văn hữu vườn tao ngộ

Nơi lưu trữ tác phẩm của PBTD và thân hữu. Liên lạc: phanbathuyduong@gmail.com

Monday, January 31, 2022

ĐỖ HỒNG NGỌC ** Thư gởi bạn xa xôi…



Lục bát… GIAO THỪA

 

Nhà thơ Phạm Cao Hoàng nhắn kêu làm bài thơ “Lục bát Giao Thừa” đón Năm Mới với bạn bè anh em cho vui nha.

Và hôm nay trên trang VHNT của Phạm Cao Hoàng vừa thấy có đến 70 bài thơ… Lục bát “Giao Thừa” của 67 tác giả, trong đó có 3 bài của bọn mình đang ngồi café cuối năm ở Đường Sách này, cho nên phải gởi ngay cho bạn coi cho vui chớ phải không?

Đúng như bạn nói, thơ mình thiệt thà quá, có sao nói vậy, không bay bỗng, bay bướm, lãng mạn gì cả. Nhưng cái tạng nó vậy biết sao! Mình “vẽ” cũng vậy, đến nỗi mấy bạn họa sĩ thân tình rầy: vẽ chi mà vẽ thiệt thà quá, người nào ra người đó! Chân dung người này phải vẽ… giống người kia thì mới gọi là… có nghệ thuật chớ.

Sunday, January 30, 2022

Văn Hữu VTN chúc Tết

 

VH/VTN xin chân thành kính chúc văn thi hữu và bạn đọc một năm mới an khang, thịnh vượng và luôn luôn dồi dào sức khoẻ.



Hà Thúc Sinh ** chữ tình



Bà mẹ khai:

“Tôi luôn luôn là người kiểm soát tất cả các cửa giả trong nhà, kể cả cửa sổ trong bếp và trong nhà tắm vào mỗi tối khi cả nhà còn coi ti-vi trong phòng khách, và gần như gia đình tôi ai về phòng nấy trước chín giờ tối”.


“Ông bà vẫn chung phòng?”, viên thám tử đột ngột hỏi.

“Nhà tôi sau này ngáy dữ lắm, tôi kêu ca và nhiều khi ông ấy ngủ luôn ở phòng sách”.

Viên thám tử lại hỏi:

“Anh con trai có hay đem bạn về ngủ ở nhà?”.

Ông bố chen vào đáp:

“Gia đình tôi khá nghiêm khắc chuyện này. Ngay mấy đứa anh họ các cháu tối qua chơi, trước khi ngủ tôi cũng đuổi về hết”.

Thám tử quay sang bà mẹ, lại hỏi:

“Con gái bà có hay đi chơi khuya không? Tôi muốn nói tối đến có đi đâu đó một mình?”.

“Ấy, ngay thằng anh nó sau bảy tám giờ tối cũng chẳng ra khỏi nhà. Hai anh em nó như gián ngày cả ông ạ”.

Viên thám tử ghi ghi chép chép trong sổ tay một lát rồi đứng lên, cám ơn hai vợ chồng giữa khi bà mẹ ôm mặt bật khóc.

Saturday, January 29, 2022

KINH DƯƠNG VƯƠNG * Bài Ca Của Tuyết Băng



 1. 

 Ngài đã sinh ra tôi giá buốt, hơn hết những tấm lòng bội bạc chốn trần thế. Ngài đã phán bảo tôi: "Hãy sinh sản và giữ quả tim băng giá để đón chờ…". 
Tiền thân tôi không là tuyết băng. Tôi là nước trong mát dịu dàng. Nhưng sau lời phán của Ngài toàn thân tôi bắt đầu lạnh giá. Máu đang luân chuyển trong các mạch bỗng dừng lại. Búng máu từ buồng tim sắp sửa được đưa đi vội đứng sửng. Ở ngưỡng cửa trái tim, thân thể tôi trở nên trắng muốt, lạnh lẽo vô ngần. Hơi lạnh từ thân thể tôi toát ra khiến các thiên thần đứng gần bên ái ngại… Còn đâu là những ngày vui tôi chạy nhảy nô đùa tung tăng ca hát trên thác ghềnh, tung bọt trắng xóa ven chân đảo xanh bờ cát xa uốn mình dịu dàng qua khe đá suối rừng hay bốc hơi thành những đám sương mù che mờ vạn vật. Tôi khóc nhưng nước mắt không còn chảy. Nước mắt tôi cũng đã đông cứng lại.

