văn hữu vườn tao ngộ

Nơi lưu trữ tác phẩm của PBTD và thân hữu. Liên lạc: phanbathuyduong@gmail.com

Monday, October 29, 2012

Minh Nguyễn * Mù Căng Chải, Sóng Sánh Mùa Vàng

minhnguyen

Từ lâu, không chỉ có giới văn nghệ sĩ mới yêu mùa thu nên, chọn lấy đề tài này để sáng tác các tác phẩm nghệ thuật độc đáo cho riêng mình; không ngờ, khi làm cuộc phỏng vấn với nhiều người, hỏi: “mùa nào đẹp nhất trong năm - Mùa thu - Mùa thu đi đâu - Người có tiền nói sẽ đi ra nước ngoài, ngắm cánh rừng phong đổi màu xanh sang vàng rồi đỏ bên từng chiếc lá tượng hình dấu chân chim. Người it tiền hơn, chọn cung đường đi lên Tây Bắc hít hà hương thơm mùa lúa chín hoặc để được đắm chìm trong sắc màu vàng rộm dậy lên từ những cánh đồng trãi dài tới tận chân núi, trước khi leo từng bậc ruộng thang lên tới đỉnh trời, cảm nhận ra chút cảm giác như đang lạc vào chốn thiên thai”?

Hóa ra, có một mùa thu Tây Bắc, đẹp tuyệt vời trên vùng cao địa đầu đầu tổ quốc bị lãng quên. Trong khi không ít người hướng ngoại lại thuộc nằm lòng các đia danh xa lạ, với đầy mẫu tự tiếng nước ngoài. Thôi thì, để thấy quê hương là chùm khế ngọt (sic), tôi buồn hiu chọn lấy cung đường quê hương, ghé lên Tây Bắc khám phá cùng trải nghiệm mùa thu đang về, gợi nhớ sắc màu lộng lẫy vàng ươm qua bức tranh Golden Autumn của Levitan cho đở tủi thân.

Để chắc ăn, tôi gọi cho Mây hỏi xem cô đang làm gì ở đâu? Tức thì một giọng nữ trẻ mừng rỡ trả lời: “Em bận hướng dẩn một đoàn khách du lịch đi từ Sapa sang Nghĩa Lộ thăm ruộng bậc thang Mù Căng Chải. - Cung đường có đẹp và hùng vĩ hơn bên Trung Chải không? - Anh muốn biết cứ lên đây, em sẽ đưa anh đi ngược đường Nghĩa Lộ về Sapa. Cam đoan, anh không bị hút hồn và choáng ngợp trước vẻ đẹp kỳ bí của vùng sơn cước với hàng ngàn thửa ruộng bậc thang đang chín vàng trên tầng tầng, lớp lớp núi đồi Mù Căng Chải, anh bắt đền gì em cũng chịu”. Chỉ nghe Mây nói thôi cũng đủ làm cho tôi cảm thấy bị mê hoặc rồi, nói chi tới lúc được tận mắt chứng kiến bao điểu kỳ diệu xảy ra trên đường đi. Tôi hỏi tiếp: “ vậy mình hẹn gặp nhau ở đâu? - Trưa mai em kết thúc hợp đồng khi đưa đoàn về đến thị xã Nghĩa Lộ. Anh có thể đón em ở đó để cùng quay về thành phố lặng lẽ sương mù Sapa, nếu thích”?    

Thích quá đi chứ. Qua dịch vụ SMS Mây hướng dẩn cho tôi đường tới Yên Bái rồi, thuê lấy chiếc Mink tốt chạy theo hướng tây tới thị xã Nghĩa Lộ. Đọc tin nhắn của Mây tôi cứ phải cười thầm trong bụng. Bởi, vào thời buổi @ xe tay ga phân khối lớn đầy rẩy, ai dại gì cõng theo loại xe “thời thổ tả” làm chi cho phiền, nếu không muốn đương đầu với sự cố dọc đường. Nói vậy, chứ thật tình tôi cũng muốn làm vừa lòng thổ công, bởi đi trên cung đường này chắc chắn Mây có nhiều kinh nghiệm hơn tôi nên mới dặn dò kỷ như vậy. Mừng quá, đây là cơ hội giúp tôi gặp Mây bằng xương bằng thịt, sau hơn năm năm dài toàn phải nói chuyện “trời mưa trời nắng” qua mạng điện thoại hoặc chít chat vớ vẩn trên internet.

Mùa thu. Thời gian từ tháng chín đến tháng mười, khi mùa hè chỉ còn đủ sức le lói vài tia nắng yếu ớt trên bầu trời, cũng là lúc sau vườn nhà ai len lén rộ nở một mùa hoa cúc vàng giữa tiết trời se lạnh, làm say đắm không biết bao nhiêu tâm hồn lãng mạn.  

Đến Yên Bái, tôi thuê một chiếc Mink chạy lên Nghĩa Lộ, cách xa bảy mươi cây số đường phẳng lì. Đây là thị xã nhỏ, nằm lọt thỏm giữa một lòng chảo tuyệt đẹp, nhờ cánh đồng Mường Lò mà trong dân gian truyền khẩu “nhất Thanh, nhì Lò, tam Than (Than Uyên), tứ Tấc (Mường Tấc - Phù Yên)”. Đây là cánh đồng lớn thứ nhì ở miền núi Tây bắc, chỉ sau Mường Thanh bên Điện Biên. Vào mùa thu, không nơi nào phong cảnh đẹp bằng cung đường trên đậy, nhiều du khách nhận xét . Đến đây, người ta không chỉ cảm nhận được vẻ đẹp mùa màng đang chín vàng với cơ man nào lúa với lúa mà; còn khám phá kho tàng văn hóa miền cao qua những câu ca, điệu xòe, trang phục truyền thống của đồng bào dân tộc H’ Mông, Thái, Dao  trên các cánh đồng trĩu nặng bông lúa vàng.

Xế trưa, tôi cũng kịp chạy về đến trung tâm thị xã Nghĩa Lộ. Một thị xã tương đối nhỏ nhưng không hiểu sao đường giao thông ở đây lại rất bề thế và hoành tráng. Đang dõi mắt tìm Mây, bỗng tôi thấy cô gái trẻ ăn mặc theo lối truyền thống người Mông đang vẩy tay bên đường làm hiệu. Tôi chạy ào xe đến. Trời ơi! Mây của năm năm rồi không gặp đây sao? Thấy tôi đứng ngây người ra nhìn cô, Mây thẹn thùng hỏi: “bộ em  khác lắm sao? - Ừ! Nhờ có hẹn trước, chứ gặp em bất ngờ ở đâu đó chắc anh không nhận ra em thật. Ôi! Cô bé bẻ gảy sừng trâu ngày nào. Đi chơi chợ tình bao phen có gặp anh chàng thổi kèn môi nào chinh phục trái tim chưa? - Xí! Em chờ lời hẹn hò của gã con trai miền ngược, nhưng anh ấy chỉ gửi gió cho mây ngàn bay nên đến giờ em vẫn chưa có ai”. Mây cũng biết bông đùa lắm chứ. Cô cố ý trêu ghẹo tôi nhưng sao trên hai má cô lại đỏ bừng lên như lần hai đứa ngồi uống rượu táo mèo bên nhà thờ đá ở Sapa?

Ăn trưa xong, tôi lái xe chở Mây đi thăm vườn chè cổ thụ Suối Giàng, uống trà Shan, đi tắm suối khoáng bản Bon, định tối trở về Nghĩa Lộ giao lưu văn hóa, thưởng thức những điệu múa “xòe” ở khu nhà sàn do dân tộc Mường Lò trình diễn. Thế nhưng, trong lúc ngồi uống trà với anh bạn vừa quen, tôi được anh ta khuyên nên đi thẳng tới Tú Lệ, sau đó chạy một mạch lên Mù Căng Chải nghỉ ngơi để, sáng hôm sau thức dậy sớm đi khám phá vẻ đẹp kỳ vĩ của hơn 700 hecta ruộng bậc thang đang mùa giáp hạt, vắt vẻo, quanh co trên các đoạn đường gấp khúc vàng rộm ở các xã La Pán Tẩn, Chế Cu Nha, Dế Xù Phình; thay vì mất công quay về nghỉ đêm ở Nghĩa Lộ. Nghe có lý, tôi nói khéo để Mây đi tiếp qua cánh đồng Mường Lò để chạy sang Tú Lệ. Trên đường đi, cô hào hứng kể về hai mươi năm trước, đi trên quốc lộ 32 vào mùa hoa anh túc trổ bông, hai bên đường bắt gặp toàn hoa phù dung khoe sắc trắng đồng đến đỏ đồi, nom thật quyến rũ và đẹp đẽ đến mê hồn. Ngược lại, bên cạnh sự sững sờ đó đã để lại không ít cái chết buồn thảm cho số đông gia đình nghiện nghập nơi này. Ngày nay, nhờ có các chương trình chặt bỏ cây thuốc phiện trên toàn thế giới, nàng phù dung xinh đẹp đầy sức quyến rũ kia đã được thay bằng “nếp Tú Lệ tẻ Mường Lò” nên, chạy suốt đường từ Nghĩa Lộ lên Mù Căng Chải chỉ thấy một biển lúa vàng cao ngất ngưởng lên tận trời trông thật hùng vĩ.

