. Anh không ưa có đôi mắt thiếu khả năng thẩm định nghệ thuật kè kè bên cạnh khi anh sáng tác. Còn tôi, bản tính khá xấu, khó bỏ, luôn luôn tò mò và nôn nóng muốn hoàn tất ngay những gì mình yêu cầu, nhờ vả sự gúp đỡ của bất cứ ai..
Phan Tấn Hải * Hoạ Sĩ Rừng Ra Mắt Sách, Triển Lãm "Tranh Mini"
Họa Sĩ Rừng đang ký vào sách, trong khi họa sĩ Hồ Thành Đức (phía sau) ngồi uống rượu.(Photo VB)
Họa Sĩ Rừng -- cũng là người ký tên Kinh Dương Vương khi viết truyện và ký tên Dung Nham khi làm thơ-- vừa thực hiện buổi triển lãm tranh và ra mắt sách hôm Thứ Bảy 19-3-2011 tại Anaheim, Quận Cam.
Thursday, December 27, 2012
Lâm Văn Sang * đào hải triều đọc đá vẽ tranh
Ngôn
ngữ nghệ thuật xuất hiện trong lịch sử con người rất
sớm. Dường như không có một quyển sách lịch sử nghệ
thuật nào quên kể lại thuở mới bắt đầu có những
thể hiện khách quan của kinh nghiệm con người bằng
những hình ảnh ghi khắc trên xương, sừng, ngà và trên
đá. Nhìn lại quá khứ đó, người ta dường như cũng
đồng ý với nhau một điều: ký hiệu chữ đầu tiên
được tạo cũng từ hình ảnh. Con người vẽ hình trước
khi vẽ chữ. Con người còn vẽ hình trước khi gắn lên
sinh hoạt đặc thù này hai chữ “nghệ thuật” (hay một
chữ art) và trước khi kịp thời đặt tên cho kẻ tạo
hình là “nghệ sĩ” (artist, người sáng tạo nghệ
thuật). Điều này cũng c
Friday, December 21, 2012
Thanh Trí * TRƯỜNG CAO ĐẲNG MỸ THUẬT HUẾ
Thuở ấy tôi thường thích đạp xe lang thang bên bờ sông Bến Ngự để được đi ngang qua nhà ông Viễn Đệ. Nơi tôi hay thả hồn rong chơi, dưới những tàn lá um tùm đầy hoa thơm cỏ lạ .Cảnh trí nơi đây thật kỳ bí, tạo nên nhiều huyền thoại cho chủ nhân ngôi nhà đồ sộ này. Ông thuộc giòng họ quí tộc, con vua cháu chúa . Thật là lạ lùng, một hôm chưa đạp qua khỏi khu vườn, ánh mắt của tôi đã chạm phải một tấm bảng thật to, màu trắng mới toanh chưa đọng một giot bụi, giọt sương, giọt thời gian nào. Tôi có cảm tưởng tôi là người đầu tiên dừng lại, ngẩng mặt chăm chú nhìn chiếc bảng, hay nói đúng hơn là chiêm ngưỡng mấy chữ viết trên dó. Rồi tự nhiên tôi cảm thấy quá xúc động .Lúc tôi nhẩm dọc lại từng chữ để được thấy tên trường một lần nữa , TRƯỜNG CAO ĐẲNG MỸ THUẬT HUẾ Thuộc viện Đại học là chiếc bảng sờ sờ trên cổng của một dãy lầu hai tầng , có cây sanh cành rễ mọc từ trên cao buông rơi xuống, trông thật ma quái trước măt chứ không phải tôi nằm mơ. Tôi còn biết cây sanh này thuộc vùng đất Viễn Đệ, nay bị tường vôi ngăn cách , đã trở thành cái gốc dựng xe đạp của dãy nhà này. Mấy chữ CAO ĐẲNG MỸ THUẬT như có một mãnh lực thu hút. Tôi vội vàng dắt xe vào và dựng ở gốc cây, quên cả khoá lại, mạnh dạn bước vào văn phòng xin đơn để vào học (tính nhút nhát thường nhật như biến đâu mất). Ra khỏi văn phòng với tờ đơn cuộn lại, tôi đạp như bay về nhà để tin cho mạ biết. Mạ vốn đã biết rõ cô con gái út nhiều tật xấu già cười tươi khóc, chưa nói đã cười, khôn nhà dại chợ, sợ mọi thứ mọi loài, nhưng rất khéo tay, vẽ đẹp, khắc phấn cũng giỏi . Mạ thường khen con gái có hoa tay., nay thích học Mỹ Thuật là đúng quá rồi. Mạ để cho tôi nộp dơn xin hoc . Mạ chỉ hỏi “học đến khi mô mới xong”. Tôi đâu dám nói thời gian học, vì thời gian học quá dài, dài tới bốn năm . Sợ mạ lo rồi suy đi nghĩ lại, biết đâu mạ sẽ đổi ý, không cho nộp đơn thì nguy to. Tôi sẽ buồn và tuyệt vọng ! Tôi chỉ dạ dạ và giả vờ cà lăm ...một... một,,, môt ...một….n…ă…m là xong mạ nờ , thoáng thấy mạ cười không biết mạ có hiểu cái cà lăm của tôi là là là là bốn không hỉ ? Tôi đâu dối mẹ , tôi len lén lùi nhanh ra vườn để mạ cho qua chuyện này. Ngày nhập học thật là vui. Tôi gặp vài bạn cũ ở Đồng Khánh, và nhiều nam sinh ở các trường xa gần Huế hay các tỉnh khác đến. Cũng có một vài người lớn tuổi cùng theo hoc chung . Lớp hoc thật đông, cuối năm lại phải qua một cuộc thi. Trong số đó chỉ trên mười người chúng tôi đươc chọn vào năm thứ nhất (khoá 1) của trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Huế mà thôi.Từ đó chúng tôi xem nhau như anh chị em, tình bằng hữu thật thắm thiết . Niềm vui đến với tôi qua từng ngày, từng tháng năm. Qua từng môn học. Môn học nào cũng mới lạ, Càng học càng đam mê vẽ vời . Càng đặt hết thời giờ tâm trí vào , tôi lại càng nhận thức được cái đẹp. Ví dụ như vào những buổi đi vẽ phong cảnh. Chúng tôi sống với thiên nhiên. hoà mình với cỏ cây mây nước.Tôi nhìn quanh , cái chi cũng đẹp, cũng