văn hữu vườn tao ngộ

Nơi lưu trữ tác phẩm của PBTD và thân hữu. Liên lạc: phanbathuyduong@gmail.com

Monday, May 13, 2013

LÊ XUYÊN * Chú Tư Cầu


Lời tựa
Hiện tượng của truyện dài viết từng đoạn, đăng từng kỳ nơi trang trong các nhật báo, như chúng ta đang thấy lan rộnq thành một lan rộng bao trùm toàn diện, đẩy hầu hết những cây bút sáng tác chuyên nghiệp hiện nay tới kiếm tìm một văn thể mới, áp dụng một bút pháp mới. Kỹ thuật được mệnh danh là kỹ thuật viết tiểu thuyết cho báo hàng ngày, ở mỗi người viết, phơi bày thành một phong cách biểu hiện khác nhau, nhưng mục đích muốn tới và dụng tâm cuối cùng thì giản đơn và sáng rõ là một.

Đó là : tuy đăng từng ngày, mỗi ngày một tiểu đoạn, nhưng cách viết và lối dựng truyện phải là những bí quyết sắc bén giam nhốt không rời thần trí và ham thích người đọc, đã bước chân qua cửa truyện, là không thể trở lui, phải từng số từng ngày đợi chờ đọc tiếp. Người người viết truyện trữ tình đăng trên nhật báo bây giờ thảy đều mơ tưởng trở thành một Kim Dung kiếm hiệp. Một mở đầu đã đầy đặc những tình tiết bốc cháy từ những dòng mê đắm thứ nhất. Chuyển đoạn vừa đố vừa giảng. Chuyện đang vòm trời hiện tại thoắt đã chân trời tương lai. Bằng những diễn biến bây giờ, bằng hồi tưởng, đột ngột kéo ngược hết về thì quá khứ. Bất ngờ cắt đứt một sáo trộn đóng khung trong một cảnh trí này, ném bỗng sáo trộn ấy vào một cảnh trí hoàn toàn khác biệt. Đang thuật đang tả chuyển thành viết thư, nghiêng sang nhật ký. Và thuật tả cũng luôn luôn phải đối thoại len vào. Trăm nghìn sảo thuật hâm nóng cảm giác, làm ngỡ ngàng mọi tưởng trước, sai lạc mọi phán đoản ấy, đã được chuyên chở bộn bề vào tiểu thuyết đăng báo chúng ta hiện nay, bằng con đường điện ảnh, bằng vay mượn và phối hợp cách thức viết với cách thức thực hiện phim ảnh. Nói chung, đó là kỹ thuật của loại phim truyện trinh thám, nghẹt thở, giật gân, bao giờ cũng tạo được tác dụng làm căng thẳng giác quan ta.

Ở ngòi bút Lê Xuyên và tiểu thuyết Lê Xuyên, vì cũng viết ra trước hết cho báo hàng ngày, chúng ta cũng thấy thấp thoáng sự nhập nội vào văn thể những kỹ thuật ấy. Nhưng Lê Xuyên không chỉ giới hạn khả năng trước tác của mình vào xử dụng kỹ thuật tiểu sảo. Và tiểu thuyết Lê Xuyên thật đông người đọc, tất còn phải chứa đựng, một sắc thái độc đáo nào ? Câu trả lời là có. Đó là không khí, cảnh trí, những khuôn mặt điển hình, những cuộc đời đặc biệt những danh từ địa phương, cùng lối miêu tả sự việc bằng đối thoại cực kỳ linh dộng chỉ thấy ở tiểu thuyết Lê Xuyên.