Sau khi ghé Tú Lệ thưởng thức món xôi chấm vừng, tôi chạy xe lên đỉnh dốc “hai bà cháu” dừng lại ngắm thung lũng xinh xinh, nằm ẩn mình sâu bên dưới. Thì ra, Tú Lệ từ trên cao nhìn xuống đẹp tuyệt vời bên từng mảnh ruộng hình vuông chiếu, xếp cạnh nhau trãi màu vàng ươm, ôm ấp lấy những ngôi nhà bằng gỗ pơ-mu nằm lẻ loi nơi thôn bản, thoáng ẩn thoáng hiện trong gió thu thổi về nghe lành lạnh. Mây cho biết, cái lạnh do hơi núi phả ra từ ba ngọn Khau Phạ, Khau Song, Khau Phán vây bọc xung quanh. Có lẽ nhờ vậy mà thời tiết nơi này thích hợp cho việc gieo trồng cây lúa nước. Theo lời khuyên của Mây, hãy giữ gìn sức khỏe để lát nữa còn chinh phục con đèo Khau Phạ dài bốn mươi cây số với đầy sự vất vả lẫn hiểm nguy trước mắt. Bù lại, bên sự thay đổi cảnh quang liên tục dễ khiến người ta bị choáng ngợp trước vẻ đẹp của núi rừng vùng Tây Bắc. Quả thật, tới khi chạy xe trên đèo Khau Phạ tôi phải dán mắt trên đường, chạy qua hết dãy núi này sang dãy núi khác, hết chui trong mây lại đi dưới sương mù lạnh căm. Và, càng chạy lên cao phong cảnh càng trở nên hấp dẩ do, bắt gặp một bên là vách núi thấy bên trên mọc chen nhau những thửa ruộng bậc thang vàng óng dẩn tới tận trời, một bên là thung lũng sâu tít tắp cũng óng vàng màu lúa chin, dẩn xuống tận lòng suối. Ôi! Thứ màu vàng sóng sánh mật ong đẹp như mơ, biến cung đường thường khi bị chìm trong mây mù, bỗng trở nên hấp dẩn đến lạ lùng. Hơn thế, đây không chỉ là cung đường đèo đẹp, hiểm trở nhất do thường có lũ ống lũ quét xảy ra gây cảnh lở đất lở đá vào mùa mưa mà, còn dài nhất trên quốc lộ 32 so với Ô Qui Hồ - Lào Cai.

Mãi mê nhìn phong cảnh tuyệt vời từ hai bên đường, tôi bất ngờ phát hiện ra tấm biển chỉ đường chào mừng quí khách đến với huyện Mù Căng Chải được cách điệu qua hình dáng chiếc khèn của dân tộc người Mông. Mây xác nhận với tôi sắp vào đến thị trấn Mù Căng Chải. Nơi có ba địa danh được xem là ba viên ngọc, bởi những thửa ruộng bậc thang không chỉ được công nhận là danh thắng quốc gia mà còn đẹp nhất nước. Điều đáng ngạc nhiên, khi tôi chạy xe quanh thị trấn một vòng để ngắm thử, mới hay thị trấn tuy nhỏ nhưng lại duyên dáng, xinh đẹp như một cô gái dậy thì. Vẻ đẹp được toát lên từ những cây hoa chuông trồng trước mỗi ngôi nhà tường, trên đó mọc chi chit hoa màu trắng ngà to, dài, xòe ra ở đầu; treo lủng lẳng trên cây. Hỏi ra, mới hay chủ nhân những ngôi nhà đầy đủ tiện nghi ấy, đều là người kinh từ miền xuôi lên đây kinh doanh, làm thầy cô giáo hoặc làm công ăn lương nhà nước.

Do có lợi thế là người hướng dẩn “tua” đi - đến Mù Căng Chải thường xuyên. Mây được nhiều khách sạn mời chào, sẵn sàng dành cho nhiều đãi ngộ tương xứng. Nhờ vậy, tôi được dành cho một phòng bên cạnh phòng Mây, có cửa  sổ bằng kính trong suốt nhìn thẳng ra  những ngọn đồi vàng óng ruộng bậc thang, nằm phơi mình trong buổi chiều vàng nhạt bên ngoài. Tôi nghĩ, giả sử nếu không có nhiều thời gian đi khắp Mù Căng Chải, tôi chỉ việc mở cửa bước ra ngoài hành lang, sẽ dễ dàng bắt gặp mùi hương lúa chin, uốn lượn quanh những thửa ruộng bậc thang ở ngay trước tầm mắt.

Đợi Mây sữa soạn xong, tôi hỏi cô xem nên đi ăn ở đâu, trước khi lang thang xuống phố khám phá thị trấn về đêm. Mây cười, cho biết trung tâm thị trấn nhỏ như cái nắm tay, thanh niên nam nữ mỗi tối thường tụ tâp nhau ở trước cơ quan huyện và tán gái ở cầu Kim Nọi gần đó xong, ai có hẹn thì dắt nhau đi tâm sự ở nơi khác. Riêng, ngôi chợ bán hàng ăn và nông cụ đã đóng cửa từ sớm, chỉ còn mấy cửa hàng điện thoại di động sáng đèn là nhờ cánh thanh niên thích xài “dế” xịn, trong khi tôi lại kè kè chiếc “cùi bắp”, tín hiểu lúc có lúc không thấy mà thẹn. Bù lại, Mây úp - mở hứa sẽ dẩn tôi đi ăn ở quán đặc sản, uống loại rượu có một không hai trên toàn quốc. Chà! Loại rượu đặc biệt đến cở nào mà Mây dám xác quyết với tôi một cách hấp dẩn, ly kỳ đến vậy? Tôi im lặng đi bên cô mà lòng nghe nóng ran vì hồi hộp, mong sớm được thưởng thức qua thứ rượu độc nhất vô nhị ấy. Cuối cùng, Mây cũng đưa tôi tới cái quán nằm trên lưng một con dốc. Chủ quán là người đàn ông Mông sống lâu đời trên mảnh đất hoang dã này. Trông thấy Mây ông bước ra tận sân đón tiếp. Sau khi gọi món thịt trâu treo gác bếp, lợn cắp nách, dê nướng, cải mèo luộc, tôi hồi hộp chờ loại rượu đặc biệt mang ra. Nhưng than ôi! Sau khi uống qua vài chung rượu mừng tái ngộ, tôi nhận ra đây chỉ là loại rượu bình thường được nấu bằng gạo nương thôi. Đoán tôi phát hiện ra loại rượu gạo, Mây gọi chủ quán tới nói nhỏ mấy câu gì đó, lúc sau thấy ông ta cẩn thận mang đến một bình thủy tinh, bên trong chứa rượu có màu hơi vàng. Nhìn thoáng qua, thấy trong bình ngâm loại cây, trái, rể cây gì đó thấy quen quen. Không cần giới thiệu, lập tức ông chủ quán cầm lấy hai chiếc ly thủy tinh, vục mạnh vào bình múc ra cho mỗi người một ly rượu nhỏ. Tôi dán chặt mắt vào bình rượu, phát hiện ra những quả anh túc ngâm trong đó, vội kêu lên: “đây chẳng phải là rượu ngâm với cây anh túc sao? - Thì anh cứ uống thử đi rồi phát biểu, Đặc biệt, chỉ khách quí mới được chủ nhà mang rượu ra mời”. Tôi thử nhắp một hớp rượu nhỏ vào miệng, nhưng với hình ảnh nghiện ngập do thuốc phiện gây ra, khiến tôi cảm thấy không mấy hứng thú lắm. Tôi cảnh giác chính mình không nên thử ba cái thứ “ngoài luồng” này làm gì, ngộ nhỡ dây dưa vào con đường nghiện ngập chỉ làm khổ gia đình, làm khổ bản thân chứ chẳng sướng ích gì. Tuy nhiên, vì sự lịch thiệp bắt tôi phải cắn răng uống cạn ly rượu mời. Tôi nghĩ, uống một chút rượu độc hại chắc cũng không đến nỗi nào. Cảm giác của việc uống rượu ngâm bằng hoa quả, mỗi thứ đều có một mùi vị đặc trưng của nó. Có lẽ, do bị tâm lý hay sao nên, ngay sau khi nuốt trôi ly rượu qua khỏi cổ họng, tôi thấy trong cơ thể dậy lên ít nhiều sự phấn chấn. Tôi dấu kín chuyện này khi Mây hỏi tôi có ý kiến gì về loại rượu vừa uống. Tôi phát biểu một cách chung chung: “rượu ngon thật nhưng uống nhiều dễ bị phê”. Hiểu ý tôi, Mây cười chế diểu: “anh yên trí đi, rượu này không có nhiều để mời ai tới ly thứ hai đâu. Anh có muốn uống thêm hay mua vào trong Nam khoe khoang với bạn bè, chưa chắc đã có người chịu bán. Hàng quốc cấm đấy”.

