văn hữu vườn tao ngộ

Nơi lưu trữ tác phẩm của PBTD và thân hữu. Liên lạc: phanbathuyduong@gmail.com

Friday, March 7, 2014

NGUYỄN MẠNH TRINH * Đọc thơ Hải Phương


Có một người làm thơ đã viết một vài câu thơ tình cờ để tặng một tập thơ đọc cũng rất tình cờ của một nhà thơ mà cuộc gặp gỡ cũng thật... tình cờ vô định trong cõi đời này:

ghé chơi qua chốn mịt mù
thấy ngôn ngữ quạnh thiên thu ngỡ gần 
một bước chân thấy phân vân
thấy trang sách triết tần ngần cõi xa
hai chân bước chợt nhạt nhòa
vần trên câu sáu nở hoa nụ đầu
vế sau câu tám ở đâu
lạc vào cõi sắc mấy mầu tịnh không
soi gương râu tóc bềnh bồng
hỏi chàng thi sĩ có trong mộng hờ?
câu vấn câu đáp lửng lơ
thấy trường giang cuộn mấy bờ dương gian”

TRÚC THANH TÂM * Tịnh Biên mùa Hạ lại về


Những ngày xưa, tôi bắt gặp bây giờ
Ngày mỗi ngày, em đi về ngang cửa
Áo trắng bay má hồng hoa mắc cở
Tuổi học trò ngày tháng rất vô tư !

Chiều Nhà Bàng chờ đợi những cánh thư
Nghiêng nón hứng chùm thời gian tiếc nuối
Em phơi phới mắt đen tròn con gái
Có bao chàng thơ thẩn tập tành yêu !

NGUYỄN AN BÌNH * đầu năm gặp lại bạn học cũ


*Tặng các bạn lớp ĐHSP VĂN chuyển tiếp
sau 1975.

Ngày đầu năm mừng gặp lại bạn cũ
Lần đầu tiên qua năm tháng thăng trầm
Thuở ra trường không hẹn ngày gặp lại
Bỗng giật mình thoáng chốc mấy mươi năm.

PHẠM TÍN AN NINH * người bạn làng TAM ÍCH

Bạn về gõ cửa đêm thâu
Ta nghe âm vọng nỗi sầu ngày xưa

Sau ba năm ngồi bên nhau ở trường Võ Tánh, chia tay, mỗi thằng đi mỗi ngã. Anh bạn của tôi thì vào trường luật, còn tôi thì vào trường...lính. Khi còn đi học, bạn chăm chỉ và giỏi hơn tôi nhiều. Hai đứa học trò nghèo, cùng ở quê lên tỉnh học, nên dễ dàng là bạn tâm giao. Con nhà nghèo nhưng tôi lại mê truyện François Sagan và thơ Xuân Diệu nên biết yêu hơi sớm, nên thay vì theo bạn học thêm vài ba chữ, thì tôi lại đắm say ngụp lặn trong một cuộc tình kiểu Aimez-vous Brahm. Mà dường như tình yêu nó làm cho người ta đổi thay ghê gớm lắm. 

Sunday, February 23, 2014

HOÀI KHANH * Qua bến đò chiều


Chiều em qua một bến đò hiu hắt
Áo còn bay rờn mộng cuối sông dài
Ngày thì lạnh như lòng chưa đủ ấm
Tay vẫy chào nghe rợn cả tàn phai

Sông thì vẫn âm thầm trôi chảy mãi
Em có nghe lòng thoáng chút âm thầm ?
Đời thì rộng biết còn chăng gặp nữa
Qua bến đò là qua cả nghìn năm

Con sông đó hãy muôn đời chứng giám
Nỗi buồn kia ai biết tự nơi nào ?
Thì em cứ đi về phương hướng định
Như cuối trời thoáng rụng một vì sao

Hoài Khanh

TRẦN THIỆN HIỆP * bạn già sau cuộc đổi đời

           
mười ba năm sống với quê
vui trong cái khó, đam mê cái tình 
bạn xưa vẫn bạn của mình
tiên ông bị đọa nẩy sinh chán đời

