Showing posts with label truyện. Show all posts
Showing posts with label truyện. Show all posts
Saturday, February 23, 2019
Saturday, April 28, 2018
MANG VIÊN LONG ** Bên Tách Trà Khuya
Nghe tiếng ông Cổn từ đầu ngỏ, nhìn thấy dáng ông lừng lững bước vào sân – ông Thạch rất ngạc nhiên. Cảm thấy lạ. Đã chạng vạng rồi, ông ấy còn tìm đến làm gì nhỉ? Bấy lâu nay gặp nhau, hẹn hoài. Rồi trôi đi như bao việc khác đã lạnh lùng trôi đi, nhưng ông Thạch không hề trách bạn. Ông hiểu ông Cổn – coi nhau như ruột thịt, ngay từ lúc ông ta từ miền Bắc trôi dạt về quê…Ông Thạch vẫn nghĩ, cứ để ông ấy muốn đến lúc nào thì tùy, bởi cuộc sống của ông cũng đang bấp bênh, chật vật – đâu có êm ả gì mà giữ đúng hẹn?
Monday, April 23, 2018
CUNG TÍCH BIỀN ** lời quê góp nhặt [tường trình tháng tư]
“Quê nhà, nơi tôi đang sống, nhiều khi gặp những điều bất công, oan ức, dân chúng thường phải câm lặng. Khi quá sức chịu đựng, họ ra Lời kêu oan. Nhà đương quyền, trên hiện thực toàn trị, duy một chiều độc đảng, thường không lưu ý, để giải quyết tận tình cho kẻ bị oan. Cách tốt nhất của họ là đàn áp, bắt bớ, cho vào tù.
Bấy giờ dân chúng có một phản ứng khá quyết liệt nhưng rất ngậm ngùi. Đám đông cùng khiêng một chiếc quan tài bên trong có xác nạn nhân, hoặc một cái gọi là quan–tài-gió [bên trong không có xác người] đến đặt trước cơ quan công quyền. Chiếc quan tài này, xác Chết này, sẽ thay cho những người còn Sống. Nó cất lên Tiếng Nói”.
Friday, April 13, 2018
Sunday, January 28, 2018
KHỔNG VĂN ĐƯƠNG ** Con Chó Trung Thành
Hồi tôi mới độ 15 tuổi, bố tôi mang về một con chó đực. Con chó
có bộ lông trắng, đôi mắt màu nâu đen rất đẹp. Năm đó mất mùa đói kém, gia đình
tôi phải thường xuyên ăn độn khoai sắn. Lạ lùng thay, con chó này cứ lớn phổng
phao, mượt mà. Nó phải nặng đến 15kg. Cũng như nhiều gia đình khác, những con
chó nuôi đều không được đặt tên. Nó là loài vật, nên vô danh ! Mỗi lần muốn
gọi, chỉ cần: "Êu, Êu" là nó xuất hiện, ve vẩy đuôi, miệng rít lên
những tiếng như tiếng rên, rất dễ thương ! Thường ngày, khi không có ai cần
đến, nó nằm khoanh tròn trong gậm giường, đầu hướng ra phía cửa. Có khách lạ,
nó sủa lên vài tiếng báo hiệu. Còn là người quen thân, nó vùng dậy, xông ra,
vẫy đuôi rối rít và kêu lên mừng rỡ.
Từ ngày mua được con chó này, nhà tôi như được bình an hơn. Cha
tôi quý con chó lắm. Mùa đông giá rét, ông lấy một chiếc bao tải quấn quanh
mình, giữ ấm cho nó.. Những ngày hè nóng nực, ông mang nó ra ao tắm cho sạch
lông. Nhà tôi nghèo như thế, vậy mà đôi khi ông vẫn đi đâu đó tìm được một khúc
xương mang về cho nó gặm. Con chó rất quyến luyến cha tôi, suốt ngày luẩn quẩn
bên ông.
Wednesday, August 5, 2015
NGUYỄN ĐẠT * Hương Đêm
Có thể chiều tối đã xuống lúc tôi say, ngủ gục ở bàn rượu. Không phải mình tôi, mà chúng tôi, cả thảy bốn người, tính gồm chủ gia trong đó, anh ấy tên Giang. Nhưng tôi đâu dám chắc bốn người đều say, mặc dù cả bốn người đều ngồi hoặc nằm nghiêng ngả. Anh Giang thì đã ngã lăn kềnh trước mắt tôi, trên chiếc chiếu cói trải ở hiên nhà, vẫn nằm bất động trên chiếc chiếu ấy lúc anh Chinh, Lý và tôi thức dậy một lượt như có hẹn trước với nhau.
