văn hữu vườn tao ngộ

Nơi lưu trữ tác phẩm của PBTD và thân hữu. Liên lạc: phanbathuyduong@gmail.com

Showing posts with label Văn học. Show all posts
Showing posts with label Văn học. Show all posts

Monday, June 10, 2019

NGUYỄN ĐÌNH TOÀN ** Bùi Giáng Một Bài Thơ Lạc Vận.


Image result for tranh ảnh Bùi Giáng
Bùi Giáng đã được nói đến nhiều. Mỗi người đọc ông nói đến ông theo một cách. Người ta nói đến thơ ông, nói đến tư tưởng của ông, nói đến cách thế ông sống, tùy theo cách nhìn của mình.
Người ta nhìn thấy ở ông, rõ hơn, kiến thức của ông, tư tưởng của ông, như một hội tụ lớn của tư tưởng Đông Tây.
Người ta cũng nói đến ông như một người điên.
Nếu ai có dịp nhìn thấy ông mang trên mình đủ các thứ: nồi, niêu, xoong, chảo, vành bánh xe đạp, đầu đội mũ sắt, tay cầm một chiếc gậy, đứng giữa đường, thổi còi, vung tay chỉ lối cho xe cộ, thì coi ông là một người điên cũng không gì quá đáng.

Monday, July 16, 2018

NGÔ ĐÌNH CHƯƠNG ** Giã biệt cầu Khang


Đành lặng lẽ ra đi
Như khi vừa mới đến
Xa nhau biết nói gì
Cánh chim về cuối biển

Nhìn liễu vàng ven sông
Bóng hình ai hiển hiện
Trên sóng nước bềnh bồng
Con tim ôm chiều tím

Monday, June 18, 2018

TRẦN TUẤN KIỆT ** LỤC BÁT QUỐC THI VIỆT NAM


(mang thông điệp Hòa Bình thế giới)

Nhân loại trên thế giới này, mỗi dân tộc đều có thơ riêng của họ. Đó là ngọn nguồn phát nguyên, lưu trữ, và truyền tin một thứ tin lành mầu nhiệm của hữu thể. Từ ngày có Khúc ly tao của Khuất Nguyên, của giòng Bách Việt thơ mang sắc thái Đông Phương tự do và huyền ảo.

Cách đây trên ngàn năm, thơ của giới trí thức lãnh đạo, của pháp sư làm sứ điệp của lịch sử, thơ đó thuộc vào giòng thơ Quí Tộc có màu sắc chính trị, sở trường về ngoại giao giữa Tàu và Việt như nhà thơ Khuông Việt. Càng tuôn dội về Nam, giòng Cửu long giang càng mênh mông vô tận, càng mở rộng từ ngọn nguồn để tuôn ra biển, thơ càng phong phú cao như núi, như mây, trầm như ghềnh như vực thẳm và miên man tình mộng thì tinh thần qui về một hình thái vừa có nhạc điệu, vần điệu biểu hiện tinh thần, tinh thể của nền văn hóa Việt tự nhiên mà cả dân tộc đều ca ngâm lên điệu lục bát, đặc biệt thơ lục bát không phải do một người sáng tạo nên mà cả một dân tộc, đều ca ngâm lục bát, đó là điều mà có lẽ khó có một dòng thơ nào trên thế giới kỳ ảo như thế.

Sunday, May 27, 2018

VIÊN LINH ** Những người xa khuất dịp Xuân sang

Image result for ảnh lãng nhân Phùng Tất Đắc
Lãng Nhân Phùng Tất Ðắc qua nét phác họa của Tạ Tỵ


Tết Nguyên Đán Âm Lịch thường thường là mấy ngày trong Tháng Hai Dương Lịch. Như năm nay Nguyên Đán (ngày đầu tiên, tức mồng 1) nhằm ngày 16 Tháng Hai, 2018. 

Như thế những người vĩnh biệt dương gian vào Tháng Hai Dương Lịch là những người ra đi vào dịp nhân gian đang bận rộn mừng Xuân đón Tết.

Wednesday, April 18, 2018

VIÊN LINH ** Tản Mạn Về Chữ Nghĩa

hành trình của đá @ Thanh Trí

1. 
Ðã lâu lắm không nghe thấy hay không trông thấy một tác phẩm thơ văn nào gây sôi nổi trong dư luận, không hiểu vì sao? Chỉ biết trước hết là không nghe không thấy.
Tại vì các tác giả (nhà văn, nhà thơ, nhà biên khảo…) không một ai còn in sách nữa? Hay họ vẫn viết mà không in thành sách, không in ra giấy, mà viết rồi đem lên trời? Lên mạng lưới không gian?

