văn hữu vườn tao ngộ

Nơi lưu trữ tác phẩm của PBTD và thân hữu. Liên lạc: phanbathuyduong@gmail.com

Showing posts with label Nhận định. Show all posts
Showing posts with label Nhận định. Show all posts

Friday, September 4, 2020

GS LÊ ĐÌNH THÔNG ** GS VŨ QUỐC THÚC VỮNG VÀNG TRẢI QUA THỜI BIẾN



Chiều 14/08/2020 giữa mùa hè nóng nực, trong đêm tối, ngôi sao Sirius (Thiên lang - Canicule) sáng rực trên nền trời oi bức, chúng tôi đến thăm GS Vũ Quốc Thúc tại nhà riêng ở Nanterre. Thời gian cách ly vừa qua phải chăng đã là một ‘‘thời biến’’ ( ) khắp nơi trên thế giới, như tựa đề cuốn hồi ký của GS Thúc ? Tuy đã ngoài trăm tuổi, Thầy Thúc vẫn minh mẫn, giọng nói sang sảng nói lên một sức sống mãnh liệt. Thầy chính là kẻ sĩ thời nay, luôn ưu thời mẫn thế :

Khí hạo nhiên chí đại chí cương
So chính khí đã đầy trong trời đất.

Wednesday, July 15, 2020

BS Đỗ Hồng Ngọc ** Thư gởi bạn (14.7.2020)




Chuyện của Nghĩ Từ Trái Tim


Cảm ơn bạn đã muốn biết thêm chi tiết về cuốn Nghĩ Từ Trái Tim viết về Tâm Kinh Bát Nhã của mình, do Nhà xuất bản Tổng hợp TP in lần đầu 2003, sau khi đọc bài Huỳnh Ngọc Chiến trên Giác Ngộ Online 2009 đã gởi mình để post lại. Như mình đã có lần nói, mình chỉ học Phật lõm bõm, thấp thoáng thôi như đã “giải trình” trong TÔI HỌC PHẬT (Tệp tuyển do Nguyễn Hiền Đức thực hiện, thuvienhoasen 2019). Lúc trẻ thì mình cũng đọc Krishnamurti, Suzuki… đọc cả Lão Trang, Khổng Mạnh như bao bạn bè cùng lứa. Đọc cho biết. Nhưng có lẽ mình có chút duyên với Phật nên hồi 4,5 tuổi đã được Cha mẹ, cậu dì cõng đi Chùa Cú ở Phan Thiết, nơi có “Linh Sơn Trường Thọ tự”, vì nhà bà Ngoại mình ở gần ngay dưới chân núi.  Nhỏ xíu, chỉ còn nhớ khi tới Đá Bàn, thì nghỉ chân, giở mo cơm ra ăn và nhìn cá bơi lội, lên chùa thì nước lạnh ngắt…

Monday, July 13, 2020

Huỳnh Ngọc Chiến ** Tản mạn cùng “Nghĩ từ trái Tim” của BS Đỗ Hồng Ngọc


Thật khó lòng tưởng  tượng khối năng  lượng khổng lồ được  giải phóng từ hai quả bom nguyên tử kinh người tại Hiroshima và Nagasaki lại bắt nguồn từ công thức vật lý chỉ có vỏn vẹn năm ký tự E=mc2. Cũng thế, thật khó lòng tưởng tượng toàn bộ khối kinh sách đồ sộ trong hệ tư tưởng Bát nhã Phật giáo, nói về trí huệ siêu việt thượng thừa thù thắng làm kinh động tất cả tam thiên đại thiên thế giới, lại bắt nguồn và được khoáng diễn từ một chữ KHÔNG, rồi lại được cô đọng trong bài Tâm kinh chỉ vỏn vẹn có 260 chữ. Đủ thấy bản thân mỗi chữ trong Tâm kinh đều hàm ẩn một dạng năng lượng khổng lồ E=mc2 như thế nào rồi! Diệu dụng của chữ KHÔNG thật vô bờ bến.

Tuesday, March 3, 2020

VÕ ĐÌNH ¤¤ Trường Hợp Đỗ Quang Em

ĐQE tự hoạ

Con hẻm đi sâu vào từ đường Điện Biên Phủ tráng xi măng, sạch sẽ, yên tĩnh. Đến gần cuối hẻm, nơi có hai chậu cây xanh dưới mái hiên, họa sĩ Đỗ Quang Em (ĐQE) dừng xe gắn máy lại.  Tôi đứng trước nhà ông ở Sài gòn.

