Chưa có nhà nghiên cứu văn học nào xác định rõ ràng dòng “văn học bình dân” ( văn chương truyền khẩu) đã được thiết lập - khởi đi từ tháng năm nào trong quá trình hình thành văn học Việt Nam. Tuy vậy – không ai có thể phủ nhận những giá trị thiết thực của dòng văn học này trong đời sống cộng đồng xã hội về nhiều lảnh vực. Tủ những tình cảm nhỏ hẹp là tình yêu lứa đôi, gia đình, dòng tộc đến làng quê. đất nước; (…) cho đến kinh nghiệm sinh hoạt, kinh nghiệm sống đời thường, đến nền tảng đạo đức, luân lí, tôn giáo (…) qua bao đời của tiến trình lập nước – dựng nước, đều đã dược dòng văn học truyền khẩu đề cập, phản ảnh trung thực - rất phong phú và giá trị. Có thể nói – đây là “tấm gương” chân xác cho sự phát triển, đổi thay từ nếp sống đến tư tưởng, tình cảm của dân tộc…
Từ thuở nhỏ - tôi đã “bị” dòng văn chương bình dân ( mà rất thâm thúy này) ảnh hưởng sâu sắc! Theo tháng năm – tôi đã dần dần được soi sáng, dẫn dắt thâm nhập vào kho tàng vô giá khổng lồ này để có thể tự rút ra một điều gì đó cho cuộc sống đa đoan của mình trong nhiều lảnh vực! Mỗi câu ca dao ( hay tục ngữ) – dường như là một sự đúc kết tinh tế lặng thầm qua bao tháng năm của nhiều thế hệ kế tiếp để trở thành những “viên ngọc quí” cho đời sống…Câu tục ngữ “ Tham Thâm, Lận Mạt – Lấn Bán” là một bài học đạo đức vô giá đã được tóm gọn trong 6 từ đơn giàn, dễ nhớ ( nhưng khó làm ?) biết bao!
Tham – là “tham lam, vơ vét, chụp giựt” của người theo bản năng sinh tồn thấp kém - không hề nghĩ đến người khác. Không cần biết “tiền tài & của cải” mình thu được – có phương hại, tổn thương đến ai, hay có phù hợp với căn bản đạo đức làm Người hay không?. Nói tóm, là không hề nghĩ đến cái “hậu quả” rất nguy hại cho mình (và cho người) chung quanh!
Kinh nghiệm người xưa đã dạy: “ đã tham thì…ắt sẽ phải thâm”!
Thâm là “thâm vào. mất thêm đi” còn nhiều hơn cái mà mình đã “tham”; đã hao tốn công sức và thời gian đêm ngày suy tính kê sách để vơ vét, hay thực hiện cho kỳ được “lòng tham vô đáy” của mình! Chụp giưt của người một cách vô lí ( hay trái với pháp luật) không có chút đạo đức, ý thức như vậy - nhất định sẽ không bao giờ “lời” ( mà thâm là cái chắc). Giản dị là “tham” của người 10 triệu – thì chẳng bao lâu – ắt sẽ phải “trả nợ”…15, 20 triệu ( hay nhiều hơn thế nữa) cho kẻ khác ( hay cho vụ việc khác)! Đây là một quy trình công bằng và chính xác của lý “nhân quả” mà nhà Phật đã khuyến dạy từ hơn 25 thế kỷ trước!
Một chuyện nhỏ: Bà Tư mua được mảnh đất 100 mét vuông để xây nhà! Lúc làm móng nền – bà kêu thợ làm rộng thêm phía trước mặt đường vài tất. Rộng sang lô đất kế bên 0,5 tất tất. Nhà đang xây – nhân viên quy hoạch nhà đất đi đo đạt kiểm tra để làm đường – phát hiện ra tình trạng “tham” 2 tất nền nhà phía trước mặt tiền và 0,5 tất của lô đất kế bên của bà Tư. Họ ra lệnh đình chỉ xây dựng. Sau mấy ngày phải “hầu” ở các cơ quan ( và chạy đi thương lượng bồi thường cho chủ lô đất bên cạnh để khỏi bị khiếu nai)– rút cục, bà Tư phải nộp 2 triệu tiền phạt, 5 triệu tiền lấn chiếm và dở bỏ phần đã xây dựng “dư 2 tất đất của lòng lề đường” – mới được tiếp tục. Việc xây dựng đình trệ. Tốn thời gian, công sức “ chạy vạy” năn nỉ các nơi. và …”thâm” cũng khá nhiều!
Lận – có nghĩa là “gian lận – làm việc không chính đáng, công bình, để thủ lợi riêng” – thì thế nào? Người xưa đã dạy: “ Lận thì mạt”!
Gian lận, làm điều phi pháp, không có lương tâm – thì trước sau gì đời mình ( và ngay cả đời con cháu mai sau) cũng sẽ “mạt”! Mạt –hay “mạt rệp” ( thường nói) – là không làm ăn nên nổi gì, không thể trở nên khấm khá hơn, và sẽ nhận cái “quả” nghèo khổ, gian nan suốt đời! Ở khu chợ BĐ, người ta thường nhắc kể cho nhau nghe về “lai lịch” của một gã thanh niên vóc dàng khôi ngô nhưng… khùng điên. làm điều xằng bậy, để kiếm ăn ( và các anh chị cũng đều ngớ ngẩn, nghéo đói ở quê) vì người cha thuở trước cậy có chút kiến thức lý lẽ, chuyên làm đơn tranh kiện cho kẻ tham lam thế lực để hiếp đáp. “lấy không” nhiều của cải, ruộng vườn của bà con nghèo trong xã để đươc “chia phần” hậu hỉ bao năm!
Và bài học cuối cùng của người xưa cũng không thể xem thường: “ Lấn thì bán”! Lấn – mà 1 trong 3 cái “túi tham” của con người thiếu suy xét, không có trái tim – chỉ nghĩ đến việc tóm thu. giành giựt về cho mình, càng nhiều. càng to – càng tốt; mà không phù hợp với đạo lý, lẽ phải trong đời sống. Lấn – là tìm cách “lấy phần hơn, giành phần hơn người” trong mọi giao tiếp, cư xử. Từ “lấn” ở đây –có nghĩa cụ thể chỉ về đất đai, nhà của, ruộng vườn. ( Ngày xưa – mối quan hệ tranh chấp đụng chạm nhiều nhất trong đời sống là đất đai. vì chưa có những “sở hữu”quý giá hơn ). Đã “lấn” của người làm của mình – thì chắc chắn sẽ không được tồn tại lâu dài. Sẽ có nhiều “nhân duyên”mầu nhiệm bất ngờ xảy ra cho đời mình ( hay đời con cháu) – thì ngôi nhà, thửa vườn, đám ruộng kia (…) sẽ lọt vào tay người khác!