Friday, January 28, 2022

PHAN BÁ THUỴ DƯƠNG ** NIỆM KHÚC TÔI


    
 ta về tóc phủ sương đông
  áo tà huy quyện bụi hồng phấn tơ

hốt nhiên tỉnh giấc mộng hờ
  mắt từ dung đã lững lờ tử sinh

THY AN ** Mùa thu đóa cúc vàng



mùa thu kể lể 

những câu chuyện thật ngắn

cho con ốc nằm yên trên lá phong vừa rụng

màu đỏ của lãng mạn thấm lòng

hong ấm trái tim trần thế

nhân tình hoa lá dây dưa

dưới mái hiên tìm nhau 

chuyện dâu biển rong rêu

Ngô Nhân Dụng ** Sống Tỉnh Thức với Thiền Sư Thích Nhất Hạnh



Trong cuốn “Không Diệt, Không Sinh, Đừng Sợ Hãi” (dịch tiếng Anh: No Death, No Fear), Thiền sư Nhất Hạnh nói rằng sống và chết chỉ là những ý niệm không có thật. Biết như vậy thì mình không còn sợ cái chết nữa. Các đệ tử của ông đang cần suy ngẫm điều này sau khi nghe tin thầy qua đời.

Tháng Hai năm 2019, tuần báo Time ở Mỹ viết, “Vị sư dạy Thế giới về Sống Tỉnh Thức đang chờ ngày chấm dứt cuộc đời;” nhận xét rằng: “Nhất Hạnh được nhiều người Tây phương gọi là cha đẻ của mindfulness. Ông dạy rằng ai cũng có thể là những vị bồ tát, bằng cách sống hạnh phúc trong những công việc tầm thường – như khi gọt một trái cam hay nhấp một hớp trà, một cách tỉnh thức.”

Đỗ Hồng Ngọc ** THIỀN và TRÍ THỨC

ĐHN, PBTD [đứng] Huỳnh Tấn Thời, Trần Thiện Hiệp


Ghi chú: Một số bạn trẻ – đặc biệt trong giới trí thức- gần đây quan tâm nhiều tới lãnh vực thiền, đã gởi tôi nhiều câu hỏi. Tôi xin post lại bài viết này (đã cập nhật) để gởi đến các bạn, momg giải đáp được phần nào…  

Thân mến. 

Đỗ Hồng Ngọc.

Một hôm, nhạc sĩ Dương Thụ mời tôi đến Cà phê Thứ 7 của anh trò chuyện một bữa cho vui. Được thôi. Tôi vẫn thỉnh thoảng đến chỗ anh để uống cà phê và nghe chuyện trò mà.  Đề tài gì? Thiền và sức khỏe. Vấn đề đang rất được giới trí thức quan tâm. Căn phòng nhỏ xíu, nhưng trang nhã, ấm cúng. Một chỗ chơi nhạc thính phòng, họp mặt bạn bè kiểu salon thế kỷ 18- chỉ thiếu một nữ bá tước- để chuyện trò thân mật, cách biệt với ồn ào nhộn nhịp ngoài kia.

hoànglonghải ** Vài chuyện săn cọp ở Quảng Trị

Tranh thêu con hổ và ý nghĩa tranh thêu trong phong thủy  

          

Ngày xưa, - dĩ nhiên là thời gian chưa có cái gọi là “đường mòn Hồ Chí Minh” - rừng Trường Sơn có nhiều cọp, voi. Ngược sông Thạch Hãn, phía tả ngạn, con đường bộ lên tới Trấm, sau nầy gọi là xã Phong An, - phía tây làng An Đôn – là hết. Từ Trấm lên Ba Lòng – một thời gọi là chiến khu, thời Ngô Đình Diệm là quận Ba Lòng, người ta phải đi đường thủy, dùng đò.

