văn hữu vườn tao ngộ

Nơi lưu trữ tác phẩm của PBTD và thân hữu. Liên lạc: phanbathuyduong@gmail.com

Wednesday, September 29, 2021

TRẦN VẤN LỆ ** Lạnh Khô



Hôm nay trời có lạnh, mà chỉ lạnh vừa vừa, không gì báo hiệu mưa bởi vì đang có nắng...

Tôi ngồi yên không đặng, xem Tin Thời Tiết sao...Té ra nhiệt độ cao, khác hôm qua, đã khác...


Cũng mừng trời rất mát...vì có lạnh hồi khuya!  Chẳng có gì mân mê, tôi làm thơ chơi vậy!

Hy vọng nắng không cháy những cánh hoa sắp bung!  Hy vọng để nghe lòng mình ít nhiều vừa ý!

PHAN BÁ THUỴ DƯƠNG ** Hoàng Trúc Ly: Hành trình đơn độc của một thiên tài thi ca suốt đời phiêu bạt

 


Nhiều người chỉ biết Hoàng Trúc Ly qua những bài thơ đăng trên các báo, các tạp chí từ 1955 và về sau là thi tập Trong Cơn Yêu Dấu của anh, do nhà xuất bản Hướng Dương trên đương Lê Lợi ấn hành năm 1963, do họa sĩ Trịnh Cung vẽ bìa. Tác phẩm thi ca này còn khiêm nhường hơn nhiều so với số trang trong tập thơ Bi Ca của Hoài Thương – người phụ trách trang thơ của bán nguyệt san Thời Nay phát hành một năm trước  TCYD chỉ vỏn vẹn có 38 trang in trên khổ giấy lớn 21×25.

PHẠM TÍN AN NINH * sắt son


Không ngờ tôi lại là người bưng tấm ảnh chị Ngà theo sau quan tài của chị. Và cũng chính tôi là người đào huyệt chôn chị. Đám ma của chị có lẽ là một đám ma buồn nhất mà tôi chứng kiến. Có cái chết nào lại không buồn. 

Những ngày ở trong trại “cải tạo”, tôi đã từng khiêng xác vài người bạn tù đi chôn ở ven triền núi hoang vắng đến lạnh lẽo, trong cảnh nhá nhem của buổi chiều đông trên khu núi rừng Việt Bắc. Nhưng đó là chuyện trong tù, còn hôm nay ngay trên làng quê mình, chị Ngà đến nơi an nghỉ cuối cùng mà không có một người ruột thịt tiễn đưa, ngay cả cái áo quan cũng do bà con láng giềng góp tiền mua cho chị.

Tuesday, September 28, 2021

NGUYỄN THỊ HÀM ANH ** Về Chú Tư Cầu của Lê Xuyên

  
Chết là hết chuyện. Các tiểu thuyết gia thường lấy sự qua đời của một nhân vật đặt dấu chấm hết cho câu chuyện của mình. Vì thế, tại trang 907 của nguyên bản do nhà xuất bản Tiến Hóa xuất bản năm 1965 và file 54 của bản đánh máy năm 2006, Tư Cầu nhắm mắt xuôi tay để khép lại cuốn trường giang tiểu thuyết Chú Tư Cầu của nhà văn Lê Xuyên. 

Thật hạnh phúc cho một nhà văn khi có được tác phẩm để đời. Chiều dài của một đời người hữu hạn nhưng tác phẩm thì trường tồn và nhà văn sẽ tồn tại mãi, không phải trong cuộc nhân sinh ngắn ngủi mà trong tác phẩm của mình. Nhà văn Lê Xuyên đã có được niềm hạnh phúc đó. Ấy là ông sẽ được nhớ, được nhắc đến mãi trong lòng độc giả Việt Nam qua các tác phẩm của mình, đặc biệt là Chú Tư Cầu.

