văn hữu vườn tao ngộ

Nơi lưu trữ tác phẩm của PBTD và thân hữu. Liên lạc: phanbathuyduong@gmail.com

Showing posts with label tác giả - tác phẩm. Show all posts
Showing posts with label tác giả - tác phẩm. Show all posts

Monday, July 13, 2020

Huỳnh Ngọc Chiến ** Tản mạn cùng “Nghĩ từ trái Tim” của BS Đỗ Hồng Ngọc


Thật khó lòng tưởng  tượng khối năng  lượng khổng lồ được  giải phóng từ hai quả bom nguyên tử kinh người tại Hiroshima và Nagasaki lại bắt nguồn từ công thức vật lý chỉ có vỏn vẹn năm ký tự E=mc2. Cũng thế, thật khó lòng tưởng tượng toàn bộ khối kinh sách đồ sộ trong hệ tư tưởng Bát nhã Phật giáo, nói về trí huệ siêu việt thượng thừa thù thắng làm kinh động tất cả tam thiên đại thiên thế giới, lại bắt nguồn và được khoáng diễn từ một chữ KHÔNG, rồi lại được cô đọng trong bài Tâm kinh chỉ vỏn vẹn có 260 chữ. Đủ thấy bản thân mỗi chữ trong Tâm kinh đều hàm ẩn một dạng năng lượng khổng lồ E=mc2 như thế nào rồi! Diệu dụng của chữ KHÔNG thật vô bờ bến.

Friday, March 6, 2020

NGÔ NGUYÊN NGHIỄM ¤¤ Nghiêu Minh: cuộc phiêu hốt tang bồng của kẻ lãng tử tài hoa


Nghiêu Minh
Tiểu sử văn học: NGHIÊU MINH

- Tên thật: Nguyễn Văn Minh - Các bút hiệu khác: Đặng Thiên Gia Hộ, Lê Cần Sơn, Mạnh Thần - Sinh 1944 - Quê quán: Mười Tám Thôn Vườn Trầu (HốcMôn), Gia Định - Hiện cư ngụ: Maryland, Hoa Kỳ

Tác phẩm đã xuất bản:
- Khóc Trên Đường Đi, Hát Trên Đường Về (tập nhạc 1984) - Trăng Mật (thơ 1992) - Chợ Trăng (tập nhạc 2000) - Dấu Xưa (thơ 2002) - Mẹ Thường Hằng (thơ song ngữ, 2005) - Thiền Trong Cõi Tục (thơ 2013)

Wednesday, March 4, 2020

HỒ TRƯỜNG AN * Phương Triều, người lữ hành đi vào bí nhiệm cuộc sống qua tập thơ “Xương Rồng Đen”


Hồ Trường An
Sa Đéc là một tỉnh nhỏ xinh xinh nằm bên bờ Sa Giang êm đềm, một phụ lưu của dòng Tiền Giang. Tôi không nghĩ rằng đây là một chốn địa linh nhân kiệt. Nhưng về nghệ thuật sân khấu, nữ nghệ sĩ Năm Sa Đéc được vang danh khắp Nam Kỳ Lục Tỉnh. Bà nổi danh từ bộ môn hát bội, rồi hát cải lương, sau hết là ở lãnh vực thoại kịch và điện ảnh. Bà là kiện tướng của nghệ thuật trình diễn không nhờ thanh sắc mà ở nghệ thuật diễn xuất. Nhắc tới bà, chúng ta nghĩ tới nữ nghệ sĩ Françoise Rosay của Pháp, hay nữ nghệ sĩ Marguerith Rutherford của Anh, Judith Anderson của Mỹ. Và ngoài ra, vào đầu thế kỷ 20 có 2 tay kiện tướng khoa bản như Luật sư Trần Ngươn Hanh, Kỷ sư Lưu văn Lang (xuất thân từ trường Đại Học Bách Khoa Trung Ương tại Pháp). Về văn chương trước năm 1975 có Sa Giang Trần Tuấn Kiệt nổi tiếng về thơ. Bên văn xuôi có chị Linh Trang (tác giả tập truyện Mưa Chiều) và Phương Triều. Nhưng lúc đó công việc sáng tác của họ chỉ như hoa chớm nụ, trăng vừa tròn gương. Cả hai chỉ tung hoành bên báo chí nhiều hơn.