Không khí, bầu trời của văn truyện Lê Xuyên là một không khí rất nước Việt miền Nam, một bầu trời rất miền Nam thôn dã. Đang nắng lửa chói chang, chợt đã mưa rào đột ngột. Phút trước trời còn ngọc thạch, phút sau đã sầm tối mây đen. Kinh rạch chằng chịt, ngòi rạch lang thang. Trong ẩm ướt nhiệt đời, lúa mạ tốt tươi trùm lan thành nườm nượp mùa màng. Trời, đất, cỏ, hoa nồng cháy một hiện tượng giao tình thường trực. Không khí có sấm chớp trên kia và đời sống dưới này là rạo rực hình hài, là thần kinh bốc lửa. Như Cửu Long nước đầy, thiên nhiên và địa hình miền Nam đã là những phát hiện tự nhiên chan hòa sức sống. Bằng những liên hệ biện chứng với ngoại giới, người và đời sống của người, bởi vậy cũng đồng dáng với thiên nhiên và đồng tính với địa hình. Người đọc đã hiểu tại sao là nhân vật và nhưng diễn biến tiểu thuyết Lê Xuyên thật hiếm ít những dấu tích và những đặc thù của văn minh phường phố. Tư Cầu có thể một bữa kia ra tỉnh. Đi coi hát bóng, vào phònq trà. Nhưng nguồn gốc, lẽ phải, hạnh phúc và cái làm nên thế quân bình cho đời sống Tư Cầu và những người đàn bà trở thành đối tượng cho bản năng Tư Cầu bốc cháy là giữa cái lồng Iộng phơi phới đó của trời là màn, chiếu là đất, cỏ cây bằng hữu và trăng sao tình nhân. Thôn dã miền nam trong tiểu thuyết Lê Xuyên không rối rắm những phong tục lâu đời, chồng chất những tập quán cố định. Như ta thấy ở Sơn Nam, Bình Nguyên Lộc hay ở những tiểu thuyết thôn quê, tiểu thuyết phong tục tiền chiến của Nam Cao, Kim Lân, Tô Hoài. Đó là một thôn dã mộc mạc hơn, còn đằm thắm cái đằm thắm ngu ngơ của sơ khai và tiền sử tính. Nước chảy khônq ngăn giòng. Cỏ mọc trăm bãi bờ. Đó là cái trạng thái tự do của tạo vật. Người sống như tung tăng cá lượn, rất hoang cái hoang của con ngựa hồng không yên cương. Đó lù cái trạng thái tự do của con người, mặc dầu la một tự do thấp và vô thức. Nhân vật tiểu thuyết của Lê Xuyên không chạy theo sức xô đẩy của tâm hồn, bởi vì không nâng đời sống tới những rung động tâm hồn, mà ném mình vào những vở và tự nhiên của thú tính. Tôi nhắc lại : đó là một phong cách sống tự do, tuy thấp và vô thức, nhưng không phải không lần lên thành những vết đẹp riêng.

Nhiều người cho rằng, truyện Lê Xuyên hay nhất ở những phần đối thoại. Đối thoại có chuyên chở sự việc, có phân tích tâm lý, nghỉa là có thuật có tả ở trong. Nhận xét trên đúng, và cũng dễ hiểu. Ngôn ngữ tiểu thuyết Lê Xuyên là thứ ngôn ngữ nói chuyện không biến hình bằng những chỉnh bút pháp cho chuốt lọc hay văn hoa bay bướm hơn, cho nên cái khó nhất của nghệ thuật viết chuyện là đối thoại thì Lê Xuyên lại thành công tốt đẹp nhất ở đó.

Đề tựa Chú Tư Cầu, tôi không bảo đây là một tác phẩm nghệ thuật. Đăng từng kỳ trên báo hằng ngày rồi mới được in thành sách, chưa một sáng tác nào của chúng ta xứng đáng với ý nghĩa và thực chất phải có của một tác phẩm nghệ thuật. Ý Nghĩa sau cùng của tôi về Lê Xuyên : Anh là một cây bút viết truyện có thật nhiều khả năng đáng quý, và rồi Lê Xuyên sẽ là người nhận thức và phát huy được rực rở những khả năng đáng quý ấy của mình trong những sáng tác được cô đọng lại, có một chủ đề nhất định, một bố cục vững vàng và châu đáo hơn.