HOÀNG TRÚC LY ** Hành trình





1.

tôi nay đi giữa hoang đường – niềm đau thân thể tủi buồn hai vai - giật mình nước mắt tương lai – ngày qua và tiếng thở dài xuống thu


2.

toa xe cửa khép khung trời – người đi môi đỏ run lời tiễn đưa - tóc dài xõa mộng ngày xưa – vết thương kỷ niệm bây giờ lại đau

VÕ THẠNH VĂN ** Vĩnh biệt SG Trần Tuấn Kiệt

Phan Bá Thụy Dương ** Liên Khúc Vô Thường


tặng Mesa cung chủ HSM


1 -

Đốt công án vất kinh thư khải ngộ 

Theo đường trăng -

trăng khi tỏ khi lu

Tìm người hiền nơi thâm cốc âm u 

Thỏng tay vào rừng giả làm ẩn sĩ


Giòng sinh mệnh

chừng nhuộm màu chướng khí 

Bến nhân gian ai quán niệm vô thường 

Hành trình xa ngựa đà lỏng dây cương 

Trên vách núi chân dung in mờ tỏ

TRẦN THIỆN HIỆP ** Vô Vi


* Tặng Phan Bá Thụy Dương

 

Đông phương

Công án cổ thi

Người xưa bạc tóc vô vi truy tầm

 

Lòng trần

Khai ngộ đạo tâm

Trăng xuyên lều cỏ trầm trầm kệ ca

Monday, September 27, 2021

NGUYỄN AN BÌNH ** KHI NGHE SERENADE CỦA SCHUBERT


Ngày nhạt nắng đem chiều lên màu khói

Xa muôn trùng nghiêng ngả chiếc buồm nâu.

Mỏi cánh chim chập chùng trên sóng bủa

Núi xa mù lạc hướng biết về đâu?

 

Khúc dạ lan mơ hồ nghe ai hát

Thanh âm chìm khuất dưới bóng chiều rơi

Hương thời gian gợi sầu men tóc úa

Mùa đã trôi treo nỗi nhớ khôn nguôi.

Nguyên Giác ** Đọc “Tôi học Phật” của Đỗ Hồng Ngọc

Đọc "Tôi học Phật" của Đỗ Hồng Ngọc ảnh 1
                                      Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc

GN – Có những người làm gì cũng hay, viết gì cũng hay. Tôi luôn luôn kinh ngạc về những người như vậy. Họ như dường lúc nào cũng chỉ ra một thế giới rất mới, mà người đời thường như tôi có ngó hoài cũng không dễ thấy ra.

Đỗ Hồng Ngọc là một người như thế.

Phan ** Tiếng ve mùa cũ…


Những ngày nghỉ lễ Độc lập của Hoa Kỳ ở hãng tôi làm đã bắt đầu từ cuối tuần trước. Tôi định làm một số việc nhà đã tính trước khi được nghỉ cả tuần, tính kỹ ra cả chục ngày vì thêm hai cái cuối tuần nữa. Nhưng đã mấy ngày nghỉ trọn mà vẫn chưa làm được gì với trái banh world cup còn lăn trên tivi; với vạt rừng còn sót lại sau nhà, vạt rừng mong manh như dải lụa mỏng khi nhìn từ trên cao. Nhưng với tôi đó là khu rừng tuổi nhỏ từ mùa hè đầu tiên tôi về đây; từ bất chợt một sáng cuối tuần, bưng ly cà phê thơ thẩn ra (vô) rừng – vẫn cảm nhận được mùi hương toát ra từ những thân, lá cây khác nhau; và hương cây hoang dại khác với cây trồng. Đặc biệt mùi lá mục dưới chân không thể nói là thơm tho, nhưng tôi vẫn thích ngửi cái mùi hăng hăng, mùi ẩm mốc, xen lẫn mùi hoa dại… mùi rừng.