Saturday, February 22, 2020

SƠN TÙNG ¤¤ Hai “Mâu Thuẫn” Lớn Của Họa Sĩ Vũ Hối


Trong sinh hoạt văn học nghệ thuật người Việt hải ngoại có lẽ họa sĩ Vũ Hối là người nổi danh nhất, trong cộng đồng Việt Nam ta và với quốc tế.
Vũ Hối là người đã sáng lập ra trường phái Thư Họa (Handwriting Painting) và “Paintings in Motion” nên rất nổi tiếng trong cộng đồng người Việt hải ngoại với những bức thư họa các câu thơ hay danh ngôn viết đẹp như “rồng bay phượng múa” để đóng khung treo tường rất hợp cảm quan đại chúng.

Sunday, February 16, 2020

DIÊN NGHỊ ¤¤ Bài Thơ "Thắp Tạ" Của Tô Thùy Yên


To Thuy Yen
Tô Thùy Yên dưới mắt Đinh Cường

Một mai nàng lên núi chan chứa - Hỏi tìm cho gặp đá tiên tri - 
Về sau, đời có ra sao nữa - Cũng đã đành tâm sẵn một bề
Đá, chẳng đá nào lên tiếng với…- Nàng đi thôi đã nát chân hồng
Nghe con vượn ẩn thân khóc hối - Một lần bỏ lỡ chuyện lìa non

Friday, January 31, 2020

NGÔ NGUYÊN NGHIỄM ** Phan Bá Thụy Dương: Đại Thiên Sa Giới Ngoại/Hà Xứ Bất Vi Gia


PBTD


Hai câu kệ của tổ sư Thường Chiếu đời nhà Lý, được nhà thơ Phan Bá Thụy Dương chuyển ý “ngoài cõi trời bao la vô tận đó/ có nơi đâu chẳng thể gọi là nhà”. Cái khuynh khoái của người nghệ sĩ chất nhẹ trên đôi vai gánh tang bồng, thì thế sự chất chồng chung quanh nẻo sống chỉ là những cát bụi phù du. Bước đạt ngộ của kẻ làm văn nghệ hình như cũng tương đồng với thậm thâm vi diệu pháp của người tu chứng. Quẫy trên lưng cả một vũ trụ nghiệp chướng dầy đặt những hạnh phúc hay khổ đau, như quẫy nhẹ cả hư không trong lòng người đạt ngộ.

Sunday, January 26, 2020

** Sơ lược tiểu sử Phan Bá Thuỵ Dương

Phan Bá Thuỵ Dương

Tên thật Phan Bá Dương. Sinh năm 1940 tại quận Tuy Phong, Bình Thuận. Khởi viết từ 1958 với các bút hiệu Thùy Dương, Người Áo Xanh, Vương Hầu... Từ 1966: Phan Bá Thụy Dương.

Ngưng viết sau khi Luật Báo Chí 1972 ban hành. 
Trước 75 SG:  SQTB , viên chức Bộ Tài Chánh. 
Sau 75 USA:    Tư chức tư vấn Tài chánh, Quản thủ Thống kê Kiểm toán/SPCS. Hưu trí sớm khi 55 tuổi, sống tại CA.

Tuesday, December 3, 2019

NGÔ NGUYÊN NGHIỄM ** Nhà thơ NGY DO THÁI (1940-2019)



 Tiểu sử văn học: NGY DO THÁI

Nhà thơ Ngy Do Thái tên thật là Nguyễn Hải Thệ sanh ngày 18.4.1940 (Canh Thìn), giờ Ngọ 12 giờ trưa.
Quê quán tại phường Long Sơn, Thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang.
Năm 1954-1961: học sinh trường Thủ Khoa Nghĩa - Châu Đốc
Năm 1961-1962: trường Sư Phạm Sài Gòn
Ngy Do Thái còn ký nhiều bút hiệu khác: Huyền Dân, Dân, Phương Mai, Nguyễn Thiếu Khanh, Nguyễn, Nguyễn Viên Phương…

Tuesday, May 14, 2019

TUỆ SỸ ** Lục bát Viên Linh


1.
Từ thuở bình minh ấy, khi Biển Đông vừa tàn cuộc khói sương, những đợt sóng vỗ bờ, xô nắng mai lên bãi cát, ghi dấu phế hưng của một thời lãng mạn bi hùng; có đoàn người lần theo duyên hải, định hướng chân trời, đâu là phương sinh nhai cho tròn cõi nhân sinh. Không biết tự bao giờ, là thiên mệnh, hay là huyền sử, tôi đọc thơ và yêu thơ từ những chuyện lãng du. Người đi, từng bước để lại phương trời quá khứ, ghi vết tích trên từng dấu chân, để rồi sóng biển xóa nhòa. Ký ức thành mộng tưởng.