Tuesday, February 11, 2014

LỆ KHÁNH * Chiến Y Làm Đẹp Phố Phường

Trời hôm nay nắng buồn hong gió thổi
Chiến y về làm đẹp phố cao nguyên
Em lặng nhìn, mang chua xót làm riêng
Rưng rức nhớ... em gượng cười quên ca?
Chiến y đó nhưng chỉ toàn xa la.
Em cúi đầu nước mắt nhẹ vương mi
Áo cưới ngày nào... bạn cũ vu quy
Nên áo chiến người yêu xa vắng phố
Vui hạnh phúc họ quên em gái nho?
Hay dỗi hờn, hay khóc giận vu vơ
Tình đơn phương cô bé sớm làm thơ

NGUYỄN MẠNH TRINH * Lệ Khánh, Em là gái trời bắt xấu

Có một thi sĩ nổi danh viết về một người thơ nữ đã in những tập thơ có thể nói là tạo thành một hiện tượng thi ca: ”Khi những người tuổi trẻ yêu, đừng bắt họ nhân danh Nghệ Thuật hay Chân Lý để làm thơ! Chính Lệ Khánh chẳng đã từng thú nhận: Lệ Khánh làm thơ, in thơ bán thơ, nhưng Lệ Khánh không “bán tim”… và hẳn Lệ Khánh không hề có tham vọng làm một nữ sĩ “chuyên nghiệp” chiếm riêng một chỗ ngồi trong Văn Học Sử ngày mai. Lệ Khánh chỉ muốn làm một người tình nhân bé nhỏ, ngày hôm nay, có riêng một chỗ ẩn náu kín đáo ở… trong trái tim người yêu cho tiếng thơ thành khẩn của mình được một tấm lòng mến thương đón nhận, cho linh hồn bé bỏng của mình được một vòng tay khăng khít bao dung. Mà như vậy thì, dù muốn dù không, Lệ Khánh cũng đã tự nhiên là một thi sĩ! Một thi sĩ của tình yêu, hòa đồng chính đời sống cùng số phận mình vào Thơ, cũng như đem tất cả hoa hương mộng ảo của thơ dâng hiến cho Tình.”

HẢI PHƯƠNG * châu thổ em ngân nga trời phú lục

1.

Bữa sinh nhật lá
Trên rừng
Mình ta uống cạn
Ly mừng biển ca.

Nhìn em dòng suối
Ngân nga
Em không áo mặc
Nõn tà lụa bay.

TRẦN VĂN SƠN * Hương tóc

* Nguyễn Văn Bảy

Ngẩn ngơ lạc phố tìm về
Đường xưa lạ cảnh xa quê lạ người
Công viên ghế lạnh chỗ ngồi
Tượng trơ thân đá vàng rơi cuối mùa
Nặng lòng môi hứng giọt mưa
Nghe hương tóc cũ vẫn chưa phai màu
Về đây sau cuộc bể dâu
Suối khô sông cạn tìm đâu quê nhà
Quẩn quanh chỉ một mình ta …

 
TRẦN VĂN SƠN

VĂN QUANG * Tâm sự vụn ngày Tết [2]

Các ông chơi ‘ăn người’
Điều cuối cùng thì rất hợp lý, nhưng đó là việc thuộc phạm vi văn hóa, phải vận động tuyên truyền bà con và kiểm soát ở các chùa miễu chứ không thể vì thế mà không in tiền lẻ. Không có tiền lẻ thì dân có tiền cúng tiền chẵn, mười ngàn - hai mươi ngàn đối với họ có thấm tháp gì, như muỗi đốt gỗ. Vấn đề là làm thế nào vận động cho người dân không làm chuyện mê tín và khó coi đó nữa. Khi người ta thật sự nhận thức như vậy mới chấm dứt được mà thôi. Chứ không in tiền lẻ không có tác dụng gì đâu. Bằng cớ là các “ngôi hàng” đổi tiền lẻ, kể cả đổi đô la lẻ, vẫn cứ mọc lên như nấm. Cần bao nhiêu cũng có, chỉ sợ anh không có tiền đổi thôi. Cũng như chuyện cấm mua bán đô la, nhưng cứ ra “chợ đen,” vào hàng vàng, muốn đổi bao nhiêu cũng có, muốn bán bao nhiêu cũng có người mua. Toàn chuyện làm cho vui!