Sunday, September 26, 2021

TRẦN YÊN THẢO ** Mây đầu núi


Sáng dậy ta lên rừng đốn củi

Tình cờ gặp lại sáng hôm qua

Núi xanh cười ngất trên đầu núi

Nụ cười kiêu bạt tìm đâu xa


Búa sắt nhẹ khua thềm đá trắng

Bạc đầu, hỏi núi đã già chưa

Biết đâu ẩn khuất nơi hang động

Còn vài tiều lão ngàn năm xưa

TRẦN VĂN SƠN ** HƯƠNG THỜI GIAN


Nắng rãi lửa ruộng khô cằn nứt nẻ

Gõ sừng trâu mục tử hát ngêu ngao

Lều xiêu vẹo rạ rơm rơi tơi tả

Bếp lửa tình quê sưởi ấm niềm đau

Cây trút lá chờ mưa về nẩy lộc

Cụm hoa xuân bật gốc gió giao mùa

Người ly tán nên thánh đường cô độc

Đất hoang vu còn vọng tiếng chuông chùa

HUY PHƯƠNG ** Chó Chết … Hết Chuyện



Con chó nằm trong cũi thấy đồng loại của mình bị đem đi đập đầu, cạo lông còn lồng lộn, gầm gừ, hay chảy nước mắt, nhưng đôi khi con người lại quá thờ ơ và dửng dưng với nỗi đau và cái chết của chính đồng bào mình.
Khắp nơi trên đất, chó là con vật được đánh giá cao vì sự thông minh, lanh lợi, lòng trung thành, tình cảm chan chứa, và nhất là mối thân hữu tự nhiên đối với loài người.

Ai nói mặc ai, chứ ở cái xứ Việt nam từ xưa đến nay, tôi thấy con chó là thứ súc vật hèn hạ, bị khinh bỉ nhất, được con người Việt Nam dùng trong những câu chửi rủa miệt thị, không hề nương tay. Nói đến gốc gác thì gọi là “đồ chó đẻ,” mạt sát thì gọi là “đồ chó,” thậm chí trong trò chính trị, khi nói đến những tên hoạt đầu, bất tài vô tướng, một sớm một chiều ăn trên ngồi trốc, thì ví von như “chó nhảy bàn độc!”
Con chó chết lại được xem tệ hại hơn là một con chó sống, bằng chứng chửi ai là chó chết nặng gấp mười lần chửi ai là đồ chó… sống!

Trần Vấn Lệ ** Lục Bát Từ Một Chiếc Lá Vàng


Mai kia bỏ núi lên ngàn

nằm đâu chắc cũng lá vàng lót lưng?

Nhớ ai nhớ một tấm lòng

nghiêng qua, trở lại một vầng trăng treo!

Nhớ em cũng nhớ buổi chiều

phố đông em một diễm kiều là sao?

*

Một mai.  Mai mốt.  Chừng nào

rừng hiu quạnh bỗng hoa đào giáng Xuân?

Nhớ ai xanh biếc tấm lòng

vọc tay nước suối một dòng trong thơ?

Nhớ em, thế đó, bây giờ

chiều nơi phố thị không ngờ hoàng hôn!

Saturday, September 25, 2021

Hạo Nhiên Nguyễn Tấn Ích ** THEO CON THUYỀN NGƯỢC

                            


Cơn sốt hành hạ Trần Vũ đã một tháng liền. Những liều thuốc xuyên tâm liên, ký ninh nội địa không đủ độ triệt hạ họ hàng lũ vi trùng sốt rét độc địa đã bám trụ cả ngàn năm tại khu rừng già nầy. Nhìn khuôn mặt tóp rọp vì thiếu ăn thêm màu da vàng tái vì mất máu, không ai nhận ra chàng phi công hai mươi tám tuổi lái chiến đấu cơ thuở nào..

Friday, September 24, 2021

PHAN BÁ THUỴ DƯƠNG ** rải lục bát trên cao


 

Mây ngàn hỡi trôi về đâu

Có nghe lời núi bạc đầu thở than

Gió ru hồn tháp mơ màng

Lá khô xào xạc oanh vàng nhẹ bay


Ta sẽ về đâu chiều nay

Rừng già hiu quạnh tháng ngày tiêu dao

Thôi thì giã biệt miền cao

Biển mê cuồng lũ bến nào đục trong

CUNG TÍCH BIỀN * Mùi của Gió Mùa




Ngòai bảy mươi tuổi, hãy còn khỏe mạnh, minh mẫn; từ bao năm, Cụ Gàn tiêu biểu cho niềm vui, lòng tận tụy với xã hội. Ngồi gần cụ, bên cốc cà phê, năm ba bè bạn, thì thật thú vị, vì sự dẫn dắt câu chuyện, lý giải các sự kiện lịch sử, văn chương, triết học.