Sáng ra, không biết có phải do uống rượu ngâm với cây anh túc từ đêm qua hay không, đầu óc tôi thấy lay bay, thấy mơ hồ như đang nằm giữa chòi canh lúa, nhìn ra bốn bề nghe tiếng gió thổi rào rạt vỗ về cơn mộng mị. Bỗng, chuông điện thoại réo vang làm tôi giật mình ngồi nhổm dậy. Bên kia đầu dây, tiếng Mây hối thúc tôi mau thức dậy đi ăn sáng để còn tiếp tục khám phá Mù Căng Chải. Dù rất muốn nằm nướng thêm một chút nữa, nhưng sợ làm phiền Mây, tôi ba chân bốn cẳng vắt giò lên cổ phóng xuống nhà dưới, ăn uống qua loa rồi nhảy tót lên xe cùng Mây chạy đi.         

Mặt trời đã lên, nhưng mây mù vẫn còn giăng giăng trên khắp các ngọn đồi mà chiều qua đến đây tôi vẫn còn thấy rõ màu nắng vàng đổ xuống cánh đồng vàng mơ màu lúa chín, làm sóng sánh cả một góc trời Mù Căng Chải. Vừa chạy qua khỏi khu dân cư, tôi chạm mặt với rất nhiều tay nhiếp ảnh không chuyên cũng như chuyên nghiệp, mang vát lỉnh kỉnh dụng cụ nghề nghiệp, đổ xô lên lên Mù Căng Chải nằm mai phục, rình rập ở xó xỉnh nào đó chờ chụp cho được những tấm ảnh nghệ thuật ưng ý nhất. Phải thừa nhận, do Mây thông thạo đường đi nước bước, chỉ sau vài giờ đồng hồ ghìm chặt tay lái trên các con đường dốc ngược hay vừa đủ cho một chiếc xe lách qua, tôi đã có mặt ở hầu hết các thửa ruộng bậc thang ở Dế Xù Phình, Chế Cù Nha, La Pán Tẩn. Nhờ vậy, tôi tha hồ ngắm nhìn đến no mắt vẻ đẹp qua từng thửa ruộng bậc thang xếp chồng lên nhau thành tầng tầng, lớp lớp bên thứ màu vàng lộng lẫy kẻ ngang, kẻ dọc hết ngọn núi này tiếp sang ngọn núi khác, hết ngọn đồi này tiếp sang ngọn đồi khác, hết thung lũng này tiếp sang thung lũng khác . . . đâu đâu cũng dậy lên quanh tôi thứ màu vàng đậm - nhạt, lúc như sắc vàng của nghệ, lúc sóng sánh màu mật ong, chen chúc nhau trong cảnh bạt ngàn vụ lúa đang chín tới một cách hài hòa đến khó tin. Có lẽ, nhờ vào địa hình, nhờ vào bàn tay khối óc cùng lao động tài hoa của nông dân cũng là nghệ nhân người Mông ở ba xã Chế Cu Nha, Dế Xù Phình, La Pán Tẩn khéo léo đục đẽo vào sườn đồi-núi, tạo nên tác phẩm điêu khắc nghệ thuật trên các thửa ruộng bậc thang mềm mại, uốn lượn quanh co với các đường viền, viền từ dưới thung lũng leo dần lên tới đỉnh trời, hóa thành một tuyệt tác nghệ thuật nơi thiên nhiên. Do đó, người dân ở ba xã thừa hưởng cảnh những thửa ruộng bậc thang đẹp nhất nước vẫn thường tư hào khoe rằng: “cho dù có đi khắp hai ngàn hai trăm hécta ruộng bậc thang trãi dài khắp Mù Căng Chải, cũng không đâu sánh bằng một lần đứng ngắm ruộng bậc thang ở Chế Cu Nha, Dế Xù Phình, La Pán Tẩn”. Riêng La Pán Tẩn còn được giới săn ảnh chọn làm tâm điểm để thi thố hoặc chụp nên nhiếu bức ảnh đoạt giải ảnh nghệ thuật quốc tế, bởi những nơi này hầu như vẫn còn giữ nguyên vẹn tính hoang sơ của thôn bản vùng cao so với ruộng bậc thang ở Trung Chải – Sapa, ít nhiều đã bị chi phối bởi kinh tế thị trường, cho dù có được tạp chí du lịch Travel and Leisure bình chọn là một trong bảy ruộng bậc thang đẹp nhất thế giới.

Khám phá chán chê ruộng bậc thang Dế Xù Phình, La Pán Tẩn tôi ghé về Chế Cu Nha trước khi chạy lên Than Uyên. Đường đi về bản lúc rộng lúc hẹp, đôi lúc tưởng sắp lao xuống vực sâu khiến tôi hãi quá, nhưng để giữ thể diện trước Mây, tôi bấm bụng rồ ga vượt qua con dốc cao dựng đứng với mặt đường toàn đá to đá nhỏ chặn lối, thầm cầu mong cho xe đừng bị chết máy. Chưa kịp mừng, tôi phải đối điện ngay với đám bùn đất trơn nhão đổ xuống trên mặt đường, do đêm trước có cơn mưa to làm sạt lở đất đá trên núi gây ra nhiều sự nguy hiểm. Nhờ trải nghiệm, kinh qua thử thách trên đường đi đã, giúp tôi phần nào nhận ra sự khó khăn của người dân vùng cao, chủ yếu sống dựa vào đồi núi, nương rẩy phải hứng chịu nhiều thiệt thòi, nhưng không bao giờ đánh mất tinh thần lạc quan vốn có, sẳn sàng mời bạn về nhà đải đằng rượu thịt đến khi say túy lúy mới thôi. Đổi lại, bên cạnh sự hiểm nguy luôn phải đối phó, hình ảnh từng gian nhà gỗ bám hờ hững trên lưng chừng núi, nhỏ như vật trang trí nổi lên giữa tấm thảm vàng mềm mại, trãi dài giữa chốn đại ngàn nom thật kỳ vĩ, đáng yêu biết bao qua hình ảnh từng bước chân cô gái Mông, cô gái Dao gùi từng gùi nước từng gùi đất, bước đi thoăn thoắc trên con đường vắt vẻo, chênh vênh nơi đỉnh núi hoặc dẩm lên các mõm đá tai mèo, chỉ bằng đôi chân trần, đẹp không thua gì những bức ảnh chụp với kỹ thuật panoramio.

