Wednesday, December 21, 2011
DOÃN QUỐC SỸ * Chiếc Chiếu Hoa Cạp Điều
Quê tôi cách Hà Nội chừng 5 cây số. Khi cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ thì gia đình tôi tản cư lên Nhã Nam thuộc huyện Yên Thế, Bắc Giang. Đến năm 1948 khi cậu tôi từ Vĩnh Yên lên thăm chúng tôi lần đầu thì toàn thể gia đình chúng tôi ai nấy đều có màu da nửa vàng nửa xám xịt vì sốt rét rừng.
Anh chị phải cho các cháu tản cư về mạn dưới như chúng tôi - lời cậu tôi nói với thầy mẹ tôi - chứ cứ như thế này thì không chết cũng chẳng còn ra hồn người nữa.
NGUYỄN ĐÌNH TOÀN * Khi Em Về
Khi
em về trời xanh và gió mát Con đường mòn thơm lá mục quê hương Vườn cải ngồng dỗ ong bướm về sân Anh nằm đấy buổi trưa và tiếng nắng |
Sunday, December 11, 2011
PHẠM THIÊN THƯ * Độc Huyền
Thấy hình hài diễm lệ
Đứng trên ngàn sóng bể
Trấn át làn phong ba .
Tà áo trắng kiêu sa
Đôi mắt huyền như ngọc
Đôi môi thuyền độc mộc
Chở thơm khoang đào hoa
Mái tóc dài thướt tha
Cài đóa hồng tuệ nhật
Phải em - là sự thật
Từ một ngày rất xa .
Mở mắt - ta nhìn ra
Thấy em là nốt nhạc
Trên dây tình ngơ ngác
Em là một điểm âm
Em nạm vàng chữ Tâm
Trên nền đêm biêng biếc
Em là con cá diếc
Trong tim ta dòng sông.
Ẩn trong sợi tơ đồng
Ngân lên từng cung điệu
Năm ngón hồng kỳ diệu
Anh rung thành tiếng tim.
Mở mắt - ta nhìn thêm
Thấy chúng mình vô ngã
Thấy em xanh thảm mạ
Anh xoè cánh hạc bay .
Ta tình cờ ra đây
Cũng như là tất cả
Ơi! Dây tình kỳ lạ
Hội tròn một điểm ngân.
Phạm Thiên Thư
Thơ HOÀNG TRÚC LY
Nhân
Dạng
Tôi còn yêu cho biển còn xanh
Mây còn bay cho chim chấp cánh
Ngựa què rồi em cởi lưng anh
Tôi cứ yêu, khốn nạn, cứ cười
Chim cứ bay cho mây gãy cánh
Em chết rồi ai ám sát tôi
Tôi còn yêu cho biển còn xanh
Mây còn bay cho chim chấp cánh
Ngựa què rồi em cởi lưng anh
Tôi cứ yêu, khốn nạn, cứ cười
Chim cứ bay cho mây gãy cánh
Em chết rồi ai ám sát tôi
Mật
Ong
Lối
cũ cô liêu niềm gió thoảng
Cỏ gai sướt nhẹ dấu chân mềm
Thèm đau một chút da con gái
Cho máu xuân đời dậy sóng lên
Chim biết đường về mái ngói cong
Tôi quên không được má em hồng
Bên nhau nhìn trộm chim trai gái
Hơi thở người xưa ngọt mật ong
Sáng soi tiếng sáo thổi đêm dài
Mùa rụng cành sương trắng ghé vai
Cho em rẽ tóc dòng sông trắng
Mộng thả trôi thuyền như mắt ai
Ô hay hạnh phúc mờ tay vẫy
Cho vội mười năm bóng nhạt nhòa
Cơn mê tôi vẽ bằng lưu luyến
Trong lòng bạc xóa cõi người ta
Cỏ gai sướt nhẹ dấu chân mềm
Thèm đau một chút da con gái
Cho máu xuân đời dậy sóng lên
Chim biết đường về mái ngói cong
Tôi quên không được má em hồng
Bên nhau nhìn trộm chim trai gái
Hơi thở người xưa ngọt mật ong
Sáng soi tiếng sáo thổi đêm dài
Mùa rụng cành sương trắng ghé vai
Cho em rẽ tóc dòng sông trắng
Mộng thả trôi thuyền như mắt ai
Ô hay hạnh phúc mờ tay vẫy
Cho vội mười năm bóng nhạt nhòa
Cơn mê tôi vẽ bằng lưu luyến
Trong lòng bạc xóa cõi người ta
Hoàng
Trúc Ly
Monday, December 5, 2011
ĐẶNG TIẾN * Roman Jakobson và Thi Pháp
Trong thập niên 1970 danh
từ thi pháp (poétique) trở thành thông dụng, thi pháp học
dần dần trở thành một khoa học phổ biến, dính liền
với ngành ngữ học, trong một khung cảnh học thuật rộng
lớn hơn, là khoa ký hiệu học.
Saturday, December 3, 2011
PHẠM TÍN AN NINH * Đà Lạt Trời Mưa
Tôi
đến Đà Lạt đúng vào một ngày mưa. Mưa tầm tã. Ngồi
trong nhà Thủy Tạ, nhìn những hạt mưa bay giăng kín rừng
thông, phủ mờ khu phố Hòa Bình, và rơi lả tả xuống
mặt hồ Xuân Hương, tôi mơ hồ như những giọt nước
mắt của người góa phụ đã từng một thời nhan
sắc.
Người con gái vừa đến gặp tôi làm cho tôi mỉm cười với sự so sánh lạ lùng này. Bởi cô ta cũng xinh đẹp, và dù có nở nụ cười tỏ ra mừng rỡ khi chào tôi, vẫn không giấu được nét buồn trong đôi mắt. Một nỗi buồn có cái gì xót xa sâu lắng lắm.
Người con gái vừa đến gặp tôi làm cho tôi mỉm cười với sự so sánh lạ lùng này. Bởi cô ta cũng xinh đẹp, và dù có nở nụ cười tỏ ra mừng rỡ khi chào tôi, vẫn không giấu được nét buồn trong đôi mắt. Một nỗi buồn có cái gì xót xa sâu lắng lắm.
Subscribe to:
Posts (Atom)