Thế giới tiểu thuyết chúng ta hiện nay là một căn phòng bưng bít tức thở. Người viết truyện sống tập trung trong thành phố, chỉ viết về thành phố. Hè đường, mặt nhựa, cột điện, phòng trà, vũ trường, bin-đinh, gái điếm, khách chơi, quần ống tủm và đợt sống mới xếp chồng lên nhau trong những nội dung tiểu thuyết ngột ngạt đồng dáng. Phải phá vở sự giam nhốt choáng váng ấy. Phải đẩy ngòi bút vào những hành trình cần thiết tới những chân trời mới. Phải mở những cánh cửa khác vào đời, cho bắt gặp nhữnq hình thái sinh hoạt thiên hình vạn trạng đang diễn ra không chỉ ở nơi có lửa điện và nhà chọc trời, mà còn ở những vùng có ánh sáng của trăng sao chiếu soi xuống mênh mông ruộng đồng thôn xóm quê hương đất nước chúng ta. Tiểu thuyết ta hiện đang thiếu vắng, nhiều hơn bao giờ, những chủ đề phản chiến và làm sống lại những thực tế phong phú mới lạ khác biệt hẳn với thực tế cảnh trí phường phố.

Thôn dã và đời sống, con người thôn dã cùng những vấn đề, những thực tế, những khát vọng, những vươn tới của con người thôn dã, phải được đặt thành chủ đề sáng tác chính yếu. Tôi nghĩ những người "có thôn quê trong tâm hồn" Lê Xuyên có đủ điều kiện tạo dựng những vòm trời mới bên cạnh vòm trời phường phố đang ngột ngạt phủ trùm lên thế giới tiểu thuyết chúng ta hiện nay.

MAI THẢO



1.
Trời đã chạng vạng tối...

Tư Cầu mới về tới nhà lấy thêm lúa cho vịt ăn. Nói chuyện bá láp một hồi mà trời sụp tối lúc nào không hay! Đến chừng nghe thiếm Hai má của anh ta hối, anh ta mới hay:

- Ủa Cầu, mày tính ở đây nói chuyện dần lân riết rồi không chịu đem lúa vô trổng hả! Bộ mầy không vô gom ba con vịt lại hả?

- Tui có gởi con Phấn nó coi chừng dùm rồi mà!

- Ừ gởi! Để tía mầy về ổng thấy ổng đả cho mầy một trận rồi mầy kêu trời!

- Thì đi đây nè...

Tư Cầu chẳng nói chẳng rằng gì nữa hết, xốc thúng lúa lên nách bưng đi. Anh ta ghé qua mái nước múc một gáo uống ừng ực. Rồi như để trút nổi bực tức, anh ta hắt tẹt nước còn dư vào đám rau om, móc gáo vào cây đinh nghe một cái cộp, lấy tay quẹt miệng rồi bưng thúng lúa thẳng ra bờ xẻo trước nhà.

Để thúng lúa xuống xuồng vững vàng rồi Tư Cầu vừa nhổ cây sào vừa đưa chơn tống xuồng ra và chống sào cho xuồng đi vèo vèo trên mặt nước.

Mùa nầy nước trong xẻo Rô cũng cạn.

Đôi lúc lườn xuồng, be xuồng cọ rào rào vào những đám rau muống, những đám lục bình, những nhánh điên điển.

Trời chỉ còn mờ mờ sáng...

Ra giữa khoảng đồng trống, gió thổi mát rượi. Tư Cầu cũng thấy thơi thới trong lòng chớ không còn bực bội như hồi nãy nữa.

Và như cảm hứng, anh ta vừa chống vừa ca vài câu vọng cổ, cái bài vọng cổ "văng vẳng tiếng chuông chùa..." mà anh ta nghe ở cái máy hát của ông Xã Tám. Có mấy cái dĩa hát đi hát lại hòai anh ta nghe riết rồi cũng thuộc long hết. Thuộc lòng rồi anh ta sang qua bắt chước cho đúng cái giọng ngân ư.. ử... của Năm Nghĩa, cái giọng mà anh ta cho là "mùi bạt mạng".