Tuesday, August 4, 2015
NGUYỄN TRUNG DŨNG * Cánh Đồng Hoa Cúc Trắng
1 “Cánh Đồng Hoa Cúc Trắng” đi vào tâm tưởng ông kể từ khi tầu ngang qua Palo Alto, ngừng lại đón khách ở khu nhà ga nhỏ. Ngồi cạnh cửa sổ, thả mắt nhìn cảnh vật bên ngoài, ông bắt gặp một vùng trải dài và rộng đầy hoa cúc trắng. |
VÕ THỊ ĐIỀM ĐẠM * Đêm Trung Thu Phan Thiết
Trong những năm học ở trường Nữ Tiểu Học Phan Thiết (1960-1966), có ba điều tôi ao ước mà không bao giờ được toại nguyện. Thứ nhất, được cầm cái chùi gỗ để đánh ba tiếng trống thùng thùng thùng những khi vào lớp, khi ra chơi, khi tan trường, với những điệu trống dài ngắn khác nhau. Tiếng trống sao rền vang, sao oai nghiêm, chị đánh trống sao mà oai quá, mình cũng muốn được oai như chị ấy nhưng không bao giờ được cô chỉ định.
Monday, August 3, 2015
PHẠM TÍN AN NINH * Tiểu Thơ
Rầm!
Tôi và hai thằng bạn vừa rà thắng xe đạp trước rạp Tân Tân để vào xem phim "Ba Chàng Ngự Lâm Pháo Thủ" thì bị một chiếc Vélo Solex húc từ đằng sau tới. Cả ba thằng ngã xuống đất. Riêng tôi còn bị cái xe của thằng bạn đè lên bụng đau muốn nín thở. Mới loi ngoi bò dậy, chưa kịp phủi bụi trên áo quần thì nghe tiếng quát tháo:
- Ê! Bộ ba "chàng ngự lâm pháo thủ" mù cả hà. Dừng ngựa mà chẳng coi chừng phía đàng sau! Đáng đời!
Tôi và hai thằng bạn vừa rà thắng xe đạp trước rạp Tân Tân để vào xem phim "Ba Chàng Ngự Lâm Pháo Thủ" thì bị một chiếc Vélo Solex húc từ đằng sau tới. Cả ba thằng ngã xuống đất. Riêng tôi còn bị cái xe của thằng bạn đè lên bụng đau muốn nín thở. Mới loi ngoi bò dậy, chưa kịp phủi bụi trên áo quần thì nghe tiếng quát tháo:
- Ê! Bộ ba "chàng ngự lâm pháo thủ" mù cả hà. Dừng ngựa mà chẳng coi chừng phía đàng sau! Đáng đời!
Thursday, July 30, 2015
VĨNH HẢO * Bồ-tát ồn ào
Có một vị bồ-tát rất tầm thường ở trong nhà của tôi, nhà của các bạn, nhà của mọi gia đình ở xứ này. Vị bồ-tát ấy cũng có mặt ở các văn phòng, hãng xưởng, bệnh viện, trường học, v.v… từ tư nhân đến công quyền. Ở nơi sang trọng thì ăn mặc gọn ghẽ, hình dáng thon thả, nhẹ nhàng; ở nơi xập xệ thì hơi cồng kềnh, luộm thuộm một chút. Nhưng vẫn cái dáng đó, ai nhìn vào cũng nhận ra.
Bồ-tát thường ẩn mặt chứ không đi nghênh ngang trước đám đông. Thường thì nép mình nơi chỗ kín đáo, nơi phòng tối, hoặc góc xó nào đó. Khi xuất hiện để “hành đạo” thì ồn ào, náo động, làm cho mọi người khó chịu, cho nên bồ-tát vẫn thích chọn những lúc vắng người mới xuất đầu lộ diện. Dù được những người giàu có trang bị cho bồ-tát bằng hình thức đẹp đẽ, gọn nhẹ nhất, và dù đã cố gắng nén tiếng dữ lắm, bồ-tát vẫn luôn là kẻ bị mang tiếng là hiếu động, ồn ào. Mang tiếng như thế, bồ-tát vẫn nhẫn nhục chẳng nói chi. Chưa hề kêu ca than oán, cũng chẳng hề giận dữ hay hờn dỗi ai.
TRẦN YÊN HÒA * Sống Ảo
tặng TP.
Gần năm giờ chiều Nghi đã nghe nóng ruột. Thời gian ở đây chậm như con rùa bò. Nghi nhìn lên tường nơi có treo cái đồng hồ to tướng, những cây kim như đứng lại. Nghi nhớ lời hẹn hò với Hường trước khi anh đi làm, sáu giờ rưởi gặp em nghe, sáu giờ rưởi anh đi làm về là gặp em liền, đợi anh về ăn cơm với em. Nghi hạnh phúc với những lời hẹn hò kia. Buổi sáng, buổi trưa, buổi tối, anh đều ở bên Hường, gần gủi, thân thương, trìu mến. Nhưng thật ra thì em ở xa anh đến ngút mắt.