lạ, cũng là một nhà nghệ thuật, nhà sáng tạo . Tôi lại càng yêu vạn vật, yêu muôn sắc, muôn thể của thiên nhiên… Tôi một loài yêu thương nghệ thuật lại gặp được môi trường nghệ thuật để khôn lớn, để trưởng thành dưới sự đào tạo của các thầy.Tôi thường nghĩ thầy là người khai tâm, chỉ lối cho minh đi đúng trong những bước đầu tiên rất cần yếu và tạo cho mình một sự tự tin . Các thầy dạy lại xuất thân từ trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Đông Dương tại Hà Nôi, hay ở Đại học Bắc Kinh, hay từ các trường beaux-arts ở Pháp trở về dạy thì còn gì sung sướng và hãnh diện bằng. Cảm thấy mình quá may mắn , có thầy giỏi ắt hẳn tôi sẽ làm nên cái nghiệp của tôi như câu châm ngôn đã được nằm lòng. Ngày hai buổi suốt bốn năm học hành ,với tâm niệm thành hoạ sĩ.Với tâm hồn son trẻ, khoẻ mạnh, hồn nhiên, yêu đời. Tôi đã phác hoạ chân dung tôi giữa trời bao la và gởi vào hư không lời nói vô âm, như nói với chính mình “Rồi một mai tôi thành hoạ sĩ . Giá vẽ bút cọ với bảng màu . Lang thang khắp chốn trần gian .Tình nghệ sĩ như phấn hoa vàng gởi gió “ . Ngày tốt nghiệp đã đến, mảnh bằng đã cầm trong tay. Hạnh phúc và sung sướng biết bao, vì nghĩ mộng đã thành. Nhưng than ôi, vừa cởi chiếc áo sinh viên Cao đẳng Mỹ Thuật lại phải đội ngay vào chiếc mũ mô phạm, vành rộng che lấp cả một góc trời tâm tưởng của tôi . Nhưng biết làm sao , số phận đã an bài . Tôi phải rời xa Huế vào Trường Cao Đẳng Mỹ thuật Sài Gòn học khoá Sư Phạm Hội Hoạ rồi vào Nha Trang để dạy . Ngày đầu tiên đi dạy . Tôi buồn lắm không dậy nỗi…Nhưng rồi cái chi đến sẽ dến, và tôi cũng làm tròn chức năng với cả tấm lòng chơn chất. Măc dù trong tôi có bao cảm nghĩ chợt đến chợt đi, chợt vui chợt buồn. Nhìn hoa tưởng mình là hoa sớm nở chiều tàn. Nhìn chim bay giữa trời , mơ ước mình là loài dã thú. Có lúc vào lớp dạy hoc trò mà tưởng mình là chim bị bắt nhốt vào lồng diễn tuồng cho đám trẻ ngồi xem. Ngày lại ngày bấy nhiêu điều phải nói phải làm. Nhưng tôi đã làm với cả tâm ý vì nghệ thuật. Vì tình yêu nghệ thuật của tôi, nên muốn các em hiểu nhiều về môn hội hoạ mà các em đang học . Hay nói đúng hơn là học cách chơi, cách nhìn cảnh vật, góp nhặt, ghi chép đùa vui với màu sắc, đường nét cho thư giãn tâm trí của các em. Sau những môn hoc khác phải nặn óc ,bức tai quá căng thẳng ,học một môn chơi bổ ích, chơi trong nghiêm túc và kỹ luật. Vốn là người có trách nhiệm , từ từ tôi cũng thích nghi với môi trường sống mới. Tôi thương yêu các khuôn mặt thơ ngây , những ánh mắt vui tươi , những nghich ngợm nhưng không thiếu sự lễ độ. Đó là cái dễ thương của các em nữ sinh Nữ Trung Học Nha Trang, trường đầu đời tôi dạy . Và quí mến cái thân tình gần gũi của các bạn nhà giáo đồng nghiệp, bản tính hồn nhiên, lại trở về trong tôi tuy thuở ấy tôi rất bận rộn . Cái chất lãng tữ trong hồn nghệ sĩ tuổi đôi mươi , hăm mấy ấy của tôi cũng đã ngủ yên lành trong nếp sống bình an hạnh phúc gia đình, trong học đường, ngoài xã hôi, cùng lớp lớp học trò thân thương , Vừa được mười ba năm thì vận nước ngã nghiêng, biển đổi sao dời.!! ……………. Rời xa Nha Trang vào dạy Sài Gòn . thành Phố này là trung tâm Mỹ Thuật của miền Nam Việt Nam trước đây. Không khí nghệ thuật còn đầy ắp . Tôi lại có dịp hít thở. Có dịp cầm bút cọ bản màu .Vừa đi dạy tại trường trung hoc Nguyễn Du , vừa cùng nhóm hoạ Sài Gòn vẽ vời để quên đi sự mất mác đổi đời !!! (giai đoạn này đã để lại trong lòng tôi bao kỷ niệm khó quên, bao chuyện cười không hở môi, cũng lắm trận khóc không nước mắt , và đó cũng là những điều dạy tôi khôn lớn, chửng chạc hơn. Ngoài ra trong đoạn đời đầy khúc khủyu này , tôi cũng đã gặp gỡ những bằng hữu tuổi bằng anh bằng chị chân tình đầy ấp , tri tâm trân quí một đời thương tưởng. Nhẩm tính lại sau gần 24 năm đi dạy , tôi mới trở lại với nghệ thuật…với gói hành trang cũ kỷ, nhoà màu tuổi trẻ nhưng không sao nhờ kinh nghiêm trường đời. Hành trang của tôi lại đầy ấp những cảm nhận , cảm quan và cả cảm xúc trực tiếp về những vai trò tôi đã mang : người mẹ, người cha (chồng tôi ở tù , tù cải tạo) vợ “nguỵ”, thầy giáo, người lao động, nghệ sĩ , người vẽ tranh phong cảnh xuất khẩu, và mẫu guốc cho Ngoại Thương . Mỗi vai trò để lại bao kỷ niệm khó mà quên được ( hay nói đúng hơn , ngày càng đậm nét vui buồn của một thời còn son trẻ, hoat động không ngừng nghỉ ...) Thời gian này tôi đã sáng tác rất nhiều tranh :Tranh màu nước trên lụa, trên giấy; vẽ sơn dầu trên bố , trên gỗ ; sơn mài ; vẽ chân dung . Tôi đã sáng tác trong đam mê, trong sự khuyến khích của bạn , và giới thưởng lãm , du khách ,các nhà sưu tập tranh nhiều nướcvềmua . Cuộc sống của tôi lại đổi dời, một lần nữa tôi đã ra đi …. Dù đời có đổi nhưng tôi vẫn không nguôi tìm về nghiêp dĩ , cái nghiêp mà lắm lúc bị cắt khúc nối đoạn . Qua mỗi đoạn , mỗi tuổi đời, mỗi chặng đường nghệ thuật , tôi có mỗi suy tư , mỗi cảm nhận khác nhau . Và tôi không quên tích lũy giữ gìn nó như một hành trang quí giá của mình. ... Thanh Trí |
