văn hữu vườn tao ngộ

Nơi lưu trữ tác phẩm của PBTD và thân hữu. Liên lạc: phanbathuyduong@gmail.com

Wednesday, July 28, 2021

BÙI NGỌC TUẤN ** Lời gửi HồngHiển


Em về để áo lại đây

Khuya anh đắp mặt cho đầy giấc mơ

Áo vương đôi sợi tóc tơ

Hương em thoảng nhẹ còn như bên người

 

Ngoài sân động tiếng lá rơi

Lòng anh giông gió tơi bời nhớ thương

Quơ tay - lạnh gối, rộng giường

Gọi tên HồngHiển nghe còn tiếng thưa

NGUYỄN PHAN NGỌC AN ** Vầng trăng u Lan


Tiếng phi cơ hạ cánh rào rào trên phi đạo, Thy giật mình nhảy nhỏm khỏi ghế ngồi để ngắm nhìn thành phố thân yêu đã suốt một thời nuôi nấng ấp ủ nàng…

Trời về khuya khí hậu mát mẻ, cảnh vật im lìm ngoài tiếng động cơ hạ cánh, bởi vậy Thy thích du lịch Việt Nam vào thời điểm này…nàng khoan khoái thở một hơi dài nhẹ nhõm, mừng đã thoát được cái ghế tội tình kia !

Tuesday, July 27, 2021

VÕ THỊ ĐIỀM ĐẠM ** Bụi phấn


– Má! Ngày mốt là Ngày Thày Cô Giáo, má mua quà cho cô giáo chưa?

– Má định sáng hôm đó má mua bông tặng cô.

– Không được.

– Sao vậy? Thôi má mua hộp bánh nha?

– Không được.

– Cũng không được? Năm nào mình cũng tặng bánh hay bông mà. Vậy con thích tặng gì cho cô giáo?

– Con không biết, con thấy năm ngoái đứa nào cũng tặng cô một cái phong bì, có một mình con là tặng bông.

NGÔ NGUYÊN NGHIỄM ** Đường gian nan chạy suốt kiếp người


Bóng dáng của Vũ Hữu Định như một con ngựa hoang, ngày tháng chất chồng trên vó ngược mà chính bản thân chủ nhân cũng không lường trước được phương hướng để định vị cuộc đời trước mặt. Đã là hóa thân loài ngựa hoang, sự thuần hóa là điều không tưởng, bước đi nhảy vọt không hai chắn mắt, vì vậy hướng tương lai như chiếc bóng phù ảo, cứ chạy đuổi miệt mài trong cái hư không vô cùng tận. Có lẽ định mệnh quy cách cho một số phận đầy nghiệt ngã, khiến Vũ Hữu Định cứ rong cương cất vó vô định hình trong không gian lưu trú, lãng bạt suốt bề dài tuổi thanh niên. Cũng có lẽ bao nhiêu bất trắc cứ đổ đầy trên số phận nhà thơ, đem tất cả phong trần thế gian phủ chụp cho nát nhàu kiếp số. Long đong và nghiệt ngã bám đầy trên vai áo Vũ Hữu Định không biết bắt đầu từ lúc nào, nhưng khi anh gặp tôi tại Sài Gòn, hình như gió bụi cộng sinh đã là chiếc bóng gắn chặt vào cuộc đời, không tách rời khỏi được số phận và thơ Vũ Hữu Định. 

HUY VĂN ** 40 Năm nhớ biển và người


Biển vỗ sóng rì rào dưới ánh trăng vằng vặc. Con đường tản bộ dọc theo bãi tắm đông nghẹt người qua lại. Ánh điện từ hàng quán vươn đến sân khấu lộ thiên, trải dài xuống tận mé nước. Chương trình nhạc sống giúp vui du khách thu hút một số lượng khán giả đáng kể, đa số là những mái đầu đã nhuốm màu gió sương. Họ đang say sưa thưởng thức từng giai điệu đã một thời vang bóng, đa số bài hát là những ca khúc nổi tiếng trong thời Hippie của chính họ.