Trong buổi chiều tà, giọng của Tư Cầu vang lên trên đồng vắng. Tiếng ư ử vuốt câu ca của Tư Cầu (theo điệu Năm Nghĩa) đôi lúc bị khựng ngang mỗi lần anh ta phải chống sài xuống để đẩy xuồng đi tới.

Càng vô sâu trong ruộng đường nước càng hẹp và trong cảnh nhá nhem những đường nước ấy chỉ còn là những vệt sang sáng ngoằn ngòeo như những lối đi mòn trên cỏ.

Chống gần tới chòi giữ vịt của Phấn, một cô gái chăn vịt ở gần đó, Tư Cầu dừng sao lại lấy hơi hú:

- Ì ì... ì ì ì!

Phấn nghe vội chạy ra:

- Sao đợi chừng nầy mới vác mặt ra hả?

- Chừng này chớ chừng nào nữa!

- Nói nghe sướng hông! Gom dùm bầy vịt của anh mệt thấy mồ!

Tư Cầu cười:

- Nhờ có một chút vậy mà cũng rên!

- Vậy mà còn nói một chút nữa! À hồi nay vịt của tôi có một con bị lươn rút ngất ngư, tui làm thịt nấu cháo ở trỏng, một chút anh qua ăn nghen!

- Ừ qua thì qua, nhưng để dìa coi sóc ba con vịt đã.

- Ta nói ta gom về đủ hết rồi mà!

- Gòm thì gom chớ cũng phải dìa coi lại cái đã. Còn un muổi cho con Sấm nữa chi!

Con sấm là tên con trâu cổ mà tía của Tư Cầu giao cho anh ta đem vô chòi vịt chăn luôn, vì mấy em nó còn mắc đi học. Một công hai chuyện như vậy cũng tiện hơn.

Nói xong, Tư Cầu vội vàng chống xuồng về chòi mình, nhưng Phấn kêu giựt ngược lại:

- Nhớ qua nghe hông. À mà anh còn chút dầu lửa nào không cho tui mượn đỡ.

- Hết ráo rồi. Còn ba cái rọi mù u để chút nữa tao đem qua.

- Qua mau mau nghen!

- Ừa mà!

Chòi của Tư Cầu cách đó cũng không xa. Hai bên hú qua hú lại vẫn còn nghe tiếng. Chòi dựng đơn sơ sài lợp rơm, vách rơm, không lớn hơn cái miễu Thổ Thần của nhà ông Hội Đồng Hòa ở ngoài vàm sông bao nhiêu. Tất cả giang sơn của Tư cầu gm có bấy nhiêu đó, với hai cái nồi, vào cái chén, và một cái nớp để tối đến là anh ta chui tọt vô đó ngủ.

Căn chòi cất trên một cái giồng nhỏ đủ chứa một bầy vịt vài trăm con và đủ chỗ buộc con Sấm. Tuy lúa má đã làm xong và nhằm mùa khô mà xung quanh giồng nước vẫn còn xâm xấp. Đìa, bàu gần đó cũng nhiều. Dụng ở chỗ có nước đó, gia đình của Tư Cầu cũng như của Phấn nuôi vịt cho có lợi hơn. Con Sấm của Tư Cầu cũng có đủ cỏ ăn cầm chừng với rơm. Và Tư Cầu ở đó vừa chăn vịt vừa giữ trâu kể cũng tiện.

Về tới nơi Tư Cầu tay bưng thúng lúa, tay kéo mũi xuồng rườn lên cỏ, hấp tấp xem bầy vịt, coi lại hàng đăng thấp rào nhốt bầy vịt con kẻo ban đêm chuột vô tha hết, liệng thêm rơm cho con Sấm, rồi để thúng lúa trên cái gióng.

Xong xả, anh ta đi lại góc chòi quơ vài cây rọi mù-u phơi khô, nhảy phóc xuống xuồng chống qua chòi của Phấn.