Friday, September 14, 2012
Ngô Nguyên Nghiễm * RỪNG – Kinh Dương Vương, Sự Hóa Thân Lộng Lẫy Trong Hội Họa – Văn Chương
Friday, August 17, 2012
ĐINH CƯỜNG * Đỗ Quang Em - Người Đặt Để Ánh Sáng Một Cách Quyền Uy
Đỗ Quang Em - Đinh Cường |
Mượn lời Nguyễn Trung làm đề tựa, và ghi lại đây chút kỷ niệm cùng người bạn tôi quý mến . Để nói ông nghe nè … giọng miền Phan Rang của Đỗ Quang Em, hình như khi nào cũng bắt đầu câu chuyên cùng nhau như vậy . Nhớ một ngày mùa đông năm 1995, Đỗ Quang Em từ Sàigòn qua Los Angeles, California rồi qua Virginia thăm tôi, vẫn dáng điệu của những buổi sáng cà phê lề đường Đa Kao, những ngày lang thang cùng nhau Hà Nội, vẫn với chiếc mũ dạ xám, không chút hành trang, hai bàn tay trống trơn, hai bàn tay trong gió … Đỗ Quang Em chỉ ở lại một đêm , buổi chiều chúng tôi ra ngồi trên gốc cây gỗ mục ngoài vườn rộng, mừng gặp lại nhau, sáng hôm sau cùng người bạn lái xe đưa Đỗ Quang Em trở lại phi trường Newark, gần New York, trên xa lộ thênh thang êm đềm với rừng cây bạt ngàn xanh tươi hai bên, chúng tôi cùng nhắc lại vài câu chuyện cũ: cùng nhau đi mua cái ghế tre đan, căn nhà trong con hẻm Nguyễn Thiện Thuật một thời đã gỡ cánh cửa sắt đi bán, căn nhà một thời trầm luân, sau khi chiếc ghe do chính người họa sĩ đóng, năm 1976 ra biển vượt biên bị lạc hướng phải tấp vào một bãi san hô … phải ngồi tù 3 năm. Chiếc bị mây, cây đèn dầu, cái lò đất nứt, mấy que củi khô, ánh mắt người vợ nhìn ngây dại lạc thần được vẽ sau đó . Bức tranh nằm trong góc tối nhiều năm, bổng một hôm tôi lại được thấy treo trang trọng giữa phòng khách của một người sưu tập tranh ở gần nhà, tại Virginia cùng với mấy bức khác của Đỗ Quang Em. Vẫn nồng ấm một màu nâu được chuốt thật mịn mặt phẳng tranh, vẫn ánh sáng rất quý từ khuôn mặt, nếp áo, đồ vật, nhưng trên hết là bố cục, một bố cục mới và bạo, cho thấy tinh thần bức tranh hoàn toàn hiện đại so với không khí tranh cổ điển của sáng và tối, cũng một màu nâu, đỏ đậm đặc tuyệt vời thời Phục Hưng với Rembrandt, Vemeer…hay Ludovic Carrache.
Vợ tôi và tôi , 1989
80 x100 cm
Đỗ Quang Em chỉ vẽ vợ, con ( sau này), cũng như Andrew Wyeth chỉ vẽ cô hàng xóm Helga Testorf ở Pennsylvania, miền đông bắc Hoa Kỳ, cũng như Egon Schiele, một họa sĩ tài hoa chết trẻ của nước Áo, thời gian đầu vì nghèo, đi đâu cũng kéo theo cái gương lớn, tự soi mình để vẽ .Tự vẽ chính mình, khốc liệt và đầy cuồng nộ, say đắm .Những chân dung tự họa ấy vẫn có một sức thu hút mãnh liệt, cũng như những tranh chân dung tự họa mịt mùng sâu thẳm của Đỗ Quang Em những năm gần đây. Cho nên, con người, đồ vật cũng chỉ là cái cớ, như anh đã nói “… quan trọng nhất là cốt lõi của sự vật - điều kiện bên ngoài chỉ là cái cớ, cái chất xúc tác thôi .Làm hết được cái bình thường nhất không phải là chuyện nhỏ đâu.Trong nghệ thuật không nhất thiết đòi hỏi sự cao siêu, triết lý này nọ, vấn đề là mình có đắm chìm trong sự im lặng của sáng tạo hay không…” ( Thế giới tranh Đỗ Quang Em - Niềm Hạnh Phúc Im Lặng - Phạm Chu sa, Thanh Niên Chủ Nhật số 80, 19-5-1996 ) Thật vậy, sự chín chắn tài hoa toát ra từ chính bức tranh, ở sự gởi gấm thầm kín của họa sĩ, mà nghĩ cho cùng cũng chỉ là sự phong thần nỗi cô độc. Thế nên, khi Đỗ Quang Em ngồi trước tấm toile trắng, cảm dần ra tiếng nói của tiềm thức, loang ra từ tịch lặng, chút ánh sáng quý hiếm soi rọi lạ lùng kia, cho dù là cái ấm đất, những củ đậu, những chiếc ly thuỷ tinh, chén nước cặn, cành cây khô, những viên gạch đỏ, con chim giấy xếp -nhớ đến niềm say mê mài miệt thánh thiện trong nghệ thuật origami của Đinh Trường Giang -đến chiếc ghế tre, cây đàn tỳ bà, chiếc khăn choàng đầu của vợ, hay vòng ngọc xanh chiếc áo gấm đỏ ngày cưới của con gái đầu lòng, chỉ để Đỗ Quang Em sống trọn vẹn tâm hồn mình và tình cảm sâu lắng nhất cho những người thân yêu, cho nghệ thuật…cũng có thể ta bắt gặp ở đó cái không gian mênh mông màu nâu đen ”Đó là một không khí thâm u của một hiện tại như được ông làm cho lùi xa vào một quá khứ xa lắc, dồn nó vào góc tối sâu thẳm của thời gian và tất cả đều trở nên sinh động nhờ một nguồn ánh sáng mà ông đặt để một cách quyền uy …( Đỗ Quang Em – Ánh Sáng và Trang Nghiêm, trích bài viết của Nguyễn Trung cho tập sách ĐQE chưa in ) . Để cho những đồ vật tầm thường nhất có sức mê hoặc người thuởng ngọan, qua mấy ngón tay run nhưng rất chính xác của anh, hay nói như Võ Đình:
…’’ Tôi trân trọng bởi lẽ cái thang tre, cây đèn dầu, những viên gạch được Đỗ Quang Em vẽ ra thật tỉ mỉ, thật “thật”, nhưng sự “thật” này không đánh lừa ta, không quyến rũ ta vì cái đặc dị của đề tài, cái tài tình của kỹ thuật, cái tinh vi của bút pháp. Họa phẩm thu hút ta vì một sự có mặt tự tại. Một sự có mặt mầu nhiệm. Đúng thế, có thể nói, nói mà không ngại là đại ngôn: hình thể trong tranh Đỗ Quang Em, người cũng như vật, biểu hiện sự mầu nhiệm của hiện hữu …” ( Trường hợp Đỗ Quang Em , tạp chí Hợp Lưu số 28 tháng 5 và 6 năm 1966 )
Từ triển lãm của Hội Họa Sĩ Trẻ năm 1973 Đỗ Quang Em được nhớ nhiều với bức “Tăng” vẽ Nguyễn Hữu Hiệu lúc ấy là Thích Chơn Pháp ở Đại Học Vạn Hạnh, hiện nay ông đang ở Manassas, Virginia…cho đến những năm 1980,1990 tranh Đỗ Quang Em được sự chú ý đặc biệt trong các cuộc bày tranh chung cùng bạn bè ( Đinh Cường - Đỗ Quang Em - Trịnh Công Sơn , 14 -1 đến 24-1-1989, Nhà Hữu Nghị Tiệp Khắc , TPHCM và Trịnh Cung - Đỗ Quang Em -Trịnh Công Sơn – Tôn Thất Văn tại Hội Giao Lưu Văn Hoá Việt Nhật, tháng 9.1991 tại The Floating Hotel ,TPHCM ) nhất là tại Galerie Lã Vọng ở Hong Kong do các bà Shirley S. Hui và Judith Hughes Day điều hành, từ năm 1993 đến 1996, đã giới thiệu tranh Đỗ Quang Em một cách trang trọng đặc biệt cùng với tập sách in đẹp .Tranh Đỗ Quang Em còn tham dự triển lãm An Ocean Apart năm 1995, một cuộc triển lãm thú vị cho các họa sĩ Việt Nam trong nước và ngoài nước do Smithsonian Institution Traveling bảo trợ, được trưng bày tại bảo tàng các thành phố lớn nước Mỹ . Trên The New York Times số ra ngày 29-11-1994 đã đăng tin một bức tranh của anh bán với giá rất cao , đó là bức “ Tôi và vợ tôi “ vẽ năm 1989, rất hiện thực mà cũng rất siêu thực có chút nào không khí tranh Salvador Dali, họa sĩ mà anh ưa thích.
Huỳnh Hữu Uỷ thì cho rằng :… “Đó là nghệ thuật của các nhà tân hiện thực, hay nói cho chính xác là cực thực, hypperréaliste, gần gũi với nhiếp ảnh nhưng hoàn toàn khác xa nhiếp ảnh, chỉ cách nhau một đường tơ nhưng là hai thế giới ngoài nhau hoàn toàn. Đối vật trong tranh Đỗ Quang Em hiện ra rất thực nhưng luôn luôn là bí mật, tạo nên một vẻ gì hư ảo vượt ra bên ngoài thực tại, dễ gây nên cảm giác về một điều gì đó rất quạnh hiu nhưng là một thứ quạnh hiu bất tử.” ( Nghệ Thuật Tạo Hình Việt Nam Hiện Đại , trang 182, VAALA – California 2008 ) .Cũng nên ghi nhớ, Đỗ Quang Em đã được sinh ra trong một gia đình nổi tiếng về nhiếp ảnh tại Phan Rang, còn tiếp nối cho đến nay bởi cô con gái anh: nhiếp ảnh gia Đỗ Ngọc Trâm. Anh và chị Thanh Nhàn vợ và cũng là người mẫu tuyệt vời nhất có ba gái một trai đã trưởng thành, đều ở Los Angeles- California.
Phan Rang, nơi người họa sĩ lớn lên, rong chơi một thời trẻ dại, có bóng ma Hời, có sân ga Mường Mán, tôi cứ nghĩ lan man thêm như vương vất một hồn Chàm ( khi xem bức tranh xưa nhất của Đỗ Quang Em trong bộ sưu tập của ông bà John T. Bennett- Marinka tại Alexandria, Virginia vẽ người phụ nữ Chàm đội chiếc hũ với áo dài xanh huyền diệu tương tự bức chân dung Xuân tên gọi của Đỗ thị Liệu em gái anh, vẽ năm 1971, trước khi cô qua định cư tại Úc ). Đó là một tâm hồn lạ. Đỗ Quang Em cũng thật khắt khe và có quy luật trước đời sống, cho nên tranh anh được nhận ra bằng trái tim của một ẩn dụ không lời. Cuối cùng, Đỗ Quang Em đã vượt lên cái tân-hiện -thực mà nhiều người đã nghĩ. Bởi vì, tham vọng của họa sĩ là vẽ về thực tại như thực tại, nhưng thực tại cũng có thể là ảo tưởng của thực tại. “Kh ông có gì thực hơn cái không thực “ ( Nothing is more real than nothing ) như nhận định chí lý của Samuel Beckett về nghệ thuật . Cho nên tranh của bạn tôi, Đỗ Quang Em rất thực mà không thực. Là Hư Vô. Không Tánh .
