văn hữu vườn tao ngộ

Nơi lưu trữ tác phẩm của PBTD và thân hữu. Liên lạc: phanbathuyduong@gmail.com

Monday, December 31, 2012

Linh Phương * Cuối Năm Suy Gẫm Chuyện Đời



Chuyện đời đôi khi suy gẫm cười ra nước mắt , nhất là những chuyện trong chốn giang hồ văn nghệ.Giang hồ luôn hiểm ác, tránh được cạm bẫy kẻ lòng lang dạ thú là một điều nằm mơ giữa ban ngày. Nhưng gieo nhân nào sẽ gặt quả nấy thôi, thấy chuyện đời để răn mình sống sao cho tử tế mới là phải đạo. Nhân đây, tôi kể một câu chuyện để ai đang lầm lẫn, ai sẽ lầm lẫn nên khai tử một người đội lớp văn nghệ sĩ gạt gẫm đàn bà. Hãy vạch mặt chỉ tên anh ta trong câu chuyện dưới đây.

Sunday, December 30, 2012

Bùi Giáng * Bây Giờ


Mộ BG - Ảnh PBTD



   
Bây giờ không nói nữa rồi
Vì em đã bỏ ngọn đồi thông xanh
Bây giờ bên cạnh thân anh
Chỉ còn cánh mỏng mong manh chuồn chuồn
Bây giờ nhớ núi thương truông
Nhớ rừng cao nhớ mưa nguồn thu xanh
Hoang mang nhớ thị nhớ thành
Nhớ em quá lắm nhưng đành làm ngơ

Bây giờ con cá bay lên
Vì triều biển động mông mênh tới trời
Anh làm chú mọi con thôi
Nhớ nàng mọi nhỏ… cái môi của nàng…
Bây giờ dốc núi chon von
Một nàng mọi nhỏ là con ông trời
Da nâu là bởi làn môi
Tóc nâu là bởi ông trời thương yêu

Bây giờ núi đá mốc meo
Vì nhân gian đã quên trèo sườn non
Ống chân nhân loại đã mòn
Mai sau gối rụng thôi còn mong chi
Bây giờ thôi nói làm chi
Chuyện buồn cô Thúy chuyện Dì Lyn Rô
Trái thu mòn rụng em so
Trời thu mòn rụng em cho bây giờ


BÙI GIÁNG


Trương Thìn * Ngôi làng xa xưa của tôi

 
Cha mẹ tôi nói nguồn cội của tôi ở núi Bạch Mã. Hai ông bà đi chơi núi về, mẹ có bầu và sinh ra tôi. Tôi cũng thích ý tưởng tôi có nguồn gốc Bạch Mã, tôi là con ngựa hoang màu mây trắng lang thang trên núi rừng nguyên sinh. Bạch Mã có suối đẹp, có nhiều loài chim tiếng hót vui tai, có nhiều loài hoa và có nhiều cây thuốc quý. Phải đến năm 16 tuổi tôi mới đạp xe cùng mấy bạn lên thăm Bạch Mã. Tôi đứng trên đỉnh cao. Phía sau lưng là trường sơn trùng điệp chờ mây, chờ những cơn mưa rừng. Phía trước mặt là biển đông sóng bạc đầu chờ nắng để bay lên. Phía trong lòng tôi thì không đơn giản như thế. Bạch Mã là con ngựa bay! Từ đỉnh núi bí ẩn này nó đang bay khắp mấy phương trời như một kẻ phiêu bạt. Bí ẩn gì nhỉ? Phiêu bạt về đâu? Tôi không thể trả lời được nên cứ đi mãi đi hoài.


Từ đỉnh Bạch Mã, xe hơi đổ xuống đường đèo quanh co, khi thì xuyên qua mây mù, khi thì nắng vàng rực, khi thì mưa rừng tầm tã. Dưới chân núi là đầm Cầu Hai, xa xa là biển xanh có nhiều tôm cá đặc sản rất ngon. Xe chạy về phía bắc theo quốc lộ 1 tới thành phố Huế. Xe qua cầu Trường Tiền, chạy về phía Mang Cá, chạy qua phường Phú Bình rồi qua cầu Bao Vinh để tới ngôi làng của tôi.
Làng Bao Vinh của tôi là một ngôi làng nhỏ xíu bằng sải tay của tôi   nhưng cả thế giới hội tụ trong đó. Tôi được ở bên dòng sông Hương, dòng sông này là dòng sông thời thơ ấu của tôi. Hàng ngày, cậu bé bốn năm tuổi đã biết ngắm dòng sông lấp lánh nắng trưa và nghe tiếng gõ chèo đuổi cá của những thuyền chài. Đêm đến nó ngắm trăng trên các đọt dừa rồi trăng tắm nước sông Hương làm sóng nước nhấp nhô vàng óng. Nó thích dòng Hương êm đềm trôi, nó càng thích hơn khi mưa đổ lớn, nước sông Hương đục màu, con đường làng ngập lụt để nó có dịp ngắm bèo trôi và lội nước!

Làng tôi là một bến cảng, thời đó nhiều ghe tàu rất lớn từ trong Quảng Nam, Quảng Ngãi chở muối ra bán. Thằng bé bốn năm tuổi rất thích leo lên mấy chiếc ghe đó, chạy nhảy từ đầu này đến đầu kia và luôn tưởng tượng những chuyến đi xa. Cậu bé không thể quên được hơi muối mặn trong các khoang thuyền. Cậu bé không thể quên được thú vui được lắc thúng làm dậy sóng và thúng lướt nhanh về phía trước.

Trước đó từ lâu đã có những con thuyền tới đây và vĩnh viễn thả neo ở đây, nên bên cạnh làng tôi có làng Minh Hương. Những người gốc Hoa từ lâu đã trở thành người Việt. Trong làng Minh Hương có dòng họ Trần nổi tiếng Trần Tiễn Thành là quan đại thần nhà Nguyễn và có thầy châm cứu nổi tiếng  Trần Tiễn Hy. Cậu bé bốn năm tuổi đó đã nghe người lớn nói nhiều lần về cụ Trần Tiễn Hy châm cứu. Chữ châm cứu đã gieo vào đầu nó một cách mơ hồ. Mãi đến hai mươi năm sau tôi mới gặp vị thầy vốn thân thương đó và đến trên sáu mươi năm sau tôi mới biết tôi đã được gieo mầm châm cứu từ ngôi làng xa xưa của tôi.

Trong làng tôi lại có một tiệm thuốc bắc. Cậu bé bốn năm tuổi đó rong chơi từ đầu làng đến cuối làng và dường như ngày nào cậu cũng ghé qua tiệm thuốc bắc để ngồi xem bào chế thuốc. Ông cụ chủ tiệm là một người Hoa qua đây lâu đời. Ông cụ rất hiền lành, rất dễ thương. Cái làm cho cậu bé thích nhất, suốt đời còn nhớ là hai bàn tay của cụ bào thuốc. Cụ chăm chút ngâm thuốc, cụ cầm từng củ thuốc một cách trân trọng và những ngón tay rất nhẹ nhàng, rất lả lướt trên bàn thái. Cụ đã gieo cho thằng nhỏ một ấn tượng rất đẹp về ông thầy Đông y. Dĩ nhiên, tôi chẳng bao giờ quên những lát cam thảo, những quả táo cụ dành cho. Phải chăng vị ấy là người thầy đông y đầu tiên của tôi? Ngoài là một bác sĩ tây y tôi còn là một đông y sĩ. Tôi học đông y như để về nguồn của thời thơ ấu. Tôi đi mãi, đi hoài trên 60 năm vẫn chưa tới nguồn xưa, vẫn chưa thấy bàn tay nào đẹp bằng bàn tay của ông cụ ngày ấy!

Gần bên cạnh nhà tôi lại có một nhà bán vải của người Ấn Độ. Những người Ấn này từ đất nước xa lắm qua đây buôn bán làm ăn. Họ có lối sống rất lặng lẽ, rất ít nói. Nhưng thằng bé nhìn y phục đặc biệt của họ, nhìn đôi mắt hiền lành mà bí ẩn của họ đã có ấn tượng sâu sắc về người Ấn.

Mấy mươi năm sau này, ở Bangkok, tôi có thấy một người đàn bà Ấn Độ trong một công viên nước. Cô ta đẹp một cách lạ lùng, đẹp làm cho tôi bủn rủn tay chân, làm cho tôi mê mẩn nhìn, làm cho tôi biết sự quyến rũ mãnh liệt của sắc đẹp là như thế nào!

Tôi lại có dịp qua Ấn độ. Tôi lại có dịp hiểu chiều sâu tâm linh của họ mà tôi đã cảm nhận mơ hồ từ thời thơ ấu. Có người lại dặn dò tôi đừng có say mê sắc đẹp. Đó là ông Phật. A! Ông Phật là người Ấn Độ! Từ thời thơ ấu, tôi đã thấy ông Phật hàng ngày. Ông Phật chỉ lặng lẽ mỉm cười bởi ông chỉ có thể như thế thôi đối với đứa bé bốn năm tuổi! Năm sáu mươi năm sau tôi vẫn chỉ thấy như thế thôi. Vẫn lặng lẽ mỉm cười.

Rồi người Pháp cũng tới làng tôi. Tôi thấy họ cầm súng dài uy hiếp những người trên ghe đò trước chợ Bao Vinh. Tôi lại nghe lính tây hãm hiếp phụ nữ ở các làng quê. Thằng bé bốn năm tuổi ấy đã biết đau lòng, đã biết bất mãn. Đau lòng hơn nữa, bất mãn hơn nữa khi anh cả của tôi bị mật thám bắt bớ đánh đập. Mẹ tôi khóc không biết bao nhiêu mà kể. Bà tìm mọi cách để xin con về. Hôm anh cả tôi được tha về, tôi thấy dây thép trói siết vào tay anh nay còn dấu hằn sâu. Năm tôi bảy tuổi, anh tôi bỏ nhà đi vào chiến khu. Khi đó, anh tôi trở thành thần tượng của tôi. Anh tôi đi làm cách mạng! Anh tôi đã tham gia cái gì đó rất tốt, rất hay, chống lại những người gây bao đau thương! Vậy là tôi theo phe anh tôi. Thằng bé bảy tám tuổi bắt đầu làm cách mạng! Tôi tưởng tượng thế nào là cách mạng và tôi lớn lên, tôi hành động theo sự tưởng tượng đó cho đến 30 năm sau. Vâng, tôi tưởng tượng anh tôi là thế này thế này, cách mạng là thế này thế này, tôi say  sưa sống như thế ấy và khi đất nước thống nhất, tôi ngồi ráp hình ảnh thật của anh tôi với hình ảnh tưởng tượng của tôi sao không giống nhau! Hình ảnh cách mạng thật và cách mạng tưởng tượng của tôi sao không giống nhau!

Anh cả của tôi là người học rộng. Khi đi, anh để lại một khối sách tiếng Pháp mà tôi chỉ biết coi hình mà thôi. Cuốn nào cuốn nấy đều rất dày và có lẽ hay lắm. Cuốn sách nào cũng có chữ ký của anh và tên người yêu. Sau này tôi đem một cuốn cho thầy giáo Cao Hữu Triêm, thầy vui quá, thầy mừng quá, thầy cho tôi ngay mười điểm! Suốt đời tôi, đó lần duy nhất tôi được mười điểm!