Saturday, February 8, 2014

Thơ NGUYỄN AN BÌNH

tranh Nguyễn Trung

BÀI THƠ TÌNH NGÀY XUÂN

Muốn gởi em bài thơ tình ngày trước
Chưa kịp trao người đã bước qua cầu
Em phương ấy con tim thầm nhắc nhở
Lời hẹn xưa vương vấn để tìm nhau?

Đêm giao thừa đi lễ chùa trẩy lộc
Nhớ không em lời khấn thoảng hương trầm
Tay trong tay anh truyền em hơi ấm
Cùng hẹn lòng ta bói quẻ đầu năm.

PHAN TẤN HẢI * Mùa Xuân Niết Bàn

Buốt lạnh, trận gió vô thường thổi không ngưng trong thịt xương máu tủy chúng ta. Một hôm rồi tóc bạc tới, rồi tay chân yếu dần, và nhìn lại thấy tháng ngày trôi qua không thôi. Mùa xuân đi, rồi các mùa khác theo sau. Nhưng thoảng khi, chúng ta chợt thấy lóe lên một khoảng khắc như thời gian ngưng lại. Chúng ta đứng sửng nhìn giữa trời để chăm chăm xem khoảnh khắc ngưng đọng đó, nghiêng tai nghe thật kỹ từng nốt nhạc như dường vang không dứt... Có phải đó là sự bất tử đã nằm trong sinh tử. Và có phải mùa xuân đã nằm sẵn trong bốn mùa miên viễn…

Vẫn có một mùa xuân bất tử đang ẩn tàng trong từng khoảnh khắc biến diệt nhanh chóng trước mắt chúng ta. Vẫn có một cõi bất động trong vô lượng cái động chuyển của thế gian này. Chúng ta vẫn đang hít thở mùa xuân bất tử này, và đôi khi cũng có thể cảm nhận được hơi mát hương xuân này tắm đượm khắp thân và tâm chúng ta.

Thursday, February 6, 2014

VIÊN LINH * Xuân


Lồng lộng xuân sang mở cửa đời
Mẹ trong sơn động, Bố ngoài khơi
Ba ngàn dặm biếc, năm nghìn tuổi
Dạo bước nhân sinh ruổi ngựa trời.

Dạo bước nhân sinh mở cửa thơ
Hồn từ quê mẹ, ý quê cha
Dặm hồng bát ngát trăm năm mới
Bạn cũ ta tìm chữ nghĩa xưa.

Wednesday, February 5, 2014

LAN ĐÀM ♥ Thơ Xuân


LỤC BÁT MÙA XUÂN 3
 
♥ ĐÀ0 HOA Y CỰU             
“Đào hoa y cựu tiếu đông phong
 Thôi Hộ”

Chiều bâng khuâng gọi tên người,
Vàng hoa lũng thấp, xanh trời núi cao.
Trăm con phố nhỏ xôn xao,
Thoáng trong hơi gió hương đào năm xưa. 

TRẦN VẤN LỆ * Mùa Hoa Đào

* tranh NDS

Ai cũng nói: Hôm nay trời đẹp quá!
Mồng Bảy rồi, sau Tết, đúng là Giêng
Nụ cười nào cũng đẹp, cũng duyên
Nụ cười nào cũng là hoa đào nở…

Nam Cali, người ta trồng dọc phố
Những cây đào hớn hở chào Xuân
Dọc phố tôi đi, có lúc dừng chân
Có ai nghĩ tôi là cây đào không nhỉ?

TIỂU TỬ * Cái mặt


Con người có cái mặt là quan trọng nhứt. Thật vậy, nếu lấy cái mặt bỏ đi, tất cả những gì còn lại trên thân thể sẽ không dùng vào đâu được hết và cũng không còn tồn tại được nữa. Không có mũi để thở, không có miệng để ăn… con người không có cái mặt là kể như “ tiêu tùng ” !