Lúc còn ở quê – người láng giềng của tôi chờ người hàng xóm cạnh mình đi xa vài hôm – bèn kêu thợ đến dựng lên dãy hàng rào trụ đúc xi măng, rào kẽm gai. Lấn sang vườn nhả người bạn đến 1 mét! Trở về, phát hiện được –nhưng người bạn vẫn im lặng không thưa kiện gì. Chỉ sau đó vài năm thôi – biến cố xảy đến cho người nọ - không thể ở lại được trong ngôi nhà có vườn rộng được rào ngăn cẩn thận. Ông ta đã phải bán căn nhà và khu đất đó đi. Và người mua – không ai khác, là người hàng xóm tốt bụng bị “lấn” đất thuở nào vậy!
Nhìn lại quanh đời sông , chúng ta có thể nhận ra vô vàn trường hợp “ tham thâm, lận mạt, lấn bán” – (có nhiều hoàn cảnh đau lòng hơn thế nữa), nhưng đã có bao nhiêu người giữ được tấm lòng trong sáng, an tịnh – để tránh đi hậu quả đáng tiếc ây cho đời mình và con cháu đời sau?
Bài học của người xưa truyền lại đơn giản là vậy – từ bao thế kỷ rồi – chỉ trong 6 từ ngắn ngủi, nhưng sao vẫn mãi còn là vấn nạn. là thảm trạng cho bao cảnh đời bất hạnh, tối tăm?
MANG VIÊN LONG
|
Monday, July 2, 2012
Mang Viên Long ◘ Tham Thâm, Lận Mạt Lấn Bán
Võ Thị Điềm Đạm * Kiểm Thúy
cù nguyễn - angel |
Dũng nhìn quanh căn phòng độc thân của mình, xoa tay thỏa mản. Phòng có một gốc bếp với tủ lạnh, lò micro, bình nấu nước nhanh, bếp có lò nướng. Khu bếp nhỏ nhưng vừa đủ tiện nghi cho anh chàng độc thân. Cái sô pha màu xanh dương đậm hơi củ, khi kéo ra thì thành cái gường đôi, hai người ngủ rộng chán.
Cái bàn học kê ở gốc phòng coi gọn gàng hơn thường ngày. Bộ ly tách cà phê, bình nấu cà phê cũng đã xếp sạch sẽ trên bàn. Tủ áo nằm kín sau cánh cửa đã được dọn sẳn một bên trống. Pha cho mình ly cà phê, Dũng mở TV xem trận đá banh đang diễn ra ở Italia, chờ vợ chồng Thông lại để cùng đi chợ mua thêm một ít cần dùng cho ngày mai. Có tiếng chuông cửa, chưa kịp đứng dậy thì Thông đã đẩy cửa bước vô, không thấy Thi, vợ Thông đâu, Dũng định hỏi thì Thông bảo: - Bà xã lo làm thức ăn, bận quá không đi theo mình được. Bà ấy có viết giấy dặn mua sắm đây. - Làm ly cà phê rồi đi mày. - Ờ, làm ca đêm, ngủ bù chẳng bằng ngủ đêm. Có sữa đặc không? Dũng ngần ngại hỏi Thông: - Mày thấy phòng như vầy được không? - Thì độc thân như vầy là bảnh lắm rồi. Chứ hồi đó tao với mày ở chung với nhau sáu năm trời thì sao? - Gia đình Kiểm Thúy khá giả, tao sợ Kiểm Thúy chê, thất vọng như những cô khác. - Thì mày đã cho biết rõ là mầy là công nhân, chưa có nhà cửa vì chưa có gia đình. Kiểm Thúy qua đây thì lo học tiếng Na Uy rồi vợ chồng ráng đi cày, một năm là mua được nhà . Không thấy vợ chồng tao sao? Bảo lảnh qua, học xong ba tháng tiếng Nauy là Thi đòi đi làm liền, cũng may tụi tao kiếm được việc làm nhanh. Bây giờ nhà không lớn hơn ai nhưng hai vợ chồng cùng gầy dựng mới thấy qúi. - Tao không biết Kiểm Thúy có chịu cực như vợ mày không. - Không chịu cực thì cũng phải ráng. Thời buổi này, xã hội này, đâu có chuyện vợ ở nhà cho chồng nuôi. Mà mấy bà cũng muốn đi làm để được tự do, không lệ thuộc vô ông chồng. Đây rồi bà xã đòi đi học lái xe nữa mới mệt chứ. Mấy cô Việt Nam gì chứ nam nữ bình quyền là học đòi mau lắm. - Chuyến máy bay ngày mai đến sớm, mày đi đón với tao được không? - Được mà. Tao đã hứa mà. Đi làm về là tao ghé nhà đón Thi, rồi đi thẳng ra phi trường. Máy bay đáp lúc sáu giờ sáng phải không? Thôi mình đi chợ, chút còn đưa Thi đi làm. Thi làm ca chiều. Tâm cũng đi với mày ra phi trường hả? Kiểm Thúy trong cái quần jeans xanh đậm chật cứng, áo jeans khoát cùng màu, bên trong ẩn hiện cái áo thun màu trắng ngắn gần thấy rún, hay nói đúng hơn nếu Kiểm Thúy dơ tay lên là cái lưng quần jeans trễ thấp dưới rún độ vài cm sẽ hở ra. Kiểm Thúy tự tin đẩy xe hành lý theo dòng người đi ra, không tỏ vẻ vui mừng rối rít vì gặp người hôn phu hay rụt rè trong hoàn cảnh một thân một mình nơi xứ lạ. Cô cười vui, dè chừng như đã thực hiện một cuộc hành trình trên con đường còn dài nhưng không gian nan lắm , chưa tới mức nhưng biết sức mình sẽ đạt đến mức. Kiểm Thúy nhìn về phía phòng đợi. Dũng cầm bó hoa đứng đó, gương mặt hớn hở như đứa trẻ thấy mẹ về chợ. Cặp vợ chồng Thọ và Thi, lấy nhau theo diện đoàn tụ, cũng do bạn bè giới thiệu. Thi đứng gần như dựa vào chồng, bụng hơi nhu nhú, nét mặt không có gì đặt biệt, hơi quê quê nữa là khác vì mái tóc dài không ra dài ngắn không ra