Thịnh
đẹp.
Ai
cũng nói Thịnh đẹp.
Ngay
từ khi còn bé, Thịnh cũng biết Thịnh đẹp.
Hồi
ấy, ba Thịnh là công chức cao cấp ở tỉnh, nên ông
thường tham dự các buổi lễ ở chùa, nhà thờ và được
mời tham dự các buổi diễn văn nghệ. Vừa là con út,
vừa đẹp, Thịnh thường được ba Thịnh dẫn “con gái
cưng” đi theo.
Dĩ
nhiên, mẹ Thịnh cũng cưng Thịnh như vậy. Thịnh được
mẹ chăm sóc việc ăn, mặc, nhất là mặc, khi Thịnh đã
là “con gái”.
Khi
còn mặc đầm, mẹ Thịnh lo mua sắm áo đầm cho Thịnh.
Lớn hơn, tức là khi Thịnh qua khỏi bậc tiểu học, lên
trung học, Thịnh không còn mặc đầm mà mặc áo dài. Áo
dài mặc đi học, theo qui định của trường, là áo
trắng. Những ngày lễ, đi phố, đi chơi, Thịnh mặc áo
màu. Có nhiều màu Thịnh rất thích, nên Thịnh có ít
nhất sáu, bảy cái áo cho những màu ấy. Thứ nhất,
thích màu tím, Thịnh thường mặc áo màu tím than, là màu
của thi ca, của thời trang, màu “thịnh” của con gái
thời ấy. Ấy là “Màu thời gian
không xanh, màu thời gian tím
ngắt” như
trong thơ Đoàn Phú Tứ. Đó cũng là “màu
của chiều hoang”. “Chiều hành quân, qua những đồi
sim, màu tím hoa sim, tím cả chiều
hoang biên biệt”.
Áo màu tím Thịnh thường mặc vào những chiều cuối
thu, khi có những “chân trời tím”,
như trong một cuốn tiểu thuyết.
Mùa
xuân, Thịnh mặc màu hoàng yến, cho hợp với tuổi xuân
của Thịnh. Mùa hè, Thịnh mặc áo màu thiên thanh. Cả ba
mầu ấy, đều thích hợp với màu da trắng của Thịnh.
Ngoài ra, Thịnh có những áo bông với nhiều màu khác
nữa, nhưng chỉ là áo phụ, để mặc khi không có... mục
đích gì cả hay cho có vẻ người lớn một chút.
Ra
phố, Thịnh có thể ghé vào một sạp vải hay một cửa
hàng vải nào đó, xem vải, chọn màu và nói với bà chủ:
“xé cho cháu một áo.” Xong, Thịnh cầm áo đến thợ.
Mẹ Thịnh sẽ đi phố, và ghé vào trả tiền ở nơi nào
người ta đã “xé một áo” cho Thịnh. Thịnh không phải
lo nghĩ về chuyện đó.
Với
quê hương, Thịnh có những nơi vui chơi khác nhau. Huế,
nơi Thịnh học đệ nhị cấp, Thịnh thích đi dạo phố
vào chiều thứ bảy, chủ nhật. Đi dạo phố, Thịnh
thường nhìn lén mình trong tủ kiếng, xem thử Thịnh đẹp
như thế nào. Thịnh ghé vào nhà sách, tìm sách để mua,
và ban cho anh chàng nào theo đuôi Thịnh bằng một cái
nhìn “chết người”. Chưa bao giờ Thịnh thấy “Chiều
nay em ra phố về, thấy đời là con nước trôi”,
là “những quán không”,
là “những chuyến xe người ta chia
tay cuối đường” như trong bài hát
của một nhạc sĩ nào đó, Thịnh không quan tâm.
Thích nhất
là những chiều cận tết, Thịnh đi xem chợ hoa bên cạnh
đầu cầu Trường Tiền. Nó có đủ những hoa thật, hoa
giả, hoa người, và những đứa con gái đẹp như Thịnh,
đẹp hơn Thịnh. Bọn con gái đẹp có sức hút đến với
nhau, để so đẹp, khoe áo, giày, guốc và cười mấy
thằng con trai ngớ ngẩn chạy theo làm những cái đuôi.