  

Kiến thức sâu rộng, biết nhiều ngoại ngữ nên nguồn đọc của cụ Gàn không lệ thuộc vào sách nhập nội thông qua dịch thuật. Cách nói ngắn gọn, hàm súc, nhiều ẩn dụ, đậm chất hài hước. Giọng cụ hiền hòa, hấp dẫn; không dạy đời, không cường điệu; rất chân tình, nhưng thẳng thắn, vì tôn trọng sự thật.

Thursday, September 23, 2021

HÀ THÚC SINH ** tiếng đêm


Có thấy gì đâu ngoài cuộc đời

Qua song đêm giấu kín mọi nơi

Mọi người mọi vật và tôi chợt

Nhớ quá đi thôi những tiếng người


Trên đó trăng treo một nỗi niềm

Nghe như nó nhớ gió rừng bên

Bay xa và lạc đường quay lại

Nào biết lạnh vì gió chẳng quên

THIÊN HÀ ** nhớ nhau hoài


Em ở nơi nào,
có còn mùa xuân không em?
Rừng ngàn lá gió,
từng đêm nhắc nhở thì thầm
Nắng ở trên đầu,
nắng trong lòng phố
Gió ở trên non,
gió quyện mây về.

NGUYỄN LỆ UYÊN * Còn Cọng Rau Dền



Tiếng chó sủa cọc cạch. Một bóng người cao lớn đứng ngoài cổng rào. Con Vện chồm lên, hai chân bấu vào chắn song sắt. Vạt nắng buổi sáng hắt bóng đổ ngược thân hình nó xuống lối đi trơ trụi. Tầm bỏ chiếc rựa và khúc tre vừa chẻ nhỏ ngó ra phía cổng. Ngó và đứng lên, lững thững bước ra ngõ. Tiếng con Vện không còn cọc cạch như trước, vang lên tràng dài như tiếng chó sủa trong những đêm tối trời, thời chiến tranh.

TRẦN THIỆN HIỆP ** Ta Và Lục Bát Với Em

 

Ngày trở lại

 

Yêu người lá nở trong tim

Rừng ta xanh biếc lạc tìm dung nhan

Yêu người núi nở trăng vàng

Sông ta trăm nhánh quyện ngang hình hài

Yêu người ngày nở sao mai

Suối ta ngàn dặm nối dài tóc sương

Yêu người gió nở buồm dương

Biển ta trượng trượng vô lường thủy chung

PHAN BÁ THUỴ DƯƠNG ** Bóng thời gian


biển lặng sóng nước xanh như mắt ngọc

cát vờn bay như suối tóc người tình

cơn nắng tàn

giọt nắng Hạ lung linh

thuyền ai đó mái chèo khua bỡ ngỡ


ôm khổ hạnh én lần qua đất nhớ 

gió về đâu .

nghiêng ngã khóm phi lao 

gió về đâu

mà bụi khói xôn xao

mây lờ lửng trên đỉnh trời vàng vọt

Wednesday, September 22, 2021

TRẦN VẤN LỆ ** Trung Thu



Hơn một tuần nay tôi ngả bệnh...Hơn một tuần nay, buồn tự nhiên...Nhìn đời không thấy gì lưu luyến, nhắm mắt đêm Rằm trăng vẫn lên...

Không gió, không mưa, Thu lạ lùng...Lá vàng đang rụng ở bờ sông.  Cây đa mãi mãi đời xanh lá tiễn biết bao thuyền ra cửa sông...

TRẦN HOÀI THƯ ** Đôi Mắt

® Lương Trường Thọ

Thêm một mùa thu trở lại. Thêm một bầu trời trắng xám như mang theo một nỗi buồn, cúi đầu đưa ti­n những ngọn lá trở vàng. Và với tôi, thêm một khóa học nữa lại trở về.

