văn hữu vườn tao ngộ

Nơi lưu trữ tác phẩm của PBTD và thân hữu. Liên lạc: phanbathuyduong@gmail.com

Friday, December 21, 2018

MAI THẢO ** Nhân cách Bình Nguyên Lộc



Thời gian đầu, sau khi cộng sản đã lấy nốt được miền Nam là thời gian còn được để yên, chưa bị kết tội, chưa bị lùng bắt, tôi thường sáng sáng một mình đạp xe đạp qua một Sài Gòn tan nát tới thăm một nhà thơ và một nhà văn, ngưởi trước Bắc, người sau Nam, cả hai đều thuộc thế hệ trước tôi, cả hai đều đã tên tuổi lẫy lừng từ thời tiền chiến.

Sunday, December 16, 2018

TRẦN THIỆN HIỆP ** KINH CHIỀU

tôi điếc một bên tai
còn tai kia nghe không rõ
nhưng nghe được nhịp mõ lẫn với lời
 kinh
lời kinh tôi không hiểu
nhưng tôi yêu cái dáng sư ngồi
choàng áo cà sa đầu cạo bóng
mắt lim dim sư tụng kinh chiều
tiếng tụng đều đều
như ru lòng người vào cõi tịnh
khi ngừng nhịp mõ gõ tiếng chuông
đầu sư cuối thấp
vẻ trang nghiêm sùng kính vô cùng
trong khói trầm hương ánh nến chập chùng
mình sư trước phật đài chánh điện

Saturday, December 15, 2018

Ngô Nguyên Nghiễm ** Cuối năm, về biên cương thăm lăng miếu cố hương


Mươi năm chưa trở lại biên cương
Biết có còn không bóng miếu đền
Ẩn khuất bên làn sương bóng núi
Từng hàng đá rụng nát không gian
Cổ mộ im lìm đau tổ phụ
Xương tàn hoang dã khói hương bay
Cao cao tiếng hót con chim lạ
Rót lạnh lùng chi giữa đất trời!

Friday, December 7, 2018

NGUYỄN ĐỨC NHƠN ** Cánh Nhạn Lưng Trời


Vợ chồng ông Thành chỉ có một đứa con duy nhất, con Hương, vừa tròn 20 tuổi, đã tốt nghiệp Tú tài II. Ông bà Thành quý mến đứa con này rất mực. Mặc dù gia đình không khá giả mấy, nhưng vợ chồng ông không cho con bé làm bất cứ việc gì. Ông Thành nói:
- Việc đồng áng, nhà cửa, bếp núc đã có ba má lo rồi. Về phần con, hãy dành thì giờ học thêm tiếng Anh, không chừng sau này sẽ có lúc dùng đến. Ông Hà ở Sài Gòn nói với ba là ông ta muốn kiếm cho thằng con trai ổng một người vợ ở miền quê. Ổng còn nói con gái ở thành thị không thích hợp với thằng con của ổng (!?...). Rồi cách đây ít hôm, tình cờ ba gặp lại ổng ở nhà ông Hiền dưới thị xã. Ông Hiền gợi ý muốn làm mai con cho thằng con ông Hà. Ba chỉ ngồi nghe chứ không có ý kiến gì. Khi ra về ông Hà còn nói “khi nào rảnh rỗi mời anh vào Sài Gòn chơi”. Khi ấy ba chỉ trả lời “mùa này công việc ruộng nương bận rộn không dám hứa với ông Hà được. Sau này nếu có dịp vào Sài Gòn tôi nhất định sẽ ghé thăm ông bà”.

trần thiện hiệp ** khoảnh khắc



Bốn mươi năm, khoảnh khắc
Trong thên kỷ đất trời
Bốn mươi năm ta mất
Hai pần ba cuộc đời

Giằng co giữa hư thực
Thách thức với số phần
Ngẩng mặt ta đi tới
Đôi khi lòng phân vân