Monday, July 26, 2021

TIỂU TỬ ** Tiết Nhơn Quí

Tiết Nhân Quý 1 Mình Đại Chiến 10 Vạn Quân Giết Phản Tặc Cứu Vua | Đại  Nguyên Soái | Vua Phim👑 - Truthabouttoyota


Trước ngày 30 tháng tư 1975, trong cơn sốt di tản, tôi chen lấn đẩy được vợ con lên trực thăng.  Thằng Mỹ đen thòng người xuống,  vừa kéo tôi lên vừa la lớn cho đồng bọn : ‘’Bốc lên! Bốc nhanh lên! Đầy ứ rồi!‘’ Chân tôi vừa chạm sàn trực thăng thì vợ tôi làm rớt cái xắc da xuống đám ngừơi đang xô đẩy nhau phía dưới.  Như cái máy,  tôi phóng xuống theo ! Khi tôi giành giựt lại được cái xắc thì chiếc trực thăng đã bay đi xa. Tôi ôm cứng cái xắc trứơc ngực,  hổn hển nhìn theo mà nghe chết điếng trong lòng…

HÀ CẨM TÂM ** Ngựa Chứng Trên Tường Giấy

hacamtam       

tranh Hà Cẩm Tâm


Vào mùa đông 1978  có làm một cuộc triển lãm cá nhân tranh sơn dầu tại trường đại học Washington state. Tôi thường làm triển lãm riêng một mình - vì thói quen từ trong máu trong xương-, lâu thật lâu mới triển lãm chung nhóm. Làm ra tranh là làm lao động tinh thần và chân tay. Người mẹ bụng mang dạ chửa 9 tháng 10 ngày- có khi sớm hay muộn hơn hai ba tuần hoặc một vài tháng- mới sinh được đứa con đẹp ngoan, lại cũng có khi không đẹp không ngoan. Người họa sĩ đầu chửa, óc mang đứa con tinh thần nhiều khi cả mấy năm hay mấy chục năm mà chẳng bao giờ nở nhụy khai hoa, vẫn mịt mờ bóng chim tăm cá. Lại có nhiều khi anh ta hay chị ta mới thai nghén trong một vài ngày an ổn bình thường mây trắng trời xanh thì hạ sinh được đứa con vừa xấu lại vừa vô duyên hoặc trong tâm trạng khủng hoảng bất thường của một vài đêm nổi cơn điên loạn thì chàng ta nàng ta lại đẻ ra đứa con uy nghi lẫy lừng nam phương hoàng tử. Cũng có khi sinh đôi sinh ba, không đứa nào giống đứa nào nhưng tất cả đều là những giấc mơ kỳ ảo hiển lộ rong chơi trên khung bố huy hoàng.  Tông và gam. Màu và sắc và sự lặng thinh, hơn biết bao lần cái lưỡi và bao nhiêu cuộc họp hành.

M.H.HOÀI-LINH-PHƯƠNG ** Ý Nghĩ Rời Trong Một Ngày Mưa Tháng Hạ.


Hình như thành phố tôi đang ở trời buồn nhiều hơn vui. Mùa đông dài chín tháng, rét căm căm, cắn răng mà khóc. Mùa xuân lẫn trong mùa đông co ro, ẩm ướt, hai tháng mùa hạ oi nồng, một tháng mùa thu tình thơ vội vàng chợt đi, chợt đến, cho đủ một năm mịt mùng, thinh lặng đi qua.. 


Ngày mùa đông, những ngón tay lồng vào nhau vẫn không đủ ấm. Tóc xỏa dài vẫn nghe buốt giá trong từng hơi thở, dù ký ức có quyện tròn môi mắt của người tình xưa. Tôi không thể kêu trời, vì trời quay mặt. Tôi không thể kêu đất, vì đất không nghe, chưa đến lúc gọi tên tôi về.

Sunday, July 25, 2021

PHAN BÁ THUỴ DƯƠNG ** Ngày Về An Hữu



Từng cơn mê đắm run theo gió

Đậu gót chân sen em mỹ miều

Mương lạch nào say quên tình tự

Nên hồn rêu đá cũng đìu hiu


Có phải sáng nay em chải tóc

Cho chim đắm đuối rủ nhau về

Cũng bởi chiều nay hoa kết mật

Làm bướm chập chờn lạc hướng quê

HẠC THÀNH HOA ** Người tình thành phố


Tám năm rồi đó người tình thành phố. Càng gần em càng thấy cô đơn. Ta yếu đuối như loài hoa mắc cỡ. Nếu đau thương chỉ xếp lá lặng buồn. Ngày gió tím đưa ta về xứ lạ. Đã hụt hơi từ những bước đầu. Bởi định mệnh ném vào đời sớm quá 