Tôi bắt đầu mang lại chiếc áo len mỏng, bỏ lại tập vở, cuốn sách vào school bag để tiếp tục cuộc hành trình. Kiến thức hay là cơm áo. Có lẽ là cơm áo cũng nên. Cái giấc mơ hôm qua của một tên đàn ông da vàng, đến từ một đất nước nghèo khó, lạc hậu, tai ương, trước một thế giới văn minh kỹ thuật, bao bọc bởi computer, điện thoại, fax, bây giờ đã trở nên buồn nản. Hay tại số tuổi của tôi, chẳng khác những chiếc lá vàng đầu tiên rụng xuống trên thềm cỏ.

VŨ UYÊN GIANG ** Khi ở Tây Ninh


Rời chiến trận ta về qua Bến Sỏi

Bụi đỏ au trên vai áo chinh nhân

Ngang Thanh Điền ta bỗng ngập ngừng chân

Vì cô bé Bắc kì xinh quá sức


Tà áo trắng bay bay, thơ rất mực

Khiến cho hồn lính chiến bỗng bâng khuâng

Anh bộ binh về hậu cứ dưỡng quân

Vẫn lội bộ mỏi chân quanh phố chợ

MINH NGUYỄN ◙ băng qua đường tàu




Trên đường về nhà, Ngữ tình cờ gặp Nhã lúc cô sắp băng qua giao lộ, cô hỏi:

- Hẳn anh biết ngày mai có người mang sính lễ đến nhà Mây tiến hành lễ dạm ngõ?

- Ngữ không thể tin vào tai mình. Mới hôm qua Mây vẫn còn gối đầu trên tay anh nói cười vui vẻ, không hề nghe nói chi tới chuyện cưới xin, vậy mà hôm nay đã . . .

Có thể Nhã đã nghe lầm tên ai khác, cho dù cô có là bạn thân của Mây đi chăng nữa. Tuy có chút bất ngờ, song Ngữ cố giữ vẻ mặt bình thản, che dấu mớ cảm xúc đang làm rối bời trong lòng. Anh nghĩ, chắc phải có chuyện bí ẩn gì, khiến cô không thể giải thích hành vi đáng ngờ của mình với anh?

HÀ THƯỢNG NHÂN * bạn cũ đây...


Giấc mộng tàn rồi, định phủi tay?

Song còn có được buổi hôm nay,

Làm sao dứt nổi duyên văn tự?

Dẫu vẫn từ xưa tập bỏ cày.

Lầm mãi phải chăng là chữ nghĩa

Tưởng như chắp được cánh chim bay!

Trăm năm rút lại là gang tấc

Đành cứ vào ra uổng tháng ngày

Bè bạn những ai còn mất đó?

Đã vui chưa nhỉ, một lần say.

TRẦN TUẤN KIỆT ** Hạc thiêng



        Tặng Phan Bá Thuỵ Dương


        Thơ bay vàng cánh hạc chiều

        Núi sông trăng mới bên triều biển xanh


        Mươi năm lỡ bước thị thành

        Mộng đời ủ lại mái tranh sau vườn

TRƯƠNG ĐẠM THỦY * Cánh diều mùa xuân trên đồng chó ngáp

Trời cuối năm gió nghiêng nghiêng thổi qua hàng cây sua đủa bông nở trắng xóa. Vài cánh hoa bị gió cuốn, giần giật bay về phía bờ ao xanh những nhánh rau nhúc bập bềnh. Phía xa là cánh đồng lầy đầy cỏ, cây tạp và những dề lục bình tím ngắt như một điểm nhấn u buồn trên bức tranh màu lạnh.
Mẹ tôi đang ngồi vo gạo bên lu nước mưa hứng từ tháng tám chợt ngừng tay rồi nhìn về phía cánh đồng. Hình như mẹ muốn nói điều gì? Tôi lên tiếng trước: “Sao người ta lại gọi cánh đồng nầy là đồng Chó Ngáp, hở mẹ?”. Lúc đó tôi chỉ là một đứa bé mới bảy tám tuổi với rất nhiều thắc mắc về cánh đồng hoang dại nầy. Ở đây chỉ lác đác mươi ngôi nhà tre mái lá cách xa nhau chừng một tiếng hú.  Chủ nhân của những ngôi nhà xiêu vẹo ấy là dân tứ xứ trôi dạt về đây sống hẩm hút bên mép bờ dãi đất cao lúp xúp những cây trâm bầu, sua đũa chùm lé gai. Về đêm, nhất là vào những đêm cuối năm khi trời trở mùa gió Bấc, gió vụt qua cánh đồng lầy chợt hú lên. Tôi rất sợ tiếng hú đó. Mẹ hiểu ý nên thường ôm choàng lấy tôi và nói thì thầm: “Đừng sợ, có mẹ đây. Đó chỉ là tiếng gió thế thôi”.