Monday, December 3, 2018

Thơ xướng hoạ: Nông Gia Hai Lúa, Cao Mỵ Nhân, Nguyễn Kinh Bắc, Nguyên Trần, Như Thu, Kiều Mộng Hà, Nguyễn Đạt

Tướng Nguyễn Khoa Nam 
KHÓC TƯỚNG NGUYỄN KHOA NAM 

Dũng tướng hiên ngang chết với thành 
Ánh sao rơi rung lúc đầu xanh 
Anh hùng tuẫn tiết nêu gương sáng 
Vận nước điêu linh đứt chỉ mành
Chiến hữu không quên thăm phút cuối 
Câu kinh khấn nguyện suốt năm canh* 
Qua bao thập kỷ dân Nam vẫn 
Khốn khổ lầm than bởi Cộng hành 

Nông Gia Hai Lúa 
Thu lưu vong năm 2018 

Wednesday, November 28, 2018

Vĩnh Hảo ** Bất Sinh


Lá đã úa màu trên cây. Cũng có những lá đã vàng, khô, rơi lác đác trên thảm cỏ xanh, và trên những con đường dẫn quanh khu xóm. Trời bắt đầu lạnh. Từ lúc trời sẩm tối cho đến buổi sớm hôm sau, sương giăng dầy đặc khiến cho ngọn đèn đầu đường chỉ có thể tỏa ra một vùng sáng nhỏ, lòa nhòa.
Khi mùa thu chuẩn bị qua đi, mùa đông chớm đến.
Thực ra thì mùa đông đã có trong mùa thu. Mùa thu đã có trong mùa hạ. Mùa hạ đã có trong mùa xuân. Mùa xuân đã có trong mùa đông.

Hồ Trường An ** Nắng về theo bướm lạ


Cụ Thông bà vốn là chị của bà cụ Bắc. Cụ có hai cô con gái đồng trang lứa với Thắm. Cụ Thông ông khi di cư vào Nam mang theo chứng bịnh suyễn. Khi gia đình cụ thiên cư về vùng Cái Sắn thì cụ ông chết vì cái bịnh dị ứng đó. Người nhà chở cụ ra Trạm Y Tế quận mà vẫn cứu sống cụ không kịp.

Monday, November 26, 2018

Trần Vấn Lệ ** Buồn



Hai đứa mình đi chơi hồ sen. 
 Trời mưa. Mưa đã ướt đầu em.  
Anh che em hụt bàn tay nhỏ,
 anh hái lá mà che em, nhen!

Thursday, November 22, 2018

* NGUYỄN AN BÌNH ** XÓM TRỌ

@ Nguyễn văn Bảy
                                                           
      Lão Cụt bước những bước chân chậm rải về phía quán cô Tư Bông, đằng sau lão là con Còi chạy lẳng quẳng theo chân lão, lâu lâu nó kêu lên ư ử như ngầm báo cho ông chủ biết tôi đây ông chủ, tôi đang theo sau ông chủ đấy nhé. Tôi sẽ luôn bảo vệ ông, ông đừng lo ông chủ nhé. Lão Cụt chừng như hiểu ý quay lại nheo mắt nhìn nó như muốn nói khổ lắm nói mãi. Đến cửa quán cô Tư Bông, tần ngần một chút lão mở lời trước:

Sunday, November 18, 2018

trần thiện hiệp *** thành phố tạm dung



tôi ở thành phố này
mười lăm năm tên đường không nhớ
quên từ lâu những nô nức hò hẹn đợi chờ
đường trưa hàng sao già bóng ngả
công viên chiều lá me bay
gót chân chim vẽ mộng tháng ngày
tôi yêu dấu thành phố mình và em đó...
mười lăm năm

Monday, October 29, 2018

tiểu tử ** Con Mẹ Hàng Xóm


Hắn tên là Cui, Đặng văn Cui. Thứ ba, nên người ta gọi là Ba Cui. Và vì nước da hắn ngâm ngâm, nên sau này khi đi lính quốc gia, bạn đồng đội đặt cho hắn biệt danh “Cui Đen”. Không phải để phân biệt với thằng Cui khác, mà là để cho dễ nhớ ! Bởi vì tiếng “Cui” một mình vừa cộc lốc, tối nghĩa, vừa khó nhớ nữa !