ngắn, thưa mỏng, thả lơ lửng, nhưng trông có vẻ tự mãn, cười tươi, níu tay chồng chỉ về phía Kiểm Thúy . Tâm, bạn Kiểm Thúy, người đã giới thiệu Kiểm Thúy cho Dũng đứng bên cạnh Dũng, có vẻ lo lắng bồn chồn, nhìn Dũng như dò tìm một phản ứng nào đó, rồi nhìn Kiểm Thúy. Không ai để ý đến cái bồn chồn không được vui mấy của Tâm. Dũng đã về Việt Nam để làm đám hỏi cách đây không sáu bốn tháng, trông Dũng không khác lắm, cũng dáng điệu nhà quê dầu đã ở nước ngoài hơn mười năm. Dũng xúng xính trong bộ đồ vét màu xám đậm đen hơi rộng, hơi dài, ống quần dài, cánh tay dài, da vốn dỉ ngâm ngâm tái càng tái hơn trong ánh đèn buổi sáng sớm. Kiểm Thúy đẩy xe hành lý đưa cho Tâm trong ánh mắt hơi ngở ngàng cửa mọi người, nhưng rồi không ai để tâm lâu, ngoại trừ Dũng. Kiểm Thúy nhận hoa từ tay Dũng, nhìn Dũng cười cám ơn một cách lịch sự khách sáo như một ca sĩ trên sân khấu nhận hoa của khán giả ái mộ. Cũng lối chào lịch sự đó, Kiểm Thúy chào từng người bạn của Dũng theo lời giới thiệu. Ai cũng thầm công nhận Kiểm Thúy xinh và lịch sự, không có cái rụt rè của những cô từ Việt Nam mới qua và khen Dũng tốt phước. Dũng rối rít, lúng túng, tay chân thừa thải sau khi đã tặng hoa cho Kiểm Thúy. Anh thọc hai tay vào túi quần, loay hoay với cái chìa khóa xe, sóng vai Kiểm Thúy rời phòng đợi, ra bãi đậu xe. Đi được vài mét, Dũng lại gần Tâm bảo: - Tâm! Để anh đẩy xe cho. Tâm nhìn Kiểm Thúy đang đi cạnh mình, Kiểm Thúy gật đầu. Khi tất cả đã lên xe, Kiểm Thúy ngồi phía trước với Dũng, Tâm ngồi phía sau. Xe chạy ra xa lộ, theo hướng về Oslo, Kiểm Thúy nhìn Dũng, giọng ngọt mềm nhưng cương quyết, nói với Dũng: - Anh đưa Thúy về nhà Tâm. Thúy muốn ở nhà Tâm một vài ngày trước. Dũng ngạc nhiên: - Nhưng anh đã chuẩn bị hết cả rồi như anh đã viết thư cho em trước khi em qua. - Thúy biết, nhưng Thúy suy nghĩ kỹ rồi. Thúy muốn ở nhà Tâm một thời gian để tập làm quen với anh. Tâm đã đồng ý chia phòng với Thúy. Dũng nhìn Tâm qua kính chiếu hậu: - Sao Tâm không nói gì với anh biết hết vậy? - Loay hoay nhiều chuyện quá rồi em quên. Tâm cười cầu tài. Dũng thất vọng nhưng biết làm sao đây, chẳng lẻ ép buộc Thúy. Ép buộc để làm gì, bản tính của Dũng không thế. Dũng nói giọng buồn rầu: - Thôi được, nếu em muốn. Chiều mai vợ chồng Thông Thi làm tiệc đãi mình. Sáng mai anh đưa em đi bác sĩ và nha sĩ. Anh đã đặt giờ. Chiều anh đón em và Tâm qua nhà Thông và Thi, bạn anh. Nhưng em và Tâm đừng nói cho ai biết là em về ở với Thúy. - Dạ! Thúy hiểu. Suốt đường từ phi trường về nhà Tâm ở Furuset, gần ba mươi phút. Kiểm Thúy chỉ trả lời cầm chừng những câu hỏi của Dũng. Buổi nói chuyện đầu tiên của vợ chồng Dũng và Kiểm Thúy diễn ra như một cuộc phỏng vấn mà người được phỏng vấn chỉ muốn trả lời cho xong chuyện. Dũng không còn nhận ra Kiểm Thúy duyên dáng và vui tính như những ngày mình về Việt Nam làm đám hỏi cho đúng thủ tục nước Na Uy đòi hỏi khi bảo lảnh vợ. Cô Kiểm Thúy với giọng cười trong thanh, đùa giỡn với bạn bè, thỉnh thoảng phóng tầm mắt về Dũng như dò chừng, như sợ Dũng biến mất, làm Dũng cảm thấy mình là nhân vật quan trọng. Một vai trò mà trong mười năm ở Na Uy Dũng chưa bao giờ cảm nhận trong những buổi tiệc tùng sinh hoạt cộng đồng. Ở đó Dũng tận tâm giúp đỡ âm thầm như một bổn phận, như một đương nhiên của bao thanh niên an phận khác, thán phục những lời văn hoa bóng bẩy của những người chỉ biết đến để làm nổi bật vai trò quan trọng của riêng mình. “Chắc Thúy mệt” Dũng an ủi mình khi Dũng trở về căn nhà độc thân đã được dọn dẹp sạch sẽ để đón Kiểm Thúy. Căn phòng sao trống trơn thế này? Căn phòng tưởng sẽ có tiếng cười Kiểm Thúy, mùi thức ăn sẽ được hâm nóng trong bữa cơm chỉ có hai người ở cái bàn học đã được trưng dụng làm bàn ăn. Buồn bả, Dũng lôi hai chai bia trong tủ lạnh, nằm trên ghế sô pha dài vừa xem TV vừa ăn chả lụa, chẳng thiết tha gì đến cơm nước. Đầu óc chân thật, kém học của Dũng không giải thích được lý do tại sao Kiểm Thúy không muốn về ở với mình ngay. Dũng chỉ nghĩ theo bản chât chân thật của người dân quê Gò Công: “Chắc Thúy mắc cở? Mà mắc cở gì nữa! Đã làm hôn thú. Thúy qua đây vì mình bảo lảnh theo diện vợ mà. Ba má mình và ba má Thúy ở Việt Nam cũng đã làm thông gia. Biết nói sao với bạn bè đây? Thôi cứ dấu, chừng vài ba ngày cho Thúy quen nước quen