văn hữu vườn tao ngộ

Nơi lưu trữ tác phẩm của PBTD và thân hữu. Liên lạc: phanbathuyduong@gmail.com

Showing posts with label Bài viết. Show all posts
Showing posts with label Bài viết. Show all posts

Monday, September 14, 2020

Hoàng Hương Trang ** MINH OAN TRẦN KHẮC CHUNG VÀ HUYỀN TRÂN CÔNG CHÚA”


Từ xưa đa số người Việt mặc nhiên cho rằng Trần Khắc Chung và Huyền Trân công chúa là một mối tình. Họ kể truyền miệng đời này qua đời khác thành ra vô tình đã “Đóng Đinh” đó là một mối tình như có thực. Chính tôi từ mấy chục năm qua cũng tin như vậy. Cứ cho là trước khi đi làm vợ vua Chiêm Chế Mân, Huyền Trân công chúa đã có ý tình dan díu với Trần Khắc Chung, nên khi Chế Mân chết, vua Trần sai Khắc Chung đi cứu con gái khỏi bị hỏa thiêu chết theo chồng theo phong tục của hoàng gia Chiêm Thành, thì hai người “Tình cũ” lại được “tái hợp”. Cuộc cứu hộ công chúa thành công và hai người lênh đênh trên biển một thời gian khá dài có đến hàng năm, mới về tới Thăng Long.

Friday, September 4, 2020

GS LÊ ĐÌNH THÔNG ** GS VŨ QUỐC THÚC VỮNG VÀNG TRẢI QUA THỜI BIẾN



Chiều 14/08/2020 giữa mùa hè nóng nực, trong đêm tối, ngôi sao Sirius (Thiên lang - Canicule) sáng rực trên nền trời oi bức, chúng tôi đến thăm GS Vũ Quốc Thúc tại nhà riêng ở Nanterre. Thời gian cách ly vừa qua phải chăng đã là một ‘‘thời biến’’ ( ) khắp nơi trên thế giới, như tựa đề cuốn hồi ký của GS Thúc ? Tuy đã ngoài trăm tuổi, Thầy Thúc vẫn minh mẫn, giọng nói sang sảng nói lên một sức sống mãnh liệt. Thầy chính là kẻ sĩ thời nay, luôn ưu thời mẫn thế :

Khí hạo nhiên chí đại chí cương
So chính khí đã đầy trong trời đất.

Friday, March 6, 2020

LÂM HOÀI THẠCH ▣▣ Bác Sĩ Nhảy Dù Phạm Gia Cổn và ba trận đánh Kon Tum, An Lộc, Quảng Trị


BS Phạm Gia Cổn

Với nhiệm vụ là một bác sĩ quân y của Binh Chủng Nhảy Dù Quân Lực VNCH, Bác Sĩ Phạm Gia Cổn từng sát cánh với những cuộc hành quân của các tiểu đoàn tác chiến để chăm sóc cho các thương bệnh binh tại mặt trận.

Ngoài ra, ông còn làm những công tác Dân Sự Vụ là khám bệnh hay cho thuốc đồng bào sống ở những vùng sâu, vùng xa sau khi đơn vị các chiến sĩ VNCH đã đánh đuổi địch quân và kiểm soát an ninh. Những lúc được về hậu cứ của đơn vị, Bác Sĩ Cổn còn khám bệnh cho những gia đình của binh sĩ tại khu gia binh.

Sunday, February 23, 2020

SƠN TÙNG ¤¤ Thăng Trầm Chân Dung Người Lính VNCH


Phuc kich
Quân đội VNCH chính thức buông súng và tan rã vào trưa ngày 30/4/75, sau nhật lệnh đầu hàng của Chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh, một tên nằm vùng được Tổng thống 3 ngày Dương Văn Minh bổ nhiệm làm quyền Tổng Tham Mưu Trưởng. Đó là một ngày đen tối mà cho đến hôm nay, sau đúng 18 năm, hầu như vẫn còn in rõ trong tâm niệm của hàng triệu người lính cũ của quân đội miền Nam cùng với những cảm nghĩ cay đắng, đau xót. Những cảm nghĩ ấy có lẽ cũng được cả những người chết mang theọ