Chiều
thứ sáu, Thịnh hối hả ra bến xe lô Huế - Quảng Trị
sau khi tan trường. Thịnh về thăm mẹ, thăm gia đình mỗi
cuối tuần.
Hôm
ấy, Thịnh là người khách cuối cùng. Khi Thịnh vào xe,
người ngồi bên cạnh Thịnh là một thanh niên, có lẽ
là một sinh viên đại học Huế. Băng ghế chật, những
bốn người. Người thanh niên ngồi thu lu, hình như anh ta
không dám nhúc nhích, sợ đụng chạm đến người Thịnh.
Xe qua khỏi
cầu Phò Trạch thì trời đã tối hẵn. Đây là một khu
rừng tràm thấp, phía núi là đường xe hơi - Quốc lộ 1
- phía biển Đông là đường xe lửa. Hai con đường, ở
quãng nầy, gần như song song. Có chiếc xe lửa đang chạy
xình xịch bên ấy. Thịnh thoáng thấy người ngồi bên
cạnh nghiêng đầu nhìn về hướng chiếc xe lửa. Anh ta
nói, như để chính cho anh ta nghe: “Đẹp quá!”. Thịnh
tự hỏi: Cái gì đẹp? Thịnh đẹp? Nếu thấy Thịnh đẹp
sao nãy giờ anh ta không nói gì, nhất là khi trời còn
sáng, mới thấy Thịnh đẹp được chứ. Còn bây giờ
thì trời đã tối rồi. Có lẽ anh nói hình ảnh chiếc
xe lửa đẹp vì Thịnh thấy anh ta nhìn chăm chú về phía
ấy.
Chiếc
xe lửa như con thú dữ, màu đen hùi, nổi lên khỏi những
cây tràm thấp, in hình lên bầu trời còn sáng mờ mờ.
Con quái vật lao tới, hơi nước từ đầu máy tỏa lên
trời cao. Thỉnh thoảng nó thét lên tiếng còi rền rỉ,
và khói từ ống khói tỏa ra.
Cùng
với khói tuôn ra là những đốm lửa nhỏ. Những đốm
lửa bay tỏa quay cuồng trong không gian, như ngàn vạn tinh
cầu trong vũ trụ đen tối bao la. Chúng bay lên cao, tỏa
ra xa, rơi xuống từ từ và tắt ngấm đâu đó, trong
những gốc tràm đen đủi. Tinh cầu đã tắt. Bao giờ thì
tinh cầu của loài người sẽ tắt. Thịnh tự nghĩ như
vậy? Tinh cầu tắt rồi, không chỉ nhân loại mà mọi
sinh vật trên địa cầu nầy sẽ chìm vào bóng tối, sẽ
diệt vong.
Thịnh nhớ
hình như thầy giáo có nói tới điều ấy, nói tới cái
tuổi của địa cầu. Tuổi ấy có thể là năm sáu triệu
năm. Địa cầu mới đi được một nửa cuộc đời của
nó, và nó còn một nửa đời nữa. Tới cuối đời, lúc
nó tắt ngấm như đốm lửa phun ra từ ống khói đầu
máy xe lửa, thì cuộc đời Thịnh đã qua rồi, qua quá
lâu! Sự tàn tạ ấy, đâu phải sẽ xảy ra ngày mai, ngày
kia mà khiến cho Thịnh phải lo. Dù sao, cái đẹp của vũ
trụ, trong ý nghĩa tương đối nào đó, sẽ là cái đẹp
vĩnh cửu.
Tuy
nhiên, tiếng khen và cái nhìn của người thanh niên ngồi
bên cạnh, tuồng như đánh thức một ý niệm nào đó, về
sự tồn tại, sự “hiện hữu”, của lời thầy giáo
dạy môn triết, về vũ trụ mà nó đã nằm sâu trong tiềm
thức từ lâu rồi. Dù sao thì hôm nay, nó cũng đánh thức
một ý niệm về cái đẹp của vũ trụ mà người thanh
niên đã chỉ cho Thịnh thấy. Thịnh có cảm tình với
anh ta.