cái là Thúy chịu theo về nhà mình. Chờ hơn sáu tháng nay, bây giờ chờ thêm vài ngày nữa cũng không sao. Con gái bên Việt Nam thùy mị kín đáo chứ đâu như mấy cô bên đây, mới bồ bịch là đã về nhà người ta ở ngày ở đêm rồi” Tuy nhủ thầm tự an ủi mình như thế, nhưng Dũng vẫn còn mang máng nghi ngờ một cái gì đó không thành hình. Chiều đó, ở căn nhà độc thân của Tâm, Tâm ái ngại nhìn Kiểm Thúy: - Ta sợ anh Dũng biết được ý định của mi, anh không chịu tiến hành cho xong thủ tục định cư. Kiểm Thúy tự tin: - Nếu ông Dũng đủ khả năng để làm chuyện đó thì ông đủ thông minh để hiểu rằng cở như ông ấy ở Việt Nam chỉ đáng xách dép cho ta. Ông cứ tưởng mang cái tiếng Việt Kiều là muốn chọn cô nào thì chọn đâu. - Ta giới thiệu, ta nói vô dử lắm, anh Dũng mới chịu chứ đâu phải như mấy người kia. Hay mi cứ ráng thử xem tình cảm của mi với anh ấy có khả quan hơn không? - Khả quan gì? Ta đã quyết định rồi. Mà thôi, tới đâu hay tới đó. Ta có cách kéo dài. Ngày mai mi đưa ta đi ghi danh học khóa tiếng Na Uy, sớm chừng nào tốt chừng đó. - Không được, anh Dũng đã đặt giờ cho mi khám bác sĩ, khám răng ngày mai. Ta thấy anh Dũng chuẩn bị chu đáo cho mi mà mi và ta âm thầm đi theo con đường mình đã tính toán, ta thấy sao bất nhẫn quá. - Con trai năm thê bảy thiếp. Không lấy được ta thì chờ ba năm nữa bày keo khác. Ở Việt Nam thiếu gì người muốn có chồng Việt Kiều, mặc sức mà lựa chọn. Ta, Kiểm Thúy, lắm kẻ đưa đón, gia đình không đến nổi nghèo, làm sao mi có thể tưởng tượng là ta sẽ có một ông chồng cao chắc được thước sáu là cùng, nhà quê từ đời ông cố, làm công nhân của một hảng nước ngọt nào đó. - Nhưng mi phải hứa là đối xử với anh ấy lịch sự đàng hoàng cho đến khi anh hoàn hồn. Và phải nhớ là trong thời gian ba năm đầu nếu anh ấy đòi ly dị là mi bị đuổi về Việt Nam đó nhá. Kiểm Thúy ngáp mệt mõi: - Ta không vô ơn , tiếc rằng ta không thể yêu thương ông Dũng ngay từ lúc xem hình và ta cũng không thể tự ép ta được. Ta sẽ không làm ông Dũng mất mặt với bạn bè . Mi hiểu dùm, ông Dũng chỉ là bước cầu cho ta mà thôi, nhưng ta không quay lưng chặt đứt dây cầu đâu. Kiểm Thúy nằm nghĩ ngợi một lát rồi xoay qua Tâm: - Mà mi coi cái xe của ông Dũng coi có thảm không, Toyota, chắc đời 85. Chủ nào xe nấy, qua đây mười năm rồi mà không nhà không cửa. Sáu tháng trôi qua đúng như dự tính của Kiểm Thúy, nhưng ngoài sự dự đoán, sắp xếp của Dũng. Kiểm Thúy đem theo tiền đủ để chung sống với Tâm trong thời gian còn học khóa tiếng Na Uy. Thêm vào sự trợ giúp tiền bạc của Dũng, Kiểm Thúy kịp ăn diện theo thời trang một cách nhanh chóng. Kiểm Thúy hòa nhập nhanh vào nếp sống văn minh từ cử chỉ, cách giao tiếp, lối ăn mặc. Chứ không như những người ở Việt Nam mới qua, dầu là xuất thân từ Sài Gòn vẫn còn mang dáng dấp rụt rè, mang mặc cảm thua kém, ăn mặc có vẻ quê mùa như thế nào đó không ai có thể diễn tả được, cả năm trời. Sau khi học xong khóa Na Uy bốn tháng, Kiểm Thúy xin ngay vô khóa học nghề phục dịch nhà hàng, khách sạn nhờ vốn liếng tiếng Anh lấp lửng đã học trước ở Việt Nam và dáng dấp khá lịch sự. Khi học khóa này thì học viên được cấp học bổng sống khá dư dả. Khóa học kéo dài hai năm. Lý do thật giản dị mà Kiểm Thúy dùng để gỉai thích tình trạng vợ không ra vợ, chồng không ra chồng của mình với Dũng: - Thúy muốn mình lấy nhau vì tình yêu thì tình vợ chồng sẽ lâu dài và đúng nghĩa của nó hơn. Thúy cần thời gian. Anh hiểu cho Thúy. Dũng không hiểu cũng không được, đành biện luận: - Chứ vợ chồng Thông với Thi, cũng lấy nhau theo diện bảo lảnh. Tụi nó sống hạnh phúc, đồng vợ đồng chồng, xây dựng nhanh chóng, không thua gì những cặp vợ chồng lấy nhau ở đây. - Mỗi người mỗi khác. Thúy coi trọng tình yêu trong tình vợ chồng. - Anh biết nói sao với ba má, bạn bè anh đây, ba má em nữa. - Ba má Thuy thì để Thuy liệu. Mình đang trong thời gian tìm hiểu mà, anh đừng nói gì với ba má anh cả. - Rồi lở một thời gian em không thấy yêu anh được thì sao đây. - Đó là tùy anh. Thôi anh cho Thúy về, Thúy phải lau vườn trẻ mất cũng phải ba tiếng chiều nay. - Để anh phụ với em. - Tối anh đi làm ca tối mà. - Kệ, vô hảng tìm chỗ nào, trốn ngủ nữa tiếng là lại sức Kiểm Thúy khôn ngoan, Dũng chân thật. Tình trạng lưng chừng kéo dài được hơn chín tháng thì Kiểm Thúy quen và yêu Hùng đang làm việc cho