Friday, February 21, 2020

ĐÀO VĂN BÌNH ¤¤ Lòng Sân Hận Thật Đáng Sợ


Vào ngày 8/2/2020, một thảm kịch đã xảy ra cho đất nước và quân đội Thái Lan. Thượng Sĩ Jakrapanth Thomma sau khi cãi cọ với thượng cấp của mình là viên đại tá đã rút súng bắn chết ông này và bà mẹ vợ của ông ta. Sau đó Jakrapanth Thomma lấy thêm súng, ăn trộm xe bọc thép Humvee (trong nước gọi là xe đặc chủng) lái ra phố, điên cuồng bắn giết rồi chạy vào một khu thương xá bắn giết thêm một số nữa, bắt giữ con tin và cố thủ ở đây suốt một đêm. Cảnh sát đặc nhiệm Thái Lan được gửi tới cùng bà mẹ của hung thủ, kêu gọi anh ta ra đầu thú nhưng thất bại. Cuối cùng hung thủ bị bắn chết với “thành tích” kinh hoàng là đã giết chết 29 người, làm bị thương 57 người. Thảm kịch xảy ra đúng vào ngày lễ quan trọng của Phật Giáo trên đất nước Thái Lan.

Monday, February 17, 2020

ĐỖ HỒNG NGỌC ¤¤ Phật Cười Dưới Trăng…


Chưa có khi nào Phật cười to như thế, cười sảng khoái, “cười hùng mạnh như vua sư tử…” giữa đêm trăng Lăng Già cùng với chúa đảo Ravana và thần dân của ông, với sự có mặt của hàng ngàn Bồ tát.

Friday, January 24, 2020

HOÀNG LONG HẢI ** “Khiêm Cung Ký”


(Bản “kiểm điểm” năm ngàn chữ
của một ông vua)

Xin nói vài lời

    Các ông “lãnh đạo đất nước”, có ông nào tự thấy mình sai? Stalin, Mao Trạch Đông…và cả ông Hồ Chí Minh khi nào cũng thấy mình đúng. Đó là phía Cộng Sản. Còn bên phía gọi là Tự Do, Dân Chủ, ông Bill Clinton cãi lấy được là “không quan hệ gì tới người đàn bà đó cả”. Còn như Trump, nay nói vầy, mai nói khác. Thiên hạ không biết đâu mà tin!

Sunday, January 19, 2020

35 CÂU NÓI SÂU SẮC NHẤT CỦA NGƯỜI NHẬT NHẤT ĐỊNH PHẢI GĂM VÀO NÃO


1. Nếu một vấn đề có thể giải quyết được, vậy không cần phải lo lắng về nó nữa. Nếu nó không thể giải quyết được, vậy thì có lo lắng cũng chẳng ích gì.
2. Dùng thời gian để suy nghĩ, lá gan để hành động. Khi đã hành động rồi thì đừng suy nghĩ.
3. Đừng níu giữ những thứ đã xa, đừng xua đuổi những điều đang đến.

Friday, January 17, 2020

CHU TẤT TIẾN ** Về Việt Nam Ăn Nhậu



Có ông về Việt Nam rồi trở lại Mỹ hí hởn khoe các màn ăn uống độc đáo mà chỉ tại quê nhà mới có thể cung cấp được. Ông này chê phở ở khu Bolsa thiếu hương vị, chê Bún Bò Huế ở Thủ Đô Tị Nạn không nồng, chê Hủ Tiếu Cali kém phẩm chất, dĩ nhiên là chê tuốt luốt các món ăn ở khắp nước Mỹ, từ Tếch Xát, Hiu tôn, đến Oắt sinh Tông, đâu đâu cũng dở.

Tuesday, January 14, 2020

VƯƠNG TRÙNG DƯƠNG ** Tưởng nhớ Nhà Văn Nguyễn Thị Vinh (1924-2020)




Nhà văn Nguyễn Thị Vinh, nhân vật cuối cùng của Tự Lực Văn Đoàn vừa qua đời ngày 8 tháng 1 năm 2020 tại Na-Uy. Hưởng thọ 97 tuổi.
Trong bài phỏng vấn của Mặc Lâm, phóng viên đài RFA ghi nhận:

Monday, January 6, 2020

Đàm Ngọc Tuyên **.Tội ác của Tố Hữu đối với cái chết của nhà thơ Vũ Hoàng Chương


Vũ Hoàng Chương (5 tháng 5 năm 1916 – 6 tháng 9 năm 1976) là một nhà thơ người Việt Nam, với văn phong được cho là sang trọng, có dư vị hoài cổ, giàu chất nhạc, với nhiều sắc thái Đông Phương. Ông sinh tại Nam Định, nguyên quán tại làng Phù Ủng, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, nay là huyện Mỹ Hào tỉnh Hưng Yên.