Bên khung cảnh yên bình giữa đất trời, tôi chợt nhận ra tiếng lốc cốc từ chiếc mõ trâu vang lên nghe rất vui tai.Tôi nhìn về phía Mây như hỏi xem tiếng mõ phát ra từ đâu, trong khi cô bận vẹt đám ruộng bước đi giữa mùi hương lúa thơm ngào ngạt ùa lên cánh mũi. Tôi bước vội theo Mây, phát hiện ra vài em bé gái mặc áo váy hoa xòe, cưởi người trên lưng trâu đùa giởn bên các chị người Mông ngồi nhẩn nha trò chuyện, nhẩn nha thêu thùa, mặc kệ các hoat động ngày mùa đang diễn ra một cách âm thầm nơi cánh đồng bên dưới. Lúa sau khi gặt, được mang đến đập trong một chiếc thùng gỗ, sau đó vận chuyển về nhà phơi cho khô, lúc cần sẽ mang ra giã trong cối đá và sàng sẩy trước hiên nhà. Tuy nhiên, tục lệ người Mông không cho phép sử dụng thóc của vụ mùa vừa thu hoạch ngay mà, phải chờ tổ chức buổi lễ mừng cơm mới đã. Mây nói “Việc mừng cơm mới được xem là một trong những bữa tiệc lớn nhất, chỉ đứng sau tiệc ăn Tết của người Mông.Trước hết, đích thân chủ nhân sẽ cắt một vạt lúa trong số những thửa ruộng bậc thang của mình để làm sản vật cho buổi lễ mừng cơm mới. Tiếp đến, gia chủ mời tất cả thân bằng quyến thuộc, con cháu ở khắp nơi về tham dự. Theo nghi thức, người lớn tuổi nhất sẽ đứng ra thực hiện buổi lễ nhằm tỏ lòng cám ơn trời đất, ông bà tổ tiên đã phù độ cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, con cháu khỏe mạnh . . . dĩ nhiên sẽ có rượu ngô, thịt heo cắp nách, gà đen, rau rừng, măng chấm muối vừng, nấm rừng xào với lục phủ ngủ tạng. . . ”.
Rời Chế Cu Nha, Mây hối tôi chạy nhanh ra quốc lộ 32 để lên Than Uyên cho kịp giờ ăn trưa. Được biết đây là một huyện nghèo nhất của tỉnh Lai Châu nên, việc nấu nướng không được chế biến ngon miệng như nhiều nơi khác; ngược lại, địa hình Than Uyên đủ sức làm ngẩn ngơ hồn phách của bất kỳ ai bởi những ngọn núi thấp đến trung bình, nối tiếp nhau xuất hiện mờ ảo trong mây. Ngoài ra, còn có thung lũng Nậm Na chạy dọc theo con sông cùng tên, mang lại nguồn nước tưới tiêu cho cánh đồng Mường Than lúc nào cũng được xanh tốt. Đổi lại, Than Uyên thường hay có những cơn gió lốc cực mạnh, vì vậy trong dân gian mới có câu “ruồi vàng, bọ chó, gió Than Uyên”, ý nói ba thứ đó đều khó chịu như nhau. Đặc biệt, gió Than Uyên thổi xuống cánh đồng Mường Than vào mùa hè mang lại cái nóng rát cháy da người. Trong ngôn ngữ khí tượng học, từ chuyên môn gọi gió vượt đèo kiểu này là gió Fơn (Foehn), còn ở Việt Nam gọi với tên gió Lào. Nghĩa là, gió sau khi thổi qua lảnh thổ Campuchia, Lào làm mất đi một phần hơi ẩm, bị đẩy lên cao hợp cùng không khí lạnh ở dãy Trường Sơn, ngưng tụ lại thành mưa trút xuống phía tây dãy Trường Sơn; ngược lại, sườn núi bên đông Trường Sơn thuộc về phía nước ta, gió Lào mang lại khô hanh và đầy sự nóng bức .     

Rời Than Uyên sau bữa ăn trưa, tôi lái xe chạy qua địa phận Tam Đường, trước khi đặt chân lên đèo Ô Qui Hồ. Một cung đường đèo ngoằn ngoèo dài hơn năm mươi cây số và cũng là cung đường đèo cao nhất nước, có độ cao chóng mặt, độ nguy hiểm không thua gì Phạ Đin - Lai Châu, Khau Phạ - giữa Phú Thọ và Yên Bái, Mã Pí Lèng – Hà Giang. Theo Mây, ngoài tên Ô Qui Hồ, đèo này còn gọi là đèo Hoàng Liên Sơn, bởi nó vượt qua dãy núi và khu bảo tồn thiên nhiên cùng tên. Hoặc gọi nôm na theo cách  dân gian là: “đèo mây”, vì trên đỉnh đèo mây trắng bao phủ quanh năm, có khi còn xuất hiện cả băng tuyết vào mùa đông nên du khách đổ xô lên đây xem rất đông.  

Nghe có vẻ hấp dẩn, tôi cố ghìm tay lái cùng Mây bò lên con đường dốc cao với nhiều khúc quanh nguy hiểm đến thót tim. Sau cùng, nhờ chút tài mọn tôi cũng cố  vượt qua được mọi trở ngại để lên đến Trạm Tôn hay còn gọi Cổng Trời. Là nơi có con đường quốc lộ liên tỉnh chạy qua, ở độ cao 2047 mét so với mực nước biển, đẹp đến mê hồn. Có lẽ, thấy tôi nhìn say  mê trước cảnh vật thiên nhiên mang đầy vẻ bí ẩn, Mây khuyên tôi nên dừng xe giữa đỉnh đèo để còn chiêm ngưởng, khám phá vẻ đẹp đầy kỳ thú nơi này. Tôi cho xe đậu xe sát vào lề đường, trong khi gió thổi vù vù bên tai làm rối tung mái tóc. Mây nhanh nhẹn giữ chặt cánh tay tôi, dẩn đến một nơi có thể phóng tầm mắt nhìn xuống bên dưới, chứng kiến khi là con đường vừa chạy qua, mỏng manh như một dãi lụa mềm mại được bàn tay các nghệ nhân phá núi, mở ra từng con đường nhựa uốn lượn quanh co giữa chập chùng núi non bao phủ, khi là cảnh một biển mây trắng xóa đang nhấn chìm mọi vật vào lòng; ngoại trừ vài ba đỉnh núi có màu xanh  xám nhô lên khỏi tầng mây, như một vệt nâu bẩn để lại trên khung vải. Mây kể bên tai tôi: “vào những hôm trời quang mây tạnh, đứng từ đây có thể nhìn thấy đỉnh ngọn Fanxipăng cùng với phong cảnh kỳ vĩ đầy hoang sơ của núi rừng Hoàng Liên Sơn, nơi từng được vinh danh là “vườn di sản Asian”.     
Cuối cùng, để kết thúc chuyến đi Mù Căng Chải, Mây nói sẽ vô cùng thiếu sót nếu cô không đưa tôi đi thăm một nơi chốn hữu tình mà, bất kỳ ai ghé lên Sapa đều muốn đặt chân đến thăm một lần. Có thật không, sao năm năm trước Mây không đưa tôi đến thăm mà đợi tới lần nầy? Định hỏi, nhưng đã thấy cô chỉ một lối rẽ vào con đường mòn đất đỏ gần bên. Tôi lái xe chạy theo con đường rợp mát giữa rừng trúc bạt ngàn cùng các khóm hoa đỗ quyên thắm đỏ lập lòe. Chợt, vẳng đến bên tai tôi tiếng động nghe rạt rào, phát ra từ quanh đây. Nhìn kỷ, tôi phát hiện ra một con thác từ độ cao hơn trăm mét đổ xuống bên dưới ầm ào. Tôi nhớ tới hai câu thơ của nhà thơ Lý Bạch “Thác bay thẳng xuống ba ngàn thước / Tưởng dãi Ngân Hà tuột khỏi mây” (*). Xuống xe, tôi đứng nhìn ngẩn ngơ màn sương mỏng giăng giăng như muốn che khuất cả cánh rừng. Mây đứng cạnh tôi từ lúc nào không hay. Cô giới thiệu đây là thác “tình yêu”. Còn tại sao gọi tình yêu thì phải chờ nghe kể về truyền thuyết đã.