Virginia, 12 Nov. 2011
Đỗ Quang Em sinh năm 1942 tại Ninh Thuận
Tốt nghiệp Cao Đẳng Mỹ Thuật Gia Định 1965
Nguyên giảng viên trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Gia Định
Giải Văn Học Nghệ Thuật Tổng Thống 1971
Tác phẩm hội họa:
Chân dung Xuân ,1971 86 x 66 cm
Áo cưới ,1993
86 x 99 cm
Bùa hộ mệnh , 85 x 100 cm
Tỳ Bà , 1989 63 x 76 cm |
Friday, August 3, 2012
Du Tử Lê * Tạ Tỵ, người mở những cánh cửa lớn cho hội họa Việt Nam
Theo ghi nhận riêng
của tôi, thì trong sinh hoạt hội họa của 20 năm văn học nghệ thuật miền Nam,
họa sĩ Tạ Tỵ là người có công du nhập vào Việt Nam hai trường phái hội họa lớn
là Lập Thể và, Trừu Tượng.Tuy nhiên, ông lại không được nhắc tới nhiều, như
những họa sĩ khác. (1)
Tôi
không biết có phải sự nghiệp của ông được định hình quá sớm, ngay từ giữa thập
niên (19)40, khi cuộc kháng chiến chống Pháp của toàn dân Việt bùng nổ?
Trong một bài viết nhan đề “Tạ Tỵ - ông ‘tổ’ tranh trừu tượng Việt Nam,” tác giả Bội Trân ghi nhận:
“...Vào năm 1948, trong chiến khu, Tạ Tỵ, Bùi Xuân Phái và Văn Cao đã tổ chức một cuộc triển lãm nhóm đầu tiên. Tạ Tỵ khi ấy trưng bày những bức tranh lập thể, trừu tượng, còn Bùi Xuân Phái bày những bức tranh ấn tượng với những khu phố cổ cũ và những hẻm ngõ buồn heo hắt. Sau lần triển lãm này, các họa sĩ ít nhiều đã gặp rắc rối.” (2)
Giải thích cho sự kiện họa sĩ Tạ Tỵ ít được truyền thông của 20 năm VHNT miền Nam nhắc đến, có người cho rằng vì họa sĩ Tạ Tỵ thành danh quá sớm; lại ở giai đoạn “bản lề” hay “gạch nối” giữa hai giai đoạn VHNT quan trọng là tiền chiến và kháng chiến. Chưa kể ông vào Nam trước 1954, nghĩa là không thuộc thành phần văn nghệ sĩ miền Bắc di cư vào Nam, nên giới này đã đặt ông qua một bên (?).
Dù vậy, vai trò, vị trí tiền phong của họa sĩ Tạ Tỵ trong những năm tháng gần đây, đã được đánh giá và, nhìn nhận một cách công bằng, khách quan hơn, bởi chính những tên tuổi lớn trong sinh hoạt hội họa của chúng ta. Như một việc làm cụ thể liều lĩnh, của họa sĩ Bùi Xuân Phái, sau biến cố 30 tháng 4, 1975, họ Bùi đã không chỉ nói lên tình bạn giữa hai tên tuổi mà, còn thể hiện tấm lòng trân trọng của ông trước tài năng và, những đóng góp to lớn, quý báu cho hội họa Việt của họa sĩ Tạ Tỵ, qua trích đoạn dưới đây, cũng của tác giả Bội Trân:
“Năm 1953, Bùi Xuân Phái đã từ chối khi Tạ Tỵ rủ ông cùng vào Nam định cư, Bùi Xuân Phái có kể lại chuyện này, và có những giai đoạn quá ngặt nghèo, ông cũng đã tỏ ra than tiếc và đổ lỗi cho số phận. Tuy tình bạn của họ phải xa cách trong thời kỳ hai miền Việt Nam chia cắt, nhưng Bùi Xuân Phái vẫn thường kể lại những kỷ niệm về tình bạn với Tạ Tỵ với các bạn hữu. Năm 1979, Bùi Xuân Phái vào thăm Saigon và yêu cầu Thái Tuấn đưa đến thăm gia đình Tạ Tỵ, một họa sĩ di cư vào Nam rồi trở thành trung tá trong quân dội Saigon, hành động của Bùi Xuân Phái lúc bấy giờ được xem là can đảm và cảm động.”
“Lần cuối cùng tôi chứng kiến cảnh gặp lại của Tạ Tỵ với Bùi Xuân Phái, đó là lần Tạ Tỵ được ra khỏi trại cải tạo, trước khi trở lại Saigon đoàn tụ với gia đình, Tạ Tỵ đã tìm đến nhà Bùi Xuân Phái. Dáng người Tạ Tỵ cao lớn, ông đứng trước cửa nhà và gọi to khi vừa thấy Bùi Xuân Phái. Hai người bạn tay bắt mặt mừng khi gặp lại nhau sau hơn hai mươi năm xa cách. Nhưng chỉ sau những câu hỏi han ban đầu tiếp theo là sự im lặng của cả hai người. Tôi ấn tượng mãi về sự im lặng khó hiểu ấy, cả hai ông ngồi bên nhau hàng giờ đồng hồ mà chỉ im lặng thôi, nước mắt nhòe ướt đôi mắt họ.” (3)
Nói tới tài năng ngoại khổ của họa sĩ Tạ Tỵ mà, không nhắc tới biệt tài vẽ chân dung của họ Tạ, tôi cho là một thiếu sót, khó được tha thứ.
Như sự hiểu biết giới hạn của tôi thì, hầu hết các họa sĩ, dù theo đuổi trường phái nào, cũng thường tìm tới nghệ thuật vẽ chân dung. Chân dung chính họ, hay người khác.
Ở lãnh vực này, họa sĩ Tạ Tỵ cũng đã được ghi nhận như một trường hợp ngoại lệ. Phong cách vẽ chân dung của họ Tạ thường chỉ là vài nét phác. Nhưng chân dung với những nét tiêu biểu của người được ông phóng bút đã hiển lộ một cách sống động. Và, ngay cả khi ông không ký tên, người xem vẫn lập tức nhận ra, đó là nét vẽ (như khắc) của Tạ Tỵ.
Trong một bài viết nhan đề “Tạ Tỵ - ông ‘tổ’ tranh trừu tượng Việt Nam,” tác giả Bội Trân ghi nhận:
“...Vào năm 1948, trong chiến khu, Tạ Tỵ, Bùi Xuân Phái và Văn Cao đã tổ chức một cuộc triển lãm nhóm đầu tiên. Tạ Tỵ khi ấy trưng bày những bức tranh lập thể, trừu tượng, còn Bùi Xuân Phái bày những bức tranh ấn tượng với những khu phố cổ cũ và những hẻm ngõ buồn heo hắt. Sau lần triển lãm này, các họa sĩ ít nhiều đã gặp rắc rối.” (2)
Giải thích cho sự kiện họa sĩ Tạ Tỵ ít được truyền thông của 20 năm VHNT miền Nam nhắc đến, có người cho rằng vì họa sĩ Tạ Tỵ thành danh quá sớm; lại ở giai đoạn “bản lề” hay “gạch nối” giữa hai giai đoạn VHNT quan trọng là tiền chiến và kháng chiến. Chưa kể ông vào Nam trước 1954, nghĩa là không thuộc thành phần văn nghệ sĩ miền Bắc di cư vào Nam, nên giới này đã đặt ông qua một bên (?).