Sunday, October 28, 2018

*NGUYỄN AN BÌNH ** CÒN XANH BÓNG NÚI

                                                      
     Thắm nhìn ra ngoài hiên, mặt trời đã đứng bóng từ lâu và đang chuyển dần về phía tây, xa xa có thể thấy bóng của những dãy núi vùng Thất Sơn chập chùng xanh thẩm, áng chừng cũng đã 2 giờ chiều rồi cũng nên mà vẫn không thấy bóng dáng Tư đâu, cô có vẻ sốt ruột ra mặt, lẽ nào Tư muốn tránh mặt cô. Không thể nào vì Thắm đâu có nói hôm nay mình lên đâu. Thông thường Thắm bắt xe từ Cần Thơ lên núi Cô Tô thăm cái gia đình nhỏ bé của Tư tuy nghèo khó nhưng đầy ắp tiếng cười của con nít nhằm ngày thứ bảy hay chủ nhật gì đó thường là những ngày bọn trẻ được nghỉ học ở nhà, mục đích là gặp được mấy đứa nhỏ, trò chuyện đùa vui rồi chia quà, sắp xếp quần áo, tắm rửa cho chúng, được nghe tiếng chúng gọi mẹ Thắm ơi mẹ Thắm à là cô thấy vui rồi. Mấy đứa trẻ ở với cha và bà nội nên hình như khát khao có được một người mẹ lắm để được săn sóc, chiều chuộng hoặc nhờ “Mẹ Thắm” phân xử coi đứa nào phải đứa nào trái rồi phân bua nũng nịu được mẹ Thắm thương đôi khi làm cho cô ứa nước mắt và tội nghiệp cho bọn trẻ thiếu bóng dáng người mẹ trong cuộc sống hằng ngày nhưng không biết làm thế nào cho phải. Thấy cô nhìn ra ngoài sân mãi thím Sáu cũng cảm thấy nóng ruột. Thắm nhìn thím Sáu chép miệng:

Thơ Xướng Hoạ : THIỀN SƯ XÓM NÚI, HỒ CÔNG TÂM, CAO MỴ NHÂN

Image result for HÌNH ẢNH HÀ THƯỢNG NHÂN

[1]
Tháng Mười Nhớ Bạn Hà Thượng Nhân

Tiễn biệt anh đi cgng tháng Mười
Bây giờ thu mấy giọt mưa rơi
Thơ văn bác cổ ôi tài trí
Tình nghĩa nhân sinh ấy nụ cười
Vườn hạnh đêm trăng còn rượu ấm
Liêu chùa sáng nắng vẫn chè tươi
Đường xa Xóm Núi be^n rừng hú
Chờ mãi còn ai nữa ghé chơi

San Jose, October 4, 2018
Thiền Sư Xóm Núi

trang thơ trần thiện hiệp


bước nhân gian
gởi văn quang

Bật sáng que diêm
Chiều thu sập tối
Tìm trong mắt em
Ngày xuân nắng vội

Bật sáng que diêm
Căn phòng hiu quạnh
Thoảng trên môi em
Mùi hương hồng hạnh

Monday, October 15, 2018

TRẦN YÊN THẢO ** một con người khác trong thơ Phan Bá Thụy Dương

TYT, Hồ Hữu Thủ, PBTD, Đỗ Hồng Ngọc,
Huỳnh Tấn Thời, Trần Thiện Hiệp

Những năm hậu bán của thế kỷ trước, tôi rất quen thuộc với một Phan Bá Thuỵ Dương của tình yêu, của lãng mạn, của thiên nhiên, của chiến tranh và thân phận làm người…Một vóc dáng khác thường trong những cảnh ngộ rất thường.