Anh tôi để lại nhà một cây accordeon, một chiếc harmonica. Anh tôi để lại một tâm hồn lãng tử. Từ đó tôi mày mò thổi kèn và kéo lung tung cây phong cầm và lắng nghe tiếng nhạc bất ngờ nổi lên. Cây kèn, cây đàn dường như chỉ là cái cớ còn âm nhạc là tự trong sự mơ mộng là tự trong sự tưởng tượng của tôi. Đến tuổi sáu mươi, bảy mươi tôi vẫn chơi nhạc như thời trẻ con ở ngôi làng xa xưa đó. Tôi ít thích hát nhạc của bất cứ nhạc sĩ nào bởi một lý do, đó không phải là nhạc từ trong tôi.

Chị tôi thường dẫn tôi lên phố, tôi có dịp thưởng thức tiếng nhạc của đội kèn đồng và có khi tôi lén nhìn qua bức rèm để thấy các ông tây đang ôm các cô gái ẻo lả xoay tít trong tiếng nhạc khiêu vũ. Khi về nhà thằng bé bắt chước cả đội kèn đồng, nó làm nhạc trưởng vung cây gậy tọ tè ti ti rất oai vệ. Rồi nó tưởng tượng ôm eo các cô gái ẻo lả nhảy xoay tít theo điệu luân vũ. Tạ tà ta ta. Tạ tạ tà ta ta …

Tôi có hai chị, chị Mão thường bế bồng tôi. Mẹ tôi đi buôn ngoài chợ. Chị thay mẹ cho tôi ăn uống, cho tôi đi chơi. Đến chiều tối mẹ về, mẹ cho thằng Đá em bú sữa. Mẹ cười nói đã trên hai tuổi rồi mà vẫn còn đeo vú mẹ. Dường như mẹ thương em hơn thương tôi vì mẹ thường đánh đập tôi mà chẳng hề đánh đập thằng út. Chị Mão và chị Hợi đều rất dễ thương. Sau này cả thời tiểu học, trung học, đại học của tôi đều có bàn tay nuôi dạy của vợ chồng anh chị tôi. Thậm chí khi tôi đã có gia đình rồi, chúng tôi vẫn có duyên được ở nơi ngôi nhà của anh chị.

Ông nội chú của tôi là bác sĩ Trương Xuớng. Đôi khi tôi lên bệnh viện ở trong thành nội để thăm ông. Ông tôi hiền khô với nụ cười hiền khô! Sau này tôi có nghe nói ông muốn tôi kế nghiệp ông. Ông để lại cho tôi ấn tượng gia đình mình thuộc giới có học thức và có truyền thống tu hành. Ông tôi thanh cao lắm, cho đến khi tôi là một bác sĩ già mà vẫn chưa đạt đến phong thái như vậy!

Rồi lính Nhật đổ về ngôi làng của tôi! Họ để lại rất nhiều đồ sành sứ rất đẹp.  Rồi bỗng họ tan biến! Tôi nghe Nhật đầu hàng!
Rồi lính Tàu ô lại đổ về ngôi làng của tôi. Họ để lại cho tôi ấn tượng của một đoàn quân ô tạp tới xâm chiếm sự bình an của làng tôi. Rồi bỗng nhiên họ biến đâu mất.

Đó là lúc tôi mới được năm tuổi. Tôi sinh năm 1940, ngày độc lập là 1945. Vậy là lúc đó tôi mới năm tuổi! Một hôm cậu bé năm tuổi đó đi theo đoàn người lên phố, vào thành nội, tới cột cờ trước cổng ngọ môn. Cậu bé len lỏi một mình về phía trước ngàn người để xem vua Bảo Đại thoái vị! Tôi quá nhỏ để biết vua Bảo Đại oai nghiêm như thế nào mà theo mẹ tôi kể thì cha mẹ tôi cũng như mọi người khác phải cúi rạp xuống đất không dám nhìn lên! Sự kiện đó đã gây cho thằng bé năm tuổi một căn bệnh rất lạ kéo dài suốt cả cuộc đời. Đó là không muốn gặp người có địa vị xã hội cao hơn tôi, đặc biệt không bao giờ tôi muốn gặp các ông lớn bà lớn. Cái mầm bệnh khúm núm di truyền từ cha mẹ tôi sẽ tái phát, sẽ làm cho tôi cúi rạp đầu xuống đất không dám nhìn lên! Thằng bé năm tuổi đã có ý muốn đi tìm một cõi khác. Và suốt đời nó đã sống trong cõi riêng của nó dù là đã năm mươi, sáu mươi, bảy mươi …

Dường như ít lâu sau tôi được đi học ở trường tiểu học Hương Trà. Tôi còn nhớ lần đầu tiên tôi dự lễ chào cờ. Tôi nắm bàn tay để ngang tai, nghiêm trang nhìn lá cờ đỏ sao vàng từ từ được kéo lên trong tiếng quốc ca. Chỉ mấy ngày sau, sân trường không còn lá cờ đỏ sao vàng ấy nữa! Nhưng chừng đó cũng dể lại trong tôi nhiều ấn tượng lạ thường. Lẽ ra khi nghe quốc ca, thằng bé năm tuổi đó hân hoan vui sướng thì nó lại sờ sợ thế nào ấy vì bài hát đầy máu, đầy hận thù. Suốt đời tôi không thuộc và không thích hát quốc ca đó, thậm chí bốn năm mươi năm sau tôi có cơ hội gặp gỡ  nhạc sĩ Văn Cao tôi vẫn sợ và không muốn gặp!

Trước tôi, mẹ tôi sinh hai con trai, cả hai đều chết vì bệnh tật. Mẹ tôi sợ quá nên đặt tên tôi là Đá. Tôi là Đá anh còn em tôi là Đá em. Đá là sỏi đá tầm thường để ma quỷ không đặt ý tới! Mẹ tôi bảo tôi gọi cha tôi bằng chú làm như thằng bé nầy không có cha. Chưa đủ! Mẹ tôi còn bán tôi cho ông thợ rèn ở đâu dưới biển, tôi gọi ông bằng bọ một cách ngượng ngùng! Đó là cách cứu con của mẹ tôi!

Thằng bé bốn năm tuổi của tôi thích lang thang một mình trong ngôi làng nhỏ bé đó. Nó mơ mộng nhìn mây trời vẽ hình, khi thì con chim, khi thì con chó, khi thì con rồng bay. Nó ngạc nhiên thích thú cách trời vẽ tranh. Nó đã bắt đầu học vẽ tranh từ đó!

Câu chuyện tôi kể như thế là cách đây trên sáu mươi lăm năm! Trong chừng ấy năm tôi đi tìm lại thời thơ ấu thơ mộng xa xưa của tôi. Tôi đã lang thang nhiều cảng để tìm lại bến ghe đò ngày xưa! Tôi đã vẽ tranh ngẫu hứng bừng cảm như mây trời ngày xưa! Tôi thổi saxophone, harmonica để được phiêu lãng như ngày xưa! Tôi lặng lẽ mỉm cười như ông Phật ngày xưa! Tôi làm bác sĩ như ông tôi ngày xưa! Tôi làm lương y bốc thuốc như lão y bào chế thuốc ngày xưa! Hành trình của tôi là quay trở về ngôi làng kỷ niệm xa xưa đó. Tôi đã đi mãi đi hoài suốt đời chưa tới nơi!

Nhưng không phải đơn giản như thế! Cũng từ cái thời thơ ấu ở ngôi làng xa xôi đó, sau này tôi có khát vọng rất dị thường. Đó là muốn có những cô gái ở nhiều nước tỏ lòng kính mến tôi, yêu tôi, khổ vì tôi. Đó là một bí mật! Bởi tôi không phải là người ham mê sắc đẹp thậm chí sợ sắc đẹp, dị ứng với sắc đẹp, vậy thì tại sao? Những người yêu đó đã chữa lành những vết thương  của tôi thời thơ ấu nơi ngôi làng xa xôi ấy. Đó là những người yêu rất đáng yêu, rất đáng thương. Có người dường như không phải yêu tôi mà yêu tuổi thơ của tôi, không tìm tôi mà cứ mãi một mình đi tìm dấu chân tôi khắp thành phố cổ, dọc theo dòng Hương, trên những đỉnh núi, dưới những cơn mưa tầm tã, hay ở đâu đó nơi ngôi làng xa xưa của tôi và có khi nàng khóc như mưa vì tìm đâu chẳng thấy! Một ngày nào đó, nhà tôi và các con cháu, nhờ đã đọc những trang ngôi làng xa xưa này, sẽ gặp sẽ nhìn những người từng yêu tôi như những người thân yêu.

Mà dường như tôi không kể hết được dấu chân của con ngựa trắng từ đỉnh núi Bạch Mã lướt quanh ngôi làng xa xưa đó rồi bay qua bao nhiêu cõi trong đời. Mà dường như ngôi làng xa xưa ấy là tôi. Mà dường như biết ngôi làng xa xưa ấy là có thể biết tôi thế nào. Cách đây trên bốn mươi năm tôi đã từng kể cho người tôi yêu về ngôi làng xa xưa đó. Tôi tỏ tình bằng cách tặng nàng cả một thời thơ ấu của tôi. Bỗng dưng nàng khóc, khóc nhiều lắm, khóc một cách sung sướng rồi quyết định theo tôi suốt đời! Tôi là  ngựa trắng, còn nàng là ngựa hồng, bay trên đỉnh núi Bạch Mã, bay lên trời cao nhìn khắp bốn phương trời, xa xa có ngôi làng xa xưa thân yêu của tôi!

Trương Thìn

Trần Vấn Lệ * Ước Chi Ngoài Nội





Lần theo mộng ảo mà về
Ôi đi như vậy não nề…cũng đi!

Gặp người không biết gặp chi
Trăm năm con dốc hoa quỳ tháng Giêng!

Lần theo mộng ảo…là điên
Còn hơn ngồi lặng từng đêm quê người?

Nhớ ai chỉ nhớ nụ cười
Hoa đây ngàn nụ mà người một phương!

Lần theo mộng ảo…ôi sương
Ôi mưa trước ngõ gió chờn chợ bay…

Không về thì cứ ở đây
Mai kia mốt nọ hao gầy là thôi?

Nhớ ai nhớ quá nụ cười
Mà sao nước mắt mình rơi bây giờ?

Có về thì chỉ trong mơ
Ước chi ngoài nội đừng mờ bóng trăng!

Trần Vấn Lệ


tranh ĐÀO HẢI TRIỀU
2012

Trần Hoài Thư * Diều hâu bỏ núi




Tiếng nổ cạch cạch dội vào vách đá vọng lại như những tiếng báo động dây chuyền. Máy đã bắt được liên lạc với các đứa con bên kia phần đất chết. Giọng nói của người đại đội trưởng địa phương quân nghẹn ngào:”Các đứa con tôi chỉ chờ ngày này. Hôm nay đúng mười ngày”.
Từ bên này nhìn sang bên kia, chúng tôi chỉ còn nhận ra một bãi chiến địa hoang tàn. Mùi thúi bay về đến lợm mửa. Ngôi giáo đường cao nhất thị trấn giờ chỉ còn trơ vơ tháp chuông đen sậm lở loét. Chỉ còn cái căn cứ trên ngọn đồi thấp mới còn thấy thấp thoáng lá cờ vàng. Cô độc và heo hút. Từ xa, chúng tôi đã thấy nó như chạm phải mây, thách thức ngạo nghễ.