Tuy Trời đã tối hẳn, Tư Cầu không cầm đèn đuốc gì hết, và chống xuồng ra đi "thuộc lòng" theo dòng nước giữa những đám rau muống ra dừa, giữa những bụi ô-rô, cóc kèn chen lẫn vài chòm cây điên điển.

Chòi vịt của Phấn cũng gần giống như cái chòi của Tư Cầu, nhưng cách sắp đặt coi bề vén khéo hơn. Dầu sao Phấn cũng là đàn bà con gái, còn nó là đàn ông con trai nên sống xô bồ xô bộn quen rồi.

Phấn mười sáu tuổi, Tư Cầu mười bẩy tuổi, vậy mà Phấn có vẻ khôn lanh hơn nhiều. Cách thức anh ta sống thật cũng y như hồi còn sáu bảy tuổi, hồi còn chơi "cất nhà chòi" bằng ống sậy và lá chuối với Phấn...

Tư Cầu chống xuồng vừa tới nơi đã nghe iếng Phấn hỏi vọng từ phía sau chòi:

- Anh Tư hả anh Tư?

- Ừa, thì tao chớ còn ai nữa! Sao đèn đuốc gì mà không có, tối om vậy nè?

- Vậy mà cũng hỏi! Bộ anh quên đem đèn roi mù-u qua rồi hả?

Nhớ lại hồi nãy Phấn có hỏi mượn dầu lửa để đốt đèn. Tư Cầu bắt tức cười vì nó quên lú đi mất để Phấn phải hỏi vặn vẹo như vậy:

- Có chớ sao quên! Mà mầy làm gì lục đục ở đằng sau đó Phấn?

- Tắm chớ làm gì mà hỏi! Đốt rọi lên đi anh Tư.. chớ bột đứng như trời trồng đó hả?

Tư Cầu xách một cây rọt mù-u lại bên ba ông táo mà lửa than còn đỏ ao: phía trên ông táo bắt một chiếc nồi nhỏ, cháo vịt sôi ọc ạch. Nó kê miệng thổi một hơi vào mớ than cho lửa bùng lên, rồi kê rọi vô đốt.

Ánh sáng của cây rọi mù- u không là bao nhưng cũng đủ soi cả căn chòi nhỏ xíu. Vừa lúc đó Phấn ở phía sau đi vào. Nó tắm dưới bàu nước ao chòi có thay đồ thay đạc gì đâu mà chiếc quần đang mặc vẫn khô rang.

Cô ta qun trên ngực một chiếc khăn vằn hẹp khổ, một tay giữ chặt hai mối khăn ở sau lưng.

Cảnh tượng đó hơi lạ mắt đối với Tư Cầu. Anh ta nhìn trân trối khuôn ngực vung nhọ dưới tấm khăn vằn nhỏ hẹp còn ướt nước. Mọi khi anh ta đâu thấy có như vậy.

Thật tình anh ta lấy là lạ vì đâu biết mấy đứa con gái mới lớn lên thường ngày hay nịt vú sát rạt.

Thấy Tư Cầu nhìn mình, Phấn đâm ra mắc cở, cô ta đứng khựng lại, rồi chạy quơ lấy cái áo túi treo trên móc tre, lúng túng xỏ vào, rồi một tay vừa gài nút một tay vừa rút cái khăn vằn ra đem phơi trên cây sào gác trước chòi. Xong Phấn chạy vô làm tĩnh hối Tư Cầu:

- Thôi vô sắp chén ra ăn cháo đi anh Tư! Khuya rồi nghen! Mơi còn dậy sớm thả vịt đi ăn chớ!

Phấn cho là khuya nhưng chỉ lối tám giờ tối gì đó. Ở vườn, khi gà lên chuồng người ta đã rụt rịt đi ngủ rồi...