Dù vậy, vai trò, vị trí tiền phong của họa sĩ Tạ Tỵ trong những năm tháng gần đây, đã được đánh giá và, nhìn nhận một cách công bằng, khách quan hơn, bởi chính những tên tuổi lớn trong sinh hoạt hội họa của chúng ta. Như một việc làm cụ thể liều lĩnh, của họa sĩ Bùi Xuân Phái, sau biến cố 30 tháng 4, 1975, họ Bùi đã không chỉ nói lên tình bạn giữa hai tên tuổi mà, còn thể hiện tấm lòng trân trọng của ông trước tài năng và, những đóng góp to lớn, quý báu cho hội họa Việt của họa sĩ Tạ Tỵ, qua trích đoạn dưới đây, cũng của tác giả Bội Trân:
“Năm 1953, Bùi Xuân Phái đã từ chối khi Tạ Tỵ rủ ông cùng vào Nam định cư, Bùi Xuân Phái có kể lại chuyện này, và có những giai đoạn quá ngặt nghèo, ông cũng đã tỏ ra than tiếc và đổ lỗi cho số phận. Tuy tình bạn của họ phải xa cách trong thời kỳ hai miền Việt Nam chia cắt, nhưng Bùi Xuân Phái vẫn thường kể lại những kỷ niệm về tình bạn với Tạ Tỵ với các bạn hữu. Năm 1979, Bùi Xuân Phái vào thăm Saigon và yêu cầu Thái Tuấn đưa đến thăm gia đình Tạ Tỵ, một họa sĩ di cư vào Nam rồi trở thành trung tá trong quân dội Saigon, hành động của Bùi Xuân Phái lúc bấy giờ được xem là can đảm và cảm động.”
“Lần cuối cùng tôi chứng kiến cảnh gặp lại của Tạ Tỵ với Bùi Xuân Phái, đó là lần Tạ Tỵ được ra khỏi trại cải tạo, trước khi trở lại Saigon đoàn tụ với gia đình, Tạ Tỵ đã tìm đến nhà Bùi Xuân Phái. Dáng người Tạ Tỵ cao lớn, ông đứng trước cửa nhà và gọi to khi vừa thấy Bùi Xuân Phái. Hai người bạn tay bắt mặt mừng khi gặp lại nhau sau hơn hai mươi năm xa cách. Nhưng chỉ sau những câu hỏi han ban đầu tiếp theo là sự im lặng của cả hai người. Tôi ấn tượng mãi về sự im lặng khó hiểu ấy, cả hai ông ngồi bên nhau hàng giờ đồng hồ mà chỉ im lặng thôi, nước mắt nhòe ướt đôi mắt họ.” (3)
Nói tới tài năng ngoại khổ của họa sĩ Tạ Tỵ mà, không nhắc tới biệt tài vẽ chân dung của họ Tạ, tôi cho là một thiếu sót, khó được tha thứ.
Như sự hiểu biết giới hạn của tôi thì, hầu hết các họa sĩ, dù theo đuổi trường phái nào, cũng thường tìm tới nghệ thuật vẽ chân dung. Chân dung chính họ, hay người khác.
Ở lãnh vực này, họa sĩ Tạ Tỵ cũng đã được ghi nhận như một trường hợp ngoại lệ. Phong cách vẽ chân dung của họ Tạ thường chỉ là vài nét phác. Nhưng chân dung với những nét tiêu biểu của người được ông phóng bút đã hiển lộ một cách sống động. Và, ngay cả khi ông không ký tên, người xem vẫn lập tức nhận ra, đó là nét vẽ (như khắc) của Tạ Tỵ.
Tranh SAY của Tạ Tỵ |
Về những giờ phút cuối cùng của họa sĩ Tạ Tỵ, người có công mở những cánh cửa lớn cho lịch sử hội họa Việt Nam, tôi đã xúc động khi được đọc bài của nhà văn Văn Quang. Trong bài, có một chi tiết nhỏ, nhưng với cá nhân tôi, nó thật ý nghĩa! Tôi tin, ở thế giới bên kia, người họa sĩ ngoại khổ của chúng ta, chắc sẽ hài lòng. Ðó là:
“Trong số hàng trăm vòng hoa của thân hữu ở VN, tôi thấy có vòng hoa của anh Ðinh Cường từ Virginia đưa đến và một vòng hoa của Hội Nghệ Thuật thành phố Saigon.” (4)
Tôi biết, vòng hoa của họa sĩ Ðinh Cường ở Virginia, được gửi về từ tâm thái riêng của ông. Nhưng tôi muốn nhìn việc làm này như một đại diện và, hơn thế, một lời xin lỗi (dẫu muộn,) của những người làm hội họa miền Nam, 20 năm.
Du Tử Lê
(Tháng 7, 2012)
Chú thích:
(1) Họa sĩ Tạ Tỵ tên thật Tạ Văn Tỵ. Ông sinh ngày 24 tháng 9 năm 1921 tại Hà Nội. Nhưng khai sinh lại ghi sinh năm 1922. Ông tốt nghiệp trường Cao Ðẳng Mỹ Thuật Ðông Dương năm 1943. Cũng thời gian này, bức tranh “Mùa Hè” của ông được trao giải Salon Unique. Trước đó, khi còn là sinh viên Cao Ðẳng Mỹ Thuật, năm 1941, ông cũng đã được trao tặng một giải thưởng khác về hội họa. Từ giải thưởng này, ông được Quốc Trưởng Bảo Ðại mời viếng thăm Cố đô Huế. Và, ông được mời ngồi chung xe ngựa với Quốc Trưởng Bảo Ðại thưởng lãm toàn cảnh cố đô cổ kính này. Tạ Tỵ tham gia kháng chiến chống Pháp từ năm 1946, là một trong vài giáo sư mỹ thuật đầu tiên ở Liên Khu 3. Năm 1950, họa sĩ Tạ Tỵ bỏ vùng kháng chiến về lại Hà Nội. Năm 1951, ông có cuộc triển lãm cá nhân tại Hà Nội, với 60 bức tranh gồm cả Lập Thể và Trừu Tượng. Năm 1953, ông rủ một trong 2 người bạn thân của ông là họa sĩ Bùi Xuân Phái, vào Saigon. Họ Bùi từ chối. (Bùi Xuân Phái bỏ chiến khu về lại Hà Nội năm 1952.) Tại Saigon, họa sĩ Tạ Tỵ có hai cuộc triển lãm cá nhân quan trọng vào những năm 1956, 1961. Năm 1982, sau nhiều năm tù cải tạo, ông cùng gia đình định cư tại Hoa Kỳ. Năm 2003, khi người bạn đời qua đời, ông quyết định trở về Saigon. Và, chỉ một năm sau, ông từ trần giữa quê nhà.