Bước qua thế kỷ 21 này, nhân đọc “Lời Gọi Cỏ May” (tuyển tập thơ văn của Phan Bá Thuỵ Dương, nxb Little Saigon 2012), tôi chợt bắt gặp một con người khác trong thơ anh. Một bóng dáng ngàn năm thơ thẩn đi tìm chính mình, đi tìm khuôn mặt ngàn đời bất biến bất dịch của mình từ trước khi sinh đến sau khi sống. Một hành trình cho dù vận dụng cả thời gian lẫn không gian cũng khó bề đo đếm!

Friday, October 12, 2018

NGÔ NGUYÊN NGHIỄM * phan bá thụy dương: đại thiên sa giới ngoại/ hà xứ bất vi gia

PBTD qua ống kính của CN/CB báo Viễn Đông


Hai câu kệ của tổ sư Thường Chiếu đời nhà Lý, được nhà thơ Phan Bá Thụy Dương chuyển ý “ngoài cõi trời bao la vô tận đó/ có nơi đâu chẳng thể gọi là nhà”. Cái khuynh khoái của người nghệ sĩ chất nhẹ trên đôi vai gánh tang bồng, thì thế sự chất chồng chung quanh nẻo sống chỉ là những cát bụi phù du. Bước đạt ngộ của kẻ làm văn nghệ hình như cũng tương đồng với thậm thâm vi diệu pháp của người tu chứng. Quẫy trên lưng cả một vũ trụ nghiệp chướng dầy đặt những hạnh phúc hay khổ đau, như quẫy nhẹ cả hư không trong lòng người đạt ngộ.

Thursday, October 11, 2018

TRANG THƠ TRẦN THIỆN HIỆP


Inline image
TTH qua góc nhìn của Mặc Trí 

VƯỜN EM CUỐI HẠ

những cánh lá đầu tiên trở vàng
vườn em cuối hạ
đôi chim như khách lạ chợt đến 
rồi bay đi
còn lại tiếng thầm thì trên tóc em gió nhẹ
nắng vàng hanh chiều nghiêng vai áo
em âm thầm tựa bức tranh xưa
dựa cội cây
lạc hồn trong lá đong đưa

Friday, September 28, 2018

TRẦN YÊN THẢO ** Lưu lạc giữa quê nhà


1.
Chỗ nằm rớt một giọt mưa
mùa thu đi vội lá chưa kịp vàng
mây thu giờ đã về ngàn
cớ sao trên chiếu rõ ràng giọt mưa.

2.
Thản nhiên nước chảy đá mòn
bóng hình xưa tưởng đâu còn tăm hao.
Người về giữa giấc chiêm bao
thấy trong giếng mắt ngàn sao trên trời.

Thursday, September 27, 2018

ANH PHƯƠNG TRẦN VĂN NGÀ ** BIỆT ĐỘI THIÊN NGA


Tôi xin minh định trước, bài viết này không phải là bài điểm sách vì điểm sách, bao quát nhiều vấn đề: nội dung, hình thức, bút pháp, văn phong...cần  phải có nhiều thì giờ và đọc thật kỹ, phân tích tỉ mỉ, phê bình trung thực.
Về tập sách "tự truyện" của cựu Biệt Đội Trưởng Thiên Nga Nguyễn Thanh Thủy, tôi chỉ tìm hiểu và ghi lại những gì mà mình lãnh hội được qua tác phẩm Biệt Đội Thiên Nga, tên một tập sách dày 206 trang, phát hành gần đây (khoảng tháng 7 năm 2018 ở miền Nam Cali) dưới dạng hồi ký hay là kể chuyện lại quá khứ của Biệt Đội Thiên Nga - ngành nữ tình báo đặc biệt (thuộc Khối Cảnh Sát Đặc Biệt - Bộ Tư Lệnh Cảnh Sát Quốc Gia) do chính cựu Biệt Đội Trưởng - Thiếu Tá Cảnh Sát Quốc Gia Nguyễn Thanh Thủy biên soạn. Sách không có đề giá bán, cũng như không có gởi bán tại các nhà sách, theo sự hiểu biết của người viết bài này.