Chuyện kể . . .
Ngày xửa ngày xưa, tại ngọn thác xinh đẹp và đầy nét quyến rũ này, các tiên nữ thường bay từ trời xuống đây tắm mát. Trong số các nàng tiên xuống trần tắm tiên, nàng tiên thứ bảy tình cờ phát hiện bên dòng suối có một chàng tiều phu đốt lửa nấu cơm. Nhân lúc rổi rảnh, chàng mang sáo trúc ra thổi. Do mãi mê nghe tiếng sáo du dương - trầm bổng của chàng, nàng đã quên mất chuyện trở về. Đêm xuống, nàng bị rét run trong gió lạnh, buột phải tìm đến nhờ được sưởi ấm bên đống lửa của chàng. Qua chuyện trò, nàng biết chàng là con trai của thần núi tên Ô Qui Hồ. Vì quá mê loài trúc ở đây nên chàng sao lãng việc tu luyện để gánh vác công việc thay cha sau này. Giận con, cha chàng hóa phép biến chàng thành một gã tiều phu, chuyên lo việc gieo trồng, chăm sóc khu rừng trúc quanh năm tràn ngập mây mù và gió lạnh. Nghe chuyện, nàng thật sự cảm động, nài nĩ chàng thổi cho nghe những âm thanh mê hoặc từ cây sáo trúc của chàng. Suốt đêm hai người quấn quít bên nhau cho đến khi trời sáng bảnh, nàng mới giật mình từ biệt chàng bay trở về trời. Chuyện hẹn hò giữa chàng và nàng lâu ngày cũng bị gia đình phát hiện. Cha mẹ nàng rất giận, nhất định không cho nàng theo các chị xuống thác tắm nữa. Vì nhớ chàng, chiều nào nàng cũng ra cổng trời nhìn xuống thác với hy vọng nghe thấy tiếng sáo của chàng. Lâu ngày, do phải sống trong sự buồn phiền vì luôn nhớ thương chàng, nàng đâm ra tương tư bệnh chết đi rồi, biến thành một loài chim lạ suốt ngày bay quanh đỉnh núi kêu quang quác “Ô Qui Hồ! Ô Qui Hồ” nghe buồn da diết.

Nghe qua truyền thuyết do Mây kể, tôi cười hỏi cô một câu trước khi thẳng đường về Sapa kết thúc chuyến đi khám phá ruộng bậc thang vào mùa thu trên Mù Căng Chải: “nếu gã con trai miền xuôi yêu cô con gái miền ngược, liệu em có thuận tình làm mây bay trên đỉnh núi chờ kia không? - Anh hỏi lạ, năm năm trước em nhớ đã trả lời anh, con trai miền xuôi chỉ nói cho vui vậy thôi, chứ yêu người ta sao không đến chợ tình chơi một lần”?.

Không biết Mây nói ra điều này có thật không nữa, nhưng theo bạn, tôi có nên cùng Mây đi về bản Các Các thăm gia đình cô một lần không?



giới thiệu sách * Người Đồng Hành Quanh Tôi, Tập IV


NXB Thanh Niên vừa giới thiệu bộ sách nghiên cứu phê bình TÁC GIẢ TÁC PHẨM NGƯỜI ĐỒNG HÀNH QUANH TÔI, tập IV của nhà thơ NGÔ NGUYÊN NGHIỄM.

Sách dày 1000 trang giới thiệu 32 văn nghệ sĩ trong và ngoài nước: LÂM ANH- PHẠM TƯỜNG BÁ - HỒNG BĂNG - NGUYỄN TĂNG BÌNH - LÂM HẢO DŨNG - PHẠM NHÃ DỰ - THẾ ĐỆ - NGUYỄN VĂN HẦU - DƯƠNG TRỮ LA - NGUYỄN TÔN NHAN - NGUYỄN NHI - TRỌNG NGHĨA - TRUNG NGUYÊN - JACQUESPOTIER - VŨ TRỌNG QUANG - NGUYỄN LANG QUÂN - NGUYỄN LÊ LA SƠN - TRẦN VĂN SƠN - HOÀNG ANH TÂM - SA VŨ - PHẠM YẾN ANH - PHẠM THƯỜNG GIA - NGUYỄN BÁ KHANH - HỒ VIỆT KHUÊ - UYÊN LINH - HỒ DUY NGỮ - JOSEPH HUỲNH VĂN - TÔ NHƯỢC CHÂU - LÊ QUANG ĐÔNG - LÊ THANH MY - TRẦN YÊN THẢO - KINH DƯƠNG VƯƠNG.

Tác phẩm được sự chung tay của các nghệ sĩ, điêu khắc gia, nhiếp ảnh gia, họa sĩ như: HỒ HỮU THỦ, CAO BÁ MINH, RỪNG, LÊ TRIỀU ĐIỂN, TRƯƠNG THANH VÂN, HÀ CẨM TÂM, LƯU NHỮ THỤY, TRẦN ĐẠI, CHÓE, NGUYỄN TRỌNG KHÔI, VŨ UYÊN GIANG, CÙ NGUYỄN, ƯU ĐÀM, PHÚ THẢO, THÁI VĂN SƠN, NGUYỄN TÍN TRUNG, NGUYỄN BẠCH DƯƠNG....

Bộ sách TÁC GIẢ TÁC PHẨM NGƯỜI ĐỒNG HÀNH QUANH TÔI đã ra mắt được 4 quyển dày trên 1000 trang với sự cật lực của tác giả và sự liên tay chân tình của anh em văn nghệ đồng hành. Gây được nhiều dư luận đồng tình trong giới văn nghệ.

Trân trọng giới thiệu với đọc giả yêu thích văn học nghệ thuật.

MINH NGUYỄN VÀ BẰNG HỮU

Sunday, October 28, 2012

NGÔ NGUYÊN NGHIỄM * TRỊNH BỬU HOÀI, NHẶT SUỐT ĐỜI CHƯA HẾT MÙI HƯƠNG

trinhbuuhoai

Tiểu sử văn học: TRỊNH BỬU HOÀI
Sinh ngày: 16/05/1952
Quê quán: xã Mỹ Đức, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang
Chỗ ở hiện nay: thành phố Long Xuyên, An Giang
Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh An Giang
Phó ban Liên lạc Hội Nhà văn Việt Nam tại Đồng bằng sông Cửu Long ,Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam ,Hội viên Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam ,Hội viên Hội Nhà báo Việt Nam
Năm 1969, chủ biên tạp chí và cơ sở xuất bản Khai Phá.
Năm 1970, chủ trương tạp chí Khuynh Hướng.
Năm 1989 đến nay công tác tại Hội LHVHNT An Giang.
Từ năm 1966 đến nay có thơ, văn đăng trên các tạp chí:
Thời Đại, Sống Mới, Đối Thoại, Tân Dân, Tia Sáng, Tiếng Nói Dân Tộc, Văn Việt, Khai Phá, Văn, Văn Học, Phù Sa, Khuynh Hướng , Văn Nghệ, Thời Văn, Nghệ Thuật, Tiểu Thuyết Thứ bảy, Thanh Niên, Tuổi Trẻ, Lao Động, Tác Phẩm Mới, Nguồn Sáng, Kiến Thức Ngày Nay, Mỹ Thuật Thời Nay, Tài Hoa Trẻ, Văn Nghệ Trẻ, Bông Sen…
Tác phẩm đã xuất bản riêng: hơn 50 tác phẩm thơ và tiểu thuyết.