Trước khi “ đào sâu ” cái mặt, xin mở dấu ngoặc ở đây để “ vinh danh ” tiếng Việt : phần lớn những gì nằm trên cái mặt đều bắt đầu bằng chữ ‘’ m ”, trên thế giới chưa có thứ tiếng nào như vậy hết !

Tuesday, February 4, 2014

ĐẶNG TIẾN * năm Ngọ nói chuyện ngựa


          Năm Ngọ nói chuyện Ngựa, câu hỏi đầu tiên là : chữ Ngọ tên một trong mười hai địa chi của âm lịch, có nguồn gốc từ lâu đời tại Trung Quốc, mang âm vang hao hao với chữ Ngựa, tên của động vật tượng trưng cho địa chi ấy. Vậy Ngọ , chữ Hán, và Ngựa, tiếng thuần Việt có họ hàng gì với nhau không ?

I. Ngọ và Ngựa

Hai danh từ cận âm cận nghĩa, từ lâu ta vẫn cho là tình cờ. Như tên người phát thơ và chữ facteur, tên món phở và chữ pot au feu trong tiếng Pháp, cải bắp và cabbage trong tiếng Anh.

VĂN QUANG * Tâm sự vụn ngày Tết


Tôi viết bài này vào đúng ngày 30 Tết, ngày sắp bước sang năm mới. Xin kính chúc Quý bạn đọc NĂM MỚI DỒI DÀO SỨC KHỎE, GẶP TOÀN MAY MẮN, GIA ĐÌNH HẠNH PHÚC TRỌN VẸN.

Cũng xin được tâm sự đôi điều với bạn đọc về cái sự “long đong” trong nghề “viết và lách” đúng nghĩa của tôi trong năm vừa qua. Đây chỉ là vài lời “tâm sự vụn” với bạn đọc, trong ngày cuối cùng đưa năm cũ qua đi, đón năm mới đang tới. Không thể gặp mặt bạn đọc để cùng ngồi “lai rai chuyện đời,” nhưng dù xa xôi cũng có thể “bù khú” cùng nhau qua trang báo để người đọc và người viết hiểu nhau hơn cho ấm lòng.

THÔNG BÁO * Giải Văn Thơ Lạc Việt 2014



Cơ Sở Văn Thơ Lạc Việt

Non-Profit Organization.  ID# 38-389204-7
              
640 Rettus Ct, San Jose CA 95111
               Email:
giaivantholacviet@gmail.com

 

Nhằm mục đích bảo tồn và phát triển văn học dân tộc nơi hải ngọai, đồng thời cũng nhằm khuyến khích tinh thần sáng tác của mọi tầng lớp người Việt yêu thích văn thơ. Cơ sở Văn Thơ Lạc Việt xin trân trọng thông báo đến đến quý vị, cuộc thi Truyện ngắn, và Thơ của Cơ Sở Văn Thơ Lạc Việt lấy tên là Giải Văn Thơ Lạc Việt 2014.

Monday, February 3, 2014

Tỳ-Khưu THÍCH-CHÂN-TUỆ * tiền làm động tâm, tiền sinh bất tịnh

Tu hành trong hoàn cảnh kinh tế thị trường hiện nay rất khó. Tu trong xã hội Âu Mỹ với nền kinh tế thực dụng càng khó hơn.
Dịch xây chùa và phấn đấu làm trụ trì của các tu sĩ Việt nam  tại các xứ Âu Mỹ đang diễn ra như một chiến trường. Tiền! Tiền! Tiền! trở thành tiếng réo gọi, át tiếng cầu kinh và niệm chú. Các thầy đã biến chùa chiền thành các “siêu thị Phật”. Thầy chưa có chùa thì lo vận động chạy đôn chạy đáo mua đất mua nhà xây chùa dựng tượng. Thầy có chùa rồi thì có bao nhiêu là dự án xây dựng để kêu gọi Phật tử đóng góp.