Trí
thức, phải có một cái gì sâu sắc hơn người!
Thịnh nói một mình,
cũng hình như nói với anh ta: “Tuần tới thử về quê
bằng xe lửa, coi có vui hơn không?”
Người thanh niên nghĩ
rằng Thịnh nói với anh, nên anh ta trả lời:
- “Thích thú hơn mà
buồn hơn! Cô ạ!”
Thịnh nói:
- “Vậy thì tôi sẽ
đi coi thử nó buồn như thế nào!”
Thế rồi hai người
nói chuyện với nhau, dè dặt vì mới gặp lần đầu, cho
tới khi xuống xe.
Chiều
thứ sáu tuần sau, Thịnh lên ga Huế để đi xe lửa về
Quảng Trị. Khi Thịnh đi vào cửa bên phải để vào chỗ
quầy bán vé thì anh ấy đứng ngay cửa. Chờ Thịnh hay
tình cờ mà gặp? Rõ ràng là anh ấy làm như “tình cờ”
vì khi Thịnh đi tới chỗ bán vé thì anh ấy nói: “Tôi
mua giùm cho cô rồi”.
Ở cái tuổi trên
dưới hai mươi nầy, bọn con trai không khôn ranh bằng bọn
con gái. Giả làm tình cờ gặp mà mua vé trước thì tình
cờ thế nào được? Biết vậy Thịnh hỏi:
- “Anh chờ em có lâu
không?
- “Không lâu lắm.”
Đó là câu trả lời hay là lời thú nhận biết sẽ gặp
Thịnh?!
Thế rồi Thịnh cùng
anh ấy ra sân ga.
Đường
xe lửa “thống nhất” Saigon - Đông Hà khánh thành
khoảng năm 1957. Từ Saigon ra Huế, đoàn xe lửa dài tới
ba chục toa, kéo bằng đầu máy chạy dầu cặn, có khói
mà không có lửa như đầu máy chạy bằng hơi nước. Từ
Huế ra Đông Hà, đoàn xe được kéo bằng đầu máy xe
lửa cũ, chạy bằng hơi nước. Xe đã chờ sẵn trong sân
ga, chờ khi đoàn tầu từ Saigon ra, khoảng một giờ sau,
sau khi sang khách và hàng hóa xong thì khởi hành. Khách đi
Saigon - Huế thì đông. Huế đi Đông Hà đâu có bao nhiêu
nên đoàn tầu chỉ có vài ba toa.
Đầu máy
màu đen, các toa xe cũ kỹ màu xám đen. Sau khi rít lên hai
hồi còi dài con tàu xục xịch chạy ra khỏi sân ga khi
trời sập tối. Chưa được bao lâu, xe lửa sắp qua cầu
trên sông Hương, lại rít lên hai hồi còi dài nữa. Tiếng
còi xe lửa chạy bằng máy hơi nước, làm Thịnh nhớ lại
một đoạn giảng văn đã học của Lê Văn Trương trong
cuốn tiểu thuyết “Tôi là mẹ” của ông.
“Tầu
“Cờ lốt sáp”, trước khi nhổ neo, theo lệ thường,
rút lên ba hồi còi. Còi rút thất dài, hùng dũng bao nhiêu
thhì ai oán bấy nhiêu...”
Thịnh
không thấy cái hùng dũng trong những hồi còi của đầu
máy xe lửa từ Huế ra Quảng Trị. Thịnh cũng không thấy
ai oán như tác giả muốn nói. Thịnh chỉ thấy buồn, một
nỗi buồn nhẹ nhàng và bâng khuâng. Tiếng còi tầu nhắc
Thịnh nhớ đến mẹ, đến thành phố nhỏ của Thịnh,
đến những chiều Thịnh đi dạo bên bờ sông Thạch Hãn,
chợt nghe tiếng còi tầu và ngó lên phía cầu ga. Một
con tầu đen lầm lũi chạy qua cầu ga hay cầu Bầu Vịt ở
bên cạnh, có một luồng khói trắng tỏa ra phía sau con
tầu. Nó làm Thịnh nhớ cái sân ga nhỏ của thành phố
nơi Thịnh sinh trưởng, những khi tầu đến rồi đi,
không có lắm người đưa tiễn, nhưng hình như nó cũng
mang đầy nỗi buồn của những sân ga vắng vẻ, một nỗi
buồn dài dằng dặc, lặng lẽ, kéo dài từ sáng đến
chiều, từ chiều đến đêm khuya.