hãng Norsk Data, một hãng đang lớn mạnh, với chức vị kỷ sư trưởng phòng. Kiểm Thúy giải thích tình trạng của mình và Dũng như Thúy đã dự tính: Tình yêu không đến được, mặc dù Kiểm Thúy cố thử lòng mình mấy bận. Hùng tìm gặp Dũng tại căn nhà Dũng. Trong căn phòng Thúy có lẽ đang chung sống với Dũng. Hùng trình bày tình yêu của anh và Kiểm Thúy, mong sự thông cảm của Dũng . Ngồi trước ly rượu, Dũng buồn rầu nói với Hùng: - Tôi cũng đã đoán được tình trạng này. Tôi cũng định nói chuyện với Thúy để làm sáng tỏ tình trạng hai đứa và tôi không có ý định ly dị để Thúy phải bị đuổi về Việt Nam. Nếu không gặp anh thì Thúy cũng gặp người khác. May cho Thúy là anh đứng đắn, có chức vị. Số tôi là số bắt cầu cho thiên hạ. Tôi lo thủ tục ly dị khi nào anh chuẩn bị lo thủ tục hôn thú. Đêm đó hai người nói chuyện với nhau đến khuya, chuyện thể thao, chuyện chính trị, chuyện Việt Nam....Hùng ra về với tâm trạng nhẹ nhỏm, yêu đời, hảnh diện với người yêu diệu dàng thanh lịch mặc dù gia đình không được hài lòng lắm vì nghĩ rằng con mình dầu gì cũng là một kỹ sư trưởng mà phải lấy vợ thừa của người khác. Hùng tự nhủ. Kiểm Thúy hiền lành, thông minh thì không bao lâu cũng lấy được lòng ba má mình. Tình yêu đâu có bắt buộc được, Kiểm Thúy nghĩ và làm như thế là đúng. Vợ chồng phải được xây dựng bằng tình yêu thì mới bền vững. Chỉ tội cho anh chàng Dũng thôi. Số phận cả. Dũng ngồi nhâm ly cho hết chai rượu, nghêu ngao hát : Tình đời thay trắng đổi đen...Tình đời còn lắm bon chen.... - Mà người ta có yêu mình đâu mà than là thay trắng đổi đen. Ừm... Không! Tôi không còn tôi không còn yêu em nữa, không tôi không còn tôi không còn yêu em nữa em ơí! - Thiệt không đó cha! Dũng thiếp dần trong căn nhà của mình mà chín mười tháng trước đã chứng kiến những ước mơ chia sẻ cơm ngon canh ngọt, những ước mơ chăn gối của anh chàng độc thân chân thật. Võ Thị Điềm Đạm |
Sunday, July 1, 2012
Hải Phương * Tạp sự viết ở San Jose tháng sáu trời mưa ngực em thơm mùi gió biếc
nguyễntríminhquang |
Tặng Trúc Liên-Duy Thanh, Queen, Nguyễn Trí Minh Quang,
Nguyễn Xuân Thiệp, Đinh Cường.
Có gì hình như rất xưa
khuôn mặt hoang dại cánh rừng lá ướt
bức tranh ấy chép lại phả màu xanh nhẹ nhàng
buổi sáng mai cựa mình khẽ khàng
ta uống cạn tách café trộn giấc mơ mây trắng
tháng sáu trời mưa ngực em thơm mùi gió biếc.
Có gì hình như rất xưa
chiếc cầu gỗ bắc ngang thành phố biển
đôi guốc mộc giữ lại âm vang tiếng động thế kỷ trước dung nhan rợp trời áo trắng nữ sinh bay bay mùa phượng đỏ
tháng sáu trời mưa ngực em thơm mùi gió biếc.
Có gì hình như rất xưa
mặt trời hát bài ca riêng tặng trái đất
hơn nửa thế kỷ trước nhìn sông Cà Ty Hoài Khanh làm thơ rất điệu đàng
Bao nhiêu con nước xa nguòn
Thì con sông đó cũng buồn thế thôi [*]
tháng sáu trời mưa ngực em thơm mùi gió biếc.
Có gì hình như rất xưa
giai điệu âm tiết tình ái lỗi thời về một khúc hát ảo tưởng cám dỗ đau đớn mời mọc hồn nhiên tuổi trẻ ngọt ngào say đắm
con rãnh thênh thang vết nứt
nụ cười sơ sinh thánh thót quyến rũ não nùng hào quang tinh khiết vỡ ra
tháng sáu trời mưa ngực em thơm mùi gió biếc.
Có gì hình như rất xưa
nguy nga phế tích
sợi giây thừng quá khứ treo cổ ta những buổi trưa lội sông tắm biển phơi nắng chang chang đạp xe nhong nhong con đường làng đất nện
buổi tối hát nghêu ngao bầu trời mái nhà nhân loại không biết “vì đâu trăng vui nên trăng rụng xuống cầu” [**]
nhớ cổ thành Quảng Trị / dòng sông Thạch Hản
nhớ Ngọc Cẩm – Nguyễn Hữu Thiết
nhớ Hoàng Thi Thơ
đậm nét điểm nhấn dạt dào nét cọ
trăng chảy từng sợi
từng sợi trăng chảy
trăng vui nên trăng rụng xuống cầu
cũng không cần biết vì đâu
tháng sáu trời mưa ngực em thơm mùi gió biếc.
Có gì hình như rất xưa
mái che bầu trời vén lên ta di chuyển bốn chân quĩ đạo phi thuyền không gian vẽ đường cầu vồng ngũ sắc ngắn nhất trăng rụng xuống cầu / không phải đường rơi thẳng đứng là đường ngắn nhất
ta thử vẽ đậm chất hoang sơ điểm nhấn dạt dào nét cọ ngân vang đà sống tâm sinh lý toàn diện trước khi trăng rụng trăng phải bồi hồi lắm trăng phải kích ngất lắm trăng phải vui hết cỡ trăng phải chờ bìm bịp kêu trăng phải mong nước lớn trước khi trăng rụng mà phải rụng xuống cầu mới được
cũng như khi ta nguyệt thực em biển nguy nga rụng trứng
tháng sáu trời mưa ngực em thơm mùi gió biếc.