Sunday, February 17, 2019

TẠ TỴ ** Đinh Hùng – Với cơn mê trường dạ


「đinh hùng qua tạ tỵ」の画像検索結果
Đinh Hùng: Làm thơ, viết văn. Sinh ngày: 3-7-1920 tại Hà Đông. Mất ngày: 24-8-1967 tại Sài Gòn.
Tác phẩm: Mê hồn ca, thơ (Tiếng Phương Đông xuất bản, 1954, Hà Nội), Đường vào tình sử, thơ (Nam Chi, Sài Gòn, 1961), Ngày đó có em, thuật ký (Giao Điểm 1967)

Ta suốt đời ngư phủ
Thả con thuyền trên mái tóc em buồn lênh đênh. (Đinh Hùng)

Đinh Hùng, con người có may mắn được mọi người biết đến từ khi tác phẩm hãy còn là bản thảo. Đinh Hùng, con người kỳ lạ xuất hiện trên thi đàn Việt Nam với vóc dáng quái dị của ngôn ngữ làm mê hoặc người yêu thơ. Đinh Hùng, tượng hình cô độc trên vòm trời thi ca Việt Nam vào năm 1940 đến 1945. Rồi từ đây, Đinh Hùng mới tìm thấy bạn đường như Trần Dần, Phùng Quán v.v… Chất thơ của Đinh Hùng không giống và không mang một ý nghĩa thông thường của thi ca với những hình ảnh quen thuộc của thi nhân đang nổi tiếng hồi đó như Xuân Diệu, Huy Cận, Vũ Hoàng Chương, Trần Huyền Trân, Thâm Tâm, Nguyễn Bính v.v…

Friday, October 12, 2018

NGÔ NGUYÊN NGHIỄM * phan bá thụy dương: đại thiên sa giới ngoại/ hà xứ bất vi gia

PBTD qua ống kính của CN/CB báo Viễn Đông


Hai câu kệ của tổ sư Thường Chiếu đời nhà Lý, được nhà thơ Phan Bá Thụy Dương chuyển ý “ngoài cõi trời bao la vô tận đó/ có nơi đâu chẳng thể gọi là nhà”. Cái khuynh khoái của người nghệ sĩ chất nhẹ trên đôi vai gánh tang bồng, thì thế sự chất chồng chung quanh nẻo sống chỉ là những cát bụi phù du. Bước đạt ngộ của kẻ làm văn nghệ hình như cũng tương đồng với thậm thâm vi diệu pháp của người tu chứng. Quẫy trên lưng cả một vũ trụ nghiệp chướng dầy đặt những hạnh phúc hay khổ đau, như quẫy nhẹ cả hư không trong lòng người đạt ngộ.

Sunday, August 26, 2018

NGÔ NGUYÊN NGHIỄM ** DƯƠNG HÀ, MỘT DÒNG SÔNG TRẸM CHẢY NGANG TIỀM THỨC ĐỜI NGƯỜI (1934-2018)