Chính
là những đêm khuya, sau khi nằm trong chăn, nghe tiếng còi
tầu từ xa vọng về, trí Thịnh bỗng hiện ra cái sân ga
vắng vẻ đó, tưởng có ai đang vội vã lên tầu, có ai
đang đưa tay lau giọt nước mắt, tiễn một người đi
xuôi về phía nam xa lắc, mờ mịt, và biết có một ngày
trở về hay không.
Tiếng
còi tầu cũng làm cho Thịnh nghĩ tới sông Thạch Hãn, con
sông trầm lặng và buồn bã, tỏa lên những luồng hơi
nước mong manh, che mờ một phần khung cảnh hiu quạnh bãi
cát vắng vẻ bên kia sông, hay rặng tre đen bên phía đó,
rặng tre chạy dài cho tới cuối sông.
Với nỗi buồn vu vơ
ấy, Thịnh lặng lẽ ngồi im trong toa tầu, có một chút
hơi lạnh từ cửa sổ toa xe bay vào. Thỉnh thoảng, có
vài hạt lửa nhỏ bay vào trong toa, như một tinh cầu đi
lạc, thoát ra ngoài vũ trụ, rồi tắt ngấm dâu đó dưới
hàng ghế ngồi dài dọc theo thành toa.
Có lẽ trân trọng
trước sự im lặng của Thịnh, anh ấy không nói một
lời, cho đến khi tầu vào ga. Thịnh vội vàng chào anh ấy
với một nụ cười tươi như Thịnh thường có, rồi vội
vàng lên xe xích-lô để mau về với mẹ.
Tuần tới, Thịnh lại
cùng vè quê bằng xe lửa với anh ấy. Khi đã vào ngồi
trong toa, trời còn sáng, anh ấy đưa cho Thịnh một bài
thơ do anh ấy chép tay. Thịnh còn nhớ và ghi lại vào
đây:
Đón
Em
Ngược lại một
đường tàu để đón em từ một sân ga
Ðường vô như rất
xaBánh tàu lăn không ăn hết đường thương nhớ.
Cùng một đường đi quanh co lối ngõ
Nhìn hai bên thêm thấy rõ lòng em.
Yêu nhau từ một ánh đèn
Rồi trên những chuyến tàu để tàu đi, đi mãi.
Từ một điểm nhớ
thương anh nôn nao trở lại
Ðón emChiều nay
Ðể đốt lên từ vầng mắt thâm gầy
Một ánh lửa chong suốt đời, trọn kiếp.
Em ơi em!
Ngược một đường đi giờ này em có biết
Lắc lư nghiêng ngã con tàu
Ta vẫn muốn đi mau
Ði thật mau để nhìn em buồn bên cửa gió.
Nhìn em,
Đôi dòng mắt mở
Trông tìm sân vắng, ga đơn.
Ðể rồi khi chớm nở giận hờn
Anh xuất hiện
Màu hoa lên ánh mắt.
Náo nức ngồi đây, thân tàu lay lắt
Náo nức ngồi đây,
thân tàu lay lắt
Mà thương nhớ xót
xa trông chờ quay quắt.Ta viết mau để quên tiếng xa gần.
Ðường dù dài nhưng chưa hết trăm năm
Tàu có chậm nhưng đường đi có hạn.
Ta sẽ gặp nhau giữa chiều hửng nắng,
Ta sẽ ôm em hôn trắng môi hồng.
Hôn thật lâu để trút nhớ cùng mong
Lên môi thắm hiền, yêu, chân thật.
Nghĩa là viết cho đến giờ gặp mặt.
Đọc một mạch xong
bài thơ, Thịnh hỏi:
- “Thơ của ai mà
hay vậy? Của anh hả?”