TIỂU TỬ ** Thằng Dân



Trong chuyện phiếm này, tôi gọi ” thời chú Sam” để chỉ miền Nam trước tháng 4 năm 1975 và ” thời bác Hồ ” để chỉ miền Nam dài dài sau đó. Cho thấy miền Nam trước có chú, rồi sau có bác thay thế nhau chăm sóc tận tình. Thật là…đại phước !
Ở xứ nào không biết, chớ ở Việt Nam xưa nay người dân vẫn được coi như không có… kí lô nào hết, mặc dù họ đông như kiến !

Hồi thời Pháp thuộc ( Phải lấy thời này để làm cái mốc cho thời chú Sam và thời bác Hồ. Bởi vì không có Pháp thuộc thì làm gì có bác Hồ, làm gì có chú Sam ? ), có ” ông Tây bà Đầm” ăn trên ngồi trốc.
Người dân sanh ra vốn… thấp cổ bé miệng, không ngóc đầu lên được. Văn chương hồi đó hay viết ” dân ngu khu đen ” nghe thật miệt thị nhưng lại diễn tả rất rõ nét vị-trí… sát đất của người dân ( chỉ có ngồi lê dưới đất nên khu mới đen như vậy !) và xác nhận với chính sách ngu dân thời ấy, người dân ngu là cái chắc.
Câu ” dân ngu khu đen ” cũng từ từ biến thể cho hợp thời trang ngôn ngữ, và trở thành ” dân đen ” cộc lốc. Không… sáng sủa hơn bao nhiêu, nhưng bớt được tiếng ” ngu ” cũng đã là một… tiến bộ. Không phải nhờ vậy mà người dân khôn ra, lẽ dĩ nhiên. Nhưng hai tiếng ” dân đen ” nói lên rõ rệt sự khác biệt giữa dân bản xứ da vàng và nhà cầm quyền hồi đó, toàn là dân da trắng !

Wednesday, September 26, 2018

PHAN BÁ THUỴ DƯƠNG * bài tâm ca vô niệm


 gởi T.
Túy-ca bè đã thả rồi
Túy-hương xưa hãy cùng trôi ngược về
VŨ HOÀNG CHƯƠNG

1 -
Kìa ai,
bên suối ôm ảo tượng
Mắt dã hoang vu bụi lốc huyễn hờ
Vũ trụ chết -
tầng âm thanh lắng đọng
Tay ơ hờ vuốt gió hát bâng quơ
Tâm niệm lặng,
lững lờ sương ốc đảo
Gánh càn khôn u ẩn tiếng mưa khơi
Tóc khô kiệt kết tinh mùi thủy thảo
Thoáng mờ xa từng lượn sóng rã rời

HOA VĂN ** Quét Lá Phong Trần


               
Tay nào rũ bụi trầm luân
Tay nào quét lá phong trần đổ đi
Gặp em áo vạt thơ đề
Tơ tằm một thuở hoa chia nụ đời

Đường qua lối lại ngậm ngùi
Bỗng dưng lại nhớ đôi bài cổ thi
Mốt mai tình cũng vân vi
Nghĩ đi dông gió nghĩ về tuyết sương