TÔ THUỲ YÊN ** Tâm Thức Khuất Dạng Của Thơ



1.

Năm đó, giặc Trung Quốc bất thần mở mặt trận ồ ạt tấn công vào 8 tỉnh miền Bắc nước ta. Nửa khuya, Công an Cộng sản Việt Nam lùa tất cả những người tù đày của chế độ miền Nam từ những vùng thượng du và trung du lên những chiếc xe đò khẩn cấp trưng dụng, chạy bán mạng về vùng Thanh Nghệ Tỉnh, tức Liên Khu Tư cũ, đất ẩn trú một thời của những Nguyễn Đức Quỳnh, Đào Duy Anh, Hữu Loan, Phạm Duy và ban hợp ca Thăng Long, của những ngày toàn dân kháng chiến chống Pháp cũ. Tại một trại giam ở Nghệ Tĩnh, ẩn khuất trong Trường Sơn, tôi gặp lại người bạn vong niên là nhà thơ lão thành Hà Thượng Nhân, giữa đông đảo những bằng hữu thất tán khác. Trong một lần trò chuyện, nhà thơ Hà Thượng Nhân ngỏ ý khát khao được đọc thơ. Tôi hoàn toàn thông hiểu nỗi khát khao đó của Hà tiền bối.

Tuesday, September 21, 2021

ĐỖ HỒNG NGỌC ** Tủm tỉm một mình



Trái tim không phải để suy nghĩ. Trái tim là để yêu thương. Khi trái tim nghĩ thì chắc cũng không nghĩ như khối óc. Trái tim có cách nghĩ riêng của mình mà nhiều khi khối óc không sao hiểu được. Thời đại của chúng ta, con người dùng khối óc nhiều quá, nhiều đến nỗi người ta luôn ở trong tình trạng muốn “điên cái đầu”. Và thực vậy. Bệnh tâm thần ngày càng phát triển, tự tử, ma túy, stress… ngày càng gia tăng trong một xã hội mà người ta luôn bị quay cuồng, luôn phải chạy đua với tốc độ, tuổi trẻ, nhan sắc, thành đạt… 

NGUYỄN ĐỨC NHƠN * Bóng Thời Gian



Hưng phế ngàn năm giấu mặt

Cổ kim luận tội anh hùng

Trái đất ngàn năm què quặt

Sao khuya rớt giữa muôn trùng


Hình nộm mặc áo long bào

Xua tay đuổi bầy ngạ quỷ

Mặt nạ ngàn năm giấu kỹ

Bùa mê rải khắp tinh cầu

HÀ THÚC SINH ** Hồng đỏ, hồng vàng

image

Thời tiểu học thì không nói, vì ông bà Long thay nhau chở con đi học, còn suốt thời gian trung học, Cẩm và Hương nhớ rằng chẳng có bạn cùng trường nào có những lời lẽ hay hành động bắt nạt họ. Lúc đầu thì còn có những ánh mắt kín đáo nhìn ho cách tò mò hoặc ái ngại. Sau này quen dần, họ an vị trên dãy ghế dành cho người tàn tật.

Họ giống nhau đến dễ sợ. Hai khuôn mặt gần như là một. Mắt, mũi, miệng, tóc… như đúc một khuôn. Chỉ giọng nói hơi khác ở sự trầm bổng. Họ dính với nhau từ vai xuống, dọc theo một bên thân thể. Và họ đi với nhau, đồng bộ, suốt cuộc đời.