Suốt cả tuần, trận đánh vẫn chưa ngã ngũ. Hết đơn vị này tiếp đến đơn vị khác bị khựng lại khi tìm cách tiến qua mặc dù trước đó bom pháo dọn đường đã trút xuống như mưa thác. Những hang đá chằng chịt và kiên cố ở sườn đồi, nhìn xuống con lộ dẫn vào sâu trong rừng  đã khiến những cơn mưa bom, và đạn pháo binh phải chịu thua. Và đơn vị đã phải quay lui. Cuối cùng cấp trên điều động đơn vị chúng tôi đến mặt trận. Họ đã hiểu chiến thuật trận địa chiến phải bó tay trước những tên địch ngoan cố, xâm mình. Không dễ gì phải tấn công một cao điểm khi phải bò lên giữa một triền núi trống trải trước những họng súng đại liên đã chực sẵn. Và chỉ còn cách là dùng chiến thuật dạ kích. Chỉ có cách đó mới may ra làm câm họng những ổ súng tàn bạo. Người lính bây giờ là người lính cảm tử. Trước hết hắn phải cố làm sao để nhận rõ nơi trú ẩn của địch, phải gắng định hướng chổ đặt khẩu súng nặng bằng cách nghe tràng nổ cũng như nhìn tia đạn lửa đến từ đâu, sau đó dùng máy hồng ngoại tuyến, tìm mọi cách bò đến, lao vào,  quăng lựu đạn tiêu diệt…

Đêm nay chúng tôi lại thêm một lần nữa, mặc đồ đen, ngậm dao găm, bọc đầy lựu đạn loại lân tinh. Tổ trưởng  còn mang theo ống nhắm hồng ngoại tuyến. Giờ G là 3 giờ sáng. Theo kinh nghiệm chiến trường, khoảng thời gian này là khoảng lý tưởng nhất cho cuộc làm ăn đêm. Bởi lẽ bất cứ thằng lính nào cũng đã thấm mệt hay cũng đang mơ màng giấc ngủ. Và mật lệnh cho chúng tôi là hỏi Thần điểu đáp Kình Ngư.
Dĩ nhiên tôi để trung sĩ Thành làm tổ trưởng tiền sát gồm hạ sĩ Nga, hạ sĩ Y Mông và hạ sĩ Phát. Hắn gan lỳ và dữ tợn. Càng nguy hiểm chừng nào, hắn lại càng say mê, phấn khích chừng nấy.
Tôi xiết chặt tay hắn, và hắn cũng xiết chặt tay tôi như chuyền cho nhau sức mạnh. Hắn thầm thì, giọng ngạt mùi rượu đế: Có gì thì nhờ ông thầy giúp đỡ con vợ tôi. Tôi cảm động đến rưng nước mắt. Tôi biết phải an ủi làm sao để hắn cảm thấy tự tin hơn. Mục tiêu không phải dễ gì thanh toán khi kẻ địch có lợi điểm hơn chúng tôi, và nhất là họ đang cố sức bảo vệ cây súng nặng. Tôi nói nhỏ: Đừng nói bậy không nên…
Tôi dẫn một tiểu đội bò lên hướng trái, và trung sĩ nhất Tông, trung đội phó, lãnh một tiểu đội bò lên hướng phải. Chúng tôi không gặp trở ngại nào khi bò qua bãi đất trống trước khi lên đồi. Chúng tôi phải dồn cục nhau. Hạ sĩ nhất Bảy bò đầu. Tôi bò theo hắn, vừa bò vừa quan sát bằng ống nhắm hồng ngoại tuyến. Trên lưng áo mỗi đứa có dấu hiệu lân tinh rất nhỏ để chúng tôi có thể dễ dàng nhận ra nhau. Qua máy nhắm, tôi có thể nhìn thấy mấy bóng đen của toán tiền sát đang lom khom vừa bò vừa chạy.
Bỗng nhiên, một tiếng nổ long trời lở đất nổi dậy, và sau đó là những tràng đạn tiểu liên, đại liên cắt xé màn đêm. Rõ ràng địch đã phát hiện chúng tôi. Tuy nhiên họ dường như không thể biết chúng tôi ở đâu. Chỉ có kẻ lợi là chúng tôi. Bởi vì chúng tôi có thể biết hang đá nào địch đang trú ẩn. Chúng tôi chỉ việc bò đến và quăng lựu đạn xuống hang đá.
Địch không mạnh như chúng tôi tưởng. Chúng tôi đã dễ dàng làm câm ổ súng nặng ngay đêm hôm ấy. Để đổi lại, trung đội phải chịu thiệt trung sĩ Thành, người hạ sĩ quan gan dạ nhất của đại đội. May mắn, hắn vẫn không chết, dù cả người hắn bị banh tơi tả do từ những trái lựu đạn mà địch đã gài trên lối dẫn đến hang đá. Hắn đã dọn đường cho những người lính cảm tử khác tiến lên để tiêu diệt ổ súng.

Đến xế trưa, các đơn vị hành quân mới thật sự giải cứu được căn cứ. Những người lính địa phương quân từ những công sự ào ra ôm lấy chúng tôi mà mừng tủi. Họ như những người tiền sử, tóc râu che phủ cả mặt, chừa lộ đôi mắt trủng sâu. Họ xin chúng tôi lương khô và nước. Họ vồ chụp từng bao gạo sấy. Có người đi không vững. Có người vừa hút thuốc chúng tôi mời vừa kể lại chuyện chiến trường. Tôi không thể hiểu sức mạnh nào đã khiến họ đứng vững giữa trùng vây như thế, trong khi bộ binh chúng tôi phải khó khăn lắm mới chiếm được mục tiêu mặc dù được phi pháo yểm trợ hết mình.

Giữa lúc ấy tín hiệu bay đến. Nó đến sau khi chúng tôi được tin Mặt Trời sẽ bay đến thị sát chiến trường và gắn huy chương. Cái lệnh được ban từ một trung tâm hành quân nào đó ở rất xa, nghẹn ngào và hối hả xen giữa muôn ngàn âm thanh đàm thoại hổn loạn trong máy khuếch đại, đầy tiếng chửi thề, những lời phẫn uất, những câu hỏi mà không có câu trả lời, những tuyệt vọng nghẹn ngào…Thật sự không ai có thể hiểu. Có lẽ chỉ trừ ông đại đội trưởng. Bởi vì ông bỏ máy ngồi yên như một pho tượng. Đầu bên kia, giọng nói uất nghẹn: Tôi là thiếu úy Minh, sĩ quan trực trung tâm hành quân. Tôi cũng như thẩm quyền, không còn biết ai để xin lệnh nữa. Người ta đã bỏ chạy hết cả rồi. Trong khi ấy ở dưới chân đồi, trên con lộ đã xuất hiện đoàn xe cộ di tản. Tin cho biết Sài Gòn đã ra lệnh bỏ cao nguyên.

Thôi còn gì để mà đánh đấm. Chỉ còn những khẩu súng M16, M60, và lưa thưa những trái lựa đạn còn sót lại. Tôi đợi ông đại đội trưởng để nhận chỉ thị. Chỉ thị gì. Người ta đã bỏ chạy hết cả rồi. Ông nói. Mặt ông đầy những vết sước rịn máu. Sợi dây ba chạc vẫn còn lủng lẳng bi đông nước và khẩu súng colt. Tôi hiểu là lòng ông cũng đứt đoạn. Vợ con ông vẫn còn kẹt ở trong thành phố. Ông họp đại đội còn lại. Trung úy đại đội phó đã tử trận  trong một trận đánh cách đây không lâu, nên thiếu úy Hà  thay quyền xử lý, trình diện hàng quân trước mặt ông. Giọng nói của thiếu úy Hà như nghẹn trong cổ họng. “Đại đội đã tập họp xong, trình diện đại úy.” Rồi anh ôm lấy mặt, nức nở. Ông đại đội trưởng chào tay lại. Cả hàng quân đứng im phăng phắc. Những võng mô mất hết màu sinh khí. Những chiếc mũ rừng chụp lên những đầu tóc rối bù. Những chiếc quần trận mà bụi và đất đã lấy đi hết cả màu xanh, rách toạc lộ cả vãi quần lót…Trời đã trở chiều. Nắng còn sót lại làm thắm vàng cả cánh rừng bên cạnh. Ông nói kể từ giờ phút này anh em có quyền ra đi. Trước khi chia tay, xin anh em hãy cùng tôi đứng nghiêm một phút mặc niệm cho những người bạn của chúng ta đã bỏ mình. Rồi ông hô nghiêm, buồn bã. Chúng tôi cùng cúi đầu. Có những giọt nước mắt lăn trên má khô cằn, hóp sâu, bơ phờ của người lính già. Có những giọt lệ vẫn còn long lanh trên tròng con ngươi thất thần, đục lờ vì những đêm ngày căng thẳng trong lòng hỏa ngục. Có giọt lệ chưa kịp lăn, lại thêm những giọt lệ khác trào ra. Có thằng lính trẻ khóc tức tưởi khiến người lính già phải la lên: “Mày làm như con nít lên ba. Làm sao tao gả con gái tao cho mày được”.

Chưa bao giờ chúng tôi cảm thấy buồn đến độ tê tái, héo úa cả ruột gan như lúc này. Súng vẫn nổ. Tiếng pháo vẫn vang dội ì ầm từ xa… Những cuộn khói vẫn còn bốc lên trên căn cứ. Những người bị thương vẫn rên rĩ.  Mắt ai quay lại nhìn về hướng xa, mờ lệ. Lần đầu tiên tôi mới hiểu thế nào là nỗi mất mát. Chắc là không bao giờ tôi được cơ hội trở lại thành phố ấy nữa. Chắc là không bao giờ tôi còn trở về để ngồi trong quán cà phê có cô nàng đôi mắt rờn rợn liêu trai nữa. Mất rồi. Sự thật đến độ thật kỳ cục. Mới ngày nào, chừng như tuần trước, chúng tôi còn lái xe díp trở về, tôi còn ghé vào một động giang hồ, còn ngồi bỏ chân trên bàn cà phê nhìn thiên hạ, còn đêm say rượu trở về hậu cứ nhìn mấy thằng lính nhậu thịt nai với rượu đế, để chúng bắt cóc thêm một lần nữa. Bây giờ, thầy trò thi nhau mà chạy. Tướng cũng cuốn cờ, mà quân cũng cuốn vó. Lúc này là lúc tôi muốn bỏ tất cả. Tôi đã không còn đủ sức để gánh thêm cái trách nhiệm này nữa. Tội này ai gây nên. Lịch sử này ai gánh chịu. Những người lính của tôi, họ ít học, người gốc nông dân, người gốc Thượng, gốc Nùng, người bị bắt đi quân dịch, họ đâu có tội gì để gánh cái khối đá tảng của lịch sử. Những người có trách nhiệm bây giờ ở đâu, sao máy thì bặt tăm không một lời thăm hỏi. Hay họ đã chạy trốn rồi.

Sau đó chúng tôi vất súng cởi bỏ bộ đồng phục và mạnh ai nấy tan hàng. Riêng tôi thì không biết đi đâu nữa. Mặt trời cũng sắp lặn.

NGUYỄN THỊ KHÁNH MINH - Lần Theo Mộng Ảo Mà Về...