Monday, September 24, 2018

NGUYỄN AN BÌNH ** CHUYỆN TÌNH TRÊN PHÁ TAM GIANG

Image result for phá Tam giang
Du tắt máy cho thuyền của minh tiến từ từ vào khoảng nước trống dành cho chổ họp chợ mỗi ngày , rồi dùng mái chèo bơi nhẹ vào khu chợ nổi. Đã gần 4 giờ sáng một vùng đầm phá Tam Giang còn chìm trong bóng đêm bỗng sáng dần lên từ những ánh đèn pin . Ánh đèn pin từ tám hướng đổ về theo sự di chuyển của hàng trăm chiếc thuyền bé nhỏ rải rác khắp nơi. Rồi những chiếc thuyền ấy tiến đến gần nhau khiến ánh đèn chụm lại, tạo nên một điểm sáng lớn giữa mênh mông sông nước. Đó là cảnh họp chợ tại chợ nổi thôn Mỹ Thạnh khi chúng ta quan sát từ trong bờ. Trên đầm phá, tiếng mái chèo khua nước, tiếng gọi bạn í ới, tiếng cười đùa của các ngư dân rộn ràng khi gặp nhau. Không ai biết cái chợ nổi Mỹ Thạnh có từ bao giờ, Du chỉ biết từ nhỏ đã theo ba mạ đi bán tôm cá đánh bắt được trên đầm phá là đã thấy nó rồi. Ngày trước nó chỉ là nơi họp chợ của dân trong làng trong việc mua bán trao đổi thủy hải sản. Bây giờ cái chợ nổi nầy là nơi họp chợ của cả một vùng đầm phá vì sự lâu đời và sự di chuyển thuận tiện của nó. Khi bóng đêm còn chưa tan hết, chợ đã bắt đầu đón nhận những ghe thuyền của người dân sống bằng nghề sông nước sau một đêm đánh bắt vất vả đổ về đây và thương lái cũng chờ đón để mua. Cuộc mua bán diễn ra nhanh chóng khoảng một hai giờ rồi tan. Người bán muốn bán nhanh để về nhà thu xếp ngư cụ, công việc gia đình, ngủ một giấc để chuẩn bị cho buổi đánh bắt ngày hôm sau, còn người mua hay thương lái cũng muốn mua nhanh để kịp phiên chợ sáng của chợ huyện, chợ lớn thành phố, nếu họp chợ quá lâu tôm cá sẽ không còn tươi ngon nữa hoặc lỡ cả một phiên chợ không bán được. Cả một khoảng sông nước sáng lên từ những ánh đèn pin như thế xen lấn trong tiếng ồn ào làm cho chợ nổi càng lúc càng thêm đông đúc, náo nhiệt.

trần thiện hiệp ** không còn gặp lại người tôi mong gặp


Rượu rót chiều nay vương giọt nhớ
Người đi bóng khuất mãi nghìn sau
Tàu không ga đến thuyền không bến
Nhẹ bước rong chơi ở cõi nào

Lỡ cuộc rượu đời, người có tiếc
Men vui còn đọng những vành ly
Thơ còn lóng lánh từng con chữ
Sao đã vội vàng tếch bước đi

Sunday, September 23, 2018

ĐINH LÂM THANH ** Nghề Đi Tu


Image result for thầy tu sa đoạ, nhậu nhẹt

Văn hóa truyền thống dạy cho người Việt chúng ta kính trọng các bậc tu hành, vì những vị tu hành là những người đã dứt khoát trần tục, từ bỏ giàu sang danh vọng phú quý để tìm con đường tu thân, và từ đó, dẫn dắt người đời đến một cuộc sống thánh thiện, chân thiện mỹ…
Sở dĩ chúng ta trọng những người tu hành vì những vị nầy đã trở thành những kẻ hơn người. Họ đã từ bỏ được ba cái tầm thường ‘Tham Sân Si’ của giới phàm tục. Như vậy, những ai một khi quyết định xa gia đình, dứt bỏ phú quý danh vọng để tự nguyện trở thành kẻ phục vụ chúng sinh, lấy đức bác ái, tinh thần từ bi hỷ xả làm lý tưởng để lo cho đời sống tâm linh con người, đồng thời chấp nhận làm kẻ thấp hèn trong xã hội cũng như quên mình để hiến dâng cho lý tưởng, thì đều được xã hội quý trọng.