(2) Bội Trân, “Saigon xanh ký ức,” Hợp tuyển thơ, nhạc, họa Bến Tâm Hồn, trang 255, Nhà XB Thanh Niên, Saigon, 2012.
(3) Bội Trân, sđd. Trang 255, 256.
(4) Văn Quang, sđd. Trang 262.
Sunday, July 22, 2012
Đinh Cường * Để Đi Đến Xám Trắng Đen Nguyễn Trung Đã Là …
Ao , 2010 , acrylic , house paint , pencil
and oil stick on canvas
180 x 180 cm
|
Xám trắng đen là tên cuộc triển
lãm tranh Nguyễn Trung tại Galerie Quỳnh nơi chuyên bày tranh trừu tượng và
nghệ thuật xếp đặt của những họa sĩ tiên phong, nổi tiếng ở đường Đề Thám,
Sài Gòn từ 9.12 .2010 đến 26.2.2011. Với 19 bức tranh trừu tượng khổ lớn,
nhưng theo Lý Đợi: “ Dự kiến treo 19,
nhưng chỉ treo 12 tác phẩm, khổ lớn, từ 100x100 cm trở lên, phòng tranh Quỳnh
trên lầu và duới đất đã kín vách… Theo chủ quan, triển lãm này đáng chú ý,
không phải vì đã có 3 tác phẩm được bán ( hôm khai mạc, giá tranh từ
20.000 us đến 30.000 us một bức , chú thích của DC) mà vì nó có thể mang đến cho người xem mấy cách nhìn khác nhau:
thích, không thích, hoặc băn khoăn…
Cuối cùng, khi đứng ngoài sự thích, không thích, hoặc băn khoăn, xét về lịch sử và tiến trình hội
họa, tôi vẫn cho rằng Nguyễn Trung là một trong những họa sĩ đáng nể của Việt Nam” (Mấy cách nhìn về Nguyễn
Trung vanchuongviet.org). Không về xem được tận mắt, nơi xa này tôi vẫn theo
dõi tin tức, bởi vì theo tôi đây là cuộc triển lãm đáng chú ý nhất của người
bạn mà tôi đã được biết qua mấy chặng đường anh đã đi trong hội họa.
Và nhân có anh chị bạn về đúng
dịp, tôi nói anh chị thế nào cũng phải ghé xem phòng tranh rất đáng để xem
này. Khi anh chị về lại Virginia tôi hỏi cho biết ý kiến, Ben nói : “I love the simplicity and clarity of his
work “ -tôi yêu nét đơn giản và trong sáng trong những tác phẩm cuả anh
ấy –
( Ben là tên bạn bè thường gọi của
Dr.Sharp, tiến sĩ vật lý, chuyên về âm thanh hàng không, nghiên cứu ảnh hưởng
của âm thanh phát từ các máy bay phản lực với sinh hoạt của người thành phố,
tại miền quê, ảnh hưởng của máy bay phản lực với mức tăng trưởng và sinh sản
của thú vật ở nông trại hoặc ở vùng hoang dã) - vài hàng về Ben là để thấy một người đã
quen với cái nhìn không gian trắng tinh khiết khi xem cái không gian trong
tranh Nguyễn Trung, một không gian của sự chắt lọc để không còn …
tiếng động của xanh đỏ tím vàng trông choá mắt mà đôi khi chẳng làm ta
xúc động.
Tranh Nguyễn Trung từ bao giờ cũng
làm tôi xúc động bởi tình yêu tuyệt đỉnh của nghệ thuật. Từ thời hai mươi
tuổi Nguyễn Trung đã phát biểu:” Hội
họa sẽ hi vọng có cuộc sống thực (kịp thời và đầy đủ) với điều kiện là phải
cố tránh những hành động vô tình cản trở sự khai sinh của nó (vô ý thức, hủ
lậu, kênh kiệu) bằng cách phải yêu
cho thật tình, như chính ý nghĩa của cuộc sáng Thượng Đế,, như chính ý nghĩa
Yêu đối với người con gái vậy.” (cuộc phỏng vấn về Quan niệm Hội Họa do
Nguiễn–Ngu-Í phụ trách. Bách Khoa số 138 ngày 1.10.62). Tôi thấy anh Yêu thật
tình con đường nghệ thuật mà anh đã chọn lựa, im lặng, miệt mài làm việc,
luôn hướng đến một dấu mốc mới. Từ vẽ chất liệu tổng hợp trên chiếu (gallery
Vĩnh Lợi, Feb.1999 – Presents 9 contemporary Vietnamese Painters from
Hochiminh City: Nguyen Trung – Buu Chi – Do hoang Tuong - Ho huu Thu – Hua
thanh Binh – Le Vuong – Nguyen lam –
Nguyen tan Cuong – Tran van Thao). Anh còn được xem là người nhen nhóm ngọn
lửa sáng tạo cho các hoạ sĩ trẻ trong nhóm. Cũng như ngày xưa được bạn bè bầu
làm chủ tịch Hội Hoạ Sĩ Trẻ kế tiếp chủ tịch đầu tiên Nguyễn cao Nguyên (Ngy Cao Uyên, hiện ở
Washington DC) và chủ tịch sau cùng là Mai Chửng (đã mất
vào tháng 9 năm 2001 tại Dallas,Texas). Hội Hoạ Sĩ Trẻ thành lập năm
1966 tại Sài Gòn hoạt động cho đến năm 1974 …’’có thể nhìn nhận họ là những
đại biểu đặc sằc nhất của một giai đoạn lịch sử mỹ thuật của Sài Gòn và miền Nam trước đây …” ( Huỳnh Hữu
Uỷ - Nghệ Thuật Tạo Hình Việt Nam Hiện Đại, trang 133, VAALA. California
2008)
Đến cuộc triển lãm tại gallery
Tràng An Hà Nội tháng 12-1999, tiếng vang của tranh trừu tượng Nguyễn Trung
thật nồng nàn, như tiếng chuông đưọc lan xa từ một chuông đồng quý - như
chiếc chuông đồng chùa Thiên Mụ, làm nhớ Nhã Ca, nguời bạn thi sĩ thân nhất
của anh:
… ’’Chuông òa vỡ trong tôi nghìn tiếng nói
Những
mảnh đồng đen như da đêm tối
Những
mảnh đồng đen như tiếng cựa mình
Những
mảnh đồng đen như máu phục sinh
Những
mảnh đồng đen kề nhau bước tới …”
(Tiếng chuông Thiên Mụ - Nhã Ca
Thơ , trang 27 - Vietbook, USA 1999)
Tháng mười năm 2005, Nguyễn Trung
qua New York nhân có cuộc bày tranh do bà Judith Hughes Day tổ chức, sau đó
anh đã ở lại Texas trong vòng 3 tháng để vẽ và có cuộc bày tranh tại Việt Báo
của Trần dạ Từ - Nhã Ca, một triển lãm đáng ghi nhớ trong lòng bạn bè và
những người yêu hội hoạ, yêu tranh anh tại California, được dịp cùng anh hát
vang trong chiều khai mạc …
Trên Việt Báo Xuân 2006, California,
có bài phỏng vấn Nguyễn Trung của Sông Văn khá dài thật thú vị, xin trích ra
đây một, hai trong rất nhiều câu hỏi …
SV: Và ông cảm giác thế nào về sự khác biệt (khi làm việc)
giữa Figurative Art & Abstract Art ?