Lúc lên đường còn ngỡ chiêm bao. Buổi gặp em lòng chợt buồn vô hạn. Mơ hồ như trời đất bốc thành hơi… Đành trở về đây tìm nơi nương náu. Sau lần chết hụt bến trăng sao. Chưa tỉnh hồn nên vẫn còn run sợ. Ngơ ngác tìm hoài một chỗ đất cao

ĐÀM TRUNG PHÁP ** Gìn vàng giữ ngọc cho tiếng Việt truyền thống tại hải ngoại


Phải khốn khổ giã biệt miền Nam khi bị cộng quân miền Bắc xâm chiếm cuối tháng 4 năm 1975, chúng ta mang theo được gì? Của cải, danh vọng, bà con thân thuộc, bạn bè thì không, nhưng chúng ta mang theo được văn hóa và ngôn ngữ Việt Nam truyền thống ra hải ngoại với chúng ta. Sau hơn 40 năm tỵ nạn tại hải ngoại, chúng ta vẫn duy trì được văn hóa và ngôn ngữ đáng trân quý ấy.

VĨNH HẢO ** Bí Ẩn


Đã có mấy chục người chết khi lái xe qua ngọn đồi ấy. Cùng một cái chết giống nhau. Xe lao xuống vực thẳm khi vừa vượt lên khoảng đường cong, chỗ cao nhất.


Người ta không tin là nơi đó có oan hồn của người chết lôi kéo những người khác vào tai nạn. Nhưng dù thế nào thì do thân nhân của nhiều người đến thăm viếng, đốt nhang hay nến tưởng niệm, nơi đó được dựng lên một cái bia, cạnh một tảng đá bàng lớn. Xe qua lại, nhìn tấm bia ấy, không khỏi rùng mình.

Saturday, July 24, 2021

TRẦN VẤN LỆ ** Kính Thưa Ông Nguyễn Du

t.  

Hai Thế Kỷ rồi, ông mất...mà sao thơ Ông vẫn còn?  "Hoa trôi nước lặng đã yên / hay đâu địa ngục giữa miền trần gian!".


Thưa Ông cái nước Việt Nam / của mình đang như vậy đó!  Tang-thương-đến-hoa-đến-cỏ...cũng là lời thơ của Ông!

Lương Thư Trung ** Nhớ Sài Gòn, Qua Bài Thơ “Mai sau dù có bao giờ” của Đỗ Hồng Ngọc (1)



Giới thiệu chương trình nhạc chủ đề“Tình Ca Việt Nam” trên đài phát thanh Sài Gòn, vào đầu thập niên 1970, nhà văn Nguyễn Đình Toàn viết:

“Tình ca, những tiếng nói thiết tha và tuyệt vời của một đời người, bao giờ cũng bắt đầu từ một nơi chốn nào đó, một quê hương, một thành phố, nơi người ta đã yêu nhau.

Tất cả mùa màng, thời tiết, hoa lá, cỏ cây của cái vùng đất thần tiên đó, kết hợp lại, làm nên hạnh phúc, làm nên nỗi tiếc thương của chúng ta…”(2)

Sa Giang TRẦN TUẤN KIỆT ** Phạm Thái (Chiêu Lỳ)


Nói chuyện trên trời, dưới đất nghe

(thơ Chiêu Lỳ)


Người ta thường nói những kẻ ăn không ngồi rồi suốt ngày cứ ngắm trời, nghía đất, ăn nói vu vơ toàn những chuyện trên trời dưới đất, tất nhiên là khó có ai tin, hoặc cho là tiếu lâm bịa đặt mhảm nhí. Chuyện trên trời dưới đất của kẻ giang hồ đãng tử và chuyện trên trời dưới đất của kẻ có tầm vóc lịch sử khác nhau xa, và các khác hơn nữa là chuyện trên trời dưới đất của một thi nhân khác thường. 


Người ăn nói lừng lẫy nhất của văn học đời Lê –Tây Sơn là đại gia thi sĩ Phạm Thái – Chiêu Lỳ. Ông có tên là Phạm Đan Phượng (1757-1793). Triều Lê suy tàn, ông quảy trường kiếm chống nhau với Tây Sơn, sau thất bại, ông quy ẩn đi tu, hiệu là Phổ Chiêu thiền sư, thọ được 35 tuổi. Ông mất để lại tập Phổ Chiêu thiền sư thi văn tập. Tôi còn nhớ tác phẩm Sơ Kính Tân Trang. Điều mà tôi thích nhất về Phạm Thái là truyện Phạm Thái Trương Quỳnh Như – Vịnh Tây Hồ Phú và những vần thơ trên trời dưới đất của ông, trong lịch sử văn học cổ, chưa có người thứ hai.