Saturday, September 22, 2018

MH. HOÀI LINH PHƯƠNG * Phương Khúc



Tôi đã qua tuổi mười lăm, mười bảy
Áo lụa vàng, chân sáo nhỏ đường mưa

Tôi đã hết mơ mộng nào ấp ủ
Sao gặp người….. tôi xúc động.. buồn chưa?

Có phải mắt người nồng nàn, bão nổi?
Co phải môi người nhắn gửi thiêng liêng?
Tiếng đàn người ru một đời tưởng tiếc
Cho tôi tìm về kỷ niệm bình yên

Thursday, September 20, 2018

DIÊN NGHỊ ** Ký Ức Một Dòng Sông


Trở lại bên sông
Nghiêng mình soi gương nước
Vẹn nguyên tình sau trước
Sao lạ tướng lạ hình
Trường giang vẫn lênh đênh
Gió ru lời cố xứ
Ta sang sông
Còn đây quán nghèo, bến cũ
Lắng đọng âm hao
Trầm tích thẳm sâu
Quê hương, ly loạn, biển dâu
Nhân gian đầm đìa nước mắt

Đọc báo dùm các bạn ** CÁI CHO NHÂN ÁI & CHIẾC ÁO


CÁI CHO NHÂN ÁI

Sau khi vượt biển thành công và tỵ nạn tại Thailand khoảng 6 tháng, tôi được nước Mỹ chấp thuận cho định cư. Lộ trình chuyến bay từ Bangkok đến San Francisco Hoa kỳ sẽ quá cảnh ở Tokyo, Nhật Bản. 
Chuyện sau đây xảy ra khi đoàn chúng tôi già trẻ lớn bé… gần một trăm người tỵ nạn aó quần sốc xếch ngồi chờ 3 tiếng ở phi trường Tokyo đợi chuyển chuyến bay đi đến miền đất hứa.  

VĨNH HẢO ** KỶ LỤC CỦA MỘT BẬC THẦY



Ngọn đồi không cao nhưng diện tích khá rộng. Nếu đi bộ một vòng quanh chân đồi, cũng mất gần một ngày. Cây cối trên đồi đã được đốn hạ trụi lủi từ năm năm trước để tiến hành công trình xây dựng ngôi chùa, đạt kỷ lục là có chánh điện rộng lớn nhất nước; bên cạnh đó, lại thêm một kỷ lục là có tượng Phật tọa thiền vĩ đại nhất châu lục. Thế nên, khi công trình xây dựng hoàn tất, nhìn từ xa, chỉ thấy ngôi chùa nguy nga với mái ngói xanh đỏ và tượng Phật to lớn thếp vàng nhũ lóng lánh, nổi bật giữa trời mây, không còn thấy ngọn đồi.

Monday, September 17, 2018

NGÔ NGUYÊN NGHIỄM ** NGÀY VỀ QUÊ CŨ NGHE TIN CON SÁO NHỎ ĐÃ SANG SÔNG


tặng Phạm Nhã Dự, Hà Thúc Sinh, Võ Thạnh Văn, Trần Yên Thảo, Lâm Hảo Dũng, Lê Quang Đông...

Rồi gió đêm nay cũng thổi qua
Mon men khe vách bóng trăng tà
Có người lữ khách trăm năm trước
Lộn kiếp giang hồ chinh chiến xa 
Góc nhỏ cờ tàn, vó ngựa hí
Gươm cùn treo ngược dưới phong ba ...