Lịch sử có những giai đoạn đáng ghi nhớ, và là những cái mốc được đánh dấu như một định mệnh, rong ruổi trải dài trên số phận đất nước. Bước ngoặt làm thay đổi vận mệnh Việt Nam ở thế kỷ XX, được ấn chứng ở nhiều thời gian như vậy, ví dụ năm 1954, hiệp định Geneve ký kết, đặt miền Nam thoát khỏi ảnh hưởng của một Nam kỳ tự trị trực thuộc Pháp quốc, miền Bắc trở thành miền đất xã hội chủ nghĩa, rồi cuộc chiến tàn khốc xảy ra hằng bao thập kỷ để chỉ tìm một lý triết sống còn cho dân tộc…Giai đoạn trước 1975, miền Nam Việt Nam nằm trong một không khí thấm đẫm văn hóa phương Tây, nên ảnh hưởng khá nhiều nếp sống phóng khoáng,  từ đời sống đến văn chương…Tước bỏ lối học từ chương, nặng nề Nho giáo và Hán tự, mọi thắm nhập nhanh chóng vào lòng người, thay đổi tư thế nhân văn với chữ quốc ngữ theo mẫu tự Latin. Giai đoạn những thập niên đầu thế kỷ XX, chữ quốc ngữ là một khám phá còn sơ khai nhưng đã giúp xuất hiện nhiều tác phẩm văn chương, được in trên nhiều phiên bản của làng báo tiên phong, hoặc trên các tập quảng cáo Nhị Thiên Đường.v.v. Tiên phong trong phong trào tân văn, những ngọn đuốc lừng danh như Nguyễn Chánh Sắt, Hồ Biểu Chánh, Phú Đức, Phi Long… đã giúp văn học Nam Kỳ có một sắc thái bình dân riêng biệt. Những năm 40-50, chưa có sự góp mặt văn chương của các sĩ phu miền Bắc, nên sự trinh nguyên của một dòng văn chính thống rạch ròi phương Nam. Từ ngôn ngữ đến sắp xếp cốt chuyện, phần đông tình tiết đơn thuần đạo lý, thiện ác phân minh, mà các nhà nhận định cho rằng là dòng tiểu thuyết có hậu. Ngoài cái say mê ngâm vịnh thơ Lục Vân Tiên, các quyển tiểu thuyết bình dân đã luân lưu một cách kỳ thú từ thành thị đến thôn quê, nhờ sức quảng bá của các tập quảng cáo Nhị Thiên Đường nêu trên, lòn lõi kèm theo những món hàng tạp hóa tặng không cho dân quê.

Sunday, April 22, 2018

NGUYỄN LỆ UYÊN ** Hoài Khanh, Gió Bấc Trẻ Nhỏ Đóa Hồng Và Dế, Khúc Hát Nao Lòng

Image result for nhà thơ Hoài Khanh

Khoảng giữa thập niên 1960, tôi đứng xa nhìn ngắm Hoài Khanh qua những bài thơ đăng rải rác trên các tạp chí Văn Nghệ Sài Gòn, một vài truyện ngắn, một số dịch phẩm và đặc biệt là các bài viết về thi ca Châu Phi da đen. Đứng rất xa đọc và không có một ý niệm nào rõ rệt, ngay cả khi đến tòa soạn gửi bài cho tập san Giữ Thơm Quê Mẹ thấy ông đang ngồi tiếp chuyện thầy Thanh Tuệ và Tuệ Sĩ.

Sunday, April 15, 2018

DIÊN NGHỊ ** Đọc “Vu Vơ Cùng Ngày Tháng” thi phẩm thứ 9 của TRẦN THIỆN HIỆP


TTH
Hành trình đời sống con người chuyển dịch theo bước đi tập tểnh, đến trưởng thành vững chắc trên đôi chân mình. Cuộc đi - ước vọng vươn tới - Đi cho biết đó biết đây. Đường đi càng dài, càng nhận chân sức mạnh tự thân, niềm tin hiện hữu.

Friday, April 13, 2018

ĐỖ BÌNH ** Phương Triều, những vần thơ thân phận

phuongtrieu-content
Vợ chồng PT 

Phương Triều tên thật là Lê Huỳnh Hoàng, quê quán Sa Đéc. Ông làm thơ từ lúc còn trẻ, gia nhập làng báo rất sớm năm 1959 và trở thành nhà báo chuyên nghiệp viết cho nhiều tờ báo ở Sài Gòn trước năm 1975 . Khi vào quân đội ông là sĩ quan báo chí Bộ Quốc Phòng Việt Nam Cộng Hòa từ năm 1967 đến 1975, ngoài ra ông còn giữ nhiệm vụ tổng thư ký tuần báo Hoa Tình Thương. Do nghiệp vụ báo chí, sau đó lại bị nhiều năm tù nên cảm hứng thơ phú trong ông đã thu về một góc nhỏ trong đáy hồn. Mãi đến khi qua định cư ở Hoa Kỳ bằng hữu văn nghệ xa gần đã réo gọi ông trở lại cầm bút. Năm 1994 ông làm thơ trở lại hay nói đúng hơn nguồn thơ trong ông từ đáy tim thức dậy, dâng trào và viết rất khỏe.