Có gì hình như rất xưa
cố gắng giải thích dù bằng tưởng tượng hay cảm xúc dù vén màn lên dù khoả thân ra cũng không thấy hết cũng không hiểu được vì đâu trăng vui nên trăng rụng xuống cầu
ta không còn thời gian để che giấu mặc dầu thời gian cũng là nơi ẩn giấu an toàn là cái chết
những cánh cửa sổ hãy mở rộng ra giờ triết hiện sinh em chỉ nghe tiếng chim hót ngoài vườn
hãy mở ra tất cả cánh cửa dù đã vong thân dù đã bại liệt dù đã rong rêu dù đã lâm nạn dù đã tù đày khổ sai biệt xứ dù đã chia lìa khốn khổ
hãy mở cửa ra hãy gần gũi lại
như vừa mới tháng tư ta gặp lại Trúc Liên – Duy Thanh ở San Francisco
Đinh Cường nói để điểm danh người hoạ sĩ vừa bước qua tuổi 81 đang hào hứng thao thao bất tuyệt về loại thuốc mới trị ung thư tuỷ sống trên đà hồi phục
anh cười
nụ cười sơ sinh
tuôi ngoài 80 trở lại y như thời làm báo Sáng Tạo đường Ký Con Saigon anh cười rất lạ
giống y như bây giờ
nụ cười sơ sinh
tháng sáu trời mưa ngực em thơm mùi gió biếc.
Có gì hình như rất xưa
thời gian làm ta rất cũ
môi hoang vu trỗ ngọn mây tím sắc độ hoang hoá mê lộ ngậm cứng / nhai nghiến / nuốt trộng thành phố cũ mưa mau ảo giác lạnh
Tạp sự viết ở San Jose tháng sáu trời mưa ngực em thơm mùi gió biếc.
tháng 6 ở San Jose
2012
_________________________
|
MẠC PHƯƠNG ĐÌNH * ĐÊM GIẢ BIỆT SAIGON
Trời tháng sáu mưa nhoè ánh điện buông tay em từ giã Saigòn giọt mưa mặn như trăm giọt lệ cánh chim nào bay trong mưa đêm.
Trời tháng sáu Saìgòn ẩm ướt
buông tay em chẳng nói lời nào câu giã biệt còn trong bóng tối nhìn mọi người ngỡ như chiêm bao.
Trời tháng sáu mưa không đủ lạnh
buông tay em dở khóc dở cười đêm mờ mịt đèn loang vũng nước không pháo giao thừa, đêm ba mươi.
Buông tay em tay không hành lý
ơi Saigòn giã biệt đêm nay đường phố rộng ngỏ về tăm tối còn giọt lệ nào cho đôi mắt cay.
Buông tay em ta vào mưa gió
có còn không mưa nắng Saigòn em muốn hỏi ngày nào trở lại trái tim hồng thoáng vẻ héo hon.
Buông tay em không mùi rượu tiễn
nợ quê hương nhuộm bạc tóc này ngõ luân lạc nỗi sầu chất ngất đêm Saigòn tháng sáu mưa bay.
Mạc Phương Đình
|
Phan Lạc Tiếp * Hà Thúc Sinh
Anh Hà thúc Sinh là một người đa tài : viết văn, làm thơ, làm nhạc, viết kịch. Là tác giả cuốn Đại Học Máu, lừng lẫy một thời, được đón nhận nồng nhiệt cả trong thị trường chữ nghĩa cũng như trong văn đàn. Trong mỗi trang sách đều tiết ra vẻ cao ngạo, diễu cợt, buồn cười, khiến ngườì đọc đều thấy cái nghịch lý rằng sự thất trận thật là kỳ cục, và kẻ thắng thật không có gì đáng thắng. Ngày ra mắt cuốn sách này, nhìn cuốn sách đồ sộ gần một ngàn trang, so với tấm thân mỏng manh dựa trên đôi nạng gỗ, nhạc sỹ Pham Duy đã cười đùa : “ Sinh à, em có thể chết được rồi.” Nhưng không, trong những ngày khởi đầu cuộc sống nơi hải ngoại, anh đã toát mồ hôi kiếm sống, nuôi một đàn con nhỏ. Anh chẳng quản ngại việc gì. Có thời mấy cha con làm nghề bỏ báo. Trong nỗi nhọc nhằn ấy, anh đã đùa vui, ghi lại trong mấy câu Ném Báo :
Thế sự vo tròn ném cái vù
Từng chiều báo bỏ sáu mươi nhà
Người xưa quẳng gánh rồi vui sống
Mình mấy năm liền quẳng vẫn lo.
Trong hoàn cảng ấy anh vẫn miệt mài sáng tác và tích cực tham gia những công tác đấu tranh. Vì anh không thể quên những ngày dài quằn quại trong các trại tù cộng Sản. Anh đã sản xuất nhiều nhạc khúc đấu tranh, và vẫn tiếp tục viết truyện, làm thơ, viết kịch và có mặt trong hầu hết các sinh hoạt của cộng đồng, nhằm vạch trần tội ác của cộng sản Việt Nam trước lịch sử. Ở lãnh vực nào anh cũng có những công trình được công luận tán thưởng. Bởi dưới mọi thể loại, người thưởng ngoạn đều tìm thấy trong sáng tác của anh một tấm lòng tha thiết với quê hương, với đồng bào. Anh làm hối hả, như chạy đua với thời gian, với số phận. Để có một cái nhìn chu đáo về những đóng góp của anh, chúng ta cần có thì giờ và thẩm đinh chu đáo hơn. Với tôi, trong cảm quan nghệ thuật tức thì, tôi bị ám ảnh về cuốn Chị Em của anh mạnh mẽ nhất. Cuốn sách thật mỏng, kể cả bià chỉ có 132 trang, khổ 5”1/4 và 8”. Bià màu đen, chỉ có tên sách, tên tác giả mà không có hình vẽ gì hết, hiện lên trong một màu đen đặc. Đen như cảnh một đêm nào đó không trăng sao giữa biển, trời giao thoa không gianh giới, đầy hãi hùng, tuyệt vọng của Thuyền Nhân trên đường đi tìm ánh sáng của Tự Do năm nào.