NGUYỄN AN BÌNH * *SÔNG BA MÙA LŨ


                                                        
       Ông Tự bước thấp bước cao vào nhà, kéo ghế ngồi xuống cái rột, mặt còn hầm hầm. Cái tức còn nghẹn trong cổ họng không nhả ra được làm cho ông cảm thấy bực bội khó chịu. Đây không biết là lần thứ mấy lão Thạnh làm mình tức muốn ói máu, chắc lão nghĩ lão hay hơn mình chắc, cái gì cũng làm ra vẻ ta đây không ai bằng. Chắc lão tưởng có thằng con là kỷ sư nông nghiệp phụ trách khuyến nông của cái huyện nầy rồi lên mặt dạy đời mình chớ. Cái mặt thấy ưa không nổi. Ông cầm bình trà rót vào ly đánh ực một cái hết veo. Cơn giận theo đó mà hạ hỏa một chút, ông nhìn ra ngoài chợt nghe tiếng xe máy xình xịch ngoài cửa, thấy Trang mới đi dạy về dựng xe ngoài sân bước vào nhà, cơn tức tự nhiên phừng phừng lên, ông nhìn Trang sẳng giọng:

Saturday, September 8, 2018

CAO MỴ NHÂN ** NGÓ BÃO JEBI, NHỚ PHAN BÁ THUỴ DƯƠNG



Nhìn bão Jebi, sợ quá trời
Bạn mình: PHAN BÁ THUỴ DƯƠNG ơi
Vẫn bình an chứ, hay sao nhỉ 
Mong được yên thôi, hoặc lánh rời 

Friday, September 7, 2018

TRẦN VẤN LỆ ** Nhớ Hoa Hồng Trắng



Kiều Thu hề Tố hỡi em 
nghiêng chân rốn bể mà xem lửa bùng…
(Vũ Hoàng Chương)

Mưa tỉ tê, nắng nồng nàn,
cái thời yêu dấu nằm ngang mắt chờ.
Chắc gì trời sẽ sa mưa?
Chao ôi nắng quá cái mùa Hè ơi!

*NGUYỄN AN BÌNH ** HOA QUỲNH CHỈ NỞ VỀ ĐÊM


        
Khang ngã người vào miếng đệm tựa lưng ở phía sau chiếc ghế ngồi của bàn làm việc, đưa hai bàn tay ra sau làm động tác lên xuống gáy vài lần cho đở cứng tay. Mãi miết lướt trên bàn phím hơn tiếng đồng hồ làm cho mấy đầu ngón cứng và mỏi, đó là mấy động tác anh thường làm sau một bài viết căng thẳng, cần nhiều sự tập trung,  vất vả vật lộn với từng con chữ, câu văn lập luận viết làm sao để thuyết phục được ông biên tập, rồi còn người đọc nữa chứ. Ai nói nghề làm báo dễ ăn đâu, nhất là chuyên về mảng xã hội, không hề, thế rồi cũng xong bài viết. Anh khoan khoái vươn vai đứng dậy, làm thêm một vài động tác cho vận động rồi bước ra ngoài ban công để hóng gió và thư giản tinh thần một chút. Từ trên cao tầng 10 của cao ốc, Khang nhìn xuống mặt đường vẫn lố nhố những hàng đèn xe nối đuôi nhau trên mấy trục đường tạo nên những vệt sáng ngoằn nghoèo đan xen vào nhau trông lạ mắt y như những vệt sáng vàng ối của những thanh sắt vừa mới ra lò trong nhà máy luyện sắt thép nào đó. Sài Gòn giờ nầy chắc đã hơn 24 giờ, cái giờ vừa mà định lượng thời gian của một ngày cũ và bắt đầu cho một ngày mới, con số ám thị cũng thay đổi theo.

Tuesday, September 4, 2018

TRẦN THIỆN HIỆP ** trên một dòng sông



xuôi dòng sông lòng gợn thương con nước
nước xa nguồn bỏ lại những bờ lau
ra biển Đông nước bao giờ trở lại
thành hạt mưa trên rừng vắng thuở nào (!)

ta đã bỏ bao bến đời biền biệt
và thời gian không quay lại bao giờ
ngày quá khứ trôi xa trong trí nhớ
mỗi bước đời hóa kiếp vỡ thành thơ