Tuesday, December 31, 2019

HOÀNG NGỌC LIÊN ** Tưởng Niệm Hoàng Trúc Ly (1933-1985)

Hoàng Trúc Ly


Hoàng Trúc Ly tên thật là Đinh Đắc Nghĩa, sinh năm 1933 tại Đà Nẵng, có bằng tú tài Pháp.
Tác phẩm tiêu biểu: tập thơ duy nhất Trong Cơn Yêu Dấu và một số các thi phẩm khác đăng rải rác trên các báo, tạp chí, tập san ở Nam Việt Nam. 
Thơ ông có nhiều sáng tạo xuất thần trong cách sử dụng ngôn ngữ, dùng phong cách và kỹ thuật Tây phương nói lên triết lý Đông phương.

Wednesday, December 25, 2019

PHẠM HỒNG ÂN ** ĐOẠN TRƯỜNG HÁT Ô


Sau sáu năm tù phờ phạc ở trại Xuyên Mộc, tôi thất thểu trở về làm phó thường dân nơi một xã hẻo lánh vùng Bến Tre - chỗ chôn nhau cắt rốn của mụ vợ thân yêu. Nói phó thường dân cho oai, chứ thật sự chỉ là thằng tù giam lỏng, đi đâu cũng có kẻ rình người rập bất kể ngày hay đêm. Mỗi tuần, theo chỉ thị, tôi còn phải cuốc bộ gần 5 cây số đường vườn để tới công an xã, khệ nệ trình cuốn sổ tay dày cộm có ghi rõ từng chi tiết sinh hoạt hàng giờ, để báo cáo với tên công an trưởng ( dường như chưa một lần cắp sách tới trường).

Monday, December 9, 2019

TRẦN ĐẠO ** trí thức, kẻ bất lực của muôn đời

Mao Trạch Ðông có một câu khó ngửi về trí thức. Vậy mà không ít trí thức trên đời, không phải hạng xoàng, ngửi được. Không có gì đáng ngạc nhiên. Ông có lý, trí thức thường là kẻ bất lực. Khổng Minh nhường thiên thời cho Tào Tháo, địa lợi cho Tôn Quyền, chỉ dựa vào nhân hoà mà dựng nhà Hậu Hán, thật là người trí thức phi thường. Nhưng cũng phải thở dài, gục xuống Kỳ Sơn. Thật là kẻ bất lực trước thời thế. Nguyễn Trãi chủ trương đánh vào lòng người hơn đánh thành, giúp Lê Lợi đánh bạt quân Minh, tuyệt vời không kém Khổng Minh. Rồi cũng bị loại : thế giới phong kiến không có đất sống cho loại người như vậy, loại người biến mệnh trời thành lòng dân. Tại sao kỳ lạ thế ?

Tuesday, December 3, 2019

TC HOÀNG LONG HẢI ** Dầu lửa, đại họa?


Chuyện cũ học trò

    Năm tôi học Lớp Nhì (1949-50) với ông Lê Đình Khởi, nhân dịp giảng về lịch sử: Pháp xâm lăng nước ta, nước ta thua vì Pháp có “tàu sắt, súng đồng”, còn binh lính của Triều đình chỉ có gươm giáo mà thôi. Ấy là vì Pháp “văn minh” hơn ta. Châu Âu tìm ra và xử dụng, khai thác những gì nhân loại tìm ra được, như lửa, thuốc súng, và sắt thép, v.v… và v,v…

Tuesday, November 26, 2019

TIÊU DAO BẢO CỰ ** Lãnh Tụ Tối Cao



Image result for hình ảnh Thích trí quangBBT: Ngoài những chi tiết phụ mang tính hư cấu cho phù hợp với tính chất tiểu thuyết (như Lãnh tụ tối cao ám chỉ Thượng tọa Trí Quang và tên các nhân vật), nội dung cuộc tiếp xúc được ghi lại khá trung thực, phản ánh rõ tư tưởng của Thượng tọa Trí Quang lúc bấy giờ và suy nghĩ, tâm trạng của các nhân vật khác. Vào thời điểm này tôi 21 tuổi, học năm thứ ba Đại học Sư phạm.
Tôi gởi đăng phổ biến đoạn văn này như một tư liệu tham khảo cho những người quan tâm, với nhận định hoàn toàn chủ quan, qua mắt nhìn của một sinh viên tranh đấu 21 tuổi ở chính thời điểm đó, không nhằm mục đích phê phán hay ngợi ca, về một nhân vật đã đi vào lịch sử và gây ra những nhận thức trái chiều.
(TDBC)