Sunday, February 2, 2014

TRẦN VẤN LỆ * Lạnh Và Buồn Buồn Lạnh Bao La

Từ hôm Tết tới hôm nay lạnh quá.
Trời không mưa, băng giá cũng không
Tuyết không rơi, sao lạ, lạnh vô cùng?
Dĩ nhiên Xuân thì hoa đào có nở…

Nhắc tới hoa đào, nhớ ơi là nhớ
Đà Lạt mình, em có nhớ không em?
Hai cây đào Ba trồng nghe nói vẫn y nguyên
Đứng trước cổng làm duyên mỗi lần Tết đến!

Từ hôm Tết tới hôm nay, thả hồn theo khói quyện
Lạnh không tan, lạnh cứ quấn vòng tròn
Những đóa hoa đào ở đây quả thật dễ thương
Người ta trồng dọc phố, dọc đường, rất ít ai nhìn tha thiết!

VÕ THỊ ĐIỀM ĐẠM * Tết Phan Thiết

 Quê hương tôi là Phan Thiết. Cả nội và ngoại đều là gốc Đại Nẫm, không biết bao nhiêu đời. Đại Nẫm, một làng quê cách thành phố Phan Thiết mười lăm phút đi bộ cho đôi chân trẻ con vừa đi vừa chạy trong nỗi lòng náo nức về nhà nội để coi chừng trái ổi mình nhìn thấy hồi ba ngày trước đã ửng chua chưa, có bị thằng Ba Tèo con Hai Ròm hái chưa. Một làng quê không lắm người khoa bảng, không biết đói kém, hiền hòa ẩn mình dưới vườn cây trái xanh mướt quanh năm. Một làng quê sanh dưỡng những thiếu nữ đẹp nổi tiếng của Phan Thiết. Gái Đại Nẫm! Tôi hãnh diện về cái cội nguồn này của tôi, cội nguồn chín mươi chín phảy chín mươi chín phần trăm Phan Thiết. Suy đi nghĩ lại về đường ăn Tết của gia đình tôi, một cảnh Tết mang sắc thái chung chung của Tết Phan Thiết mặc dù mỗi gia đình có một cách chuẩn bị Tết riêng và cách hưởng Tết cũng khác nhau. Nhưng đó là những dị biệt rất nhỏ, rất tỉ mỉ, không thể làm mất đi cái Tết đặc biệt chung của người Phan Thiết chúng tôi. Cho nên tôi mạnh dạn chọn cái tựa: Tết Phan Thiết.

thơ ĐỖ HỒNG NGỌC

LAGI * phác họa ĐHN
GIÓ BẤC
Đi giữa Saigon
Phố nhà cao ngất
Hoa nở rực vàng
Mà không thấy Tết!
Một sáng về quê
Chợt nghe gió bấc
Ơ hay Xuân về
Vỡ òa ngực biếc!
Đỗ Hồng Ngọc

Friday, January 31, 2014

TRẦN VẤN LỆ * Mơ Hồ Vẫn Đẹp Buổi Đầu Năm

Kìa em!  Hoa nở sáng đầu năm!  Hoa nở vì em, đó, Mỹ Nhân!  Chào nhé, hôm qua – ngày-quá-khứ, chúng mình đi tới con-đường-Xuân!

Con đường Xuân ơi con đường Vui…Anh hái cho mình hoa mặt trời:  Một hướng lòng anh là hướng nắng, một em-duy-nhất, một em thôi!

Hãy nói với nhau lời nhỏ nhẹ!  Hãy êm đềm nhé gió Xuân Hương!  Hãy như mình vẫn đang Đà Lạt / bát ngát ngàn thông Hoa Hướng Dương!

Hãy như em mới vừa ngang ngõ /  nắng chải vàng áo lụa Blao…Bươm bướm vì em mà chớp cánh…Em à, đời đẹp tựa chiêm bao!