Nghe danh ĐQE từ lâu, nay tôi mới được gặp.  Người tầm thước, trán cao, tóc loăn quăn bồng bềnh hai bên tai và sau ót, ria mép và râu cằm tiêu muối, xồm xoàm.  Áo vải thô, cổ tròn, tay rộng.  Rất "flower child" của những năm sáu mươi.  Dáng dấp nhanh nhẹn, vui vẻ, nói cười tự nhiên.  Bây giờ thì tôi biết rằng đằng sau phong thái ấy có một tâm hồn phong phú, sâu và kín.

Tuesday, February 25, 2020

NGÔ QUỐC SĨ ¤¤ Trần Thiện Hiệp Thao Thức Mở Lối Vào Thiền


Trần Thiện Hiệp
Trần Thiện Hiệp Sinh quán tại Biên Hòa, thời thơ ấu sống ở Di Linh, Đồng Nai Thượng, sau tản cư về Phan Thiết, Bình Thuận. Ra hải ngoại, ông sống tại Hoa Kỳ, tieu babg Wasinhgton. Trần Thiện Hiệp đã cho xuất bản nhiều Tác phẩm như: Cây Lá Phận Người, Mặt Trời Lưu Vong, Đỉnh Mây Qua, Đá Mọc Rêu Xanh, Tuyển tập Thơ Trần Thiện Hiệp, Tiếng Đất Gọi Người, Lẵng Thơ Lục Bát, Thơ Phá Thể trần Thiện Hiệp, Vu Vơ Cùng Ngày Tháng.

Saturday, February 22, 2020

TÔ THÙY YÊN ** Tâm Thức Khuất Dạng Của Thơ

1.
Năm đó, giặc Trung Quốc bất thần mở mặt trận ồ ạt tấn công vào 8 tỉnh miền Bắc nước ta. Nửa khuya, Công an Cộng sản Việt Nam lùa tất cả những người tù đày của chế độ miền Nam từ những vùng thượng du và trung du lên những chiếc xe đò khẩn cấp trưng dụng, chạy bán mạng về vùng Thanh Nghệ Tỉnh, tức Liên Khu Tư cũ, đất ẩn trú một thời của những Nguyễn Đức Quỳnh, Đào Duy Anh, Hữu Loan, Phạm Duy và ban hợp ca Thăng Long, của những ngày toàn dân kháng chiến chống Pháp cũ. Tại một trại giam ở Nghệ Tĩnh, ẩn khuất trong Trường Sơn, tôi gặp lại người bạn vong niên là nhà thơ lão thành Hà Thượng Nhân, giữa đông đảo những bằng hữu thất tán khác. Trong một lần trò chuyện, nhà thơ Hà Thượng Nhân ngỏ ý khát khao được đọc thơ. Tôi hoàn toàn thông hiểu nỗi khát khao đó của Hà tiền bối.

Friday, January 17, 2020

CHU TẤT TIẾN ** Về Việt Nam Ăn Nhậu



Có ông về Việt Nam rồi trở lại Mỹ hí hởn khoe các màn ăn uống độc đáo mà chỉ tại quê nhà mới có thể cung cấp được. Ông này chê phở ở khu Bolsa thiếu hương vị, chê Bún Bò Huế ở Thủ Đô Tị Nạn không nồng, chê Hủ Tiếu Cali kém phẩm chất, dĩ nhiên là chê tuốt luốt các món ăn ở khắp nước Mỹ, từ Tếch Xát, Hiu tôn, đến Oắt sinh Tông, đâu đâu cũng dở.

Saturday, October 19, 2019

BS. ĐỖ HỒNG NGỌ ** BIẾT ƠN MÌNH

  
Ngay từ thuở nhỏ ta được dạy nói cảm ơn khi ai đó giúp mình. Lời cảm ơn không phải để xã giao mà thật sự biểu lộ lòng biết ơn chân thành của mình đối với người đó.Thế nhưng có lẽ chưa bao giờ ta được dạy nói cảm ơn ta vì nhiều khi ta coi chuyện cảm ơn mình là một điều gì đó lố bịch, kỳ cục, không cần thiết! Trái lại nhiều khi ta còn có khuynh hướng nói xấu mình, bất mãn với mình, thậm chí…nguyền rủa mình.