Tư Câu chẳng nói chẳng rằng đi lấy chén đủa để xuống đất gn chỗ cắm cây rọi mù-u. Trong lúc đó Phấn đi nhắc nồi cháo bưng lại rồi đặt cái tay cầm kho lên, chụm thêm mấy nhánh củi điên điển vào bếp.

Tư Cầu vừa lấy giá múc cháo ra chén vừa hỏi:

- Mầy còn nấu nướng cái gì nữa đó Phấn?

- Kho ba miếng thịt chớ nấu cái gì nữa. Bộ anh nói có con vịt đem ra nấu cháo hết trọi sao...Kho thịt vịt mà không có gừng tức quá!

- Để mơi tao về kiếm đem ra cho... Mà mầy nói không có gừng rồi ba miếng thịt vịt luộc nầy chấm vô nước mắm gì mà ăn bây giờ hả?

- Có nước mắm ớt đó chấm đỡ chớ bộ chết sao! Anh sao khó quá! Nữa rồi con cùi nó lấy anh!

Tư Cầu nổi đóa:

- Còn mầy thằng chỏng chết sình nó lấy mầy!

Phấn đang chặt thịt vịt nghe vậy bắt tức cười và đổi giọng:

- Hứ nói vậy mà cũng nổi cáu... Thôi nè lại ăn đi!

Hai đứa nó xáp lại bên nồi cháo. Tư Cầu làm một hơi năm chén cháo và gắp hết nửa dĩa thịt vịt luộc. Cháo nóng lại ở trong chòi khuất gió nên mồ hôi mỗ kê chảy ròng ròng mặc đầu Tư Cầu ở trần trùi trụi. Anh ta kéo chiếc khăn tắm ở cỏ ra lau mặt rồi đứng dậy đi lục lọi bẻ một cọng tre xỉa răng. Anh ta vừa xỉa răng vừa chép miệng coi bộ no đủ lắm.

Phấn còn ngồi ăn nán ba miếng thịt vịt cho hết. Trán cô ta lấm tấm mồ hôi và những sợi tóc lòa xòa xuống dính vào. Cô dọn dẹp xong chén đủa thì Tư Cầu đứng hứng mát nãy giờ ở trước chòi cũng trở vô.

Anh ta ngồi bệt xuống đất móc cái túi nhái đựng thuốc lận trong lưng quần vận ra. Xé một miếng giấy trong cuộn giấy quyến, bốc một nhúm thuốc giồng để lên,, lựa bỏ ra vài ba cái mắt thuốc, Tư Cầu chậm rải vấn một điếu lớn gần bằng ngón tay trỏ.

Xong anh ta để lên lòng hai bàn tay xe tròn một vòng rồi đưa lên miệng le lưỡi liếm dán mép giầy, vặn đầu giấy ló ra ngoài cho xoăn nhỏ lại và kê vào roi đốt.

Tư Cầu bập bập vài cái cho cháy đỏ đầu thuốc, rồi hít một hơi dài, đoạn từ từ nhả khói thuốc một cách rất khoái trá.

Mới từng tuổi đó mà Tư Cầu đã ghiền nặng như một số trai tráng khác trong làng. Mấy năm về trước, nó cũng khổ sở rất nhiều về cái nạn ghiền đó. Tía của anh ta đánh lên chưởi xuống cấm cản đủ điều, nhưng thét rồi cũng chịu thua luôn.

Ban đầu anh ta còn ra vườn, ra sau chuồng heo, sau cầu tiêu hút chùn hút lén, riết rồi đâm lì ra hút công khai. Bây giờ tía anh ta cũng phải bấm bụng chịu thêm cái khoản xài về tiền thuốc vấn cho nó. Dẫu sao đi nữa Tư Cầu cũng đã lớn rồi và vẫn gánh công kia việc nọ cho gia đình.

Ngồi trên chiếp nói, Phấn lặng yên nhìn Tư cầu hút thuốc và tủm tỉm cười. Với điếu thuốc dính xệ xệ ở môi dưới, Tư Cầu có vẻ người lớn, có vẻ một ngời đàn ông. Nghĩ đến đó, Phấn cúi đầu lấy tay vân vê cọng đệm ló ra ngoài mép nóp rồi khẻ thở dài.