Thursday, January 30, 2014

NGUYỄN TRUNG DŨNG * Chợt thấy mùa Xuân

Chiếc bus rời trạm đưa Hoàng trên đuờng đến nhà Vân. Mùng 1 Tết, ở đất Mỹ, Hoàng cảm thấy không khí và cảnh vật không khác như mọi ngày. Sáng đến, mọi người vẫn vội vã lái xe đến công sở, hãng xường, trẻ con vẫn đến trường, và các cửa tiệm buôn bán, tiệm ăn, vẫn mở như thường lệ để tiếp khách hàng. Một ngày như thế, Hoàng nhìn quanh phố xá trên đường xe chạy, chàng chẳng thấy không khí và cảnh vật của Tết nhất là đúng, vì ở đây ở đó, Hoàng không tìm ra một tà áo dài thướt tha của các cô gái mặc, một bộ “com-lê” với cổ đeo cà vạt của mấy ông đàn ông, một tiếng pháo hay một phong pháo dài nổ ròn rã, không, Hoàng đã không thấy trên suốt thời gian trên đường xe chạy qua các trục lưu thông từ trung tâm thành phố đến vùng ngoại ô có những mái nhà thấp, có vườn tược cây cối rậm rạp um tùm, cho đến lúc trước đầu xe, mắt Hoàng đã nhận ra sườn của một ngọn đồi thoai thoải, ở ngã ba, một con lộ ngoằn nghoèo như một con rắn trườn mình bò lên triền dốc, một con lộ khác chạy thẳng theo chiều dài của nó giữa hai hàng cây đứng đầu chụm nhau, và một con đường quẹo về hướng tay mặt một phần đã bị những dẫy nhà của khu phố che chắn mất dạng.

LAN ĐÀM, và rượu


 RƯỢU, NỬA CHAI
      “ Rượu còn nửa chai đời cũng vậy
        Long Ân”

Ừ chai rượu quý còn đây,
Nửa vơi sao vẫn thấy đầy nơi ta.
Ngày mùa xuân, người đi xa,
Thì thôi, lầu cũ chiều qua rất buồn.
Ly nghiêng đỏ, đậm hoàng hôn,
Men say độc ẩm xót hồn cố nhân.
Rót thêm, người nhớ mấy lần,
Ta dường quên, suối phân vân đợi chờ.

HỒ CÔNG TÂM * mùa xuân Phù Đổng


Báo quốc trai hùng diệt giặc Ân
Vươn vai Phù Đổng triệu ba quân.
Thanh niên vào trận vung tay thép,
Thiên tướng lên yên cỡi ngựa thần.
Trăm họ đồng tâm trừ ác quỷ,
Bốn phương hiệp lực cứu lương dân.
Tân Xuân mã đáo bừng hy vọng,
Khổ tận cam lai thoắt chuyển vần!

Tết Giáp Ngọ 2014
HỒ CÔNG TÂM

TƯỞNG NĂNG TIẾN * Cuối năm nghe chơi một CD nhạc Tết


 "Chiều nay, chiều cuối năm, ở một góc trời xa, tôi ngồi ghi lại những ý nghĩ lan man vụn vặt để gửi bạn đọc chơi – sau khi nghe hết một CD nhạc trong quán vắng, bắt đầu từ bản Hoa Xuân của Phạm Duy, đến bản cuối cùng (“Xuân Này Con Không Về”) của Trịnh Lâm Ngân"...

*****
Xuân vừa về trên bãi cỏ non / Gió xuân đưa lá vàng xuôi nguồn / Hoa cười cùng tia nắng vàng son / Lũ ong lên đường cánh tung tròn...

Tuesday, January 28, 2014

NGÔ NGUYÊN NGHIỄM * đầu năm về Thất Sơn, giữa biên cương bỗng chạnh lòng vận nước


Ngổn ngang đá vắt quanh lối núi
Chèn một cành mai cuối gió đông
Bên kinh Vĩnh Tế trời biên giới
Ngậm nửa hồn thiêng với nước non

Có con chim lạ hót bâng quơ
Phải thiên thu gọi tiếng chim về?
Nước bốn ngàn năm truyền huyết hịch
Nam quốc sơn hà nam đế cư…

thơ TRẦN TUẤN KIỆT

Ngựa hồng

Yên cương lạc ngựa xong rồi

Giờ em hãy đến cùng tôi lên đường

Ta qua mấy nẻo trời sương

Ta qua ngàn vạn chiến trường nghìn xưa

Dừng chân ngựa khép áo bào

Chở che em với chiêm bao vạn đời

Bên thành kim cổ trăng soi

Chim bằng đến đậu giữa trời tuyết sương

Em cùng tôi bước lên đường

Kẻo mòn dấu ngựa bên nguồn nước trôi

NGUYỄN KINH BẮC * Xuân gợi tình thơ








Ngày xuân man mác gợi tình thơ
Một bóng quê hương đã khuất mờ
Thân vẫn lênh đênh ngoài xứ lạ
Hồn còn vương vấn cuối trời mơ
Lòng đau nhỏ mực nhòe trang giấy
Nỗi nhớ lay đàn lạc phím tơ
Khắp nẻo non sông rền tiếng gọi
Ai người thương nước lẽ nào ngơ ?