Tranh Đinh Cường




Về, là về lại một nơi mình đã chia xa, một chốn cũ, nơi mình được ngồi yên lặng để bầu thân thuộc chuyền lại cho mình những dưỡng chất đã tiêu hao theo những dặm dài, để được nhìn thấy mình cùng không khí ấy mới mẻ thế nào, cũ kỹ ra sao. Hẳn sẽ là bước về nôn nao hối hả.
Về, là về cõi thời gian, một dòng chảy mơ không bờ bến, nếu không dành tâm tới lui với nó, khuấy lên hiện tiền một tiếng gọi, vén chút mù sương của ký ức, dợm một bước những phút giây sẽ tới, thì dòng chảy ấy sẽ hư vô. Nên bước về như thước phim quay chậm.
Và sẽ chập chùng trên đó những bước chân của xác phàm lẫn bước chân của cảm xúc.


Nơi chốn ấy là Sài Gòn, thời gian ấy là Sài Gòn. Vâng, Sài Gòn.
Dạo tôi còn học lớp ESL tại Santa Ana College, thầy Lewis cho viết một bài luận văn tự do, tôi đã viết về Sài Gòn, với những quán ăn khuya và mưa đêm, nhân lúc nói chuyện ngoài giờ học, thầy nói một ngày nào ông sẽ đi Sài Gòn để thưởng thức trời mưa trong không khí ăn đêm. Tôi đã phải nói rõ thêm với ông rằng, Sài Gòn đã là tên xưa, và tại sao nó trở thành tên xưa. Điều này làm tôi xót như động phải vết thương, vì cái tên ấy nó đã là một phần của thân thể ký ức tôi, là một dòng chảy cảm xúc trong huyết quản tôi.
Những nốt nhạc ký ức tôi gảy lên hôm nay, ước sao là một tiếng đàn hòa trong bản giao hưởng hồi ức của những tâm hồn đồng điệu, một thời, như tôi, lớn lên từ lòng con phố mang một tên đã thành xưa này. Đó là âm những con chữ cho tôi lần về, và bạn thân ơi, dường như tôi chỉ đang quyến luyến nơi này qua đường tơ kỷ niệm.


…Tôi bước lên những bậc thềm mịn rêu, bước chậm, sợ mình sẽ bị trượt ra sau, cái ngã ngửa chẳng khác nào cái rớt xuống trần gian đầy ngỡ ngàng của hai chàng Lưu Nguyễn. Tôi chưa muốn thế, tôi đang muốn sống cõi phi thực kia với từng rung động e dè chậm chậm, để nghe chạm vào cánh cổng đã hoen rỉ tháng năm, và dù nhẹ nhàng đến thế nào cũng sẽ ghê răng bởi tiếng rít của một cánh cửa lâu ngày không mở. Hồi hộp, nên tim tôi đập khác thường.
Ngôi nhà ba mẹ tôi ngày trước, có hàng tràm bông vàng bên vệ đường, tới mùa hoa gieo phấn thì bụi vàng xác hoa li ti đầy trước ngõ, nếu tôi bắt chước thiền sư Cảnh Sầm theo cánh hoa rụng mà về (Hựu trục lạc hoa hồi) thì hẳn không thể nào tới được nhà, vì hàng cây giờ đã không còn. Đây là nơi tôi đã mong mỏi bao năm để trở về. Thật ra, tôi đã biết ngôi nhà đã khác hẳn ngày xưa lúc còn là biệt thự nhỏ, tường sần sùi màu tím hồng ẩn hiện sau rặng trúc, tàng mận và hoa hồng tầm xuân lòa xòa trước cổng, nhưng sao lòng vẫn nhói lên khi nhìn nó bây giờ, lồ lộ phô những cửa kiếng ra mặt đường, và cũng chỉ còn non một nửa căn. Tôi đứng yên trước cổng, nếu có bấm chuông thì cũng sẽ không còn ai mở cửa, tần ngần cầm chiếc chìa khóa, tôi mở, tiếng lách cách nghe lạ như lâu lắm chưa từng. Từ ngày ba tôi mất, từ ngày mẹ tôi rời khỏi đây, nhà không ai ở, tôi nhìn những đốm sáng chập chờn trên chiếc ghế dài, lòng bỗng như một vạt nắng xa vắng, cũng may là Hương, cô em dâu, đã qua lau chùi trước chứ nếu bây giờ tôi nhìn thấy lớp bụi đóng trên bàn ghế nữa thì chắc tâm hồn tôi sẽ bị niêm phong luôn với nỗi cô quạnh. Tôi đi thẳng lên lầu hai nơi có bàn thờ ba tôi, mùi gỗ của cầu thang như có mùi mưa, tôi nhìn ba tôi, một chút sờ sợ, không biết vì sao, có lẽ tại âm dương nghìn trùng trong căn phòng thờ im lặng, tôi đặt tay lên hình ba tôi, ba ơi, con về với ba đây. Anh Khải dặn tôi phải thắp nhang, nhưng chắc gì đường đi của khói lay động được ba tôi hơn hơi ấm của bàn tay?

Phất phơ màu áo lụa mỡ gà bộ bà ba xô dạt tôi, A, tôi biết rồi, tôi đã theo màu áo này mà về.
Màu áo tôi không quên ba tôi mặc tối hôm ấy. Buổi tối, như vậy thôi, đừng nhớ thêm gì nữa về thời gian, một toán lính xông vào nhà tôi như một trận bão, túa lên những phòng và dồn 8 người gia đình tôi xuống phòng khách. Một tờ giấy được dơ lên, một lời được đọc, đêm đóng lại theo từng bước chân của mỗi người được gọi lên phòng của mình. Tôi không biết ba mẹ và các em của tôi ra sao, riêng tôi khi lên phòng mình, có hai người lính, tôi thấy sách vở, đồ đạc, những lá thư của người yêu tôi trộn nháo nhào trên sàn. Tội tôi bị buộc nơi phòng mình những là Tagore, Mozart, Khánh Ly, Lệ Thu… tất cả bị tóm lại trong một cái bao lớn, cùng với những lời rất lạ tai, phản động, đồi trụy… Tôi phản xạ giựt lại băng nhạc Mozart, vì tôi chợt nghĩ sao Mozart lại là điều có thể bị tịch thu, người lính hất tôi ra, mất thăng bằng tôi ngã đập vào thành giường, cú đau điếng khiến tôi biết rằng phải im lặng.Tất cả phòng đều bị niêm phong, tôi đã vội lấy được một lá thư của người yêu nhét vào ngực áo như muốn tìm một sức mạnh, nhưng nó lại làm tôi ứa lệ. Có ai nghe tiếng một chùm chìa khóa quăng mạnh xuống mặt bàn gỗ như thế nào không, có thể không là gì nhưng đêm đó âm thanh ấy đã làm cả nhà tôi giật nẩy người. Đó là chùm khóa nhà. Và sau đó là tiếng cách cách của những chiếc còng tay. Ba tôi đi, hai em trai tôi đi, bước lên một cái xe bít bùng. Họ đang bước vào bóng tối. Cùng đi là tất cả sách vở trong nhà. Còn lại mẹ và chị em tôi, 5 người, co cụm nơi phòng khách, nơi có để hai cái chiếu và một cái màn. Ở ngoài cổng có hai người lính gác. Mẹ và tôi nắm tay nhau, tôi còn nhớ rất đậm cái run lẩy bẩy, bần bật của hai bàn tay nắm lại với nhau, vai mẹ rung nhưng mắt mẹ khô lạnh, cô em nhỏ thút thít khóc, cậu em kế thì đanh mặt lại ngồi cúi đầu, cậu bé út thì giương hai con mắt trẻ thơ rất buồn, ngơ ngác, nó không khóc, chỉ nhìn mẹ và chị rồi nằm xuống cong cả người lại. Mẹ tôi nói thầm, Khánh ạ, mẹ con mình phải chết thôi. Nhà mình còn hai bình gaz. Tôi giật thót mình, nhưng má ơi, hai bình có đủ chết không hay là chỉ làm mình ngắc ngoải thì có nước chết với họ - Mình sẽ vào bếp đóng kín cửa lại. Mẹ bỗng quay sang em gái tôi, 17 tuổi, giọng bà nhỏ, quyết liệt, Chết không con, Khanh- Chết! con bé gật phăng cái đầu dập dềnh mái tóc mây. Mẹ lại hỏi cậu em 16 tuổi, giọng có vẻ như bà đã quyết định, Chết nhé Khiết- Dạ, Chết! Thằng bé nói với vẻ lì cố hữu của nó. Rồi tới cậu em út,11 tuổi, giọng mẹ nhẹ nhàng, Chết không con, Khiêm?- Chết! Tôi rúng động cả hồn phách, nó nói chết nhanh như thể mẹ hỏi ăn không con- Ăn! Mẹ không hỏi tôi, vì bà biết tôi sẽ là đứa nói không. Tôi kéo mẹ nằm xuống chiếu, thì thầm, má không nghĩ là sẽ làm vậy, đúng không. Mình phải sống má ạ, anh Khải còn mất tích, 3 người vừa bị bắt đi, mình còn những 5 người, mình dư sức sống mà, má. Chúng tôi đã dư sức sống để lội qua những tháng ngày nước ngược ấy, có cả những tiễn đưa âm thầm trong tâm trạng một đi là có thể vĩnh viễn không gặp lại. Ba tôi trở về sau đó 7 năm, gầy guộc, ốm đau, ngày qua ngày, lặng lẽ làm tiếp cuốn tự điển đang làm dở. Lần sau ba tôi lại rời nhà ra đi một lần nữa, lần này thì không có ngày trở lại để làm tiếp cuốn sách vẫn chưa xong. Tôi quên chưa hỏi mẹ lúc mất ba có đang mặc bộ bà ba lụa màu mỡ gà không.Tôi nhìn những cây viết và sách để trên bàn thờ mà thấy cô liêu quá, cuộc sống, tôi nhớ ba tôi còn lở dở một vở kịch có tên là Cây Cô Độc, ông đúng là một cây cô độc trên con đường ông đi. Hình ba tôi mờ như có hơi nước, dường như vừa sóng sánh trên vô chung thời gian, tôi tin thêm một lần này, dòng chảy buồn ấy sẽ không gợn sóng nữa, nó sẽ yên, chảy tận lòng sâu.