Thursday, April 12, 2018

HỒ TRƯỜNG AN ** Vĩnh Hảo với Tuyển Tập "Giấc Mơ và Huyền Thoại"


Tác phẩm VH đã xuất bản
  
Vĩnh Hảo khi ra hải ngoại đã cho xuất bản 13 tác phẩm gồm có thơ, tâm bút, truyện ngắn và truyện dài. Vào tiết Mạnh Xuân năm Giáp Thân (2004), khi tôi thực hiện quyển biên khảo Bảy Sắc Cầu Vồng, nhà văn nữ Nguyễn thị Thanh Bình có gửi cho tôi tập truyện Thiên Thần Quét Lá  và tuyển tập Giấc Mơ Và Huyền Thoại. Tôi rất tâm đắc hai quyển này.
Vĩnh Hảo có một sở tri (connaissance)  rất phong phú, rất rộng rãi và uyên thâm về Phật Giáo.

Thursday, March 15, 2018

M.H.HOÀI LINH PHƯƠNG ** Tâm Bút : Nén Hương Lòng Cho Một Người Vừa Đền Xong Nợ Nước


     


 * kính cẩn nghiêng mình tiễn đưa hương hồn chú Nguyễn Văn Đông về nơi an nghỉ đời đời…                                   
                                           



“ Và xin em hiểu rằng…
Dù nơi chiến tuyến mịt mờ mưa bay
Lòng anh vẫn nhớ tình người hôm nay…
Đời dâng cho núi sông
Lòng này thách với tang bồng
Đừng sầu má thắm phai hồng
Buồn lắm em ơi!...”
( “ Khúc tình ca hàng hàng lớp lớp” – NVĐ)

Monday, March 12, 2018

TRẦN TUẤN KIỆT *Trầm Tư về thơ Trần Thiện Hiệp


Ở hai ngoại Trần Thiện Hiệp là một thi sĩ có tầm vóc lớn. Khi về thăm lai quê hương năm 2001, ông đã giao cho nhà xuất bản Trẻ ấn hành tập thơ lấy tên mình – Thơ Trần Thiện Hiệp – gồm 100 bài thơ chọn lọc trong số thơ ông đã xuất bản từ lâu ở Hoa Kỳ, Canada. Xuyên qua thơ ông sáng tác từ bàn viết tạm dung trong suốt thời gian dài gần 30 năm, ta có thể nói Trần Thiện Hiệp là một thi sĩ sống đầy đam mê và thủy chung với sự nghiệp thi ca. Với một bút pháp thâm hậu, nhà thơ họ Trần đưa người đọc vào thế giới tinh thần của mình bằng những vần thơ ý tưởng mới mẻ, suy nghiệm sâu sắc về thân phận con người trong cõi mênh mông vô thường.

Saturday, March 10, 2018

NGÔ NGUYÊN NGHIỄM * * Phan Bá Thụy Dương, đại thiên sa giới ngoại/ hà xứ bất vi gia

tuyển tập thơ văn LGCM của PBTD

Hai câu kệ của tổ sư Thường Chiếu đời nhà Lý, được nhà thơ Phan Bá Thụy Dương chuyển ý “ ngoài cõi trời bao la vô tận đó/ có nơi đâu chẳng thể gọi là nhà”.

Cái khuynh khoái của người nghệ sĩ chất nhẹ trên đôi vai gánh tang bồng, thì thế sự chất chồng chung quanh nẻo sống chỉ là những cát bụi phù du. Bước đạt ngộ của kẻ làm văn nghệ hình như cũng tương đồng với thậm thâm vi diệu pháp của người tu chứng. Quẫy trên lưng cả một vũ trụ nghiệp chướng dầy đặt những hạnh phúc hay khổ đau, như quẫy nhẹ cả hư không trong lòng người đạt ngộ. 

Saturday, March 3, 2018

VƯƠNG TRÙNG DƯƠNG ** Hà Huyền Chi, Người Dệt Thơ Trên Hoa Dù


Hà Huyền Chi
.


“Hoa Dù nở trong mây
Hồn tôi ai chấp cánh..." (HHC)


Hà Huyền Chi tên thật là Đặng Trí Hoàn, sinh ngày 21/12/1935 tại Hà Nội. Năm 1954, ông di cư vào Nam một mình. 
Cuộc đời binh nghiệp của Saint-Exupéry, tác phẩm đầu tay cuốn L'Aviateur (Người Phi Công) và Vol de Nuit (Bay Đêm) với nhiệm vụ phi công cảm hứng từ những chuyến bay của chính tác giả đã đóng góp cho nền văn học Pháp khi nhận giải thưởng của Viện Hàn Lâm Pháp năm 1939…