Bề ngoài cuốn sách là như thế, nhưng mở ra, trên 100 trang sách mỏng manh, nhưng đó là cả một thách đố và nỗi kinh hoàng. Thách đố, bởi Hà thúc Sinh đã bước chung một khung trời cùng một văn hào lừng lẫy Hoa Kỳ, E. Hemingway trong tác phẩm nổi danh là cuốn Ngư Ông bà Biển Cả (The Old man and The Sea ). Anh đã cùng lấy biển khơi làm môi trường của cuốn tuyện. Và cụ thể hơn nữa, anh cũng đã khép mình vào sự ngặt nghèo của sinh hoạt như tác giả lẩy lừng kia, truyện chỉ có 2 nhân vật. Cái giống nhau là thế, nhưng cái khác nhau thì thật cực kỳ. Ngư Ông ra biển để thoả lòng tự ái, ông không muốn là một người già. Ông còn hữu ích và tấm lòng ông, ông vẫn còn thừa can trường trước những thách đố, nguy nan của sóng gió, của biển khơi. Ông ra biển, và biệt tăm. Trong khỏng gian trống vắng mịt mù của biển và của nỗi trông chờ của người trong đất liền, ông câu được một con cá lớn. Con cá lớn quá ông không thể kéo lên thuyền được. Con cá bỗng trở nên cái mồi khổng lồ cho đàn cá mập. Chúng nhâu đến rỉa mồi. Con cá ông câu được nhẹ dần, cuối cùng con cá ấy chỉ còn lại là một bộ xương ở cuối đường dây, nhẹ thênh. Với bộ xương cá khổng lồ ấy, ông trở về bến cũ. Ông gặp người bạn nhỏ, ông hỏi nó. Trong những ngày ông ra khơi, ở trong bờ người ta có đi kiếm ông không. Chú nhỏ nói. Có chứ. Cả máy bay và tàu thuyền bổ đi tìm mà không thấy ông đâu. Báo chí theo dõi và đăng tin đầy ra đây này. Lão ngư ông mỉm cười, nằm bên chồng báo có những bài, những tin tức vô vọng nói về ông. Ông đã trở về và thoả mãn với cuộc phiêu lưu, đùa cợt với hiểm nghèo. Cuốn sách nhỏ này được đón nhận nồng nhiệt trên thị trường chữ nghĩa và được trao tặng giải văn học cao quý, giải Nobel về văn chương, như một lễ đăng quang cho lòng can trường hiếm quý của xã hội tây phương. Đăng quang cho một trò tiêu khiển, cho tự ái cá nhân, trò chơi ấy có hay không cũng chẳng chết ai. Hầu như cả thế giới đểu biết, và ca
ngợi thật lẫy lừng.
Còn cuốn Chị Em của Hà thúc Sinh thì sao. Cũng chỉ có hai nhân vật. Đó là hai chị em trên con tàu đi vượt biển tìm Tự Do. Gặp bão, thuyền đắm. Tất cả mọi người trên thuyền chết hết. Trong cơn hoảng loạn, hai chị em trôi dạt vào một hòn đảo hoang. Hòn đảo nhỏ nhoi, không biết thuộc quốc gia nào trong Thái Bình Dương. Trong cảnh hoang sơ, thiếu thốn ấy, hai chị em phải vận dụng mọi khả năng để sinh tồn. Tìm nước mà
uống. Tìm cây trái mà ăn. Gia tài của cải của hai chị em chỉ còn một mảnh vải nhỏ thay nhau che thân. Nhưng thời gian
không ngưng lại. Trên hòn đảo hoang vu này, hai chị em đã sống như hai người tiền sử. Họ ăn uống, trú ngụ ra sao, nhiều cảnh huống thật bi ai, trào nước mắt. Sức khỏe của hai người mổi ngày mỗi thêm suy kiệt. Bịnh tình khởi phát. Những hôm thuỷ triều xuống thấp, cái cột buồn của chiếc ghe vượt biển ngày nào nhô lên. Trực, tên người con trai, nhớ đến những gói nylong ở những khoang thuyền. Có thể trong đó còn có những viên thuốc chưa nát, và cũng có thể còn có những bịch thức ăn khô, và cũng có thể còn những mảnh áo quần cũ chưa tan rách hết. Cái gì cũng quý, cũng cần. Trực, người con trai quyết định sẽ bơi ra con thuyển cũ, lục tìm những gì còn sót lại. Anh hẹn người chị sáng mai sẽ về khi trăng lặn, nước lên. Trong nỗi chờ đợi và hy vọng ấy, đêm đã hết, mặt trời đã lên, và thuỷ triều cũng đã dâng đầy. Người chị, người đàn bà cô độc trên hòn đảo hoang ấy đã đi ra triền cát, nhìn ra khơi. Cái cột buồm của con thuyền cũ đã chìm trong lòng biển sâu. Tất cả đều vắng lặng. Chị nhìn quanh. Tất cả đều vắng lặng. Bốn phương chỉ có tiếng gió hoà trong tiếng biến dạt rào. Chị hoàn toàn tuyệt vọng. Chị nhìn xuống triền cát. Miếng vải nhỏ che thân của người em nằm đó. “ Gia tài” cuối cùng người em đề lại cho người chị là đây. Lan, tên người con gái. “ Nàng không còn nước mắt để khóc. Nàng quỳ lên. Quay mặt ra biển, hai tay chắp trước ngực và khép chặt hai mắt. Một lát nàng mở ra, qua đôi môi run rẩy, nàng khan giọng thầm thì :
…”Trực ơi, em ơi, em của chị ơi"...…”
Đó là lời than khóc của một thuyển nhân Việt Nam trong vô củng tuyệt vọng. Tiếng kêu ấy không tới được đất liền, không được ai biết đến. Không ai nghe thấy được. Nỗi tuyệt vọng này khác hẳn với hoàn cảnh của Ngư Ông khi từ biển khơi trở về đã được in đậm trên những hàng tin tức và câu truyện giả tưởng ấy đã được lửng lẫy vinh danh. Trong khi hoàn cảnh bi thương của Thuyển Nhân Việt Nam thì đã từng bị loài người quên lãng. Một đằng là câu tuyện giả tưởng. Một đằng là truyện của hàng triệu những câu chuyện như thế, và còn bi thảm hơn thế thực sự đã và còn liên tiếp xẩy ra trên Biển Đông. Một đằng là sản phẩm của một xã hội dư thừa đi tìm cái hào hùng trong sự dong chơi. Còn một đằng là thảm nạn của một giai đoan cam go, bi thảm, hậu quả cuả một cuộc thư hùng khốc liệt giữa Thế Giới Tư Do và Cộng Sản đã diễn ra trên đất nước Việt Nam. Dân tộc Việt Nam đã phải gánh chịu bao nhiêu là tang thương, chia lìa đau khổ mà làn sóng Thuyền Nhân là hệ quả cuả cuộc chiến này.