Lê Ký Thương ** Bánh Căn đường phố Sài-gòn


Chén nước chấm cá kho đặc biệt chỉ có ở bánh căn Phan Thiết


Một chiều Sài Gòn lất phất mưa, chạy xe trên đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, tình cờ bắt gặp tấm biển nhỏ vỏn vẹn dòng chữ :”Bánh căn Phan Rang” treo trước căn nhà mặt tiền, lòng bỗng dưng nhớ đến hình ảnh bà Tự mỗi sáng ngồi đổ bánh căn ở cái thị xã nhỏ nhất miền Trung và cũng hiền hoà, bình yên nhất miền Trung trước năm 1975. Bánh căn vốn là món ăn dân dã, chỉ có ở miền Trung, người miền Bắc và miền Nam khi nghe nói đến, họ không thể hình dung ra là món gì.

VÕ THẠNH VĂN ** Hằng


* Tình yêu nầy thần thoại  Từ vương quốc liêu trai

Em 16 mất mẹ  Ta lên 2 mồ côi  Trời mưa râm ướt hẹ (*)  Ðời mặn nồng thắm môi

Viên Hướng ** Định Mệnh Thi Sĩ


      Thi sĩ Lê Văn Trung! Anh là hình ảnh của một tình yêu đỉnh trời rực lửa, của dòng sông cuộn trào khát vọng tri âm, của người muôn đời lung linh mộng-thực. Sóng vẫn vang trong chiều u tịch, sóng gục đầu nghiêng vách đá hoàng hôn, sóng vỗ mãi vào bờ tim gập ghềnh thảng thốt cho anh mòn tay bi ký vì lạc lõng cô liêu một con tàu không bến đỗ giữa trùng khơi.

       Hợp tan là quy luật vô thường như cánh đồng qua bốn mùa nhòa mưa vỡ nắng, anh chới với cuồng ca trên từng trang thơ trần mê đáy vực, thơ rơi thành trầm tích nằm vỗ về khoảng lặng ly tan nên giọt tâm thương mê mị thiết tha bỗng trở thành mộ khúc đặc quánh sương mù.

Hà Thúc Sinh – Xử Nữ


Người xinh, tính khép, tuy dáng đi hơi vẹo như có thương tật nơi chân, Nhi trọ nhà trên đường Chapel, sáng sáng đáp chuyến buýt sáu giờ lên trường, đã bốn năm. Ngoài bến đợi nàng hay kín đáo mở sách ôn bài, bữa nào chia trí lắm mới lọt tai chuyện của đám đồng hành chung quanh.

Friday, July 23, 2021

Ngô Nguyên Nghiễm ** Nguyễn Thụy Long, Bóng chim trên ngọn khô









NGUYỄN THỤY LONG (1938 - 2009)

 

Nhà Văn Nguyễn Thụy Long sinh ngày 09/08/ 1938 tại Hà Nội. Mất ngày 03/09/2009, lúc 14 giờ tại Bệnh viện Nhân Dân Gia Định.

Năm 1952, Ông và gia đình vào Nam sinh sống tại Sài Gòn. Cựu học sinh trường trung học Hồ Ngọc Cẩn. Sinh viên Trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Gia Định.

Cộng tác báo Ngàn Khơi với nhà văn Nhã Ca , nhật báo Sống của nhà văn Chu Tử.

NGUYỄN AN BÌNH ** BỖNG NHỚ VỀ QUÊ NHÀ



Sài Gòn những ngày giãn cách

Quắt quay lại nhớ quê nhà

Sông chia mấy mùa lau lách

Trắng mù từng đợt mưa xa.

KIỀU MỘNG HÀ, HỒ CÔNG TÂM ** Xướng Hoạ Thơ Lục Bát



BÓNG TRĂNG THUỞ ĐÓ


Khuya vào nét muộn tìm nhau

Bóng trăng mười sáu còn chau đôi mày

Chuyện tình đâu tính đúng/sai

Trách ai tay lỡ dẫm gai cành hồng

KHUẤT ĐẨU ** Kiếp sau mơ làm Chử Đồng Tử

Phật dạy rằng có vô số lượng kiếp, và tôi đang sống đây là kiếp người, nhẽ ra cũng đáng mừng, nhưng lại là người dưới thời “chưa bao giờ tốt đẹp như bây giờ”, nghe ra thật mỉa mai nếu không muốn nói là rất đắng cay. Sau 75, các xe xích lô ở Nhatrang phải vào hợp tác xã, có ghi biển viết tắt XLNT. Hỏi bác xích lô nghĩa là gì, bác tỉnh bơ: Xin Làm  Ngựa Trâu!