 

         Phía hữu ngạn, có con đường từ đầu Cầu Ga đi ngược lên phía núi, qua các làng Như Lệ, Tân Lệ… rồi dọc theo sườn núi bên bờ sông, lên tới “Bơơng” - một thung lũng nhỏ, gặp một ngọn núi cao, con đường phải bọc vào phía trái, bên trong, rồi cũng lên tới Ba Lòng.

Thursday, January 27, 2022

THANH-THANH ** HẠNH-PHÚC



Em thấy đấy: vì sao anh đã quyết

Chọn đưa em về giới-thiệu gia-đình?

Dẵm sau gót những tình yêu tha-thiết
Của bao cô hy-vọng chiếm tim mình!

Từ dạo ấy lòng anh mang mối hận
Bởi không làm thỏa-mãn mọi tình yêu,
Với ý nghĩ: biết bao người oán giận
Mình đong-đưa như gió sớm, mây chiều!


PHẠM TÍN AN NINH ** Một Chuyện Tình Cao Quý


1-


Mallorac, hòn đảo du lịch nổi tiếng của Tây Ban Nha, nằm trong quần đảo Balearic. Trước khi đến đây, vì nghi là đảo, nên tôi tưởng chỉ có rừng núi và biển cùng một vài làng mạc hay khu phố nhỏ. Nhưng tôi rất ngạc nhiên khi phi cơ đáp xuống phi trường Palma rộng lớn, kiến trúc tân kỳ, sang trọng còn hơn nhiều phi trường quốc tế khác mà tôi đã từng đi qua. Palma là thủ phủ tráng lệ của Mallorca, nằm trên một dãy đồi cao nhìn xuống biển xanh. Đặc biệt khu nhà thờ Cathedral nằm bên cạnh giáo đường Mussulman, gồm những kiến trúc độc đáo, nổi tiếng theo kiểu Mediterranean Gothic từ thế kỷ thứ 13.

Thiếu Khanh ** BỎ TẾT ĐỂ… VĂN MINH.



Mấy hôm nay trên mạng xã hội Facebook xuất hiện câu hỏi của nhà thơ Tung Nguyen (Bác sĩ

Nguyễn Đức Tùng đang sống ở Canada) người hơn mười năm trước đây đã phỏng vấn nhiều nhà

thơ trong nước, và xuất bản thành tác phẩm “Thơ Đến Từ Đâu.” Câu hỏi:

“Có ý kiến của Võ Tòng Xuân và những người khác bỏ Tết âm lịch, để cho văn minh. Tôi thấy

không đúng. Không biết các bạn nghĩ sao?”

Ông Võ Tòng Xuân là một Giáo sư, Tiến sĩ, Nhà giáo Nhân dân, Anh hùng Lao động, từng là hiệu trưởng nhiều trường đại học ở miền Tây. Chuyện ông giáo sư vận động bỏ Tết âm lịch này không phải mới đây. Năm 2005 ông đăng trên báo chí một bài viết “Tết Hội Nhập” kêu gọi bỏ Tết cổ truyền để ăn Tết Tây. Lý do được đưa ra là người Việt nghỉ Tết Ta quá nhiều ngày, quá lãng phí thời gian và của cải của xã hội, với nhiều tập quán lỗi thời, không văn minh.

Trần Vấn Lệ ** Lòng Của Tờ Giấy Trắng


Mười năm thành hai mươi năm!  Nhiều hơn em nhỉ, cuộc thăng trầm!  Tang thương không chỉ dâu thành biển...mà "thật tình" là áng ảo vân!

Cứ tưởng trời mây!  Không phải mây!  Cũng không mù sương lớp lớp dày...Em ạ, chỉ là hơi thở hụt, nén lâu thở được hóa ra dài!

TRẦN THIỆN HIỆP ** EM VỀ…MÙA XUÂN CHIÊM BAO



Mùa xuân lộc mới xanh cành

Em về cánh áo thiên thanh tuyệt vời

Dẫu già trong cuộc rong chơi

Vẫn yêu mắt ấy tinh ơi là tình

 

Em về trầm ngải hương linh

Tỉnh say đêm mộng nguyệt đình rêu phong

Em về sông suối nối dòng

Thuyền trăng lạc bến thôn đông thôn đoài

Sunday, January 23, 2022

Thiếu Khanh ** TẠI SAO “MẸ TRÒN CON VUÔNG?”