Tắp vào bến nhà ba mẹ tôi chuyến này còn có vợ chồng cậu em út ở Úc về, cậu em năm nào gật đầu đồng ý chết một cách vô tư bây giờ đã là một người đàn ông đang mon men tới gần cái tuổi tri thiên mệnh. Về cùng là một anh bạn thân của em, Quỳnh, người đã nấu những bữa cơm rất ngon cho 6 người, và mỗi sáng vẫn làm cho tôi một ly cà phê thật đậm tình bè bạn. Còn có vợ chồng con trai lớn của tôi cùng bé gái 8 tháng tuổi nữa. Khánh Chi. A, tôi biết rồi, tiếng gọi tôi về chính là âm thanh ban sơ của tiếng khóc con người những năm tháng đầu đời, là mùi sữa thơm từ khóe miệng bé cháu, và khanh khách tiếng cười đang rù quến mọi cảm xúc tôi. Nếu tôi không về để mà hít hà cái mùi da thịt thơm non này thì hẳn là tôi cứ ngồi đó mà nói về mùi lavender…

Buổi sáng, tôi đón ly cà phê từ tay Quỳnh, lòng thấy ấm áp, ra cổng lại thấy một gói na treo toòng teng, chắc chị Liên đã đến đây từ sớm, cắn một miếng na như thấy tan trong miệng chút lòng chắt chiu. Tôi đứng trước hiên phòng nhỏ bé của mẹ, nắng sáng mà nóng ướt da, đang tưới cây, bỗng nghe vọng lên từ cổng dưới nhà, “có thư đây”, trái tim tôi như nhảy ra ngoài, cây sứ như có con gió nào tới khua tàng lá và hương hoa tan ra,…tôi nhẹ như mây, hóa thành cô gái nhỏ lướt qua những bậc thang gỗ mầu nhiệm,… lung linh cổng nhà cũ, người đưa thư năm xưa, con gái có thư con đây, tôi thì vội vàng, không mở cửa, thò tay qua cổng, rối rít, đưa con mau lên, và khi những lá thư với những sọc xanh đỏ trắng viền quanh phong bì nằm gọn trong tay thì tôi lại thưởng cho bác ít tiền, bác đi chiếc xe Honda Dame màu xanh lá chuối, hằng tuần đem đến cho tôi những lá thư thơm mùi biển xa, nỗi nhớ nhung theo nửa vòng trái đất buộc thành lời hò hẹn dài, sẽ một đời người, hay hơn, hỡi người yêu dấu?
A, tôi biết rồi, chính sợi tơ hẹn ước lênh đênh trên đường mộng ảo này dẫn tôi về,
thành phố mang tên Sài Gòn, nơi tôi đã lớn lên, chỉ nơi này tôi mới lọt được vào nếp gấp xô lệch của thời gian, trở lại mọi thứ, như cũ, thời hai mươi vàng mười, lời tình tự mưa đêm thơm mùi hoa sứ, mùa hạ nồng những cơn mưa mà cho dù bao nhiêu lần được làm người nữa, nếu còn là mình, tôi còn nghe tiếng rất trong của nó rơi trước hiên nhà che chắn cho tôi một giấc mơ. Một nhịp chẩy diễm ảo đang đồng hóa tôi, tôi có đang trôi đi hay mãi mộng mơ đứng bên cổng cổ tích nhìn cánh bồ câu ngậm thư đưa tin yêu về?

Một buổi sáng, tôi gọi một chiếc taxi lên phố. Cô đi đâu? – Cho tôi tới trường Luật, đường Duy Tân- Dạ đâu cô? Tôi mỉm cười thích thú, vậy là mình đã nói ra được câu như lúc nào đó trong quá khứ. À quên, cho tôi tới trường Kinh Tế đường Phạm Ngọc Thạch. Đấy vật đổi sao dời như thế đấy. Tới đây thì tôi tự thắc mắc, Duy Tân là tên một vì vua yêu nước, tại sao phải bị thay tên, mà hẳn ông bác sĩ Phạm Ngọc Thạch nơi cõi trên chắc cũng chẳng lấy làm vui khi tên mình thay tên vua Duy Tân. Cái tên quen thuộc đến nỗi chỉ cần nói Duy Tân là mặc nhiên động đậy đến kỷ niệm thời sinh viên Luật (và Kiến Trúc của ai nữa chăng, dù trường này có cổng ở đường khác nhưng sát hông trường Luật nên kỷ niệm chắc cũng có chút bà con). Một thời sinh viên chúi đầu vào sách vở, cho đến một ngày đến trường bỗng ngỡ ngàng, bọn con gái chúng tôi hỏi nhau với giọng thảng thốt, sao lớp vắng thế này, bọn con trai đâu cả? ra năm đó nếu tôi nhớ đúng,1972, vừa có một luật động viên đôn quân (tôi có thể kiểm chứng xem mình có nhớ đúng không, nhưng thấy không cần thiết), tôi lúc đó như bị va đầu vào tường, cú đập choáng người. Đã từ bao lâu? sinh viên Sài Gòn như tôi lúc đó đi bên lề cuộc chiến. Đã bao lâu rồi? dân Sài Gòn có một niềm tin chắc rằng Sài Gòn là một ốc đảo mà con sóng của chiến tranh không thể đổ vào bờ. Đã bao nhiêu người trong lớp sinh viên như tôi tin rằng Sài Gòn là biên giới dừng lại của đường đi súng đạn? Tôi mắc cỡ và cảm thấy có tội, cũng như không hiểu nổi hệ thống dân vận lúc ấy đã để cho con lũ phong trào phản chiến lợi dụng kẽ hở của bờ đê dân chủ tự do ngập lụt hết ý thức về một cuộc chiến, của mình, cạnh mình, ý cũ: mở toang cửa cho ngập những phong trào phản chiến, đến nỗi không ý thức cái cuộc chiến đang xảy ra, là của mình, ở cạnh mình, đe dọa sự sống còn của mảnh đất có Hòn Ngọc Viễn Đông lấp lánh. Chúng tôi như những viên gạch lát ngô nghê. Nghêu ngao những bài hát phản chiến trên những ra đi vĩnh viễn của cha, anh, bạn bè mình ngoài chiến trường. Bây giờ tôi đang đứng đây, nơi ngày trước là lối cổng nhỏ khiêm cung trầm lắng màu gỗ hai cánh cửa nhỏ, trên là bảng Luật Khoa Đại Học Đường, tôi như nghe được hơi lạnh tiếng gió thổi vào lớp học khua buồn những hàng ghế trống buổi chiều xưa, có bao nhiêu bạn bè từ chỗ ngồi ấy ra đi không về nữa? Tôi thấy qua nắng muộn ánh mắt của những cô gái hai mươi, Châu Tỷ, Liêm, Liên, Gấm, Hoa, Xuân…và tôi, nhìn nhau, biết rằng, từ hôm ấy, tin chiến sự là vết mực đen phết trên từng trang sách học.
Tôi đi bộ bên vệ đường, đường Duy Tân, đã mất rồi lối đi đất nhỏ với hàng cây, nơi tôi lộng gió tà áo vàng trong tấm hình gửi người vạn dặm, thôi hãy dùng ký ức mà đi để lọt vào không khí Saigon thời yêu người thiết tha…, Hồ Con Rùa, cây đa cổ thụ trước Viện Đại Học Saigon có tôi, Huệ,Thôi “Oanh Oanh” thấp thoáng những tà áo dài trong nắng … Chập chờn những cánh bướm trên con đường rộng thênh thang băng qua ngôi rừng nhỏ trước Dinh Độc Lập, nhà thờ Đức Bà, và một con bướm vàng bay vội vã qua những bậc cấp Bưu Điện rồi chui vào thùng thư, ngày mai người ta sẽ lấy thư… A, tôi lần về theo dòng máu đẩy của nhịp đập, tươi mươi lại nơi nương náu của kỷ niệm, trái tim Sài Gòn ưng ức hoài nơi ngực trái…
Nơi ấy bây giờ, người đông hơn nên đường chật đi, nhà nhiều hơn, cao hơn, nên đất trời trong tầm mắt bị nhỏ lại. Tôi như cái bóng câm đi giữa muôn âm thanh hình ảnh ồn ào của một thế giới khác. Có phải đã muôn trùng thời gian đi qua nơi này, và tôi thấy mình buồn tẻ, lạc lõng, cũ xưa. Tôi đã nói với Nguyễn Lương Vỵ như thế, trong một quán cà phê, dưới bóng một cây trứng cá, có một trái nhỏ rụng đúng vào ly cà phê của tôi. Tôi cũng đang rơi một cách lạc điệu, như thế chăng. Vỵ đọc cho tôi nghe …những gương mặt lặng lẽ/ treo trên hai sợi dây điện song song/ vắt ngang cành trứng cá … tôi hỏi, thơ ai mà lọt hẳn vào tàng cây trứng cá này vậy. Vỵ đưa cho tôi tập thơ nhỏ. thơ Đoàn Minh Châu. Tôi dở ra ngẫu nhiên, những câu thơ, kỷ niệm vẹn nguyên mỗi năm…/ em vẫn là người hoài cổ/ sống bằng nhớ nhung ngày sắp tới…
Tôi đang được sống thực một nỗi nhớ không rời. Nó đang dắt tôi về.
Rồi cũng được nghe lại tiếng biển. Ngôi nhà Hoa Sứ của anh chị Khoa Geneviève, trong một xóm chài, nằm gần góc cong của bờ biển kéo ra Long Hải. Chị nói chị sẽ đổi tên nhà là Sao Biển. Buổi sáng tôi xuống bãi xem ghe đánh cá về, cá đánh bắt ven bờ chỉ toàn là cá nhỏ. Xóm chài rất nghèo. Chiều chiều trẻ con đi đầy trên bãi để cào nghêu. Bờ biển ứ rác và phế thải của người. Nước biển đục ngầu. Nhưng nhạc sóng vẫn trong. Gió biển thổi mặn môi. Cát biển bay xót mắt. Đêm ở đó tôi ngủ trong tiếng mưa, tiếng mưa rơi tong tong trước thềm gạch tàu, tiếng sóng rì rầm xa xa gần gần, đêm nay nó không còn là tiếng u u mường tượng trong vỏ ốc, tôi choàng dậy để nhìn ra ngoài của sổ, nhìn và nghe, biển kia, mưa kia, thân thiết lắm với mùi hương ký ức. Bao giờ nữa anh em mình lại được quây quần bên một bàn ăn dài, ăn những món hải sản thơm mùi biển của chúng ta kết với rượu vang quê hương chị Geneviève? Những cánh hoa giấy đỏ buông xuống vẫy tiễn tôi, ánh mắt nâu hạt dẻ của chị nhìn theo, nụ cười hiền của anh Khoa như cánh thuyền rất nhỏ, bập bềnh trên sóng. Tôi khép mắt để nghe rưng một hạt lệ, tiếng rơi trong trên mặt hồ thời gian để hiện ra những ảnh hình tưởng đã quên dưới dòng phẳng lặng…

Lại một buổi cả nhà leo lên xe, lòng ai cũng vui vì nơi tới là Đà Lạt. Ôi Đà Lạt một thời là ước mơ của tôi, đi Đà Lạt hồi đó bao giờ cũng là một phần thưởng khi học hành có kết quả tốt, không, phải xuất sắc mới được, vì thế ngày đó tôi đi Đà Lạt không quá ba lần. Tôi không về ký ức mà đi đến một nơi giấc mơ chưa viên thành.