NT: Xin lưu ý một điều, bởi vì tôi
đã chuyển bước từ figurative sang abstract mà không phải vì thế mà abstract
là hiện đại hơn Figurative, một khuynh hướng nghệ thuật vẫn còn tiếp tục phát
triển một cách đa dạng. Vậy thì vì sao tôi chọn abtract, vì sao nó thích hợp
với tôi hơn là cái kia ?
Là bởi vì với nó, tôi có thể nói
lời thô mộc giản dị mà không phải bóng bẩy rườm rà, trực tiếp mạnh mẽ mà
không phải vòng vo tiểu xảo .Với nó tôi có thể đưa ra những hình ảnh sâu xa
từ vô thức chứ không phải hình ảnh bên ngoài, nhiều màu sắc. Nói chung, một
đàng là cái đẹp ngoại hình, có tính cách trang trí nhiều, một đàng là cái đẹp
nội giới có thể chiêm nghiệm về lâu.
SV: Hội họa có ảnh hưởng nhiều đến đời sống riêng của ông
không?
NT: Rất nhiều, rất nhiều! Hay nói
cách khác chính xác hơn, hội hoạ chính là đời sống của tôi và ngược lại.
Không có nó tôi không biết làm gì. Không có nó không biết sống bằng gì, cả
nghĩa đen lẫn nghĩa bóng, vật chất lẫn tinh thần.
Nguyễn Trung, để đi đến Xám Trắng
Đen năm nay hay Bảng Đen năm 2004 là cả một chuổi dài rượt nà theo nghệ
thuật. Kể từ những năm năm mươi tại Đàm trường viễn kiến của Nguyễn đức
Quỳnh, những năm sáu mươi ký Anh Oanh viết phê bình mỹ thuật trên Văn Nghệ chủ
nhiệm Lý Hoàng Phong, thư ký toà soạn Ngọc Dũng, trị sự Phí Ích Nghiễm (Dương
Nghiễm Mậu ), những năm tám mươi trông coi tờ Mỹ Thuật cùng Ca Lê Thắng,
Nguyễn trọng Chức … Anh còn dịch Thiền của Suzuki rất sớm.
‘’… có lẽ là một trong những hoạ sĩ có nhiều cá tính , tài
năng và trí tuệ bậc nhất của giai đoạn vừa qua …” ( Huỳnh Hữu Uỷ -NTTHVNHĐ trang 222).
Thật vậy, từ những dessins tài hoa
đến những tranh thiếu nữ một thời là thứ ánh sáng như âm bản, anh có quyền
buông thả hết để hôm nay chỉ vẽ như không vẽ mà thấy vẫn là những tác phẩm
nghệ thuật đạt mức thượng thừa, hay nói như Nguyễn Thuyên: “Ông giống như một võ sư đã ra chiêu suốt
đời rồi, bây giờ chỉ cần một động tác
thật nhẹ cũng tạo nên một kình lực .” ( DNSG CUỐI TUẦN .17.2.2010 )
Những họa sĩ bậc thầy hiện đại mà
Nguyễn Trung yêu thích như Cy Twombly, Rothko, Barnett Newman, Antoni Tàpies
… những người mà anh thấy là có quá trình làm việc và tự vượt hơn người, “Tôi nghĩ họ phải vô cùng can đảm, đam mê,
ý chí của họ mạnh mẽ để theo đuổi con đường mình đi. Tâm hồn của họ thật thanh cao, cô đơn, tịch mịch.”
(Nguyễn Trung California 2006, Sông Văn - Việt Báo Xuân )
Tôi vẫn luôn nhớ một buổi chiều,
năm ngoái khi về Sài Gòn, Nguyễn Trung hẹn tôi ở quán Annam Gourmet góc Hai
Bà Trưng – Đông Du uống hai chai chát đỏ ngon …bạn gọi tôi là cố tri, và nhắc
đến mùa tuyết lớn Virginia. Trong tuyết trắng xoá chiều nay, năm nay, tôi nhớ
bạn vô cùng. Mong sao sẽ có một triển lãm retrospective Nguyễn Trung tại Viện
Bảo Tàng Mỹ Thuật Việt Nam như triển lãm của Soulages ở Centre Pompidou,
Paris cách đây hai năm. Để thấy một Nguyễn Trung với :
…cái
đẹp thần ziệu mà anh mang nặng
cái
thiên đàng huyền ẩn của tiềm thức
Để
trên thế giới này không còn gì nưã
đã
hé mở và thoáng hiện
một
chân trời thanh khiết sau cùng của đời mình
.
(Huyền Thoại gửi Nguyễn Trung
–Nuages Mây – thơ Ngô văn Tao, trang 185 .Montréal 88 )
Nguyễn Trung đã là một trong vài
ba nghệ sĩ lớn của miền Nam (là sản phẩm của miền Nam -chữ của Đặng Tiến ),
xuất sắc nhất của mỹ thuật đương đại Việt Nam ./.
Đinh Cường
|
Subscribe to:
Posts (Atom)