Anh ấy nói:
- “Tôi có thử làm
thơ, nhưng làm xong thì vứt bỏ, thấy nó dở quá. Bài
nầy của ông Đỗ Tấn, in trong báo, thấy hay, tôi chép
lại tặng cô.”
- “Đỗ Tấn nào?
Ông dạy Việt Văn ở trường Bồ Đề ấy hả?” Thịnh
hỏi.
- “Vậy cô không
biết chuyện tình của ông ta với cô Cao Xuân Y. ở Nguyễn
Hoàng hả?” Anh ấy hỏi.
- “Câu
chuyện tình lãng mạn ấy ở thành phố nầy ai mà không
biết. Ông ta lớn tuổi, đã có vợ, nhưng lại là một
nhà thơ. Còn cô giáo là cô gái mới lớn, chưa từng biết
yêu. Chuyện tình rắc rối thật đó.”
- “Rắc rối nên có
người không dám yêu!” Anh ấy nói đùa.
- “Chưa chắc đấy,
làm sao biết ai bạo gan hơn ai?” Thịnh cũng nói đùa.
Dĩ nhiên là Thịnh và
yêu nhau. Anh ấy tỏ tình hôm anh rủ Thịnh đi chơi Khiêm
Lăng.
Trong nhà thủy tạ
vắng vẻ, anh ấy quì xuống, run rẩy, nói không ra lời.
Một lúc sau, anh ấy hôn Thịnh, lần đầu tiên trong đời
Thịnh mà cũng là cái hôn đầu tiên trong đời của anh
ấy. Cũng như mọi người, cái hôn đầu sợ hết hồn
hơn là ham muốn. Nhưng lẽ nào yêu nhau mà không hôn nhau.
Một lúc sau, bình
tĩnh hơn, khi đứng ở hành lang nhà thủy tạ, nhìn mấy
con cá lội dưới hồ nước, Thịnh mới nói đùa một
câu, cho anh ấy mau “lại hồn”.
- “Làm gì mà nhát
vậy, “run như run thần tử thấy long nhan.”
Anh ấy cười, trả
lời: “Run thiệt.”
Thịnh nói tiếp:
- “Em có phải là
chúa hay đức mẹ đâu. “Quỳ cạnh Chúa đám chiên lành
run rẩy”. Đám chiên nầy chỉ có một con nên run dữ.”
Thịnh lại nói đùa.
Thế rồi những tuần
tiếp sau, Thịnh không về quê. Thịnh và anh ấy ở lại
Huế, cuối tuần đi chơi lăng, từ lăng Minh Mạng, lăng
Tự Đức, Thiệu trị, Khải Định… không nơi nào hai
người không tới. Đi chơi lăng cũng có nghĩa là đi chơi
Đồi Vọng Cảnh, thăm viếng các ngôi chùa nằm sâu, phía
xa trong núi. Và rồi, một đêm, quá vui, Thịnh liều ở
lại với anh ấy, cho anh ấy cái gì cao quí nhứt của đời
con gái. Đó là một biến cố lớn, nhưng Thịnh đã yêu
và đã liều.
Thấy
vì “ham vui” nhiều quá, Thịnh đâm lo. Còn hai tháng nữa
là thi phần hai, Thịnh vẫn chưa học ôn hết bài. Mỗi
lần đi chùa, Thịnh lại cầu nguyện cho ngày thi được
gặp may, trúng tủ.
Thịnh
không gặp may. Không những Thịnh hỏng kỳ đầu, lại
hỏng luôn kỳ hai. Đó là một sự khiếp đảm. Cũng có
người hỏng thi nên tự tử đấy. Có cô gái, nhà ở Kim
Long, không thấy tên mình trên bảng đậu, về ngang cầu
xe lửa, bèn buông xe đạp, nhảy xuống sông. Cả thành
phố Huế náo động lên vì cái tin “cô nữ học sinh”,
không phải “mua chai thuốc chuột” mà lại nhảy xuống
sông Hương.