Đến Đà Lạt vào tối, trời mưa. Tôi ngồi co trong chiếc ghế cạnh chỗ người lái, nhìn mưa Đà Lạt rơi hối hả rồi tan trên mặt kính xe, tôi thoát ra cơn mỏi mắt buồn ngủ vì nhìn mãi vào chiếc cần gạt nước, quay ra phía cửa sổ. Phố lóa xóa mặt gương, đèn xe xanh đỏ lập lòa như những ánh lân tinh ở một phố âm, cậu em ngồi hàng ghế sau vừa nói, không biết đêm Đà Lạt còn chợ âm phủ không, tối nay tụi mình đi nhen. Giọng cậu không có vẻ chi là phấn khởi mà rù rì như nói trong lúc đang ngủ, tôi cười, nếu hết mưa Khiêm à, giọng tôi cũng nhỏ, tại không khí dào dạt mưa chăng. Tôi chợt bấm kính cửa xe xuống, mưa hắt lạnh, và tôi giật mình vì tiếng còi xe quá lớn, vội bấm kính lên. Hình như có cả âm thanh tiếng nói nữa, không phải âm của Đà Lạt, hồi trước, khi tới đây, tôi gặp rất nhiều tiếng Huế… Nhưng mà cảm giác lúc chạm vào gió vào mưa Đà Lạt thế nào nhỉ, giật mình vì tiếng còi xe, bỡ ngỡ vì âm một giọng nói quá lạ, chỉ vậy thôi. Khi đi ngang khách sạn Anh Đào, tôi mơ màng thấy mình cùng các bạn đang đứng dán những tờ cổ động cho liên danh ứng cử dân biểu của ba tôi năm nào, đó là lần thứ hai tôi lên Đà Lạt. Lần đầu, vừa xong năm thứ nhất Luật, ba thưởng cho một chuyến đi, thật đáng nhớ, lên tới nơi ba mẹ cùng mấy người bạn tập trung ngồi nhà đánh bài, để ba con nhỏ, là chị em tôi và Bích, con bác Chi, ngồi chèo queo nơi phòng khách có ngọn lửa bập bùng trong lò sưởi, tôi thì không sao, vì tôi có một nỗi nhớ đầy ắp trong người, ở đâu đi nữa thì cũng đâu có một mình. Kỳ đó Đà Lạt chỉ là Hồ Xuân Hương và quán cơm Như Ý. Hết. A quên, còn có một con dốc nằm thơ dại đẫm ánh trăng cùng Bích và một chàng sinh viên trường Chính Trị Kinh Doanh Đà Lạt nữa. Lần thứ hai vui hơn vì đông bạn bè, lại được đi chơi thoải mái, nhớ những hạt mưa bay trên đỉnh LangBiang, có Hà cầm đàn ngồi hát cho một cô gái Đà Lạt đẹp như mơ…Đưa em về dưới mưa nói năng chi cũng thừa…(Nguyễn Tất Nhiên, Phạm Duy) trời lạnh giọng chàng run hay tại người đẹp? có Tiến với giọng Bắc trầm, vừa hát ta nghe nghìn sợi nhỏ rớt xuống đời…(TCS) vừa bấm máy chụp hình, có Khương điều động việc dán bích chương, kỳ đó liên danh ba tôi thất cử nhưng chúng tôi được no nê Đà Lạt gần một tuần, có Thanh giọng như tiếng gió thổi qua những tua lá thông, có Tính đọc thơ giọng Bắc nũng nịu, kéo đêm Đà Lạt chùng xuống nỗi buồn nhẹ như khúc nhạc dạo đầu, vạt áo em xưa, anh giữ trong tay, lời tình chợt ngỏ, em khóc bất ngờ, đêm run bóng lá, nho nhỏ trời mưa…thơ ai vậy Tính?
Có người ở xa nhờ tôi chuyển lời chào đến quỳ vàng, nhưng sáng hôm sau đi trên đường không thấy một mắt quỳ nào dòm ngó, quỳ ơi, rất tiếc, tôi muốn nhìn lại để xem cảm xúc mình có khác ngày xưa không, sau khi đã thấy được màu vàng lộng lẫy buồn trong văn Nguyễn Xuân Thiệp, người đã muốn có một cây quỳ vàng trên mộ cỏ mốt mai, lãng mạn quá tình yêu dã quỳ, nhà văn ơi. Và cũng chẳng có một cánh én nào dưới mái lầu Hotel du Parc như người kể để tôi có thể gửi cho người một chút xuân hồi tưởng, chỉ chênh vênh con gà trên đỉnh nhà thờ có lẽ là chứng nhân chung thủy của thời gian và gìn giữ kỷ niệm của người dân Đà Lạt, của người yêu Đà Lạt nay đã tản mạn những phương trời. Đến tối, đi dạo Đà lạt đêm, thì tôi thật sự thất vọng, không còn một Đà Lạt trong trầm lặng rét nữa, những người trẻ đi thành nhóm đông la hét ồn ào, đứng trên bậc thềm cao ngó xuống khu chợ Hòa Bình thì chỉ thấy người và người nườm nượp bát nháo. Bên lề thì la liệt những đống quần áo cũ bán mua tấp nập. Ôi, muốn lãng mạn một chút với Đà Lạt cũng không xong rồi. Tôi nhớ đến tiếc con đường dốc trong đêm bập bùng ánh lửa của người dân tộc bán ngo và thổ sản của họ. Ánh lửa khơi động một ấm áp tràn ngập thổi Đà Lạt hun hút vào ký ức. Đâu rồi, đâu rồi cái khí hiu hắt lạnh thơ mộng ấy? Đà Lạt như cô gái thức dậy, cắt phăng mớ tóc dài mơ, mặc quần jean áo thun nhún nhẩy vào nhịp dồn dập sống còn của khúc ca hiện đại. Thúy Anh nói, chắc dưới kia là chợ Âm Phủ. Khiêm cười, lúc nhúc ồn như kia chỉ có chợ dương phủ thôi em, quả thật là tôi cũng không đủ can đảm để bước xuống những bậc thang đi tìm chợ âm phủ trong biển người dương thế kia, cho dù rất nhớ ly sữa đậu phộng bên hông chợ. Quỳnh thì sau đó nhất định phải đến “quán chè khép một bên cửa”, không biết nghe ở đâu, cửa quán chỉ mở già nửa, không phải để ngăn ngừa cái huyên náo bên ngoài mà là nhét vào những lộn xộn nhất có thể của một quán chè đêm…Tôi cùng các em vội vã ăn và vội vã quay về. Thế là không sữa đậu nành nóng, không hạt dẻ ấm trong túi áo, và tiếc thay tôi cũng không có kỷ niệm nhiều với Đà Lạt để mang mình đi đến với Đà Lạt sang trọng trầm lặng ngày cũ. Cứ thế mà phơi mình đi giữa một không khí Đà Lạt bị cày xới thô bạo bởi những mỹ quan kiểu mới. Muốn nhắn nhủ với những ai yêu Đà Lạt, có về hãy trang bị cho đủ đầy nỗi nhớ và chiếc áo giáp của kỷ niệm để chống đỡ với những bất ngờ của Đà Lạt. Hôm rời Đà Lạt khi đi qua đèo Bảo Lộc, tự nhiên nhớ lời dặn dò cột tóc của nhạc sĩ họ Trịnh với hồng nhan tri kỷ…Trong tôi không có một lời hẹn nào để trở lại Đà Lạt. Và coi như vẫn còn đó, một giấc mơ chưa thành.

Một đêm, tôi nói, mai mẹ về lại Mỹ rồi (nhớ hôm ở Mỹ, cũng nói, mai mẹ về Sài Gòn rồi, hai nơi đều là về cả, là sao), con trai Khánh Chương ôm vai, ngập ngừng, bây giờ cho mẹ bịnh đi, cũng được để mẹ ở lại thêm nữa nhen mẹ… Hạnh nói, con trai nhớ mẹ rồi đấy mẹ ơi. Hình như đêm đang ngừng trôi, phải không, những giọt đêm khẽ khàng ru tôi từng nhịp ấm của hạt lệ. A, tôi biết rồi tôi đã lần theo nhịp đập trái tim hai đứa con yêu dấu này để về. Về đây, và đang nằm ngủ trên chiếc giường ba tôi đã ngủ năm nào. Nghe dòng sông thế hệ nhịp nhàng từ ba mẹ tôi đến tôi, rồi các con tôi, và kia bùng reo, cô cháu nhỏ. Hôm rời Sài Gòn, đang kéo hành lý ra cổng, chị Liên nhắc, thắp nhang ba chưa? Tôi vội chạy lên lầu, là để cho chị vui thôi, chứ ngày nào tôi chẳng lên nhìn và nói với ba đôi lời. Nhưng ba tôi đâu riêng ở đây, nơi nào mà trái tim các con ông còn đập, thì ông ở đó.

Và Sài Gòn, mãi mãi là một hơi thở, của tôi. Những kỷ niệm thuộc về Sài Gòn như một tấm khiên che chắn cho tôi bớt hụt hẫng về những đổi thay, hóa ra tôi chẳng phút giây nào nhìn thành phố này bằng con mắt xác phàm, chẳng thấy gì cả ngoài một Sài Gòn đầm đìa kỷ niệm. A, tôi lần theo hoa rụng tuổi thanh xuân mộng ảo mà về đấy thôi.


Chỉ một nơi ở Sài Gòn bây giờ tôi bước đi không bằng ký ức. Con đường bờ kè kênh Nhiêu Lộc. Tôi bước dọc theo con đường mới mẻ, cái nhìn mở ra vui như nắng đang xiên qua những hàng liễu rủ, gió thổi thốc từ phía ngôi chùa xa cạnh Viện Đại Học Vạn Hạnh xưa làm tóc tôi bay, tôi không thể tưởng là mình đang đứng bên dòng kênh khẳm đen nhếch nhác khi xưa, có lẽ lần sau Khánh về thì nước kênh sẽ trong. Giọng anh tôi nhỏ nhưng có vẻ như anh đang nói về một công trình của mình. Điều ấy làm tôi vui. Tôi nói, nếu nước kênh trong, nhớ nói để Khánh về. Tôi đang nghĩ đến chuyện cổ tích, soi xuống dòng trong để tỏ mặt mày… tất cả sẽ đổi thay như kênh Nhiêu Lộc này, những vẩn đục sẽ lắng xuống để dòng trong.


Nhớ nói cho em biết khi nước kênh Nhiêu Lộc trong nhé, anh Khải.
Vậy là tôi có một lời hẹn với Sài Gòn rồi. Và, nếu có, thì tôi cũng sẽ về vào mùa mưa để tiếng mưa trả lại cho tôi những lời tình tự.


Nguyễn Thị Khánh Minh

Friday, December 28, 2012

trần thiện hiệp * phủi tay còn lại túi thơ




trải đời
xóa mấy cuộc cờ
trắng tay còn lại túi thơ gối đầu
người xưa trả ấn công hầu
vẫn vui lều cỏ rượu bầu tu tiên

nhìn quanh
tri kỷ, bạn hiền
cuộc chơi bỏ dở, cõi riêng đã về
trần gian ảo ảnh bờ mê,
ta xin an tịnh bên bờ đạo tâm
đêm thu
lá úa rơi thầm
vỗ về con chữ nẩy mầm nụ thơ
thuyền trăng cặp bến sông chờ
em về sưởi ấm những mơ ước thầm
rượu đào
một ngọn đèn chong
so dây thánh thót tiếng lòng an nhiên
tóc em dòng suối thật hiền
cuốn trôi tạp niệm, ưu phền trầm luân

trần thiện hiệp

Thursday, December 27, 2012

Văn Quang * Từ đâu sinh ra những quy định lạ đời?