Thursday, November 21, 2019

NGÔ NGUYÊN NGHIỄM ** Trần Tuấn Kiệt: Máu rơi ba giọt dưới chân thềm

Image result for chân dung Trần tuấn Kiệt
Tiểu sử văn học: TRẦN TUẤN KIỆT

Ông sinh ngày 1/6/1939 tại Tân Vĩnh Hòa, Sa Đéc,
Thuở nhỏ ở làng Tân Quy Đông, Xóm Bún (nay là làng hoa Sa Đéc). Thời chiến tranh, tản cư cùng ông bà ngoại qua Cồn Tiên, Sa đéc, đến 8 tuổi thì mẹ mất lúc tản cư. Cha bỏ đi giang hồ theo các gánh cải lương. Sống với ông bà ngoại và người cậu thứ Năm tên Phan Văn Vàng nuôi. Ông Phan Văn Vàng là một trí thức làm ở Tòa án Hòa giải tỉnh Sa Đéc, sau làm Tối cao Pháp viện ở Saigon. Trong nhà có đầy đủ các sách vở, báo chí trong và ngoài nước. Ông là người lập ra nhóm Tân Nhạc đầu tiên ở Sa Đéc.

Tuesday, November 19, 2019

HỒ NAM ** CHU TỬ: NHÀ VĂN, NHÀ BÁO, NHÀ GIÁO, KẺ VƯỢT BIÊN ĐẦU TIÊN, LÀM MỒI CHO CÁ.

Chu Tử 
               
Chu văn Bình, mười mấy tuổi đã theo Phó đức Chính tham gia khởi nghĩa Yên bái, đi đánh đồn Tây thắng lợi - khi trở về, buồn ngủ quá, lăn ra bãi cát ven sông Hồng làm một giấc, nên không bị máy chém [hành hình] ở Yên bái, cùng Nguyễn thái Học, Phó đức Chính..., những chiến sĩ Việt nam quốc dân đảng tiền phong.

Wednesday, November 13, 2019

TƯỜNG LINH ** GÀNH KHUYA SÓNG VỖ


Tôi về quê vào dịp cuối năm, cận Tết Nguyên đán. Lúc này đêm đã khá sâu. Tôi đang ngồi lặng yên tại ngôi nhà cũ. Ngôi nhà này của gia đình chú em út tôi cũng là ngôi "phó từ đường" (tạm gọi thế) của tộc. Ngôi từ đường chính là của bác tôi, gia đình ông vừa ở vừa lo việc xuân kỵ, thu tế. Sau lễ chính tế xuân, thanh minh, hiệp kỵ (giỗ hội) vào thượng tuần tháng ba và tế thu vào tháng tám âm lịch, sang buổi chiều cùng hai ngày ấy, lễ hậu tế, hậu kỵ được cử hành tiếp tại ngôi "phó từ đường" này. Đây cũng là nhà của cha mẹ tôi xưa. Sinh thời bác tôi là trưởng tộc, cha tôi là "phó". Ngày nay chúng tôi cũng giữ đúng việc tế tự theo thứ bậc ấy.
Trong mấy anh chị em, xét về vai vế con trai thì tôi lớn hơn nhưng từ lâu đã "mọc rễ" trong Nam. Chị và em gái tôi theo quê chồng. Mọi việc tế tự, hiếu hỉ ở quê nhà đều do vợ chồng chú em út gánh cả. "Giàu út ăn, khó út chịu", chú em út của tôi ở vào vế thứ hai.

Monday, October 28, 2019

Iliana Hagenah ** từ chuyện trai gái, phụ nữ góp phần lật đổ chính quyền


Chuyển ngữ: Đinh Từ Thức 

Mọi chuyện khởi đầu từ lời cầu cứu của một phụ nữ ở Sudan mười ngày trước đám cưới của cô. Phụ nữ này bị lo âu dằn vặt, có cảm tưởng là người chồng sắp cưới lừa dối mình, và cô cố gắng hết sức để tìm hiểu sự thật trước khi yên lòng bước vào cuộc đời mới.