PHAN BÁ THỤY DƯƠNG ** Wilbert Rideau : Kẻ Tử Tội Thất Học Trở Thành Một Cây Bút Lừng Danh


“Tương lai mỗi tội nhân là một vị thánh.

Quá khứ mỗi vị thánh là một tội nhân.”

Saint Augustine

 

Wilbert Rideau - Alchetron, The Free Social Encyclopedia 

ảnh Wilbert Rideau

 

Không phải kẻ nào mang án tử hình cũng hoàn toàn tuyệt vọng, mất đi niềm tin về sự sống còn của mình. Thảm trạng cùng nhục cảnh tù đày nhiều lúc lại là môi trường, cơ hội tốt để con người có thể phát huy, ghi lại những suy tư, những khổ ải, gian truân mà họ đã kinh qua, chiêm nghiệm… Tác phẩm của những kẻ khổ nạn này thường được người đọc ưu ái đón nhận và nhiều khi được xem, liệt vào hàng kiệt tác trong các lãnh vực báo chí, văn học, chính trị…

TRẦN VẤN LỆ ** Mưa Sài Gòn Dễ Thương


Sài Gòn mùa Hạ mưa!  Mưa dai và mưa giẳng!  Trời ngưng mưa thấy nắng.  Nắng tắt liền...lại mưa!
Ít có trận mưa thưa / mà mưa dày, mưa đặc.  Mưa làm em bật khóc, tia sét xé tim anh!

Thursday, July 22, 2021

BÙI NGỌC TUẤN ** Rượu Trăng Một Bóng


Rượu đêm nay

chuyển vào trăng

Hay là những nỗi bâng khuâng hiện hình

Hỏi đêm, đêm cứ lặng thinh

Hỏi lòng, chỉ thấy tâm tình đớn đau

NGUYỄN BÍCH NGÂN ** XIN ĐỔI KIẾP NÀY [bản dịch: THANH THANH]



Nếu đổi được kiếp này, tôi xin hóa thành cây.

Thử những nhát rìu rạch sâu da thịt.

Trong biển lửa bập-bùng thử sức mình cháy khét,

Thử chịu thói độc-tàn, thử sống kiên trung.

DƯ THỊ DIỄM BUỒN ** PHƯỢNG TÍM NẮNG HÈ

Cây thường được trồng làm cây cảnh ven đường và trong các công viên, nhưng tác dụng cho bóng mát kém vì tán lá quá thưa thớt.


Ca-Li phượng tím nắng hè 

Hình như thiếu vắng tiếng ve bên nhà

Thanh xuân thuở ấy đã qua

Tiếng kêu réo rắt âm ba vọng về

Sunday, July 18, 2021

THY AN ** Thổn thức mùa xuân



hôm nay trăng tròn thật sáng

soi vào đêm hạnh ngộ

những tấm lòng quan tâm đến sự đổi dời

run tay chào nhau 

đôi khi lời nói không cần thiết

TRẦN VẤN LỆ ** Nắng Và Nóng



Nắng đến nỗi thấy cái gì cũng...nắng!  Thấy con chim đen thành con chim trắng, không ngờ!  Tôi phơi tờ giấy để gói bài thơ, thơ chưa có mà giấy thì vàng ố!

Nắng đến nỗi hoa vàng đầu ngõ cũng vàng hơn, chắc cũng sắp héo hon?  Nắng không vui nhưng không dám nói nắng buồn, sợ ông Trời trách mình sao nói nhảm!

NGUYỄN AN BÌNH ** DƯỚI HIÊN MƯA ĐÀ LẠT



Phải chăng suối tóc mềm hơn lụa

Nên giấu tình tôi tận cuối ngày

Đi suốt dốc tình chân đã mỏi

Hạnh phúc chia lìa em có hay.

Friday, July 16, 2021

THANH THANH ** Thơ tiếng Anh Dịch từ thơ tiếng Việt

Thơ tiếng Anh

Dịch từ thơ tiếng Việt

của gần 70 nam+nữ thi-sĩ sinh-sống tại 8 quốc-gia

(America, Australia, Belgium, Finland, France, Germany, Norway, and Vietnam):