Wednesday, July 29, 2015
CUNG TÍCH BIỀN * Kẻ Ngoại Lai
“Để nhớ Iris, cơn bão Giáp Thìn”
I
Mãi đến buổi sáng hôm đó, nhiều tháng ngày sau Iris, trong đầu óc chú Tư khi đi ngang qua chợ Phú Nhuận, chợt thấy mụ hàng thịt ngồi với mấy cân thịt tim tím, bầy ruồi xanh bay vo ve, mùi súc vật chết dậy lên ngai ngái, mùi thích hợp nhất cho một cơn buồn nôn – một quá khứ kinh hoàng chợt thức giấc, thịt bò thức giấc. Quá khứ: người ta đã ăn toàn thịt súc vật chết từ miền núi nguồn trôi về, suốt những ngày Iris gieo thảm họa.
Friday, July 24, 2015
MANG VIÊN LONG ** hai trường hợp, một cuộc tình…
Tại phòng số 2 – cô nhân viên phụ trách phát cho Ngạn và Kiều mỗi người hai mẫu giấy, hướng dẫn sơ lược diền vào các khoảng, rồi chỉ cho họ đến phòng cuối dãy hành lang…
Phòng “Viết Đơn & Thư” dành cho những kẻ có việc đến Tòa nhỏ hẹp – kê ba dãy bàn ngắn, trống trải đến nổi không có một tấm lịch treo tường. Nó trơ trụi, khô khốc, và lạnh lẽo như những con người đã bước chân vào đây. Vào chốn cuối cùng của tháng năm dằn vặt, muộn phiền để kết thúc một phần đời sống bất hạnh thương đau.
Sunday, June 21, 2015
Tuesday, May 26, 2015
CUNG TÍCH BIỀN ** rừng đom đóm
Người ta hiếm thấy một người đàn ông bội bạc, ngoài năm mươi tuổI; lúc vợ còn sống thì thờ ơ, hành hạ vợ tới độ tàn ác; lúc vợ qua đời lại ôm thi hài vợ khóc than thảm thiết như Mạnh.Khóc mưa bão suốt sáu tiếng đồng hồ, Mạnh mời cô Trâm, cô gái vốn thường sơn móng tay móng chân cho các bà các cô, đến làm sắc đẹp cho vợ mình.
Trâm nhìn người chết sóng soãi, thuở ấy chưa có thói đời son phấn cho ngườI quá vãng, cô sợ hãi nói: “Xin mời người khác.Tôi chưa hề làm việc này”. Mạnh năn nỉ: “Cố gắng giúp tôi, xem như Vân hãy còn sống”. Trâm bần thần tự nhủ: “Cũng có thể. Lúc bình minh bà Vân hãy còn tươi cười, cho mình hai quả cam kia mà”. Nghĩ vậy nhưng Trâm lại sợ, bước thụt lùi.
Friday, March 7, 2014
PHẠM TÍN AN NINH * người bạn làng TAM ÍCH
Bạn
về gõ cửa đêm thâu
Ta nghe âm vọng nỗi sầu ngày xưa
Ta nghe âm vọng nỗi sầu ngày xưa
Sau
ba năm ngồi bên nhau ở trường Võ Tánh, chia tay, mỗi
thằng đi mỗi ngã. Anh bạn của tôi thì vào trường
luật, còn tôi thì vào trường...lính. Khi còn đi học,
bạn chăm chỉ và giỏi hơn tôi nhiều. Hai đứa học trò
nghèo, cùng ở quê lên tỉnh học, nên dễ dàng là bạn
tâm giao. Con nhà nghèo nhưng tôi lại mê truyện François
Sagan và thơ Xuân Diệu nên biết yêu hơi sớm, nên thay vì
theo bạn học thêm vài ba chữ, thì tôi lại đắm say ngụp
lặn trong một cuộc tình kiểu Aimez-vous Brahm. Mà dường
như tình yêu nó làm cho người ta đổi thay ghê gớm lắm.
Sunday, February 2, 2014
VÕ THỊ ĐIỀM ĐẠM * Tết Phan Thiết
Quê
hương tôi là Phan Thiết. Cả nội và ngoại đều là gốc
Đại Nẫm, không biết bao nhiêu đời. Đại Nẫm, một
làng quê cách thành phố Phan Thiết mười lăm phút đi bộ
cho đôi chân trẻ con vừa đi vừa chạy trong nỗi lòng
náo nức về nhà nội để coi chừng trái ổi mình nhìn
thấy hồi ba ngày trước đã ửng chua chưa, có bị thằng
Ba Tèo con Hai Ròm hái chưa. Một làng quê không lắm người
khoa bảng, không biết đói kém, hiền hòa ẩn mình dưới
vườn cây trái xanh mướt quanh năm. Một làng quê sanh
dưỡng những thiếu nữ đẹp nổi tiếng của Phan Thiết.