Wednesday, April 11, 2018

TRẦN TUẤN KIỆT ** Lục Bát Quốc Thi Việt Nam


Nhân loại trên thế giới này, mỗi dân tộc đều có thơ riêng của họ. Đó là ngọn nguồn phát nguyên, lưu trữ, và truyền tin một thứ tin lành mầu nhiệm của hữu thể. Từ ngày có Khúc ly tao của Khuất Nguyên, của giòng Bách Việt thơ mang sắc thái Đông Phương tự do và huyền ảo.

Cách đây trên ngàn năm, thơ của giới trí thức lãnh đạo, của pháp sư làm sứ điệp của lịch sử, thơ đó thuộc vào giòng thơ Quí Tộc có màu sắc chính trị, sở trường về ngoại giao giữa Tàu và Việt như nhà thơ Khuông Việt. Càng tuôn dội về Nam, giòng Cửu long giang càng mênh mông vô tận, càng mở rộng từ ngọn nguồn để tuôn ra biển, thơ càng phong phú cao như núi, như mây, trầm như ghềnh như vực thẳm và miên man tình mộng thì tinh thần qui về một hình thái vừa có nhạc điệu, vần điệu biểu hiện tinh thần, tinh thể của nền văn hóa Việt tự nhiên mà cả dân tộc đều ca ngâm lên điệu lục bát, đặc biệt thơ lục bát không phải do một người sáng tạo nên mà cả một dân tộc, đều ca ngâm lục bát, đó là điều mà có lẽ khó có một dòng thơ nào trên thế giới kỳ ảo như thế. 

Thursday, April 5, 2018

VƯƠNG TRÙNG DƯƠNG ** Lê Văn Trung, Bi Khúc Một Đời Thơ


Lê Văn Trung
Kể từ lúc rời xa phố cổ Hội An đến nay đã hơn nửa thế kỷ, không có dịp gặp nhau. Trung khoác áo nhà giáo, tôi khoác áo nhà binh. Sau tháng 4 năm 1975, tôi cởi áo lính khoác áo tù… và cũng như những người bạn khác, những tưởng bạn tôi vẫn đứng trên bục giảng và yên bề gia thất, nào ngờ lại bất hạnh!

Saturday, March 10, 2018

NGÔ NGUYÊN NGHIỄM * * Phan Bá Thụy Dương, đại thiên sa giới ngoại/ hà xứ bất vi gia

tuyển tập thơ văn LGCM của PBTD

Hai câu kệ của tổ sư Thường Chiếu đời nhà Lý, được nhà thơ Phan Bá Thụy Dương chuyển ý “ ngoài cõi trời bao la vô tận đó/ có nơi đâu chẳng thể gọi là nhà”.

Cái khuynh khoái của người nghệ sĩ chất nhẹ trên đôi vai gánh tang bồng, thì thế sự chất chồng chung quanh nẻo sống chỉ là những cát bụi phù du. Bước đạt ngộ của kẻ làm văn nghệ hình như cũng tương đồng với thậm thâm vi diệu pháp của người tu chứng. Quẫy trên lưng cả một vũ trụ nghiệp chướng dầy đặt những hạnh phúc hay khổ đau, như quẫy nhẹ cả hư không trong lòng người đạt ngộ. 

Tuesday, February 6, 2018

TUỆ SỸ * Thuyền Ngược Bến Không



img_4952
Thích Tuệ Sỹ
Dưới hiên mưa vắng hồn khua nước
Thả chiếc thuyền con ngược bến không
   (Thơ Viên Linh, Thủy mộ quan)

Tôi sinh ra thì thế chiến II đang hồi kết thúc. Lớn lên chút nữa, khi biết nghe và hiểu, những chuyện vãn người lớn về việc đánh nhau đâu đó, lúc nào đó, bao giờ cũng hấp dẫn như chuyện cổ tích. Mà hình như đó lại là những chuyện mà tuổi con nít của tôi được nghe nhiều hơn là chuyện cổ tích. Trong gia đình tôi, thỉnh thoảng thấy vắng đi một người lớn. Rồi lại nghe những câu chuyện thì thầm. Mấy chú, mấy anh lớn, đã từng ẳm bồng tôi, bỗng chốc họ trở thành nhân vật trong truyện cổ tích. Cách mà người lớn kể chuyện, lại làm cho không khí của chuyện cổ tích ấy càng trở thành huyền bí. 