TRỊNH BỬU HOÀI, NHẶT SUỐT ĐỜI CHƯA H
NGÔ NGUYÊN NGHIỄM

Sau tết Mậu Thân, những đột biến của đất nước tiếp diễn ngày càng khốc liệt, tôi đằng đẵng trú ngụ tại Sài Gòn xem ra cũng non 4 năm tiếp bước sách đèn. Khác với những năm đầu khép mình nuôi mộng thư sinh, chuyện thành đạt trên bước đường lều chõng, vốn là một hướng tối ưu của kẻ sĩ. Tôi có gắng thu mình hòa mình vào nét sống phồn hoa, dù dặn lòng không rơi chân vào cám dỗ phù du, nhưng cũng hoá thân phong vũ cho trọn vẹn từng giai đoạn sống nhân sinh. Cái say mê văn nghệ cũng giúp tôi trang trải hồn xanh, trong những ngày tháng xa quê quạnh quẽ. Mỗi lần, có dịp rong xe ngang đường Petrus Ký ( nay là đường Lê Hồng Phong, bến xe lục tỉnh nằm trải dài yên vị trên khoảng đường dài hai cây số, là mỗi lần tôi không kiềm chế được nỗi nhớ nhà, nhớ núi, nôn nao kỳ lạ trong tâm hồn. Về thôi, tôi không thể cưỡng lại nỗi thôi thúc không rời, bắt buộc phải quầy quã thường xuyên trở lại nơi chôn rau cắt rốn, gần như mỗi nguyệt kỳ là một lần xuyên suốt bay về, với 300 km đường chim. Để thăm lại ngôi nhà phủ ấm suốt quãng đời ấu thơ, để nhìn lại những giọt mồ hôi tần tảo của song thân, suốt ngày quần quật trên cuộc sống, và để rong ruổi cùng bạn bè tỉnh lẻ, lướt thướt đi dưới trận mưa bay, mà uống café lý sự. Có bao giờ định mệnh trao cho một người một ước hẹn trước, để xuyên suốt chọn lựa cuộc hành trình. Nhưng ở không gian nghệ thuật, hình như có một điều kỳ bí, ngẫm nghĩ gần giống là tiền định. Cuối đông năm 1968, trong trí nhớ tôi, đêm Noel với cái lạnh rét lạnh khác lạ hơn mọi năm, phủ chụp xuống mọi ngã đường phố núi Thất Sơn. Đêm thì đen, trời giá rét, tôi cũng từ Sài Gòn hòn ngọc viễn đông, lướt thướt như con chim trốn tuyết, lặng lẽ hay về thăm lại tổ xưa. Hành trang vội vứt góc nhà, tôi khoát áo blouson trắng tạt ngang nhà Lưu Nhữ Thuỵ, đường Phan Văn Vàng chỉ cách tư gia kế cạnh Bồ Đề Đạo Tràng, khoảng hơn 500m. Đèn đường thì ngọn lu ngọn tỏ, gió run rẩy chạy dài, người nôn nao gặp gỡ, chờ đón 1 cái vỗ vai của phút giây hội ngộ vui buồn. Lưu Như Thụy ngồi bên bàn giấy, đang trò chuyện với hai khách lạ, sự thân mật khiến tôi hiểu ngay là những người bạn thân tình, tri diện tri tâm. Thụy giới thiệu anh chàng cao lỏng khỏng, mắt sáng như sao băng, da bách ích là Đinh Phan Văn Phương, và là một thư sinh có vẻ ít nói, hiền hậu trắng trẻo là nhà thơ Trịnh Bửu Hoài. Tôi đoán chừng, một chàng suýt soát khoảng 20 tuổi và nhà thơ nhỏ nhắn chắc cũng vừa 16 tuổi học trò. Bâng quơ vài chuyện xã giao, tôi và Lưu Nhữ Thuỵ hẹn hò, sáng mai mời anh em có mặt, một chầu điểm tâm và café văn nghệ. Bước ra thư trang của Lưu Nhữ Thuỵ, tôi dự định chào đêm sương mù Giáng Sinh, bằng một chầu bác phố cô đơn, mà tôi thường thích thú trầm ngâm độc lộ độc hành như sở thích. Chàng thư sinh nhà thơ cũng bước lẹ, sau lưng, ngỏ ý cùng tôi đàm đạo làm quen tại một trà quán ven sông. Sự đam mê văn nghệ của tuổi trẻ, có khác gì những giây phút cuồng điên thơ thẩn của ta đâu. Tôi nhìn Trịnh Bửu Hoài, bằng một sự cảm thông vô bờ bến, mà chiếc áo trắng tinh khôi của nhà thơ còn mang đậm phù hiệu của học trò, hồn hậu và chân thành. Bỗng nhiên, tôi khoác vội vai chàng trai, xem như một người em nhỏ đang đồng hành với từng bước tôi đi. Hơn 2 tiếng vắng lặng trước dòng nhạc Trịnh Công Sơn ru nhẹ qua giọng hát liêu trai của Khánh Ly, Trịnh Bửu Hoài bày tỏ muốn tham gia vào dự tính tập hợp bằng hữu văn nghệ ra mắt tờ tạp chí Khai Phá, dựng luồng sinh khí nghệ thuật mới sắp tới. Chuyện tờ tạp chí,có lẽ thổ lộ lúc đàm luận với Lưu Nhữ Thuỵ, nhưng với Trịnh Bửu Hoài áo trắngcòn nguyên khai, tôi chưa rõ sức vóc thơ văn của chàng ra sao, nên chỉ mỉm cười chưa bàn luận, Lúc nầy, dù tờ báo chưa chính thức ra mắt, nhưng thật ra bài vở, chủ đề suốt 3 số đầu tiên đã có sẵn trong hộc tủ, với thành phần anh em hùng hậu nổi tiếng hiện thời. Trước nhiệt tình tha thiết với lý tưởng nghệ thuật, tôi hiểu Trịnh Bửu Hoài rất thực tâm và cương quyết bước tới. Thành quả sẽ đột biến hay tiệm tiến theo thời gian, nhưng ý chí và hy sinh mới chính là yếu tố vươn cánh bay vào không gian cao rộng. Nghĩ vậy, tôi hẹn sẽ bàn luận với Trịnh Bửu Hoài dài hạn sau nầy, nhưng trước mắt có buổi điểm tâm giao kết tại thư trang Lưu Nhữ Thuỵ, tôi muốn được Hoài cho đọc một số thơ sáng tác. Chắc chỉ chờ có vậy, chàng trai trẻ thi ca mới chịu bước vội ra về, sau cái chào nhiệt tình thanh thản. Hỏi ra, chàng phải cắm cuối đạp xe về một đoạn đường dài từ Châu Đốc về Kinh Đào hằng bao nhiêu cây số, dưới khoảng trời nửa đêm Giáng Sinh đầy tinh tú, đâu đây vang vọng bài thánh ca chào đón thánh nhân ra đời.
Suốt một đoạn đường dài gần 300 cây số, lại đằng đẵng suốt đêm với anh em, nên buổi sáng tinh sương đầu tiên trên phố núi không cho tôi cái diễm phúc được nhìn bóng núi mờ ảo, như dự tính lúc quy cố hương. Gần 9 giờ sáng, tôi mới choàng dậy, hoảng hốt vì cái hẹn chợt nhớ lảng vãng trong đầu. Vội vã xin lỗi Lưu Nhữ Thụy Trịnh Bửu Hoài đang ngồi chờ trước tệ xá, chúng tôi cùng rảo bước đi tìm một ngày mới. Giọt café đắng hoà quyện cùng cùng khói hương thuốc Bastos của Lưu Nhữ Thuỵ, khiến tôi và Trịnh Bửu Hoài xoay mắt vào nhau. Hoài vội chuyền tay cho tôi, vài bài thơ chép tay trên những trang giấy Pelure mới tinh khôi, với một sự cẩn trọng tế nhị. Chữ viết của Trịnh Bửu Hoài khá đẹp và lãng mạn, khiến tôi cảm tình ngay với một ý thức tin tưởng tuyệt diệu. Xấp thơ, phần đông là những bài tự do, chỉ duy lẻ loi một bài lục bát. Càng đọc, thơ của chàng trai 16 tuổi, khiến tôi càng ngạc nhiên và thích thú kỳ lạ. Thơ thật hay, và Trịnh Bửu Hoài tỏ ra nhiều sáng tạo, thừa công lực kêu mây gọi gió, nắm bắt kỹ thuật như một nghệ sĩ xiếc, tinh tế từng chi tiết trên chiếc đu bay ngôn ngữ. Lúc đó, cũng như bao anh em làm thơ khác, hiện trạng đất nước còn quá nhiều loạn lạc chiến tranh, nên thơ Trịnh Bửu Hoài cũng bay nhảy tất nhiên, trên ý thức xót xa quê hương và chủng tộc. Trịnh Bửu Hoài bày tỏ thích thú với thể loại thơ tự do như một cuộc phiêu lưu thi vị của tuổi trẻ. Thời đó thơ Tự do như một biểu hiệu thơ vua với những thi nhân muốn làm mới thơ, muốn sáng hoá một loại văn hoá văn nghệ thời thượng. Trịnh Bửu Hoài sử dụng nhiều bút danh trong quá trình sáng tác thơ từ năm 12 tuổi, nhưng đến ngày nầy, chàng bày tỏ bút hiệu Trịnh Bửu Hoài là một thực danh duy nhất, định hình một hồn thơ trong suốt 40 năm nghiệp dĩ. Lòng tin của tôi, đã được khẳng định vững chắc, trước một tài hoa đang dần dần hiện rõ, như hoa phải nở và trăng phải soi.