Tranh Nguyễn Thị Hợp | Học Xá
tranh Nguyễn Thị Hợp


Mới đây, trên Facebook của mình, anh Mưu Thái (tức Thái Quốc Mưu, một nhà văn, nhà thơ, nhà báo nổi tiếng ở nước ngoài) có đặt câu hỏi: “Mẹ tròn con vuông, vậy bố hình gì?”

Có lẽ chủ ý của anh Thái chỉ là hỏi trào phúng cho vui, (và những câu trả lời của các facebookers là theo hướng đó) nhưng đây là một câu hỏi rất thú vị. Từ trước đến nay câu “Mẹ tròn con vuông” luôn được mọi người nói ra, nhất là để chúc sự an lành cho một sản phụ sắp sinh hay vừa sinh con, nhưng dường như chưa bao giờ có ai đặt câu hỏi nghiêm túc “Mẹ tròn con vuông” nghĩa là gì.

Trong câu hỏi của anh Thái có thêm ý “cha hình gì?” vẫn là một câu hỏi rõ ràng ngắn gọn, nhưng câu trả lời chắc là dài dòng.

Saturday, January 22, 2022

HOÀNG TRÚC LY ** Áo Hoa Phơi



Long lanh từng giọt trắng da trời

Bàn tay rất trắng áo hoa phơi

Mỗi lần nắng trắng em phơi áo

Vô tình phơi nắng cả hồn tôi.


Đời còn kẹp tóc tuổi trăng tròn

Miệng còn ngọt sữa lúa đang non

Mềm môi em thở hương lùa nhạc

Ngày sẽ dài như một nụ hôn.

NGUYỄN LỆ UYÊN ** Còn Cọng Rau Dền


Tiếng chó sủa cọc cạch. Một bóng người cao lớn đứng ngoài cổng rào. Con Vện chồm lên, hai chân bấu vào chắn song sắt. Vạt nắng buổi sáng hắt bóng đổ ngược thân hình nó xuống lối đi trơ trụi. Tầm bỏ chiếc rựa và khúc tre vừa chẻ nhỏ ngó ra phía cổng. Ngó và đứng lên, lững thững bước ra ngõ. Tiếng con Vện không còn cọc cạch như trước, vang lên tràng dài như tiếng chó sủa trong những đêm tối trời, thời chiến tranh. 

Người đàn ông thấp thoáng bên kia hàng rào chè xanh nghiêng đầu chào, miệng mở nụ cười. Nụ cười giống mấy chiếc bông vạn thọ vàng rực hai bên lối đi. Tầm mở cổng. Người đàn ông thả chiếc xách xuống đất, choàng tay ôm chặt vai Tầm kêu “anh Hai, anh Hai”. Tầm chưa kịp nhìn thì khuôn mặt hai người đã nghếch về hai phía, kẹp giữa hai chiếc cổ, nhồn nhột những sợi râu dài ngắn. Cảm giác nhột nhạt tòe ra như những vòi xúc tu, nhưng trí nhớ vẫn cứ lấp lú, chưa thể nhận ra là ai. Mười gây… ba mươi giây sau, hai chiếc cổ rời ra, những cọng râu rời ra, bốn cặp mắt nhìn nhau. Bàn tay Tầm đến lúc này mới cử động theo bản năng, vỗ mạnh lên vai người đàn ông tới tấp, giống như lúc cầm dùi đục bổ liên tục lên sống rựa, chẻ những khúc tre.