Gái Đại Nẫm! Tôi hãnh diện về cái cội nguồn này của
tôi, cội nguồn chín mươi chín phảy chín mươi chín phần
trăm Phan Thiết. Suy đi nghĩ lại về đường ăn Tết của
gia đình tôi, một cảnh Tết mang sắc thái chung chung của
Tết Phan Thiết mặc dù mỗi gia đình có một cách chuẩn
bị Tết riêng và cách hưởng Tết cũng khác nhau. Nhưng
đó là những dị biệt rất nhỏ, rất tỉ mỉ, không thể
làm mất đi cái Tết đặc biệt chung của người Phan
Thiết chúng tôi. Cho nên tôi mạnh dạn chọn cái tựa:
Tết Phan Thiết.
Thursday, January 30, 2014
NGUYỄN TRUNG DŨNG * Chợt thấy mùa Xuân
Chiếc
bus rời trạm đưa Hoàng trên đuờng đến nhà Vân. Mùng
1 Tết, ở đất Mỹ, Hoàng cảm thấy không khí và cảnh
vật không khác như mọi ngày. Sáng đến, mọi người vẫn
vội vã lái xe đến công sở, hãng xường, trẻ con vẫn
đến trường, và các cửa tiệm buôn bán, tiệm ăn, vẫn
mở như thường lệ để tiếp khách hàng. Một ngày như
thế, Hoàng nhìn quanh phố xá trên đường xe chạy, chàng
chẳng thấy không khí và cảnh vật của Tết nhất là
đúng, vì ở đây ở đó, Hoàng không tìm ra một tà áo
dài thướt tha của các cô gái mặc, một bộ “com-lê”
với cổ đeo cà vạt của mấy ông đàn ông, một tiếng
pháo hay một phong pháo dài nổ ròn rã, không, Hoàng đã
không thấy trên suốt thời gian trên đường xe chạy qua
các trục lưu thông từ trung tâm thành phố đến vùng
ngoại ô có những mái nhà thấp, có vườn tược cây cối
rậm rạp um tùm, cho đến lúc trước đầu xe, mắt Hoàng
đã nhận ra sườn của một ngọn đồi thoai thoải, ở
ngã ba, một con lộ ngoằn nghoèo như một con rắn trườn
mình bò lên triền dốc, một con lộ khác chạy thẳng
theo chiều dài của nó giữa hai hàng cây đứng đầu chụm
nhau, và một con đường quẹo về hướng tay mặt một
phần đã bị những dẫy nhà của khu phố che chắn mất
dạng.
Tuesday, January 28, 2014
KINH DƯƠNG VƯƠNG * Những Giọt Nước
Người
thanh niên dần dần hồi tỉnh sau khi ngất đi vì bị một
trận đòn hội chợ bằng dùi cui và báng súng. Anh mở hé
cặp mắt nặng trĩu sưng húp, trước mắt có một cái
bóng chờn vờn che khuất, hơi thở nóng của một người
nào đó phả nhè nhẹ và những sợi tóc dài lòa xòa trên
mặt làm anh nhột nhạt.
-
Minh tỉnh rồi! Tiếng người con gái thốt lên vui mừng.
Một bàn tay mịn, mát rượi đặt lên làn trán nóng hâm
hấp của anh.
-
Chị Lan hả? Gã liếm làn môi khô, cố cất tiếng hỏi.
Còn mấy người kia đâu? Anh thốt nhớ đến các bạn.
-
Ở cả đây, trong khám, người con gái tên Lan đáp, giọng
đượm vẻ bởn cợt. Bị hốt cả rồi.
Sunday, January 19, 2014
PHAN TẤN HẢI * Chàng, Nàng Và Buổi Chiều
Có một sợi tóc bạc lấp lánh bên trái màng tang của nàng. Chàng đoán nàng không nhìn thấy khi soi gương sáng nay. Chàng cũng không muốn nói, nhưng tự nhiên thấy hơi xót xa. Có thể chàng cũng có vài sợi bạc mà nàng nhìn thấy và chẳng hề hở môi. Đôi mắt nàng cúi xuống, tay vẫn cầm muỗng khuấy ly cà phê. Chàng ngả người ra, chân chạm chiếc va ly nhỏ của nàng. Còn hai giờ nữa mới tới chuyến bay của nàng.
“Anh lúc nào cũng tôn trọng em. Trước kia, bây giờ và mãi mãi sau này.”
Subscribe to:
Posts (Atom)