Tờ tạp chí Khai Phá được xấp xếp hoàn thành, sau nhiều lần bàn luận và định hình một ban chủ biên, trong đó có Trịnh Bửu Hoài tài không đợi tuổi, và là một chàng trai trẻ nhất trong đám kỵ binh. Sự say mê văn nghệ, khiến chàng sáng tác hăng say, góp mặt thấu hết trên các tạp chí trang tân hay các tạp chí tỉnh lẻ. Tuổi tác không là trở ngại, nên ngọn bút Trịnh Bửu Hoài loang loáng ẩn hiện trên khắp nẻo đường vừa bước vội qua. Sau khi rời Trường trung học Thủ Khoa Nghĩa, Hoài theo học ở một trường đạo Hoà Bình một thời gian ngắn lại vội vả xuyên lướt về trường Phụng Sự, Long Xuyên như là nhà thơ muốn bước qua các tư tưởng, như một tò mò phiêu du lý thú. Những lúc có dịp, tôi ghé thăm Trịnh Bửu Hoài lúc ở trọ Long Xuyên, với nhà thơ Đoàn Công Án, Đoàn Công Án như một trí thức nông dân, hay có xu hướng thích thú thiền học với hướng đi là áo lam đạm bạc, bất chấp thế sự. Sự nhẹ nhàng, cư xử bao nhiêu chân tình văn nghệ, khiến Trịnh Bửu Hoài quy tông sâu lắng hơn trong thi ca. Thơ Hoài, có những chuyển hướng ngoạn mục, nhất là ở môi trường mới giúp Trịnh Bửu Hoài giao tiếp sâu rộng với nhiều bằng hữu nổi tiếng chung quanh. Đó là giai đoạn đỉnh cao cho một dòng thơ định hình, là lúc Trịnh Bửu Hoài thấy rõ phải đi đến quyết định đình bản tờ tạp chí Khuynh Hướng, đã gây cho nhà thơ mất quá nhiều công sức và thời gian lo toan cho tờ báo. Nói rõ hơn, sự say mê điên cuồng, khiến có lúc người ta ôm đồm thế sự, không cân nhắc được hiệu quả và sự việc. Tờ Khuynh Hướng do Trịnh Bửu Hoài chủ trương ra được hai số, thì phải chọn lựa một trong hai, làm báo hay chỉ sáng tác. Rảnh tay, nhà thơ hoàn thành được nhiều tác phẩm, có tầm vóc khá đồ sộ. Trong đó, những năm trước 1975, Trịnh Bửu Hoài giao cho NXB Khai Phá in hai tập thơ thật bề thế : Thơ tình Trịnh Bửu HoàiNgười hành hương tình yêu. Giai đoạn thật thi vị, khi đó hai tập thơ khá nổi tiếng, khiến các đồ lưu niệm khắc trên gỗ, đều trích dẫn vài câu thơ tình của Trịnh Bửu Hoài, từ miền Tây sông nước, đến tận xứ sở sương mù Đà Lạt bày bán nhan nhản, làm tôi ngạc nhiên một cách kỳ thú. Chính nhà thơ Nguyễn Tất Nhiên khi về Sài Gòn thăm tôi, cũng đưa tôi xem một bản gỗ hình Ovale kích thước khoảng 30cm x 10cm có khắc hai câu thơ : Trời sinh ra để nhớ để thương – Em không nhớ là đời em phạm lỗi. Thật kỳ diệu cho sức hút của Thơ, nhất là thơ tình lãng mạn với những tài hoa tuyệt tác của thi nhân.
Thơ Trịnh Bửu Hoài đi vào lòng người một cách say sưa, dấu ấn có lẽ hằn sâu trong tâm khảm người yêu thơ, có một thời để nhớ để thương, nên thơ Trịnh Bửu Hoài đáp ứng cho những cánh chim bay mỏi mê, muốn tìm về sự an bình trong đôi cánh tình yêu tổ ấm. Vẫn làm thơ như ngày nào, Trịnh Bửu Hoài bộc bạch chỉ thích là nhà thơ hơn, dù khi anh chuyển hướng tạo một sự ào ạt xuất bản hằng mấy chục tác phẩm truyện dài, ăn khách kỳ lạ. Vẫn là tình yêu, nhưng Trịnh Bửu Hoài bày tỏ bằng ngôn ngữ văn, khiến thị trường văn chương một phen xông xáo chào đón từng tập truyện của anh như một trận mưa rào thấm đất. Anh trả lời sự thành công nầy, có lẽ do sự trăn trở lớn nhất trong lĩnh vực tình cảm của tuổi trẻ hiện nay, là sự cao thượng, lòng chung thuỷ, nên có sự đồng cảm với những nhân vật gần gũi với khát vọng của mình. Dù chuyện tình ấy cũng mang ít nhiều tính bi đát cổ điển, nhưng có tính tích cực để các nhân vật tìm ra lối thoát, là bản lãnh, là cái đẹp, cái thiện, là vị tha để chiến thắng sự yếu hèn, cái xấu, cái ác, ích kỷ, dù có khi họ cũng bị nhấn chìm giữa bi kịch và định mệnh.
Khi được hỏi, thi ca đóng vai trò gì trong sự nghiệp sáng tác cũng như trong đời sống, Trịnh Bửu Hoài thẳng thắn bày tỏ, làm thơ bằng cảm xúc, nên trước hết thơ là của riêng anh và của những ai có sự gặp gỡ với nỗi niềm nhà thơ. Mỗi người làm thơ đều cô độc riêng mình, không thể làm thơ bằng trái tim tập thể để cầu mong có một số lượng đọc giả là mọi người. Thơ đã ở cạnh anh bao nhiêu ngày tháng cuộc đời, giúp hạnh phúc hơn hạnh phúc mình đạt được, nên cuối đời mình vẫn ước mong là người làm thơ. Quả thật vậy, đằng đẵng một thời gian ở thập niên cuối của thế kỷ trước , Trịnh Bửu Hoài ào ạt ra mắt khá nhiều tiểu thuyết, và được chào đón như một hiện tượng khiến có người bức xúc, hỏi anh thơ bạc bẽo hay anh bạc bẽo, mà thời gian gần đây anh xoay qua in tiểu thuyết ?. Người hỏi dù khắc nghiệt, nhưng đó cũng là một tấm lòng ray rứt, một sự tin yêu dành cho nhà thơ Trịnh Bửu Hoài, mà chính bản thân tôi có lúc cũng thầm tiếc hối, nếu Hoài lạc lối mê cung khi rẽ qua hướng đi của một trận đồ phiêu lưu khác. Không ai bạc bẽo ai cả, Trịnh Bửu Hoài khẳng định một tính cách nghiêm túc, vì đến hôm nay anh vẫn làm thơ, vì không phải không có thể, nhưng không có chỗ nào chịu xuất bản. Thơ gắn bó với anh từ ngày cầm bút, và có lẽ đến cuối đời, thơ vẫn là người bạn đồng hành với anh.
Mới đây, cuối năm 2006, NXB Đồng Nai, in tập thơ Trịnh Bửu Hoài dày gần 200 trang, là tập tuyển thơ suốt quá trình một đời sáng tác, dù với gia sản mấy nghìn bài thơ chỉ lựa chọn chưa tới 100 bài, nhưng cũng minh chứng điều mơ ước là thi nhân của anh là chân thật và cảm động. Trịnh Bửu Hoài đã mang trọn hành trang thơ như một người giữ vườn nhặt suốt đời chưa hết mùi hương.
NGÔ NGUYÊN NGHIỄM
     