Nguyễn Kinh Bắc


KINH DƯƠNG VƯƠNG * Những Giọt Nước

 Người thanh niên dần dần hồi tỉnh sau khi ngất đi vì bị một trận đòn hội chợ bằng dùi cui và báng súng. Anh mở hé cặp mắt nặng trĩu sưng húp, trước mắt có một cái bóng chờn vờn che khuất, hơi thở nóng của một người nào đó phả nhè nhẹ và những sợi tóc dài lòa xòa trên mặt làm anh nhột nhạt.
- Minh tỉnh rồi! Tiếng người con gái thốt lên vui mừng. Một bàn tay mịn, mát rượi đặt lên làn trán nóng hâm hấp của anh.
- Chị Lan hả? Gã liếm làn môi khô, cố cất tiếng hỏi. Còn mấy người kia đâu? Anh thốt nhớ đến các bạn.
- Ở cả đây, trong khám, người con gái tên Lan đáp, giọng đượm vẻ bởn cợt. Bị hốt cả rồi.

HỒCHÍBỬU * chùm thơ Xuân

ĐỘC ẨM CHIỀU CUỐI NĂM (1)

Ta dụ ta, chiều nay ngồi uống rượu
Vì ngày qua đã xỉn tới mây xanh
Ta hư đốn chiều nay còn uống rượu
Bởi vì ngồi mông đít đã tê  xanh.

Em có biết mấy đại gia làm toán
Cộng tới cộng lui lòi một villa
Ta dốt nát nên không thèm làm toán
Cứ yêu đời và yêu hết người ta

TRẦN VẤN LỆ * Đưa Tay Anh Nắm Mình Ngồi Tới Khuya


Em ơi anh nói câu này:  “Đưa tay anh nắm, bàn tay anh cầm, một, hai, ba, bốn…rồi năm; ôi năm ngón ngọc, anh ăn nha mình?”

Xa quê còn mỗi cái tình, còn ngơ ngẩn chuyện, còn mình với ta!  Nói như đã nói hôm qua, nói như mai mốt đường xa chưa về…

Bàn tay biết chẳng là quê, sao thương đến nỗi trúc tre cũng buồn.  Đếm hoài mấy ngón tay thon, đếm hoài mấy bụi trúc mòn nắng mưa…

NGÔ NGUYÊN NGHIỄM * Nguyễn Việt Nam, tấm lòng một cõi đi – về


Đằng đẵng hơn 20 năm gặp lại Nguyễn Việt Nam, sau ngày đất nước quy về một mối, có lẽ tôi phải có cái nhìn rất mới về một nhà làm văn nghệ văn hóa có nét lãng tử, bộc trực, nói nhiều làm nhiều… mang nhiều bản chất Nam bộ mênh mông tình người. Thật ra, từ thuở thiếu niên Nguyễn Việt Nam cũng đồng điệu như những phiêu bạt lưu sinh của phần đông các bằng hữu trải dài mọi nơi trên đất nước. Họ vội vã bước qua cuộc chiến tranh thảm khốc, bi hùng của dân tộc và phải lướt thướt như đàn chim di rời tổ, lẳng lặng bay vào khoảng trời miền Nam, cấy hồn vào định kiếp quê hương. Tâm huyết chính thống của người làm văn nghệ như Nguyễn Việt Nam, lại có cái say mê thánh hóa vào tư hướng xã hội nhân văn, khác hẳn các bằng hữu khác phần đông hầu như chỉ duy nhất là hòa mình trong một môi trường văn chương nghệ thuật đơn thuần.