ĐẶNG TIẾN ** Nguồn Sáng Vô Minh

Bóng Chiều Hôm là tên tập truyện đầu tay của một tác giả không còn trẻ. Nguyễn Đặng Mừng sinh 1953 tại Quảng Trị, học xong trung học vào đúng lứa tuổi bị gọi vào quân đội Sài gòn ; 1975 đi học tập cải tạo vài ba năm, thêm vài ba năm bị quản thúc làm nông nghiệp tại quê nhà ; sau đó là mười năm làm nương rẫy tại Miền Đông Nam Bộ. Đến 1990 về Sài gòn sinh nhai. Trình bày như vậy để người đọc hiểu rõ căn cơ của mười bốn truyện ngắn trong Bóng Chiều Hôm. 

Friday, February 2, 2018

PHAN BÁ THUỴ DƯƠNG ** Wilbert Rideau: Kẻ Tử Tội Trở Thành Một Cây Bút Lừng Danh

“Tương lai mỗi tội nhân là một vị thánh. 
Quá khứ mỗi vị thánh là một tội nhân.”
Saint Augustine
Wilbert Rideau


Không phải kẻ nào mang án tử hình cũng hoàn toàn tuyệt vọng, mất đi niềm tin về sự sống còn của mình. Thảm trạng cùng nhục cảnh tù đày nhiều lúc lại là môi trường, cơ hội tốt để con người có thể phát huy, ghi lại những suy tư, những khổ ải, gian truân mà họ đã kinh qua, chiêm nghiệm… Tác phẩm của những kẻ khổ nạn này thường được người đọc ưu ái đón nhận và nhiều khi được xem, liệt vào hàng kiệt tác trong các lãnh vực báo chí, văn học, chính trị…

Chỉ mới vài ba thập niên trở lại đây thôi, người ta lại có dịp được hiểu biết thêm những danh tài mới. Chẳng hạn như Jack Henry Abbott - tác giả mấy cuốn sách đắc giá: My Return và In The Belly Of The Beast: Letters From Prison thuộc loại best-seller toàn cầu. Theo tin của các giới báo chí, truyền thông và viên chức cải huấn trại Wende Correctional Faculty thuộc New York loan báo thì nhà văn da đen này đã treo cổ tự vận trong phòng giam cấm cố, biệt lập của mình vào buổi sáng chủ nhật ngày 10 tháng 2 năm 2002 khi vừa 58 tuổi. Chẳng hạn một nhân vật lừng lẫy khác là Eldridge Cleaver - nguyên chủ bút tạp chí Remparts, tác giả tập Soul on Fire [Linh Hồn Lửa] và nhất là tác phẩm thời danh Soul on Ice [Linh Hồn Băng Giá].

Thursday, February 1, 2018

NGÔ NGUYÊN NGHIỄM ** Trần Yên Thảo, Khúc Ngâm Du Tử Vỡ Oà Quanh Đây



Cái hứng khởi của người làm văn nghệ là tìm được sự đồng điệu với tha nhân, tất cả những nỗi niềm đột ngộ được bùng vỡ một cách hạo nhiên, tự tại vô cùng giữa trời đất mang mang. Người tri kỷ phải chăng cũng được sắp đặt giữa định mệnh, chỉ cần một tiếng sét vô minh đánh vụt xuống sân tiềm thức, cho chợt vỡ oà trong bức màn đêm còn phủ dụ của cái riêng ta. Đó là lúc giao cảm sáp nhập vào tri ngộ, đưa đẩy khí thiêng trở về với bản lai…Trứng đá bỗng nhiên thoát thai cung nghênh cùng thiên địa bao la, một cái nhảy cũng vung vẩy pháp hoa ra tận tam thiên đại thiên thế giới, cho xanh ngát một lời thơ, như tiếng hét lạnh ngập thái hư…Có lúc , thi nhân cô độc ôm cái đạo phi thường, đứng lặng lẽ trên đỉnh núi cao, với tay chạm vào ngàn sao phiêu bạc, mây trời và gió núi là những tri âm bao phủ quanh một hồn thơ tiền định, giữa bao la của thương hải tang điền, ngơ ngẩn suốt mấy hướng thơ đi. Giờ đây, suốt hành trình với tâm thức, đằng đẵng hơn nửa thế kỷ du phương, hành giả vẫn lặng lẽ chống gậy vàng, trôi suốt dọc đường phong vũ, rải thơ như rải hoa vô ưu, rực rỡ bên cát bụi. Cát bụi thì vẫn vô tâm lăn lóc giữa trần gian đầy thay đổi biến thiên, nhưng hoa vô ưu đã sáng rực trong pháp âm vi diệu, hoá thân thành rừng cây già đầy trái tinh hoa, nặng trĩu giữa cuộc đời. Với tay mà hái cái hạo nhiên huyền diệu ấy , cắn vào răng ngà dòng sữa ngọt tụ đẫm thần khí hậu thiên, phải chăng người thơ vẫn ngơ ngác trước thành tựu ngàn năm vừa tụ lại trong đêm. Trăng thì vàng óng, hoa thì say sưa nở nhuỵ, nhưng trăng có soi xuống êm đềm cho hoa nở, và hoa có bừng nở lúc trăng soi? Mơ màng trong cái giao hoà của hư và thực, đã đẩy đưa tinh tuý được chắt lọc diệu kỳ cho thơ anh rực rỡ, và đẹp như chiếc ráng hoàng hôn nghiêng bên vùng cổ địa biên giới và núi cao…