HUY PHƯƠNG ** Người Khôn "Đi Học" - Thằng Ngu Dạy Đời





Trước hết, tôi xin tự kiểm điểm cái ngu của bản thân mình trước, trong hàng nghìn cái ngu của thiên hạ, vì ngu mà phải mất nước, “lỗi tại tôi mọi đàng” hay “tôi làmtôi mất nước.” Là một cán bộ chiến tranh chính trị trung cấp, hết làm tâm lý chiến, rồi chính huấn, tức là huấn luyện chính trị cho hàng nghìn tân binh tại một trung tâm huấn luyện lớn nhất nước, mà khi nghe Cộng Sản vào đến Sài Gòn, không chịu tìm đường chạy, vì cứ nghĩ mình gốc nhà giáo, hòa bình rồi, đi ‘học” mấy ngày rồi về dạy học lại!

Đỗ Hồng Ngọc ** thư gởi bạn xa xôi… (01/2022)

GHI CHÉP LANG THANG…

Không phải làm biếng chi đâu bạn ơi! Chẳng qua ngán chuyện viết lách quá rồi. Bạn thấy không, báo chí bây giờ cũng toàn hình ảnh, dạng này dạng khác, “nghe nhìn” chớ chẳng còn đọc chi cho mệt nữa…

  1. Sáng nay, 21/01/2022 (19 tháng Chạp rồi), chỉ còn mươi ngày nữa là Tết Nhâm Dần, Cọp thứ thiệt rồi!

Có người hỏi mình có kế hoạch gì… không? Trời ơi! Kế hoạch là gì hả trời? Xưa nay vốn tùy nghi tùy hỷ tùy tiện đã quen… Và, đừng quên có câu rằng “Năm năm sáu tháng bảy ngày”! Nghĩa là ở tuổi 50, ta nên có Kế hoạch “dài hạn” một năm; ở tuổi 60 kế hoạch nên “dài hạn” một tháng và ở tuổi 70, thì chỉ nên “dài hạn” một ngày. Huống chi mình nay đã hơn 80, kế hoạch “dài hạn” từng giờ cũng là quá!
Mấy năm trước đã viết Sáng, Trưa, Chiều, Tối“Lang thang một cõi Ta-bà/ Lưng cơm Hương Tích nõn trà Tào Khê/ Lõng buông Bát Nhã đi về/  Lăng Già huyễn bóng trăng mờ nẽo xa…” (ĐHN).

Friday, January 21, 2022

HÀ THÚC SINH ** Vấn đáp với cô đơn


Giá một ngày thôi ta được sống

Ngó ta đôi mắt bạn bâng khuâng

Ta nhìn theo mãi mây dong ruổi

Phải cuối trời kia nó hoá sinh

 

Giá một ngày thôi ta được sống

Ngó ta bạn hỏi có kinh mang

Ta nhìn hoa rụng trong vườn vắng

Không biết hoa kia có xốn xang

Huỳnh Trung Chánh ** CON ĐƯỜNG VÔ TẬN

 


Ngưỡng Cửa Của Thương Yêu

Kính dâng thiền sư Nhất Hạnh,
Vị thầy đã dạy con biết dừng lại và nhìn sâu
để biết hiểu và biết thương.


Tiếng chén đũa nồi niêu khua rổn rảng hòa nhịp với những lời càu nhàu vô nghĩa của vợ trong bếp, tựa như một thứ vũ khí bén nhọn liên tục châm chích đâm thọc Bảo, khiến cơn giận điên cuồng mà chàng đang cố gắng đè nén bỗng sôi sục trở lại. Bảo "ức sức" muốn vào bếp, túm tóc vợ đập cho một trận "tơi bời hoa lá" thì mới hả cơn. Thoáng nghĩ vậy thôi, chớ Bảo đâu phải là kẻ vũ phu lỗ mãng đánh đập vợ; đôi khi, giận "cái mụ" lắm mồm hỗn hào, chàng tức tối đập chén dĩa, đá bàn, đá ghế... là tột cùng rồi. Lần nầy, để đối phó lại, Bảo rầm rầm dẫn chiếc xe đạp ra cửa. Trước khi phóng lên xe, chàng còn ngoái cổ lại dò xem phản ứng mụ vợ có thay đổi gì không? nào ngờ, cái mặt "mâm" của vợ vẫn chầm vầm lạnh nhạt chẳng thèm lưu tâm đến sự giận dỗi của chồng, khiến Bảo vừa tức vừa thẹn, phóng xe đi một nước.