Thi
cử, đối với bọn học trò Huế là một biến cố trọng
đại. Ra làm cô giáo, hay cao hơn, kỹ sư bác sĩ, hay
chuyên môn như nữ hộ sinh, y tá, v.v… hay làm nghề buôn
bán vất vả, tất cả chỉ thuộc vào một cái tên được
đánh máy lên trên bảng yết kết quả thi… Nó quan trọng
hơn cả việc lấy chồng, nếu người ta có sắc đẹp
chỉ bình bình, kỹ sư, bác sĩ không ngó tới. Cũng từ
cái thực tế đó, Thịnh cũng như các bạn của Thịnh có
câu châm ngôn “Thà bị “bồ” đá, không thà hỏng
thi.” Cơm cha, áo mẹ, công thầy mà hỏng thi trời ơi!
Có cái nào đau đớn hơn!
Và Thịnh đã hỏng
thi.
Thịnh trở về quê,
ở nhà với mẹ, với một nỗi buồn mênh mông vì hỏng
thi, không trở lại trường, tự học lấy, sang năm thi
“tự do”.
Thế nhưng Thịnh lại
lấy chồng.
Năm ấy, một người
cùng làng, du học ở Pháp về, đang giữ một chức vụ
lớn ở Saigon, về thăm quê, thăm ba má Thịnh và xin cưới
Thịnh.
Mẹ Thịnh thấy con
đang buồn vì hỏng thi, lại thấy anh ta học hành bên Tây
về, bằng cấp cao, tương lai sáng lạn, nên khuyên Thịnh.
Thịnh đang hối hận
nhiều chuyện. Chuyện tình yêu như lửa cháy, nóng vội
và liều lĩnh, chuyện hỏng thi và những câu nói của bạn
bè “Người tình không phải là người chồng”. Hai
người ấy khác nhau như thế nào? Người tình là người
nghệ sĩ, lãng mạn, đàn giỏi, hát hay, thơ văn bay
bổng…Người chồng thì phải bảo đảm tương lai cho
vợ. Lấy một ông kỹ sư, bác sĩ, có chức vụ cao ở
bệnh viện, ở ngành y tế, có phòng mạch… Chẳng bao
lâu sẽ có xe hơi, có biệt thự… Người tình không bao
giờ có thể đem lại những điều hạnh phúc, sung sướng
như người chồng.
Trong
ý nghĩa đó, Thịnh bằng lòng.
Rồi
Thịnh theo chồng vào Saigon, ít khi về quê, không gặp lại
người cũ. Thịnh đi một mạch trên một đoạn đường
dài. Có thế lực, giàu có, tuần lễ trước ngày 30 tháng
tư 1975, Thịnh đã cùng chồng di tản sang Mỹ.
Anh thân yêu!
Nghe
tin anh ở Đông Hà, Thịnh muốn về thăm anh, dù câu
chuyện cũ đã qua nửa thế kỷ rồi đấy.
Không
phải Thịnh đi tìm chuyện quên hay nhớ, nhưng khi xa anh,
Thịnh cứ nghĩ cuộc đời của mỗi chúng ta như môt
giòng sông chia hai, không bao giờ gặp nhau lại nữa.
Thế
rồi mỗi giòng sông đều có nhiều hạnh phúc và nhiều
nỗi thương đau. Thịnh không có con cái gì cả. Anh ấy
qua đời cũng đã mười năm. Thịnh sống cuộc đời cô
quạnh nơi xứ người, nhưng tất cả rồi cũng quen đi
anh à. Đời sống, dù ở đâu, nó cũng có những nỗi vui
buồn. Nếu Thịnh bỏ xứ Mỹ mà về lại quê nhà, chắc
gì Thịnh sẽ không cảm thấy cô đơn, chắc gì Thịnh sẽ
không có những nỗi vui buồn như khi Thịnh sống ở xứ
Mỹ nầy.
Thịnh
lấy chồng, bỏ xứ đi mất, nhưng Thịnh vẫn nghĩ sâu
trong lòng: “Với anh là Tình, với chồng là Nghĩa”.