TRẦN VĂN NAM * thơ hai bên nói về cuộc tranh thủ tây nguyên


I./ Thơ Cao Hoành Nhân phía Việt Nam Cộng Hòa viết về trận Ashau 

Thời Việt Nam Cộng Hòa, thơ cảm hứng về mặt trận Tây Nguyên không hiếm hoi, nhưng đa số đều mang chất biên tái: nhớ nhà, nhớ vợ con, hoặc một chút buồn cô đơn khi trấn thủ chốn biên thùy, hoặc đôi khi một chút ngao ngán chiến tranh. Thi nhân không phải như những nhà chiến lược để biết Tây Nguyên là bàn đạp tiến xuống đồng bằng, là xương sống vòng cung tỏa về duyên hải. 

Wednesday, January 31, 2018

NGUYÊN GÍAC Phan Tấn Hải * Những Lời Dạy Từ Các Thiền Sư VN Xưa

Lời Giới Thiệu
Suốt hai ngàn năm lịch sử truyền thừa, trải bao thế hệ lịch đại tổ sư và chư vị cao tăng thạc đức, Phật Giáo Việt Nam có được kho tàng pháp bảo quý giá với hàng trăm bài pháp khai đạo, khuyến tu qua các thể loại thơ, văn, kệ, tán, vừa cao sâu vi diệu, vừa hữu ích thiết thực cho con đường tu tập và chứng đắc của những hành giả thực hiện giác ngộ và giải thoát. 
Phần lớn những bài thi kệ quý giá đó đều được chư tôn thiền đức sáng tác bằng chữ Hán. May mắn là hơn nửa thế kỷ nay, đa phần các thơ văn ấy đều được dịch sang chữ Việt, mặc dù sự phổ biến vẫn còn giới hạn, đã góp phần giúp ích rất lớn cho người học Phật ở các thế hệ về sau không thông thạo Hán văn. 

Tuesday, January 30, 2018

HECTOR HUGH MUNRO {SAKI} ** The Story-teller * Thân Trọng Sơn: Người kể chuyện



SAKI thường áp dng thủ pháp " truyn trong truyn ". Truyn nhỏ thứ nhđược cài vào là ca bà dì, ngn gn ti mc nht nho, bị hai đứa cháu cho là ngớ ngn. Truyn nhỏ thứ hai do nhân vt " chàng độc thân " k, ly k, hp dn trẻ con, vđủ thứ cỏ cây hoa lá, thú vt trong vườn, trên rng, dưới nước... Tuy nhiên, khác vđiu mi người mong đợi, cái kết có vẻ khó chp nhn: nhân vt bé gáđược gii thiu là " tt khng khiếp ", sch s, gii giang, đúng gi, ngoan ngoãn..., cui cùng bị giết vì nhng điu tđó. Còn truyn chính kể về my dì cháu trên mt toa tàu, bên cnh có mt khách l. Năm con người cùng sinh hot, chỉ có cu con trai có tên. Không ai biết mấy dì cháđiđâu, để làm gì. Trong không gian gii hđó, mi tình tiết din ra trong mt khong thi gian cũng gii hn là chng mt tiếngđồng h, kết thúc khi nhân vt "chàng độc thân" xung tàu. Vy mà chân dung mi nhân vt vi tâm lý, tính cách, ngôn ng, tháđộđều bc lộ rõ c. Nhan đề " Người kể chuyn " có thể khiến ngườđọc liên tưởng ti cổ tích, thn thoi. Đúng, mà khôngđúng. Truyn cha nhin d, nhiu chi tiết gn vi thđại, gi cho ngườđọc suy nghĩđặt vđề và tự lý gii ly. Và tt nhiên, không thể thiếu yếu tố hài hước, nét quen thuc nơi ngòi bút ca SAKI.