Wednesday, January 19, 2022

Giới thiệu sách ** Mặc Niệm của Võ Thạnh Văn

Văn Hữu VTN vừa nhận được tập thơ MẶC NIỆM do tác giả gởi tặng.


Tập thơ dày 230 trang do NXB Nhân Ảnh ấn loát với 100 bài thơ hay, thi ảnh, thi ngữ tân kỳ. 

VHVTN xin trân trọng giới thiệu Mặc Niệm cùng quý văn thi hữu. 

Liên lạc tác giả: vothanhvan2000@gmail.com &

NXB: han.le3359@gmail.com

 



Trần Vấn Lệ ** Bài Thơ Có Vị Thơ



Trời không một chút nắng.  Ngày rất là âm u!
Câu mở đầu: Câu Thơ!  Câu thơ gì lạ thế?
Nó không là giọt lệ...sao một dòng lê thê?
Nó không có mùi quê dù gió có thoang thoảng!

Tôi thèm tôi lãng mạn đi dọc biển buổi chiều
Bề ngang biển chỗ nào?  Tôi muốn nhìn "rốn bể"!
"Kiều Thu hề Tố hỡi em, nghiêng chân rốn bể mà xem lửa bùng!".
Thơ vũ Hoàng Chương, lạ lùng.  Não nùng.  Chiều quan tái!

Monday, January 10, 2022

LÊ VĂN HƯỞNG ** Ông Lão Bán Kem



Trời nắng chang chang, với cái nóng nung người của tiểu bang Florida vào mùa hè lối 90 độ F (32 độ C). Trước cửa tiệm bán hàng lưu niệm (Gift Shop) đông người, một ông lão người Việt Nam đứng bán kem cho du khách. Xe bán kem có hình dáng như cái thùng vuông dài, bên ngoài có sơn chữ và hình vẽ mấy bịch kem đông lạnh. Khách khá đông, ông tươi cười với mọi người. Cách đó không xa, một du khách Việt Nam khác, đứng tuổi, nhìn ông bán kem một cách chăm chú, nghĩ mình đang gặp lại một người quen biết từ khi còn ở quê nhà mấy mươi năm về trước.

Khách lạ bước đến gần xe kem trong khi ông bán hàng đang bận rộn với khách. Nhìn bảng tên gắn trên áo ông lão bán kem, khách lạ mừng thầm vì đúng tên người mình quen biết. – Chà! “Tha hương ngộ cố tri”, còn gì quý cho bằng? – ông suy nghĩ.

Sunday, January 9, 2022

NGUYỄN ĐỨC NHƠN ** Khách Lạ


khách về đây trời đất thênh thang
gió mùa bấc tháng giêng lồng lộng thổi
hàng dương liễu đón chào khách mới
khách đường xa rũ áo phong trần

khách về đây sông nước ngại ngùng
con thuyền nhỏ chở đầy sóng gió
trở về neo trên bờ bến lạ
thuyền bập bềnh giữa bến chiều hoang

Vĩnh Hảo ** ƯỚC HẸN NGÀY MỚI



Bắt đầu một năm mới tinh khôi, nghĩa là phải có một tháng, một tuần, một ngày, một giờ, một phút, một giây hoàn toàn mới, từ tương lai bước vào hiện tại. Nhưng một cái gì hoàn toàn mới, xuất hiện một cách mơ hồ trên lịch, chỉ là một ý niệm, một quan điểm. Do người ta đặt để, đo lường, tạo một qui ước về thời gian — căn bản dựa trên sự chuyển dịch của địa cầu qua hai vầng nhật nguyệt — để ổn định sinh hoạt xã hội, mà từ hàng ngàn năm trước đến nay, ngày-tháng-năm được xuất hiện trên những tấm lịch, những cái đồng hồ (mặt trời, cát, nước, đeo tay, treo tường), máy vi tính và điện thoại.