TRẦN VẤN LỆ ** Tin Thời Tiết Ngày Trung Thu


Mới có sáu giờ sáng, mặt trời đã chói lòa!
Ngày hôm qua đã qua.  Ngày hôm nay đang tới!
Biết rồi, không ai nói:  "Hôm nay nóng vô cùng!"
Nóng dám điên dám khùng, nếu mình chịu không nổi!

Tôi đứng nhìn con suối, lòng con suối khô ran!
Cây đào lá đã vàng, có gió chắc rụng hết?
Mùa Thu đang tới thiệt?  Từng bước từng bước thầm...(*)
Từng bước từng bước thầm, lặng căm mà nóng bức?

NGÔ NGUYÊN NGHIỄM ** Phan Bá Thụy Dương: Đại Thiên Sa Giới Ngoại/Hà Xứ Bất Vi Gia


PBTD

Hai câu kệ của tổ sư Thường Chiếu đời nhà Lý, được nhà thơ Phan Bá Thụy Dương chuyển ý “ngoài cõi trời bao la vô tận đó/ có nơi đâu chẳng thể gọi là nhà”. Cái khuynh khoái của người nghệ sĩ chất nhẹ trên đôi vai gánh tang bồng, thì thế sự chất chồng chung quanh nẻo sống chỉ là những cát bụi phù du. Bước đạt ngộ của kẻ làm văn nghệ hình như cũng tương đồng với thậm thâm vi diệu pháp của người tu chứng. Quẫy trên lưng cả một vũ trụ nghiệp chướng dầy đặt những hạnh phúc hay khổ đau, như quẫy nhẹ cả hư không trong lòng người đạt ngộ.

TRẦN THIỆN HIỆP ** TRẢ LẠI LẶNG IM



                                  tặng pbtd


            buổi sáng đi tìm quán cà phê

            ngang qua công viên phố Tàu

            nắng ươm vàng cành lá

            nắng đổ bóng nghiêng nghêng

            tôi nghe mùa thu thật hiền

            về trong hơi gió 

            chậm bước dạo quanh

            để hồn mình bỏ ngỏ

Đỗ Nghê Đỗ Hồng Ngọc ** TÔI CŨNG TIN VẬY…

DML_Cover_PreOrder.jpg

CHÀNG NHO SINH DƯỚI GỐC TÙNG
thử bút & xuôi dòng
Lữ Kiều
Tranh bìa: Lữ Kiều

Thiết kế bìa: Lê Giang Trần
Tựa: Đỗ Nghê Đỗ Hồng Ngọc
Bạt: Nguyên Minh – Cao Kim Quy – Trần Thị Nguyệt Mai
VĂN HỌC PRESS xuất bản, 2021

@@@

Tựa:

Monday, September 20, 2021

BÙI NGỌC TUẤN ** Tâm sự cùng trăng


           Thôi đi nhé vầng trăng kia

           Đừng xui ta nhớ miền quê xa vời

           Bao đêm chung chén đầy vơi

           Cùng trăng than thở, ngậm ngùi xót thương


           Trăng ơi bên kia đại dương

           Có còn không một con đường bóng tre

           đêm xưa trăng xuống đầu hè

           Mùi hương nguyết quế mang về giấc mơ

NGUYỄN VĂN LỤC ** GIAO CẢM GIỮA ĐẤT - TRỜI - NGƯỜI


Hoài niệm một thời

 Từ lúc nào đã dần hình thành một khái niệm trở thành khuôn mẫu, đặt để con người vào thế trung tâm vũ trụ gọi là tam tài (Thiên-địa-nhân[1]. Tiếng dân gian còn gọi một cách bình dân là Trời che đất chở hay cùng một bọc). Di sản để lại hiếm hoi là các kiến trúc như chùa chiền, miếu đền còn như đượm sắc thái tinh thần Á Đông cổ kính ấy. Mái chùa thường ẩn núp sau những cây đa, cây cổ thụ như một ấp ủ cận kề. Thật đáng quý làm sao, nhưng nay còn đâu?