Như bạn đọc đã biết kiểu thi tuyển công chức “loạn” thế nào rồi. Ở ngay tại thủ đô Hà Nội, chuyện chạy hàng trăm triệu cho các quan giám khảo gần như công khai. Và bây giờ, mỗi ngày một phát triển nên không còn là “chạy chức” nữa mà là “đấu thầu chức”...
Cũng bởi cái “kỹ nghệ thi cử và chạy chọt” ấy nên thi tuyển cán bộ chỉ tuyển được quá nhiều anh dốt. Vì có nhiều cán bộ “không đủ khả năng” nên mới phát sinh ra nhiều quy định “trái khoáy, vạy đuôi”. Các ông “cán” này ý kiến ý cò với các sếp hoặc chính các ông ấy bày ra nhiều “quốc sách” dở ẹc khiến người dân lo lắng, hoang mang, đến ngay cả các “cơ quan chức năng” cũng bối rối cành hoa, không biết phải thực thi nhiệm vụ như thế nào.
Hầu như khi soạn thảo những quy định mới đó, người soạn không cần biết đến luật pháp hiện hành và không chú ý đến việc nó sẽ gây ảnh hưởng tới cuộc sống của người dân như thế nào. Nếu có cũng chỉ là làm qua loa chiếu lệ, miễn là cái quy định ấy được chào đời để gọi là có “sáng kiến” cải tổ, có “phương án” đóng góp vào sự văn minh tiến bộ của xã hội. Sáng kiến trở thành “tối kiến”. Một phần lớn là do việc tuyển chọn… người bất tài ra giúp nước đã và đang gây ra những hậu quả tai hại khôn lường.
Không còn là “chạy chức” mà là “đấu thầu chức”.
Cho đến hôm nay, chuyện chạy tiền vài trăm triệu để “ra giúp nước”, cùng với chuyện 30% cán bộ (hay hơn nữa) không đủ khả năng ở hầu hết các cơ quan nhà nước đang được dư luận khắp nơi hâm nóng ngày càng sôi nổi. Nhiều người dân “bức xúc quá” phải lên tiếng trên các diễn đàn, các báo chí hoặc “bàn luận” công khai tại các quán cà phê bình dân, các bến xe đò… Sau đây chỉ là một số trong hàng trăm, hàng ngàn ý kiến của nhiều thành phần dân chúng:
- Ông Lê Văn Cuông, nguyên phó trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa - một trong những “ông nghị” chất vấn nhiều nhất trên diễn đàn Quốc hội về chuyện chạy quyền, chạy chức, ông kể: “Có lần tôi chất vấn bộ trưởng Bộ Nội vụ thì bị chất vấn ngược lại là hãy chỉ cho ông ấy biết đó là ai. Sau đó, tôi có chỉ ra 2 công dân chuyển cho tôi 2 lá thư, tôi đă chuyển cho bộ trưởng nhưng bộ trưởng lại chuyển xuống địa phương, địa phương báo cáo lại và bộ trưởng gửi cho tôi”.
Đúng là “nghịch cảnh” thiệt! Như thế mọi chuyện… cứ như không hề có, không có chất vấn và cũng chẳng có trả lời. Đâu hoàn đấy. Dzui như đi xem kịch vậy.
Ông Cuông nói tiếp: “Giờ ở Thanh Hóa thôi, tôi nghe nhiều phản ánh cũng tới hàng trăm triệu, Hà Nội mà bỏ ra 100 triệu đồng để làm công chức là còn ít đấy”. Theo ông Cuông, “bây giờ không phải chạy nữa mà đã là đấu thầu, ai bỏ tiền cao hơn thì được ngồi vào vị trí đó. Vị trí càng nhiều bổng lộc thì giá đấu thầu càng cao”.

Nói như rồng leo, làm như mèo mửa

- Bạn Nguyễn Sỹ Tỉnhxin bổ sung: “Khoảng 30% không làm được việc + 30% không chịu làm việc. Những đối tượng này đã không làm việc nhưng lại thích hưởng thụ, ăn nhậu, chơi bời, picnic, chùa chiền, chơi golf, đánh tennis, một số thì đua đòi, làm đẹp, thời gian ở siêu thị, tiệm thời trang, cửa hàng làm đầu nhiều hơn ở công sở. Nếu có làm tý việc thì đòi hỏi chế độ nọ, chế độ kia, Nói như rồng leo, làm như mèo mửa, Làm thì láo, báo cáo thì hay, Nịnh trên, lừa dưới… Muốn kinh tế, xã hội phát triển, đất nước phát triển, thì phải cải cách hành chính một cách thực sự, khơi thông các nút thắt, thanh lọc, loại bỏ những cán bộ, công chức… dởm”.
- Chị Nguyễn Thị T. kể thêm: “phải có tình” mới có chức có quyền được.
“Rất đúng. Ngay cơ quan tôi cũng thế. Có tiền, thậm chí có tình là có chức có quyền. Còn không thì... dẹp. Có anh giám đốc xí nghiệp chưa có bằng phổ thông rồi đùng đùng nộp bằng đại học, rồi được đi học chuyên viên chính và bây giờ mức lương cao ngất ngưởng. Có con bé ngày trước chỉ là công nhân xí nghiệp, có ông chú làm trưởng phòng tổ chức,sau được lên làm nhân viên phòng tổ chức, rồi cặp kè với sếp, phục vụ sếp chu đáo hơn phục vụ chồng con ở nhà. Rồi đùng đùng lên làm Phó Phòng Kế hoạch đầu tư. Thiết nghĩ mà ngán ngẩm nên dù mình bằng ĐH chính quy hẳn hoi cũng chẳng muốn phấn đấu. Vì có phấn đấu mà không có tiền, không có "Chút tình" với các xếp thì cũng zeerroo. Ôi....buồn!”.

Đấu giá từ chức tước từ phó ban đến trưởng phòng

- Bạn Thiếu Sơn lại bổ túc việc đấu giá chức tước: “Con số 30% tôi e là còn khiêm tốn. Hiện tượng mua việc làm (bỏ ra khoảng 100 đến 200 triệu) để xin vào một cơ quan nào đó... Rồi lại một khoản như vậy nữa khi đến kỳ thi tuyển công chức... Tệ nạn này dân biết, cán bộ, quan chức đều biết. Rồi đến chuyển nhân viên tham giá đấu giá các chức phó phòng, phó ban. Các phó lại tham gia đấu giá cái ghế trưởng phòng... Hỏi rằng công chức và lãnh đạo địa phương (không phải tất cả nhưng có lẽ trên 50%) như vậy thì trên cả nước ta con số 30% công chức không đủ yêu cầu có lẽ còn do thống kê chưa đầy đủ”.
- Bạn Công Tâm chưa đồng ý: “Tôi chưa đồng ý lắm vì thực tế là trên 50% công chức không làm được việc, 40% lãnh đạo ngồi vào vị trí cho oai”.
- Bạn Đoàn Anh Duy tăng tỉ lệ lên 70%:"Thi công chức với giá trên 100 triệu thì 30% không làm được việc là không đúng đâu, tôi nghĩ những trường hợp thi bằng tiền để ngồi vào ghế công chức thì phải đến 70% là không biết làm việc mới đúng”.
- Bạn Lương Đình Quang nêu sự việc cụ thể: “Tôi xin đơn cử 1 vài ví dụ điển hình về việc tuyển dụng như sau: Ở 1 trường đại học nọ tại Huế, con của 1 vị tiến sĩ làm trưởng ban đào tạo sau đại học học ko có trình độ gì cả, ấy thế mà vị đó đã dùng nhiều ma thuật để con mình ở lại trường, các vị thanh tra có muốn hỏi tôi xin cung cấp thông tin cho. Một giảng viên dạy về tin học cho 1 môn chuyên nghành, ấy vậy mà vị giảng viên ấy còn chưa biết môn mình dạy sử dụng phần mềm gì. Ở Thanh Hóa, có con 1 vị nọ, tốt nghiệp đại học loại khá,ra trường sau 20 ngày có việc, hẳn nhiên là chạy chọt mà tôi biết rất rõ, trong khi đó 1 sinh viên loại giỏi ra trường đã 2 năm, cái ông xin việc cho chàng sinh viên loại khá kia nói, mày đưa chú 50 triệu chú xin cho mày (quá rẻ!?). Ở Ninh Bình, có 1 cô nọ chạy chọt được vào viên chức (không phải công chức) đâu nhé, trình độ thì không làm được việc... Thực ra vấn đề này mà nói ra thì nhiều lắm, nhưng vì tôi không có thời gian, mà cũng không muốn nói nữa! Nay bức xúc quá nên mạn phép bày tỏ đôi lời, có gì mong các bác thể tình lượng thứ!”.

Sáng kiến thành tối kiến

Không nói là còn nhiều hơn như ý kiến của các bạn đã nêu, nếu con số 30% là chính xác thì hậu quả của nó đã thật khủng khiếp. Không chỉ trả lương hàng tháng cho hàng triệu kẻ ăn không ngồi rồi, nhà nước mà cụ thể là tiền thuế của dân phải còng lưng gánh thêm rất nhiều các khoản chi khác như điện nước, phòng ốc, xăng xe cùng hàng loạt các khoản bảo hiểm, ốm đau, lễ tết… Và không chỉ ngày hôm nay mà mãi mãi về sau, cả khi họ đã về hưu vẫn tháng tháng lĩnh lương.
Đó là chưa kể những kẻ lười biếng thường kèn cựa với người chăm chỉ. Kẻ bất tài thường ghen ghét với người có năng lực. Đó là bi kịch! Có anh dốt lại cố bày ra “sáng kiến” này chủ trương nọ để tỏ ra mình… cũng có tài.

Những quy định khiến người dân choáng váng

Một phần vì thế, thời gian gần đây, chỉ trong một thời gian ngắn, hàng loạt quy định “lạ đời” được ban hành hoặc đề nghị ban hành. Từ quy định “xe chính chủ”, “thịt 8 giờ”... cho đến gần đây quy định về đổi chứng minh nhân dân mẫu mới 12 chữ số, rồi ý tưởng “nhà hàng chỉ tổ chức tiệc cưới khi có giấy kết hôn”. Những quy định thiếu tính thực tế, “không khả thi” được đưa ra liên tiếp khiến người dân ngơ ngác.
Người dân còn nhớ đến những quy định từng “gây sóng gió”, bất bình trong dư luận như “thấp bé, nhẹ cân, ngực lép… không được lái xe” theo quyết định của Bộ Y Tế, “đi xe theo ngày chẵn lẻ” theo đề nghị của Sở Giao thông Vận tải TP Sàigòn, nhất là lệnh “khâu miệng túi áo những cán bộ đứng ở trạm kiểm soát giao thông” khiến không ai nhịn được cười. Mời bạn đọc “ôn cố tri tân” lan man một tí về cái lệnh mà người dân gọi là “lệnh lạc chết tiệt” này để có dịp cười… bằng thích nhân dịp vui Giáng Sinh đón Năm Mới.