Saturday, October 5, 2019

TRẦN KIÊM ĐOÀN ** THUYẾT PHÁP TỪ BI


      Trong lịch sử nhân văn khoảng 4.000 năm trở lại, con người đã bước qua những giai đoạn thông tin và truyền thông đại chúng từ thấp đến cao về số lượng; nhưng cũng trong nhiều trường hợp, từ cao đến thấp về chất lượng.
      Khoảng bốn thế kỷ trước tây lịch, cao điểm nhất là thời cổ Hy Lạp, hiện tượng thuyết trình, tranh luận công cộng của các triết gia, đạo sĩ, chính khách... đã ngày càng phổ biến. Những đại môn phái du thuyết như Platon, Socrate, Aristote... thời Hy Lạp cổ đã đưa việc thuyết trình công cộng lên thành một nghệ thuật và kỹ thuật nhào nặn cũng như phát huy ngôn ngữ ở mọi cấp độ.

Friday, September 13, 2019

THIẾU KHANH ** LẠI NÓI VỀ BA TÀU VÀ CÁC CHÚ




Trong một bài viết, “Cớ sao gọi người Trung Quốc là “Tàu”!” đăng trên website báo Người Lao Động (https://nld.com.vn/tieng-viet-tinh-tuy/co-sao-goi-nguoi-trung-quoc-la-tau-20141122214910842.htm), tác giả, học giả An Chi cho rằng (trích) “Tàu là một yếu tố Hán cổ và trong tiếng Hán cũng như tiếng Việt còn có nghĩa là “xe”. Tàu (trong tàu bè) là một từ Việt gốc Hán bắt nguồn ở một từ ghi bằng chữ mà âm Hán Việt hiện đại là tào, có nghĩa là “thuyền”. Chữ tào này cũng thông với chữ tào , mà theo biện luận của Lưu Quân Kiệt trong Đồng nguyên tự điển tái bổ (Ngữ văn xuất bản xã, Bắc Kinh, 1999) thì đều còn có nghĩa là “xe”. Cái nghĩa “xe” của từ tàu vẫn hiện hành trong tiếng Việt. Cứ so sánh tiếng Bắc, tiếng Nam thì thấy ngay. Cái mà trong Nam gọi là tàu thì ngoài Bắc gọi là thuyền. Rồi ngoài Bắc gọi là tàu hỏa thì trong Nam gọi là xe lửa. Thế là cái nghĩa “xe” đã thấp thoáng trong danh ngữ tàu hỏa (nếu không đi sâu vào từ nguyên thì dễ hiểu lầm đây là cách dùng theo ẩn dụ). Rồi ngược lên đầu thế kỷ XX, cả trong Nam ngoài Bắc đều gọi máy bay là tàu bay. Thế là cái nghĩa “xe”, mở rộng là “phương tiện chuyên chở”, đã nằm ngay trong danh ngữ tàu bay. Cho nên, trong thành ngữ tàu bay tàu bò thì cả hai thứ “tàu” này chẳng qua đều cùng là “xe”. Vậy thì có lẽ ta sẽ biện luận rằng vì ngày xưa Tàu sang ta bằng xe nên tổ tiên ta đã gọi họ là “Tàu” chăng? Nên nhớ rằng họ đã sang ta từ xưa và sang thành nhiều đợt, lẻ tẻ có, thành đoàn có và đây là cả một câu chuyện dài. (ngưng trích)

Tuesday, May 14, 2019

TUỆ SỸ ** Lục bát Viên Linh


1.
Từ thuở bình minh ấy, khi Biển Đông vừa tàn cuộc khói sương, những đợt sóng vỗ bờ, xô nắng mai lên bãi cát, ghi dấu phế hưng của một thời lãng mạn bi hùng; có đoàn người lần theo duyên hải, định hướng chân trời, đâu là phương sinh nhai cho tròn cõi nhân sinh. Không biết tự bao giờ, là thiên mệnh, hay là huyền sử, tôi đọc thơ và yêu thơ từ những chuyện lãng du. Người đi, từng bước để lại phương trời quá khứ, ghi vết tích trên từng dấu chân, để rồi sóng biển xóa nhòa. Ký ức thành mộng tưởng.

Monday, May 6, 2019

Thiếu Khanh ** VƯƠNG ĐẠO VÀ VỊ HÙNG VƯƠNG THỨ 19



Nói đến vị Hùng Vương thứ 19 tức là mặc nhiên chấp nhận có 18 vị Hùng Vương trước đó.
 Đây là nói về mặt logic chớ hầu như tất cả sử sách của ta đều dành chỗ trang trọng cho các vị hiền nhân minh triết này trong thời kỳ sơ khai khuyết sử của dân tộc. Trong Việt Nam Sử Lược (VNSL), học giả Trần Trọng Kim tỏ ý nghi ngờ tính xác thực của thời đại Hùng Vương trải dài trong 2622 năm với 18 đời “Vua,” bắt đầu từ năm 2879 trước Công nguyên (CN), tức cách đây (năm 2019) 4898 năm, và kết thúc sau khi Thục Phán đánh chiếm nước Văn Lang của Hùng Vương thứ 18 để sáp nhập với nước Tây Âu hay nước Âu Việt lập ra nước Âu Lạc vào năm 258 trước CN.