Đó là một vấn nạn cực kỳ khốc liệt của nhân loại ở cuối thế kỷ 20. Và trước hết là nỗi đau xé ruột của những người cùng chung giòng máu, cùng chia nhau những ngày gian khổ chiến tranh, cũng như chia nhau những tủi nhục của ngày 30 tháng 4, và những ngày gian lao tù tội, những nguy nan, khốn khổ trên đường đi tìm Tư Do. Sau đó là những chiến dịch Vớt Người Biển Đông, là những đóng góp của ngưòi đi trước kêu cứu, hỗ trợ cho người đi sau, là “lá rách đùm lá tả tơi”. Trong tinh thần ấy Phong Trào Hưng Ca ra đời, do Hà thúc Sinh đứng ra thành lập, quy tụ những tiếng hát với bát ngát những tấm lòng thương sót những người đang nguy nan trên đầu ngọn sóng. Bản nhạc Thà Chết Trên Biển Đông của Hà thúc Sinh đã được thai nghén và vang lên, khởi đi từ San Diego, từ căn nhà thuê nhỏ bé 2 buồng ngủ cho hai vợ chỏng và 5 đứa con. Tiếp theo có những người như Nguyệt Ánh, Nguyễn hữu Nghĩa, Phan ni Tấn, Việt Dũng và bao nhiêu bằng hữu nữa cùng góp tiếng. Bản hùng ca ấy mỗi ngày mỗi bùng lên, vang toả gần như khắp các tiểu bang Hoa Kỳ, lan tới các châu lục khác ở Úc, ớ Canada, ờ Pháp… Những tiếng hát ấy lúc đầu để nói lên nỗi kinh hoàng của ngưòi vuợt biển, để quy tụ, để gây quỹ Vớt Người Biển Đông. Sau đó tại Geneve, trong những ngày cuối của thảm nạn này, trước buổi họp quốc tế về Thuyền Nhân, những tiếng hát ấy còn bùng lên như nhũng tiếng kêu khẩp thiêt “ Là Thuyền Nhân chúng tôi không muốn trở về đất cũ”. Tiếng kêu thương hùng vỹ ấy đã có hàng triệu người nghe, bay cả về quê nhà qua các đài phát thanh quốc tế, nhưng khởi đầu là từ tấm lòng của con người mảnh khảnh, tựa mình trên đôi nạng gỗ, anh Hà thúc Sinh, người bạn cùng màu áo trắng của tôi.
Bây giờ, năm 2010, thảm nạn này đã qua, đã đi vào lịch sử. Những thế hệ con em chúng ta nơi đất mới đã và đang là những ngôi sao lấp lánh của sự thành công, làm vui sướng cho các bậc cha anh, cũng như làm rạng danh cho ngưởi Việt trên các vùng đất của quê hương mới. Người Việt Nam ở đâu, hầu như cũng có những tấm gương của sự hiếu học và thành công, như một món quà đáp lại tấm lòng hào hiệp bao dung của những ai đã giúp đỡ mình. Trong hoàn cảnh đó, anh Hà thúc Sinh, ngày nào mướt mồi hôi trong sinh kế để nuôi dạy một đàn con, lớn thi chưa quá 15, nhỏ thì còn phải cầm bình sữa. Nay tất cả đều đã xong đại học. Chị Hà thúc Sinh cho biết :“Khi các cháu lớn cả, tôi đã đi học lại kiếm một cái nghề để dưỡng già”. Và cậu con út theo chân mẹ, cũng học xong dược, đi làm, ra ở riêng. Thế là cả hai mẹ con cùng là Tiến Sỹ dược khoa. Và người bạn tôi, một thời gian nan như thế, nay anh nói :” Cuộc sống ào ạt trôi đi, dù không muốn, tóc đã bạc”. Và anh đã viết :
Thế sự quanh ta một trận cười
Trần gian cũng chỉ dưới chân thôi
Phút vui mấy nét đùa nghiên bút
Tàn mộng trăm năm để tiếng đời.
( Thơ tặng Lão Tử, Hà thúc Sinh)
Vâng, anh bạn tôi đã “đùa nghiên bút” nhưng trong đùa vui ấy tôi đã thấy tràn ngập một tấm lòng. Và từ những âm vang của tấm lòng ấy đã có bao nhiêu tấm lòng khác cùng hoà reo làm nên cả một phong
trào, giúp cho việc nghiã. Thảm nạn Thuyền Nhân đã hết, nhưng Hưng Ca vẫn còn và vẫn không ngừng sinh hoạt. Nhưng anh bạn tôi thì như một người Huớng Đạo, thấy việc phải thì làm. Làm xong thì buông. Anh không còn sinh hoạt trong Hưng Ca nữa. Trở lại với những con chữ, với tuổi trời, anh hàng ngày làm bạn với cỏ cây, với Lảo Đam, với Trang Tử mà từ những ngày còn rất trẻ anh đã muốn “Dạo Núi Mình Ta”. ( Tên tập thơ của anh từ những năm trước 1975). Tôi khép mắt lại, nhớ lại những ngày cùng nhau vận động, cứu vớt Thuyền Nhân, tiếng hát của anh em Hưng Ca bỗng như oà vỡ trong không gian
vắng lặng của lòng tôi :
“ Thà chết trên Biển Đông
Một ngày cũng hào hùng
Em căng buồm thách thức biển gầm…”
Phan Lạc Tiếp
Saturday, June 30, 2012
BÙI NGỌC TUẤN * Sầu không nơi gửi
Subscribe to:
Posts (Atom)