Saturday, January 8, 2022

TRẦN TUẤN KIỆT ** Bỗng Dưng




về đây dốc đá mù sương

thả tâm tư với con đường lá bay

nguồn xưa triều đổ theo ngày

bỗng nghe chim hót lạc bầy trong đêm


vầng trăng soi một quãng buồn

hồn ta chưa biết bến nguồn là đâu

đi về nội cỏ rầu rầu

đêm nghe tiếng trúc thiên thâu tự Người

PHAN BÁ THUỴ DƯƠNG ◙ NHƯ VÌ SAO LẠC



bài thủ vĩ ngâm cho Trương Thị Thịnh & Hồ Thành Đức


1-


như một vì sao lạc giữa sơn khê

nhìn trần thế âm u màu chướng khí

người rũ áo -

xoa hành tinh, ứa lệ

gọi hồn thiêng sông núi đến tự tình

đem hạt nhân hòa, nhân ái kết tinh

âm thầm cấy dưới đồng ngô ruộng lúa

VIỆT HẢI * Cali Mưa và Tháng Mười Một



Cali lại mưa rơi, tôi và cháu con trai lớn dạo bước ra khỏi bookstore trường trong campus đại học, mưa tuôn rơi đều đặn ướt nhòa kính cận của hai bố con tôi, trời bên ngoài lạnh quá, chúng tôi hướng về parking lot, may quá đến nơi rồi. Nam vội vặn máy sưởi và cháu cho xe chạy, tôi vươn tay vặn máy CD, bài hát quen thuộc xa xưa tôi vốn thích vang lên, "Rhythm of The Rain", của nhóm Cascade:

TRẦN YÊN THẢO ** Lời Bộc Bạch Của Đá



1.

Quay đầu, hạnh nguyện chưa tròn

bao năm đuổi bắt hãy còn lơ ngơ

người về nét mặt buồn xo

tan đàn xẻ nghé mới lo tìm chuồng.


2.

Dại gì tham đó bỏ đây

chói chang nắng sớm hây hây gió chiều

xác xơ cũng một túp lều

vật nào rồi cũng được thiều quang soi.

NGÔ NGUYÊN NGHIỄM ** Ngày về Bảy Núi, ngồi trên đỉnh Bạch vân





Ngày về Bảy Núi, ngồi trên đỉnh Bạch vân uống rượu cùng bằng hữu chợt hiểu rằng

U tịch đá xanh, ngày trở lại
Triền cao thoai thoải nắng chơi vơi
Ráng bay một góc trời biên giới
Khách cũng bay về như lá rơi

Khói nhà ai chảy hiên hè sau
Góc nhỏ âm buồn tiếng võng ru
Ngơ ngác hàng tre mùi vọng cổ
Độc huyền đục ngọt gốc đêm sâu

đặng lệ khánh ** VÀNG HOA


 



Bạn hãy tưởng tượng lúc tôi đến định cư ở đây, trời vừa sang tháng bảy. Nắng đến ngột ngạt, nóng thở không ra. Trên sườn đồi cỏ cháy vàng hoe. Nhựa đường như muốn chảy nước dưới những dòng xe dập dìu không ngớt. Giữa những xô bồ ấy gia đình tôi nhào vào đời sống tìm chỗ học, tìm chỗ làm, tìm chỗ ở, tất bật, túi bụi, lúc nào cũng âu lo, ngại ngùng, hãi sợ. Trong tay không một đồng dính túi, phải chầu chực để xin tiền giả mua sữa cho con, mua cơm cho gia đình. Từ từ mọi việc ổn định, xin đi học trở lại, con cái vào trường đàng hoàng, bạn bè cho mượn vốn để mua một căn nhà tương đối sạch sẽ, rộng rãi. 

Trần Vấn Lệ ** Em Ơi Đà Lạt Nắng



Tháng Giêng Đà Lạt nắng!  (yên chí hết mưa rồi).  Xong công việc, đi chơi.  Chúng tôi đi lên núi...

Không khởi đầu, không cuối, cứ gặp núi thì lên...Chúng tôi giống như chim:  đất lành thì chim đậu!


Không một chỗ nào xấu.  Chỗ nào rừng cũng thơm.  Ngay cả sau Domaine, rất ít người lai vãng...

Những con bò ăn sáng, hết cỏ chúng xuống thung.  Chúng uống nước suối trong,  Chúng ngã lưng ngắm nắng.