Sunday, September 23, 2018

ĐINH LÂM THANH ** Nghề Đi Tu


Image result for thầy tu sa đoạ, nhậu nhẹt

Văn hóa truyền thống dạy cho người Việt chúng ta kính trọng các bậc tu hành, vì những vị tu hành là những người đã dứt khoát trần tục, từ bỏ giàu sang danh vọng phú quý để tìm con đường tu thân, và từ đó, dẫn dắt người đời đến một cuộc sống thánh thiện, chân thiện mỹ…
Sở dĩ chúng ta trọng những người tu hành vì những vị nầy đã trở thành những kẻ hơn người. Họ đã từ bỏ được ba cái tầm thường ‘Tham Sân Si’ của giới phàm tục. Như vậy, những ai một khi quyết định xa gia đình, dứt bỏ phú quý danh vọng để tự nguyện trở thành kẻ phục vụ chúng sinh, lấy đức bác ái, tinh thần từ bi hỷ xả làm lý tưởng để lo cho đời sống tâm linh con người, đồng thời chấp nhận làm kẻ thấp hèn trong xã hội cũng như quên mình để hiến dâng cho lý tưởng, thì đều được xã hội quý trọng.

Wednesday, July 4, 2018

NGUYỄN THANH HUYỀN ** ÁM THỊ TUỔI THƠ: NHIỆM MÀU CHO NHỮNG ĐIỀU CÒN MÃI

Cuộc sống nó gắn với cuộc đời khít đóng một hành trình, lộ trình mà ở đó không có công nghệ Mackup, tân sửa chỉ song song với chiều “một đi không trở lại”. Hay nói cách khác một tất yếu hiển nhiên “con người không thể tắm hai lần trên một dòng sông trôi”… Nhưng tình đời và lòng người nuối tiếc, thiết tha hay đau đáu xót xa, trằn trọc năm canh, thao thao giục giã, hối thúc mong “repeat, open mode” thì quang cảnh “dòng sông trôi” ấy, dòng nước nóng, lạnh đó sẽ mãi ngự trị ngấm da thịt, thấm vào vùng cảm nhận để một lúc nào đó trí tưởng tượng khứ hồi “mở” sẽ như cuốn phim quay chậm phác họa đầy đủ, chân thật nhất những dung lượng ám ảnh, mong đạt… “ÁM THỊ TUỔI THƠ” của tác giả Lê Viết Hòa đã cho độc giả thấy được “sức mạnh” của cái tình, cái tình và trí lực sẽ một phần nào đó như thảo dược làm “cải tử hoàn sinh cục bộ tức thời và nhất thời tạm dừng” trên bề diện của tiến trình sinh tồn. Mặc dù sự “sống lại” của quá khứ chỉ bằng sự hồi ký ảnh hình qua năng ảnh “ám thị” có độ “nét”, “độ rung” ở tần suất hi hữu “lâm sàng” để những điều “còn mãi” một lần nữa “mãi còn”. “Ám thị tuổi thơ” đã được “tái sinh” bằng phương pháp nhiệm màu này!

Monday, June 18, 2018

TRẦN TUẤN KIỆT ** LỤC BÁT QUỐC THI VIỆT NAM


(mang thông điệp Hòa Bình thế giới)

Nhân loại trên thế giới này, mỗi dân tộc đều có thơ riêng của họ. Đó là ngọn nguồn phát nguyên, lưu trữ, và truyền tin một thứ tin lành mầu nhiệm của hữu thể. Từ ngày có Khúc ly tao của Khuất Nguyên, của giòng Bách Việt thơ mang sắc thái Đông Phương tự do và huyền ảo.

Cách đây trên ngàn năm, thơ của giới trí thức lãnh đạo, của pháp sư làm sứ điệp của lịch sử, thơ đó thuộc vào giòng thơ Quí Tộc có màu sắc chính trị, sở trường về ngoại giao giữa Tàu và Việt như nhà thơ Khuông Việt. Càng tuôn dội về Nam, giòng Cửu long giang càng mênh mông vô tận, càng mở rộng từ ngọn nguồn để tuôn ra biển, thơ càng phong phú cao như núi, như mây, trầm như ghềnh như vực thẳm và miên man tình mộng thì tinh thần qui về một hình thái vừa có nhạc điệu, vần điệu biểu hiện tinh thần, tinh thể của nền văn hóa Việt tự nhiên mà cả dân tộc đều ca ngâm lên điệu lục bát, đặc biệt thơ lục bát không phải do một người sáng tạo nên mà cả một dân tộc, đều ca ngâm lục bát, đó là điều mà có lẽ khó có một dòng thơ nào trên thế giới kỳ ảo như thế.