Trong lúc đó Tư Cầu vẫn như không và tiếp tục phì phèo hút thuốc, Phấn nhìn trân anh ta một hồi và đâm ra bực mình ngang. Chợt nhìn thấy cây rọi mù-u đã cháy tàn gần mấy miếng chót cô kêu Tư Cầu và nói chọn lỏn:

- Cây rọi tắt hết kìa ngồi đó hút thuốc hoài đi!

Tư Cầu ngạc nhiên trước sự tức giận bất thần đó và nhìn lại cô ta một hồi rồi khoan thai lấy cây rọi khác đốt tiếp anh ta không hiểu làm sao hết vì cũng chẳng cần hiểu làm gì. Anh ta cho rằng có lẽ đàn bà con gái khác đàn ông con trai là hay bất thường như vậy cũng nên!

Ngồi nín thinh một hồi, Phấn mới lên tiếng gợ chuyện:

- À anh Tư, anh có biết đến cuối tháng chạp này con Thắm nó đi lấy chồng không ảnh

- Ừ..

- Ừa!... cái gì anh cũng ừ ừ mà không biết cái khỉ khô gì hết!

- Đừng làm bột tài khôn hoài mầy! Tao nói ừ là ừ. Con Thắm nó lấy thằng Năm Tôn con ông Biện Dưỡng ở trên kinh Bang Chang bộ tao không biết hả?

- Dữ hông! Chắc trời mưa nên cóc mới mở miệng!

- Tư Cầu hứ một tiếng rồi quăng mạnh cái tàn thuốc ra trước sân chòi.

Phấn lấy cây rọi mù-u gạt bơt tàn để cho thêm ánh sáng và nhích lại gần bên cạnh Tư Cầu. Cô với tay quơ một nhánh củi điên đỉển vừa dập dập tàn rọi còn lên khói vừa nói:

- Hai vợ chồng con Thắm cũng bằng tuổi tụi mình đó...

- Tư Cầu ngước mắt nhình lại:

- Hứ! người ta chưa ăn chưa ở gì hết mà mầy đã kêu là hai vợ chồng! Sau mày gấp quá vậy Phẩn. Mà tụi nó bằng tuổi tao với mầy rồi có sao hông?

- Còn có sao nửa Người ta cũng như mình mà... vậy đó! bộ anh không biết lo sao?

- Lo cái móc xì gì hả? Chừng nào tới rồi hãy hay chớ tao không lo gì ráo.

Phấn ngập-ngừng một lát rồi đắm đuối nhìn Tư Cầu và giọng cô ta trầm dịu xuống.

- Bộ anh không... không... nghĩ đến tui hả?

- Thì mầy chình ình ra đó chớ còn nghĩ ngợi gì nữa?

Cô nhích lại gần Tư Cầu thêm một chút nữa:

- Anh nầy nói kỳ quá! Bộ anh không nghĩ tụi mình cũng như... vợ chồng con Thắm sao?

Nghe nói vậy, Tư Cầu ngồi thẳng lưng nhìn Phấn từ đầu đến chân: một gương mặt bầu bỉnh với đôi mắt long lanh, với đôi môi hơi dầy một chút, ướt láng bên ánh lửa rọi chập chờn, đôi cánh tay tròn trịa ló ra khỏi chiếc áo túi cụt tay và một thân mình chắc nịch như thân cây chuối hột...

Tư Cầu như vừa ý và thấy sao dễ chịu trong mình! Anh ta vừa cười vừa nói với Phấn:

- Ừ, mầy coi cũng được!... Ối thôi, tới đâu hay tới đó chớ tao không nghĩ nghiếc gì hết... Còn tía má tao nữa chi?

- Nói như anh vậy hết chuyện rồi! Bộ ai cấm cản tía má anh lo cho anh sao? Còn tụi mình ở đây làm gì hả?