Thịnh không thể quên đi, quên đi chứ đừng nói là mau
quên, một mối tình đầu, mối tình độc nhứt, mà cũng
là mối tình đẹp nhất, ít ai có được. Tuy vậy, Thịnh
cứ để kín trong lòng, không thương, không nhớ, không
tiếc, không buồn…
Chỉ
buồn là mới năm ngoái đây, Thịnh lại có được tin
anh.
Anh
cũng rời bỏ ngôi trường anh đang học, nhập ngủ sau
khi “được tin em lấy chồng”.
Cuộc
chiến tàn để lại trên thân thể anh những dấu tích
không bao giờ lành hẵn được. Dấu tích trên thân thể
và cả những dấu tích trong tâm hồn. Rồi sau những năm
tù đầy, anh chẳng còn gì hết, ngoài một tấm thân tàn,
trở về Đông Hà, nơi cố quận, chờ một ngày cuối
đời, như anh nói với người bạn anh. Người ấy cũng
đã kể lại cho Thịnh nghe.
Từ
Mỹ, Thịnh về Saigon, dự tính về Đông Hà gặp anh một
lần nữa, một lần chót, mà trước kia, Thịnh không bao
giờ nghĩ tới. Dù sao, cũng phải thăm anh một lần.
“Về
Huế, Thịnh dự tính ngày mai sẽ về Đông Hà, gặp anh.
“Nhưng
rồi chiều hôm qua, Thịnh lại đi dạo phố Trần Hưng
Đạo, Gia Long như ngày xưa, những ngày nghĩ, Thịnh thường
đi dạo phố vậy. Mùa xuân, Thịnh mặc áo màu hoàng yến.
Cái hình ảnh của Thịnh ngày ấy, anh còn giữ trong lòng
không? Hình ảnh ấy có phải là của một nữ hoàng, một
Lý phu nhân, một Dương Quí Phi, không chịu gặp hoàng
thượng, chỉ cắt một nắm tóc gởi cho hoàng thượng để
tỏ lòng nhớ thương.
Tóc
mây một món chiếc dao vàng
Nghìn trùng e lệ phụng quân vương Trăm năm tình cũ lìa không hận
Thà nép mày hoa, thiếp phụ chàng
Nghìn trùng e lệ phụng quân vương Trăm năm tình cũ lìa không hận
Thà nép mày hoa, thiếp phụ chàng
Anh
thân yêu!
Cái
đẹp của Thinh ngày xưa không còn nữa, tuy tóc chưa bạc
hết, da chưa mồi, nhưng làm sao Thịnh còn được những
đường cong, không có những nếp nhăn trên mặt…
Đang
dạo phố, tự nhìn hình mình trong một tủ kính cửa hàng
nào đó trên đường Trần Hưng Đạo, Thịnh bỗng thấy
sợ nếu gặp lại anh. Màu hoàng yến không còn “ăn”
với màu da của Thịnh nữa. Mái tóc cắt ngang nửa lưng
nay khô vàng, cứng, không còn bay bay theo gió như anh đã
từng ca ngợi. Bước chân Thịnh trên đường phố không
còn thanh thoát nhẹ nhàng mà nặng nề, chậm lụt, nụ
cười không còn tươi mà ủ dột,… Tất cả đã hết
rồi, một thời con gái.
Phi
tần không chịu gặp vua vì nhan sắc đã tàn tạ. Thịnh
có thể gặp anh được không, hoàng thượng cuảa Thịnh,
khi nhan sắc Thịnh đã phai tàn?
Không
anh à!
Một
mối tình đẹp, những hình ảnh đẹp. Sao có thể xóa
nhòa đi được? Hình ảnh Thịnh trong tim anh có phải là
một hình ảnh đẹp không? Sao Thịnh có thể thay vào đó
hình ảnh một … bà già.
&
Vậy
rồi Thịnh trở lại Saigon để sang Mỹ, sau khi gởi lai
bức thư và cái mà Thịnh gọi là “một chút quà mọn”.
Chút quà mọn đó không giống như món tóc mà Dương Quí
Phi đã gởi cho Đường Minh Hoàng./
Và
cũng không có hồi âm!
hoànglonghải