Saturday, May 19, 2018

VƯƠNG TRÙNG DƯƠNG ** Luân Hoán, Gối Súng Tìm Thơ


Image result for chân dung Luân Hoán
Năm 2005, Luân Hoán thực hiện tuyển tập Luân Hoán, Một Đời Thơ để kỷ niệm bốn mươi năm từ thời thập niên 60 với các thi phẩm đã ấn hành: Về Trời (1964), Trôi Sông (1966). Sau khi nhập ngũ khóa 24 tại Trường Bộ Binh Thủ Đức, phục vụ tại Quảng Ngãi, ấn hành tập thơ Chết Trong Lòng Người (1967) và Viên Đạn Cho Người Yêu Dấu (1969) viết về đời sống, tình cảm người lính bộ binh.

Tuesday, May 1, 2018

HÀ SĨ PHU ** Tản mạn quanh chuyện ĐẠI THẮNG hay QUỐC HẬN


1/ Đại thắng hay quốc hận?
Trong sự kiện 30-4-1975 của chiến trường Việt Nam, miền Bắc thắng miền Nam nên miền Bắc gọi đó là đại thắng, miền Nam thua và gọi đó là quốc hận. Nếu thoát ra khỏi nhãn quan của mỗi bên, chỉ lấy lợi ích và tương lai của cả đất nước, của toàn dân làm trọng thì xin hỏi biến cố kết thúc cuộc chiến như tháng Tư năm 1975 ấy là điều tốt hay xấu, có lợi hay có hại, đáng mừng hay đáng tiếc đây?

Tuesday, April 24, 2018

TRẦN TUẤN KIỆT ** Tục thờ trâu đất và THẦN CÂU MANG Coi Về Mùa Xuân



Lễ hội phong tục của người Việt từ đời vua Lý Thánh Tông về sau có tục thờ Thần Câu Mang, vị thần mùa Xuân và Trâu Đất là do câu chuyện thần tích kể về Hậu Thổ Nguyên Quân, Bà Cây mà ra.

Tiện đây xin nhắc lại câu chuyện văn hóa và tôn giáo chính thống của người Việt vừa xảy ra cách đây vài ba năm.

Trong buổi hội thảo về văn hóa thế giới, có phái đoàn đại diện cho VN XHCN, họp ở đảo Guam, Thái Bình Dương. Có người hỏi đại diện VN rằng. Về tôn giáo thì tôn giáo chính thống của người Việt là tôn giáo nào. Tại sao người ta lại coi chủ tịch VN như một ông thần?

Sunday, April 22, 2018

NGUYỄN LỆ UYÊN ** Hoài Khanh, Gió Bấc Trẻ Nhỏ Đóa Hồng Và Dế, Khúc Hát Nao Lòng

Image result for nhà thơ Hoài Khanh

Khoảng giữa thập niên 1960, tôi đứng xa nhìn ngắm Hoài Khanh qua những bài thơ đăng rải rác trên các tạp chí Văn Nghệ Sài Gòn, một vài truyện ngắn, một số dịch phẩm và đặc biệt là các bài viết về thi ca Châu Phi da đen. Đứng rất xa đọc và không có một ý niệm nào rõ rệt, ngay cả khi đến tòa soạn gửi bài cho tập san Giữ Thơm Quê Mẹ thấy ông đang ngồi tiếp chuyện thầy Thanh Tuệ và Tuệ Sĩ.

Wednesday, April 18, 2018

VIÊN LINH ** Tản Mạn Về Chữ Nghĩa

hành trình của đá @ Thanh Trí

1. 
Ðã lâu lắm không nghe thấy hay không trông thấy một tác phẩm thơ văn nào gây sôi nổi trong dư luận, không hiểu vì sao? Chỉ biết trước hết là không nghe không thấy.
Tại vì các tác giả (nhà văn, nhà thơ, nhà biên khảo…) không một ai còn in sách nữa? Hay họ vẫn viết mà không in thành sách, không in ra giấy, mà viết rồi đem lên trời? Lên mạng lưới không gian?