H O À N G X U Â N S Ơ N ** Giấc mơ của đá


           huyễn thạch không có một thì

           trái đất từ lỡ san di mấy bờ

           chỉ còn sỏi cuội ngu ngơ

           bên giấc ngủ núi bâng quơ màu trời


           bay đi, bay đi rực ngời

           hoa còn ở với xanh tươi cỏ mềm

           muộn ngày.   lẫn búi hương đêm

           muộn đời hồ dễ nguôi quên đá buồn

CAO MỴ NHÂN ** Tự Đánh Rớt Mình

Có lẽ nào ở cuối cái Fwy 91 ấy, có một khu nhà vườn in hệt những ngôi nhà vườn ở Huế ngày xưa, và chủ ngôi nhà này, là một thanh niên lai Mỹ Việt đang bước vào tuổi trung niên, mẹ anh ta đặt tên cho anh ta là Sâm, từ những ngày còn ở VN. 

Bà mẹ Việt của anh vốn sinh trưởng ở quận Duy Xuyên, tên Hường, ngày tôi lập gia đình ở Đà Nẵng, bà đã có chồng trước tôi vài năm, nhưng không có nghĩa là bà lớn hơn tôi, may ra thì 2 đứa bằng tuổi nhau.

Chồng bà Hường là một người trong họ nhà ông xã tôi. Chưa hết tuổi đi lính, nên ông ta xin được vô ngành cảnh sát, để không phải đi tác chiến. 

Ngoài thì giờ làm việc ở Ty Cảnh Sát, ông ấy đi tới đi lui quanh đường Độc Lập, đại lộ chính của thành phố Đà Nẵng.

NGÔ NGUYÊN NGHIỄM ** THƠ HỒI SINH TRẦN VĂN SƠN


Thắm thoát đã qua hơn năm mươi năm, thời gian thật diệu kỳ cho tất cả chúng ta, những người làm văn nghệ, nhìn lại ký ức. Kỷ niệm thì muôn màu muôn vẻ như khu vườn hoa lạ, kỳ hương đầy sắc màu và thơm ngát. Đọng lại như khối trầm hương, cho mọi người vãng lai chiêm ngưỡng hóa thân của trời đất, siêu tuyệt và hạnh ngộ. Không cần biết, tinh hoa vũ trụ tích tụ bao nhiêu ngày tháng, nhưng trước mắt tha nhân, sự kỳ diệu của thiên nhiên, đi vén mở thiên khai cho người thi sĩ, biến hóa ngôn ngữ thành cái tâm quang quả kỳ diệu trước những chiếc ráng vàng hoàng hôn, hay trước thế sự điêu tàn than vãn, làm ngút mắt tri thức phàm nhân. Từ những hạnh ngộ của định kiếp người làm thơ; cọ xát với hiện thực; xúc động rung cảm mãnh liệt của con tim, và rồi tài năng nghiệp chướngngàn năm... đó là thời khắc tác phẩm được hóa sinh, trong cơn vật vã thai nghén của thi nhân.

Cao Thoại Châu ** Không thầy đố mày thành…ăn trộm!

            Tại làng kia có một người ăn trộm giỏi. Ông ta có một quy ước “tình làng nghĩa xóm” là đồ ăn thì trộm trong làng còn của ăn của để thì quơ sang những làng khác. Gần hết đời mà ông ta không bị dân làng nhận diện bởi vì quá tài, trong khi gà vịt gia đình ông ta ăn thoải mái, nhà cửa ngày một khang trang, nghe đâu có cả một con trai …làm thơ nữa thì phải và không đứa nào nối nghiệp cha. Ngẫm lại thấy muốn bỏ nghề vì tuổi cũng đã khá cao, làm đạo chích cũng gần hết đời, ông bèn nói thật với người hàng xóm rất nghèo và muốn truyền nghề cho thằng con nhà ấy. Hàng xóm nghe rất ngạc nhiên vì bao lâu sống cạnh đạo chích mà không hề biết. Nhưng suy nghĩ thấy đúng như lời ông ta nói, không làm gì mà sống phong lưu thì chỉ có ăn trộm chứ không thể tham nhũng bởi ông ta đâu có làm quan chức!