Tuesday, August 18, 2015

NGUYỄN CAO CAN * Nguyễn Bính, Nhà thơ bình dân Si Tình và Lãng Mạn

Ai đọc thơ của nhà thơ Nguyễn Bính mà không thấy cái độc đáo của hồn dân tộc đã ấp ủ trong thơ của ông, hay nói cách khác Nguyễn Bính đã đưa hồn dân tộc vào thi ca Việt nam hiện đại. Ông là người đã góp công rất lớn vào nền văn học Việt Nam, những câu thơ giản dị, bình dân đã làm cho người đọc, khi đọc lên chỉ một lần đã thấy lòng mình lâng lâng giao cảm, dễ đọc, dễ mến và nhất là dễ thuộc. Nhưng có ai ngờ được rằng Nguyễn Bính lại có một cuộc sống lãng mạn và giang hồ giống như thơ của ông.

Thursday, July 30, 2015

PHAN TẤN HẢI * Nghĩ về nhà thơ Phạm Công Thiện

Phạm Công Thiện
Giác Ngộ - Nhà thơ Phạm Công Thiện, pháp danh Nguyên Tánh, Tiến sĩ Triết học tại Đại học Sorbonne - Pháp, nguyên Giáo sư Triết học tại Đại học Toulouse - Pháp, nguyên Khoa trưởng Phân khoa Văn học và Khoa học Nhân văn tại Đại học Vạn Hạnh… đã xả thân tứ đại vào ngày 8-3, tại thành phố Houston, Texas, Hoa Kỳ, hưởng thọ 71 tuổi.



Monday, July 27, 2015

DIÊN NGHỊ * BÙI GIÁNG, GÁNH THAN LÊN BÁN CHỢ TRỜI

 
Gánh than lên bán chợ Trời
Thiên thần xúm hỏi: Em người ở đâu
Thưa rằng em ở rất lâu
Trần gian dưới đó dãi dầu liên miên
Bảo rằng: chưa rõ tuổi tên?
Thưa rằng tên tuổi là em đây rồi
Nghĩa là Sơn nữ đó thôi
Hỏi rằng: sao chẳng thấy môi em cười?
Thưa rằng: cười gượng không vui
Nên đành mím miệng một đời cho qua

Sunday, June 21, 2015

NGUYỄN LỆ UYÊN ** Dương Nghiễm Mậu, “sống tự do hay là chết”.



Nhà văn Dương Nghiễm Mậu & Nglu

Báo chí miền Nam viết nhiều, nói nhiều về Dương Nghiễm Mậu và đều dành cho ông những tình cảm đặc biệt và một vị trí xứng đáng trong dòng văn học Việt Nam trong giai đoạn từ năm 1954 trở lại đây (ngoại trừ thằng Gù bên hông nhà thờ Đức Bà).
Với 21 tác phẩm, gồm truyện ngắn, truyện dài và những đoản văn, bút ký… người đọc đã nhìn thấy trọn vẹn thái độ và t
rách nhiệm của ông với ngòi bút của chính mình trước người đọc, xã hội và cả một khúc lịch sử ngắn ngủi bị xé toạc, tơi tả.

Tuesday, May 26, 2015

CUNG TÍCH BIỀN ** rừng đom đóm




1.
Người ta hiếm thấy một người đàn ông bội bạc, ngoài năm mươi tuổI; lúc vợ còn sống thì thờ ơ, hành hạ vợ tới độ tàn ác; lúc vợ qua đời lại ôm thi hài vợ khóc than thảm thiết như Mạnh.Khóc mưa bão suốt sáu tiếng đồng hồ, Mạnh mời cô Trâm, cô gái vốn thường sơn móng tay móng chân cho các bà các cô, đến làm sắc đẹp cho vợ mình.
Trâm nhìn người chết sóng soãi, thuở ấy chưa có thói đời son phấn cho ngườI quá vãng, cô sợ hãi nói: “Xin mời người khác.Tôi chưa hề làm việc này”. Mạnh năn nỉ: “Cố gắng giúp tôi, xem như Vân hãy còn sống”. Trâm bần thần tự nhủ: “Cũng có thể. Lúc bình minh bà Vân hãy còn tươi cười, cho mình hai quả cam kia mà”. Nghĩ vậy nhưng Trâm lại sợ, bước thụt lùi.