Vu vơ
một thuở yêu người
Ngẩn ngơ
mấy buổi em lười đèn khuya
**
Bàng hoàng
suốt đoạn cách chia
Trước Thánh Tượng Quán Thế Âm Bồ Tát Ma Ha Tát.
Hàng vạn tinh cầu bão lửa
Nhểu xuống kim thân cổ phật
Lành thay, giữa lộ thiền Khuông VIệt
Vi vu nghe diệu pháp thiên thu
Đâu đây xào xạc tiếng rừng tre
Xập xòe luân xa khổng tước
Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát
Vi âm nhẹ bước ngang tim
Buông thân năm vóc phong trần
Sao thấy nhẹ nhàng như bấc
Gió bước trên lưng tia chớp
Chập chờn mống bạc mọc ngang mày
Bảy sắc cầu lộng lẫy xuyên mây
Lục bát… GIAO THỪA
Nhà thơ Phạm Cao Hoàng nhắn kêu làm bài thơ “Lục bát Giao Thừa” đón Năm Mới với bạn bè anh em cho vui nha.
Và hôm nay trên trang VHNT của Phạm Cao Hoàng vừa thấy có đến 70 bài thơ… Lục bát “Giao Thừa” của 67 tác giả, trong đó có 3 bài của bọn mình đang ngồi café cuối năm ở Đường Sách này, cho nên phải gởi ngay cho bạn coi cho vui chớ phải không?
Đúng như bạn nói, thơ mình thiệt thà quá, có sao nói vậy, không bay bỗng, bay bướm, lãng mạn gì cả. Nhưng cái tạng nó vậy biết sao! Mình “vẽ” cũng vậy, đến nỗi mấy bạn họa sĩ thân tình rầy: vẽ chi mà vẽ thiệt thà quá, người nào ra người đó! Chân dung người này phải vẽ… giống người kia thì mới gọi là… có nghệ thuật chớ.
Bà mẹ khai:
“Tôi luôn luôn là người kiểm soát tất cả các cửa giả trong nhà, kể cả cửa sổ trong bếp và trong nhà tắm vào mỗi tối khi cả nhà còn coi ti-vi trong phòng khách, và gần như gia đình tôi ai về phòng nấy trước chín giờ tối”.
“Ông bà vẫn chung phòng?”, viên thám tử đột ngột hỏi.
“Nhà tôi sau này ngáy dữ lắm, tôi kêu ca và nhiều khi ông ấy ngủ luôn ở phòng sách”.
Viên thám tử lại hỏi:
“Anh con trai có hay đem bạn về ngủ ở nhà?”.
Ông bố chen vào đáp:
“Gia đình tôi khá nghiêm khắc chuyện này. Ngay mấy đứa anh họ các cháu tối qua chơi, trước khi ngủ tôi cũng đuổi về hết”.
Thám tử quay sang bà mẹ, lại hỏi:
“Con gái bà có hay đi chơi khuya không? Tôi muốn nói tối đến có đi đâu đó một mình?”.
“Ấy, ngay thằng anh nó sau bảy tám giờ tối cũng chẳng ra khỏi nhà. Hai anh em nó như gián ngày cả ông ạ”.
Viên thám tử ghi ghi chép chép trong sổ tay một lát rồi đứng lên, cám ơn hai vợ chồng giữa khi bà mẹ ôm mặt bật khóc.
mùa thu kể lể
những câu chuyện thật ngắn
cho con ốc nằm yên trên lá phong vừa rụng
màu đỏ của lãng mạn thấm lòng
hong ấm trái tim trần thế
nhân tình hoa lá dây dưa
dưới mái hiên tìm nhau
chuyện dâu biển rong rêu
Trong cuốn “Không Diệt, Không Sinh, Đừng Sợ Hãi” (dịch tiếng Anh: No Death, No Fear), Thiền sư Nhất Hạnh nói rằng sống và chết chỉ là những ý niệm không có thật. Biết như vậy thì mình không còn sợ cái chết nữa. Các đệ tử của ông đang cần suy ngẫm điều này sau khi nghe tin thầy qua đời.
Tháng Hai năm 2019, tuần báo Time ở Mỹ viết, “Vị sư dạy Thế giới về Sống Tỉnh Thức đang chờ ngày chấm dứt cuộc đời;” nhận xét rằng: “Nhất Hạnh được nhiều người Tây phương gọi là cha đẻ của mindfulness. Ông dạy rằng ai cũng có thể là những vị bồ tát, bằng cách sống hạnh phúc trong những công việc tầm thường – như khi gọt một trái cam hay nhấp một hớp trà, một cách tỉnh thức.”
ĐHN, PBTD [đứng] Huỳnh Tấn Thời, Trần Thiện Hiệp |
Ghi chú: Một số bạn trẻ – đặc biệt trong giới trí thức- gần đây quan tâm nhiều tới lãnh vực thiền, đã gởi tôi nhiều câu hỏi. Tôi xin post lại bài viết này (đã cập nhật) để gởi đến các bạn, momg giải đáp được phần nào…
Thân mến.
Đỗ Hồng Ngọc.