Tuesday, March 3, 2020
NGUYỄN ĐỨC NHƠN ¤¤ Con Quỷ Cái Ở Hồ JP
Lão mê câu cá còn hơn người ta mê đánh bài. Mùa hè, hầu như ngày nào lão cũng ngồi dưới hồ cho đến chạng vạng tối mới chịu trở về. Thường thì lão rất ít đi câu đêm, bởi lẽ đôi mắt lão rất kém. Lái xe đường xa ban đêm lão thường hay lạng quạng, đã mấy lần xuýt xảy ra tai nạn. Thỉnh thoảng lão cũng có theo người ta đi câu đêm ở một vài nơi nào đó, nhưng hôm nay lão quyết định một mình lái xe đi câu ở hồ JP. Lão tìm một nơi thật vắng vẻ để cắm cần. Hai bên chỗ lão ngồi là những tàn cây lớn. Dưới mấy tàn cây là những lùm bụi rậm rạp. Lão đang say sưa, hồi hộp chờ cá dính câu thì một tiếng động lạ phát ra từ một lùm bụi cách chỗ lão ngồi chừng vài chục thước. Lão dớn dác nhìn về phía đó nhưng chẳng thấy được gì. Ngọn gió đêm không mạnh lắm, thổi đến từng chặp, đong đưa mấy cái nhánh là sà trên mặt nước, tạo nên những âm thanh vừa êm ái vừa rờn rợn. Dưới ánh sáng lờ mờ của mấy ngọn đèn câu từ ngoài hồ chiếu vào, lão thấy một bóng người, hình như là bóng của một người đàn bà, mặc đồ trắng, nhỏ con, từa tựa như một người lùn, bò tới bò lui, chập chờn trên mé nước rồi biến mất. Lão đưa tay lên dụi dụi cặp mắt để nhìn cho kỹ hơn, nhưng lão chẳng còn thấy gì nữa.
HẠO NHIÊN NGUYỄN TẤN ÍCH ¤¤ Quả Báo
Tôi biết rất rõ về hắn. Nhưng hắn nhìn tôi như kẻ xa lạ. Sợ tôi là người biết quá khứ của hắn nên tảng lờ hay đầu óc hắn lú lẫn đến độ gặp ân nhân cũng không nhớ ra ?
Tôi dời nhà đến khu chân đồi này vào đầu mùa Hè, một khu dân cư đa phần là người Mỹ trắng. Họ thích lối sống khép kín, ít khi giao thiệp với láng giềng. Họa hoằn lắm mới dừng lại hỏi nhau vài ba câu xã giao, còn thường thì Hello, kèm theo nụ cười nửa miệng mỗi khi phải giáp mặt nhau.
Monday, March 2, 2020
THANH TÂM TUYỀN ¤¤ Tư
Thiệt cất tiếng ca: "Đêm đông gió bấc lạnh lùng người viễn khách dừng chân nơi quán trọ nhìn cây trút lá trên hè vắng và lòng buồn mơ quay về nơi dĩ vãng. Ôi những ngày thơ mộng đã qua không bao giờ tìm thấy nữa..."
Thiệt ca nức nở như những tiếng nấc nghẹn ngào. Đầu Thiệt nghiêng nghiêng bên tay đàn, những ngón tay buông bắt hấp tấp trên hàng phím trũng. Hết một câu, Thiệt gõ nhịp xuống mặt cây "ghi-ta" đã tróc sơn. Gian nhà trần, nền đất đập ẩm mốc. Ngọn đèn dầu lung lay treo ở cột trên đầu Thiệt. Trên cái ghế bố, ngoài Thiệt còn ba người khác: con Lai, chị Sáu và Tư. Lai nằm co gối đầu lên đùi Thiệt, chị Sáu hút thuốc lá, Tư ngồi thu ở đầu ghế. Xóm khuya dần và trận mưa tới. Bài ca dứt thì Tư cũng đã khóc. Con Lai cười:
"Anh làm tiếp bản nữa nghe chơi".
Chị Sáu nói:
"Rầu thấy mẹ, lại mưa rồi".
HẢI PHƯƠNG ¤¤ Mùa Xuân
@ Bé Ký |
Em phát tiết lộc non ươm mầm lá
Trái trên cành nặng trĩu mộng nguy nga
Ta đừng hát điệu phân vân ngôn ngữ
Triều dâng cao. Con sóng vỗ bước chân ngà
Ruộng cày vỡ. Đất thơm đồng. Trăng đã hẹn
Gió đong đưa. Em lộng lẫy mùa màng
Con tim nhỏ lại trang hoàng cánh én
Cho mùa xuân lại đến tháng giêng sang
VĨNH HẢO ¤¤ Tâm Ban Đầu
Mỗi sáng sớm khi sương còn mù mịt trên sông, chiếc thuyền con của lão già đã là đà rẽ nước, hướng về bờ – lúc thì bờ đông, lúc thì bờ tây, nơi những ngôi nhà tranh và những chiếc ghe nhỏ tụ tập. Mái chèo khua nhè nhẹ như thể sợ động giấc ngủ của thế nhân.
Chẳng ai biết chắc lão có gia đình, nhà cửa ở đâu hay không. Nhưng người ta có thể đoán chiếc thuyền con ấy chính là nhà của lão, vì lão phơi thuốc, xắc thuốc, nấu thuốc ngay trên đó. Trên thuyền không còn ai khác. Ban đêm, thuyền của lão neo ở đâu không ai biết, nhưng sáng sớm thì thấy lù lù xuất hiện trên sông hoặc nơi bờ cát. Lão già đến và đi, một mình. Mỗi ngày xách cái túi nhỏ rời thuyền, thường là đi hái thuốc trên núi, ven rừng, bờ suối, có khi vào làng chữa bệnh cho bá tánh rồi ghé chợ mua vài thứ lĩnh kĩnh.
thơ TRẦN TUẤN KIỆT
@ Hồng Hạc |
● Hạc Đậu
Bến hồng bóng hạc về khuya
Nghe như băng giá trời chia bến bờ
Trăng sao thu khói tỏa mờ
Nhành cao Hạc đậu bên bờ lau không
PHAN BÁ THUỴ DƯƠNG ◘◘ Wilbert Rideau : Kẻ Tử Tội Thất Học Trở Thành Một Cây Bút Lừng Danh
“Tương lai mỗi tội nhân là một vị thánh.
Quá khứ mỗi vị thánh là một tội nhân.”
◘ Saint Augustine ◘
◘ Saint Augustine ◘
Không phải kẻ nào mang án tử hình cũng hoàn toàn tuyệt vọng, mất đi niềm tin về sự sống còn của mình. Thảm trạng cùng nhục cảnh tù đày nhiều lúc lại là môi trường, cơ hội tốt để con người có thể phát huy, ghi lại những suy tư, những khổ ải, gian truân mà họ đã kinh qua, chiêm nghiệm… Tác phẩm của những kẻ khổ nạn này thường được người đọc ưu ái đón nhận và nhiều khi được xem, liệt vào hàng kiệt tác trong các lãnh vực báo chí, văn học, chính trị…
Subscribe to:
Posts (Atom)