Nhớ lại cái lệnh “khâu túi áo”

Vào khoảng tháng 6 năm 2006, Khu quản lý Đường bộ II (Cục Đường bộ, Bộ Giao thông vận tải Việt Nam) đã “phát minh” một biện pháp “chống tiêu cực” rất ly kỳ, có thể gọi là hết sức quái đản: yêu cầu tất cả cán bộ, nhân viên của các trạm thu phí phải khâu túi quần, túi áo của mình lại! Lắm người còn tưởng là chuyện khôi hài, cho đến khi thấy tận mắt những ông ở trạm kiểm soát tự khâu túi áo túi quần mới dám tin là có “lệnh” thật.
- Nhờ vợ khâu túi áo bị vợ chê là mộng du
Trước quy định của cấp trên, anh T.M.T không biết phải “báo cáo” với cô vợ mới cưới như thế nào, nhờ mẹ thì lại càng dở. Tính toán mãi, đến đêm hôm trước ngày quy định có hiệu lực, T. phải tự làm lấy. Nửa đêm chờ vợ ngủ, T. mới lọ mọ dậy tìm kim chỉ tự khâu túi quần, túi áo của mình. Chiếc túi quần mới khâu được một nửa, cô vợ thức giấc. T. giải thích thế nào vợ anh cũng không tin, cho rằng T. bị mộng du. Khi biết đó là quy định của cơ quan, vợ T. chép miệng: “Đúng là ngớ ngẩn!”.
Anh T.B.C lại gặp phải sự khó xử khác. Anh than thở: “Tôi có hai đứa con, đứa lớn 13 tuổi, đứa nhỏ 10 tuổi. Nếu chúng nhìn thấy tôi tự khâu túi quần, túi áo lại, chắc chắn sẽ thắc mắc, thậm chí nghĩ bố mình ăn cắp, ăn trộm nên cơ quan mới bắt làm như thế. Đành phải đợi chúng ngủ rồi nhờ vợ khâu giúp. Nói mãi vợ tôi mới tin, tin rồi thì bà ấy lại ôm bụng cười”.
- Còn nhiều cái phải khâu nữa, các cụ tính thử xem
Cũng may mà cái lệnh “chết tiệt” kia vừa ra, gặp phản ứng dữ dội quá nên đã phải xóa sổ làm lại. Khu quản lý Đường bộ II đã ra thông báo gửi các đơn vị quản lý và sửa chữa đường bộ yêu cầu dừng ngay việc khâu túi của cán bộ, nhân viên các trạm thu phí.
Dù sao đây cũng là một chuyện khôi hài nhất trong lịch sử “dựng nước và giữ nước” của dân tộc ta, đáng ghi vào sách Guinness của thế giới về những cái lệnh ngốc nghếch nhất trên thế giới.
Nếu cái lệnh được thực hiện trong toàn quốc với các cơ quan khác, sẽ có lúc các quan chức phải khâu luôn cái miệng. Nhưng khâu cái miệng chắc là chưa đủ? Còn phải khâu nhiều thứ khác. Bởi những anh tham nhũng không chỉ có “ăn” mà còn “chơi” nữa. Cái khoản “chơi” này mới dữ hơn “ăn”. Vậy các cụ thử lẩm cẩm tính xem chống tham nhũng như thế thì các quan chức (kể cả quan ông và quan bà) ngồi ở các vị trí “nhạy cảm” còn phải khâu những cái gì nữa?!
Tôi đề nghị bạn đọc nhớ lại chuyện này để chứng minh rằng “thứ lệnh lạc ba trợn” nào cũng có thể có được trong thời buổi này.

Đổi Chứng Minh Nhân Dân mới

Mọi chuyện đang yên lành, bỗng cả nước nghe tin sẽ đổi lại Chứng Minh Nhân Dân (CMND) mới. Đây là chuyện đang làm các cơ quan lúng túng nhất kể từ khi ban hành nghị định 170/2007/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 05/1999/NĐ-CP về CMND. Nghị định này đã nhanh chóng được làm thí điểm tại 3 quận, huyện ở Hà Nội là Tây Hồ, Từ Liêm và Hoàng Mai. Theo Tổng cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự an toàn xã hội (Tổng cục VII) - Bộ Công an thì không ai phàn nàn gì nên từ nay đến hết năm 2013, sẽ tiếp tục cấp CMND mới trên toàn TP và mở rộng ra nhiều địa phương phía Bắc như Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình…
Nhưng thực tế cho thấy, ngay sau đó đã gặp phản ứng mạnh mẽ từ phía người dân và ngay cả những người hiểu biết pháp luật và cơ quan pháp luật cũng nhận thấy quyết định này vi phạm quyền công dân, làm phiền cho dân, không mang lại hiệu quả gì mới. Hãy nghe dư luận của ngừoi dân trước
- Làm khó người dân như thế nào?
- Ông Chu Văn Khanh, Trưởng Phòng Công chứng A1, Chủ tịch Hội Công chứng Hà Nội, cho biết đã có không ít người dân gặp rắc rối trong lúc làm các thủ tục mua bán tài sản khi CMND mới có 12 số thay vì 9 số như trước đây. Nhiều trường hợp công chứng vẫn làm xong nhưng khi gửi sang Phòng Tài nguyên - Môi trường thì bị trả lại, yêu cầu phải bổ sung giấy tờ chứng minh việc thay đổi CMND. Ông Khanh nêu thực trạng: “Khổ nhất là những trường hợp trước đây làm giấy tờ ủy quyền tài sản nhưng bây giờ muốn làm thủ tục sang tên thì cơ quan Nhà nước yêu cầu phải có xác nhận thay đổi CMND của cả người ủy quyền”.
- Bạn Thanh Lan nêu nhiều chuyện phiền hà khác: “Việc cấp lại CMND quá tốn kêm, quá mất việc, qua phiền hà trong giao dịch. Sổ đỏ, Hợp đồng kinh tế, giấy tờ xe, giấy tờ tài sản, đăng ký kết hôn, bằng đại hoc..... và rất nhiều thứ khác đều mang số CMND cũ. Bây giờ bắt thay CMND mới chỉ ghi thêm tên bố mẹ. Thật khổ mà tốn kém. Cả nước làm lại CMND mất hết 4 nghìn 900 tỷ đồng. Chưa nói mất công, mất sức”.
- Bạn đọc Nguyễn Gia Huy cho rằng, đại diện Bộ Công an cho rằng “Con cái nên tự hào việc đưa tên cha mẹ vào CMND là chỉ mới thấy mặt thuận lợi. Còn mặt trái của vấn đề này phức tạp hơn nhiều. Ví dụ: mồ côi cha mẹ thì cứ mỗi lần nhìn thấy CMND của mình thì một lần phải nhắc lại nỗi đau này. Hoặc cha mẹ là tử tù, hoặc sinh ra từ ống nghiệm... thì điều này sẽ luôn đè nặng lên tâm trí họ. Bạn đọc này cho rằng CMND mới thuận lợi nhất cho những ai là con ông, cháu cha, có thể lòe thiên hạ, tận dụng tên tuổi của cha mẹ để ứng phó với xã hội, thực hiện những giao dịch trong cuộc sống”.
- Bạn đọc tên Cu Li, dẫn chứng sự bất cập của CMND mới: “Dân số Việt Nam khoảng trên 80 triệu người, ước chừng bằng nước Pháp, ít hơn nước Mỹ gấp 3 lần, ít hơn Trung Quốc đến mười mấy lần vậy mà CMND của các nước đó có cần phải ghi nhiều như vậy đâu? Vậy mà họ vẫn làm việc được như thường. Còn ở ta thì sao lại rối rắm như thế”.
- Đến mặt pháp lý cũng sai
- Theo TS Lê Hồng Sơn, Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật (Bộ Tư pháp), sau khi nghiên cứu quy định cho phép đưa tên cha mẹ lên CMND, cục đã phát hiện điều này trái với Bộ Luật Dân sự và Công ước Quốc tế về quyền trẻ em mà Việt Nam đã ký tham gia từ năm 1989.
Hơn nữa, điều 38 Bộ Luật Dân sự 2005 về quyền bí mật đời tư thì người mẹ có quyền giữ kín thông tin về người cha và nếu thủ tục hành chính yêu cầu ghi tên cha mẹ đứa bé thì sẽ xâm phạm quyền bí mật đời tư được quy định tại điều này.
- Phải dừng ngay
- TS Nguyễn Đình Lộc, nguyên bộ trưởng Bộ Tư pháp, cho rằng việc đưa tên cha mẹ lên CMND là không cần thiết và phải dừng ngay. Ông nói: “Việc đưa nguồn gốc con người lên CMND rất dễ gây xúc động, tâm lý không tốt với nhiều người đã có cha mẹ mất từ lâu, thiếu cha, mẹ hoặc sinh ra đã không biết cha mẹ là ai. Dù Bộ Công an giải thích những trường hợp này có thể để trống nhưng thử hỏi khi ấy công dân sẽ cảm thấy tủi thân, xấu hổ ra sao khi đưa CMND ra cho người khác xem.
“Quan điểm của tôi là không thể thực hiện quy định này. Bây giờ vẫn đang trong thời gian thí điểm, tác động chưa nhiều tới đông đảo dư luận nhân dân nên Chính phủ vẫn có thểyêu cầu dừng lại”.
- Bộ Tư pháp sẵn sàng nhận khuyết điểm
- Đại diện Bộ Tư pháp cho biết lãnh đạo bộ đã giao các cục, vụ chức năng nghiên cứu kỹ về tính hợp pháp, hợp lý của Nghị định 170/2007/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 05/1999/NĐ-CP về CMND.Nếu xét thấy việc thẩm định Nghị định 05 và sau đó là Nghị định 170 có sơ suất, để lọt quy định cho phép CMND ghi họ tên cha mẹ công dân thì Bộ Tư pháp sẽ không chối bỏ trách nhiệm của mình và sẵn sàng thừa nhận khuyết điểm với Chính phủ.
- Vi phạm nguyên lý sơ đẳng
Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Kỷ, một cán bộ là cán bộ nghiên cứu lâu năm trong ngành công an về nhận dạng vân tay và ứng dụng để điện tử hóa các hệ thống căn cước cho rằng ông đã có văn bản gửi cơ quan chức năng đề nghị ngừng ngay việc cấp CMND mới vì nó vi phạm các nguyên lý sơ đẳng của hệ căn cước. Ông Kỷ cho biết:Thứ nhất: Khi đã được điện tử hóa, kết nối thông tin với nhiều phân hệ khác, chúng ta sẽ có hàng trăm thông tin về công dân chứ không riêng gì tên cha mẹ.
Thứ hai: Số CMND cũ 9 chữ số đã bám rễ sâu trong tất cả các ngành, trong hộ tịch, hộ khẩu, sổ đỏ, mã số thuế, thẻ ngân hàng, bằng lái xe, hộ chiếu... Nay nếu thay đổi số mới là phá hoại mọi thành quả 36 năm qua và phải mất 36 năm nữa để theo kịp hôm nay.
Thứ ba:CMND mới vẫn dùng 9 chữ số như cũ, không phải chuyển sang 12 chữ số, vì với 2 ký tự đầu làm mã serie cấp tỉnh ta có thể đánh số thoải mái, đủ cho dân số cả trái đất…
- Bế tắc, tiến hay lùi?
Xem ra vụ CMND mới này đang gặp bế tắc, đã làm thí điểm ở 3 quận Hà Nội rồi, tất nhiên việc chuẩn bị cho tất cả các nơi khác cũng đã xong, nghe đâu chi phí hết 4 ngàn 900 tỷ đồng. Bỏ đi là quá phí phạm, giữ lại không biết để làm gì. Ngưng hay tiếp tục đang làm đau đầu cả quan và dân. Những nghị định quan trọng đến toàn dân như thế mà còn dằng co giữa đúng và sai, giữa nên và không quả thật là một chuyện rất lạ. Lạ hơn cả chuyện “may túi áo mấy bác ở trạm thu phí” bởi dù sao cái quy định đó chỉ ảnh hưởng tới một số ít người. Còn đây là chuyện lớn của quốc gia.
Trong kỳ sau, tôi sẽ phân tích đến một số quy định khác đang làm dư luận xôn xao. - (VQ)

20-12-2012

hoànglonghải * Bàn về chữ dâm trong truyện Kiều và luân lý của người Việt.


Phê bình tổng quát nhứt có lẽ là Linh Mục Sảng Đình Nguyễn văn Thích. Ông dẫn chứng ngay trong câu mở đầu của truyện Kiều, và cho rằng đó là truyện phong tình (“Phong tình cổ lục còn truyền sử xanh”) thì không nên cho học trò học (1).

Thanh Trí * NGỦ QUÊN MỘT MÙA






Mùa ni cây ci đứng trơ xương
Đợi giá lnh về phủ áo đông
Lắng im hơi thlùa tuyết trắng
Nhuộm cả Đất Trời một màu buồn

Nghe tng ththịt từng cành bung
Từng tiếng răng rắc tiếng nhạc cuồng
R cây gi mình ôm thân cóng
Mt mỏi ngủ quên mt mùa tròn

   thanh trí