- Coi ba con vịt chớ làm gì nữa!

- Hứ lãng òm! Anh sao vậy hoài... Bộ anh không thấy người ta cũng như mình mà nên vợ, nên chồng, sung sướng tấm thân, bộ anh không... không... muốn, không thèm hả?

- Ý cha thèm! Ừ sung sướng đâu được vài tháng như hai vợ chồng anh Hai tao đó, rồi chưởi bới đập lộn nhau rùm trời, rồi đẻ xòn xọt cả bầy cả lủ để lo chạy gạo cho sói đầu hả?

- Bàn ngang như anh vậy thì nói làm gì cho thêm tổn. Bộ ai cũng vậy hả? Chớ anh không thấy vợ chồng anh Hai tui sao...

Tư Cầu cười lớn:

- Ối thôi, vợ chồng anh Hai mầy thì hết chỗ chê... Thiệt như ếch bắt cặp!

Và Tư Cầu thấp giọng hỏi luôn:

- Ê Phấn, bộ hai ảnh chỉ tối ở nhà bị anh cản mũi cản lái gì hay sao mà tao thấy cứ chạy tọt ra sau vườn chuối xà nẹo với nhau hoài vậy hả?

Phấn nghe hỏi vậy mắc cở nhưng thấy thinh thích trong lòng vì Tư Cầu đã hưởng ứng câu chuyện của nó. Cô ta làm bộ gạt ngang:

- Bậy nà!...Mà sao anh thấy? Anh dóc tổ!

Tư Cầu hấp tấp trả lời:

- Ừ thì dóc! Tao đi bẩy cò ở mấy cái mương sau vườn chuối nhà mày hoài mà tao lại không thấy!

Phấn chêm thêm::

- Bộ anh thấy họ rồi họ không thấy anh chắc?

- Con nầy ngu quá! Bộ mầy nói tao đi ngờ ngờ đó để cho họ thấy hả? Tao còn phải đi rình bẩy cò nữa chớ mầy quên sao? Như vậy họ dễ gì thấy tao được?

- Rồi anh rình ếch bắt cặp luôn?

- Đâu có mậy! Thì sẵn tao ngồi núp rình bẩy cò tao cũng nín luôn, chớ chẳng lẽ la làng lên hay sao?

Phấn nghe Tư Cầu nói vậy, cười hăng hắc:

- Anh nầy nói nghe ngộ quá ta!

Tư Cầu cũng bắt cười xòa theo, Phấn vẫn chưa chịu buông lơi câu chuyện:

- Bộ anh mà dám ngó họ!

Tao mà không dám ngó! Thì nó ngờ ngờ trước mắt tao đó mà dám ngó hay không dám ngó gì mậy!

Phấn vẫn chưa chịu tha:

- Vậy anh thấy cái gì anh kể tui nghe coi!

Tư Cầu thấy con này cứ hay dần lân một cách nhí nhảnh như vậy mới hiểu ra... Hồi nãy anh ta tưởng con Phấn muốn chọc tức mình nên mới hỏi những câu cắc cớ như vậy.

Té ra con này nó muốn sanh quỹ mà! Nghĩ tới đó, Tư Cầu bỗng nhiên thấy khoái chí trong bụng. Khoái chí vì anh ta không lù khù như con Phấn tưởng đâu.

Tư Cầu thở khì ra một cái như đã giải quyết được điều gì, rồi dựa lưng ra sau hay tay chống xuống đất, hai chân vắt tréo ngoải và một bàn chân thì nhịp nhịp... Anh ta cười ha hả một mình, rồi liếc na mắt nhìn Phấn và bằng một giọng của một người biết "ăn chắc" điều gì, anh ta ởm ờ lên tiếng:

- Thì thôi tao không thấy cái gì hết...

Phấn vừa hơi bực mình vừa hơi thích thích. Cô thoáng cau mày rồi cười lỏn lẻn...


Còn tiếp...