Bạn tôi
nhớ Lộc Vũ

Bạn dừng chân phiêu bạt
Về bên bến quê buồn
Quanh năm nghề hạ bạc
Neo đời một khúc sông

Bạn mang hồn phương đông
Quay lưng ra phố chợ
Áo cơm không là nợ
Hồn phơi phới ngàn lau

Ai vào cuộc bể dâu
Bạn đùa trăng dọc nước
Ai bon chen xuôi ngược
Bạn lênh đênh mái chèo

Quanh quẩn bến quê nghèo
Gió mưa mòn chí lớn
Xem đời như giấc mộng
Bạn thả hồn trong veo.

Đêm Kiên Giang

Đêm Kiên Giang gió biển thành men rượu
Thổi qua hồn trong suốt trăng sao
Hương con gái bên thềm hoa cũ
Chợt bay về thơm ngát chiêm bao

Đêm Kiên Giang người quên hay nhớ
Vạt áo gần bỗng hoá tình xa
Ta gói cả trăm năm vào một thuở
Khi chia tay biển gác bóng trăng tà

Đêm Kiên Giang mặt trời trong mắt
Chợt sáng đời nhau phút ngậm ngùi
Ta vấp ngã trên quầng mi khao khát
Rơi xuống bờ ảo vọng của đêm vui

Đêm Kiên Giang nồng thắm chưa nguôi
Mà mưa gió oằn đau hồn ngọn cỏ
Hai trái tim có chia dòng máu đỏ
Khi một người ở lại một người đi

Đêm Kiên Giang chẳng nói câu gì
Gió khuya tạc nỗi buồn lên trán ngọc
Sương rơi rơi lạnh dần vào mái tóc
Người bên trời áo lộng một màu trăng

Đêm Kiên Giang, xa Kiên Giang
Xa cả bàn tay ấm lạnh
Ta ra đi chuyến xe đời hiu quạnh
Ở cuối trời có ánh mắt buồn trông?.

Đêm ngủ dưới chân Ngự Bình
Tặng anh chị Ngàn Thương

Nhà bạn chìm trong xóm nhỏ
Chiều phai mái bạc gió lùa
Rào thưa biết đâu là ngõ
Vách vàng ố vết rong mưa

Nền gạch làm nơi tiếp khách
Quanh năm bóng một khoảng tròn
Giường vạc đầu kề gối sách
Chúc bạn xa về ngủ ngon

Nhưng ta làm sao ngủ được
Huế thơ mà bạn ta nghèo
Quá đêm còn nằm thao thức
Ngậm ngùi một mảnh trăng treo

Ngoài kia sương bay như mộng
Nghe hương Huế ấm lòng mình
Trải hồn trong gian nhà trống
Bạn ta tiếp khách bằng tình

Bạn ta hồn nhiên say ngũ
Đâu hay dằng dặc đêm dài
Ta thấy sông Hương núi Ngự
Mênh mông nhà bạn đêm nay.

Đưa bạn về Bắc Đuông
Nhớ Phạm Hữu Quang

Bạn trở về. Về với Bắc Đuông
Nơi dòng sông chảy qua lời ru của mẹ
Nơi câu thơ xanh màu lá trẻ
Ngọn đèn dầu soi sáng những trang văn
Quyển vở vàng thơm mùi rạ đồng bằng
Tiếng dế gáy theo vào giấc ngủ
Cha mất sớm mẹ lìa quê lam lũ
Chị theo chồng thui thủi bóng ven sông

Về Long Xuyên xa tiếng ếch đồng
Bạn đi giữa phố người lầm lũi
Thân bé nhỏ chí cao như núi
Qua sông sâu hồn khẳm chuyến phà
Bàng bạc xứ người một ánh trăng xa
Chiều sông Hậu làm thơ ngẫu hứng
Ngước mặt về tây Thất Sơn sừng sững
Áo giang hồ cuồn cuộn gió phương đông

Bạn đã về. Về với mênh mông
Bỏ lại sau lưng cõi đời bẩn chật
Bỏ lại nhân gian những điều được mất
Suốt một đời lẩn quẩn thực hư
Cuộc chơi rồi cũng hóa phù du
Đi trăm nơi vẫn quay về chốn cũ
Cánh chim xa rừng thương nhớ tổ
Cội cành xưa còn đó dấu chào đời

Xa Long Xuyên. Bạn đã xa rồi
Còn đâu những chiều say ngất ngưỡng
Quán bên đường ngửi mùi khô nướng
Uống cạn bình chưa rõ mặt cơn say
Có những đêm nhân thế thật dài
Vườn ký ức hồn lang thang cô độc
Bạn nuốt khói nghe bạc từng chân tóc
Nặng hai vai gánh nợ tang bồng

Bạn đã về. Mãi mãi Bắc Đuông
Dòng sông xưa hát lời ru của mẹ
Những câu thơ bây giờ lặng lẽ
Kết thành sao soi một kiếp người
Dừng bước giang hồ. Bạn đã thảnh thơi.
Chuyện áo cơm cũng thành sương khói
Cồn Nguyễn Du gió mùa vẫn thổi
Không còn ai bên máy chữ gọi thơ về.

Uống rượu bên hồ Trúc Giang
Tặng Tô Nhược Châu

Không có hoa đăng đêm hội ngộ
Chỉ một vầng trăng ngất ng­ưởng trên đầu
Không gái đẹp bia vàng máy lạnh
Rư­ợu đế nồng sủi bọt suốt đêm thâu
Không tiếng nhạc mùi thơm h­ương phấn
Chút gió ngàn vi vút mặt hồ sâu
Ta vẫn uống bình say nghiêng ngả
Trúc giang chẳng có sóng bạc đầu

Bạn mừng ta tay run rót rư­ợu
Ta mở lòng hớp ngụm tình xưa
Bão thời gian chẳng mòn ký ức
Há chi trời đất có sang mùa
Ta cứ rót bóng mình trong đáy cốc
Trần gian là một cuộc vui đùa
Khói thuốc bay t­ưởng mây trời đáp xuống
Như­ớng mắt nhìn thế cuộc có say ch­ưa

Tiếng chạm cốc rớt vào đêm tĩnh mịch
Mà ấm hồn nhau khúc ngân dài
Bạn gánh nghiệp đời như­ gánh mộng
Thế mà s­ương khói nặng đôi vai
Ta lên núi để rồi xuống núi
Đạo s­ư buồn trắng cả hai tay
Chí lớn phù hoa như­ bọt n­ước
Phú quí cơ hồ như­ mây bay

Hồ rộng mênh mông ta bé nhỏ
Hai thằng say hóa đá tri âm
Rư­ợu chảy mặt hồ trăng rải bạc
Vẳng trong mắt bạn tiếng nguyệt cầm
Có phải nghìn thu vừa thức dậy
Một hồn hoa cúc của ngàn năm
Ta đứng bên hồ nghe gió thổi
Vai vẫn kề vai giữa thăng trầm.

Trịnh Bửu Hoài

Saturday, October 27, 2012

PHAN * Hạt Dẻ Mùa Ngâu


Trên cái băng ghế gỗ ngoài công viên, tôi nhặt được trái tim màu tím, bằng nhựa trong như pha lê của cô bé nào bỏ quên. Làm tôi nhớ đến trái tim mà nàng Rose đã hơn trăm tuổi, thả xuống biển cho chàng Jack hôm trước thì hôm sau nàng cũng vĩnh biệt cõi đời. Hôm đó, ngồi trong rạp tôi chỉ hiểu nàng Rose đã sống đến trăm tuổi để làm mỗi một việc ấp ủ trong tim cả đời người. Hình ảnh bà cụ Rose trong phim Titanic, thả kỷ vật trăm năm xuống biển sâu cứ như một vết sẹo không còn đau nhưng còn đó, và trăm năm sau người đời hãy còn mang những ý nghĩ khác nhau về một chuyện tình đã đi vào lịch sử…


Ngày ấy, chàng hoạ sĩ nghèo đã gặp nàng tiểu thơ đài các trên chuyến tàu định mệnh; cái định mệnh nhỏ nhoi của tình yêu nghiệt ngã muôn đời giữa giàu và nghèo. Nhưng người đi qua đời nhau trăm năm trước, chàng buông tay nàng giữa biển đêm để người yêu được sống. Nếu chỉ vì nàng Rose mới 17 tuổi, thì còn bao nhiêu trẻ em khác trên tàu cũng cần được sống hơn nàng. Điều khác biệt của nàng trong mắt chàng hoạ sĩ Jack là một tình yêu chân thành mà chàng cần đáp lại khi tấm ván hộ mệnh chỉ cưu mang được một người.

Họ đi qua đời nhau ngắn ngủi nhưng đậm sâu, không như người đi qua đời nhau trăm năm sau, cả hai chỉ biết giữ lấy tấm check cho riêng mình trong hoàn cảnh kinh tế ngoài kia vẫn lao đao, việc làm vẫn bấp bênh; hàng quán vẫn đóng cửa âm thầm; vật giá leo thang… Trong cuộc mưu sinh nghiệt ngã từng ngày, những chiếc bóng lẻ loi vẫn đi-về; người đi qua đời nhau hôm nay chỉ khắc vào tim nhau gian dối một chữ tình, tính toán một chữ tham. Sự hy sinh trong tình yêu không còn làm người ta thổn thức; những giá trị vật chất để sử dụng đã đổi vị trí với con người để yêu thương thì người ta sử dụng con người và yêu thương tài sản trong đời hôm nay.

Trái tim ngoài công viên như bao trái tim đã bỏ nhau, khi chân tình chỉ còn lời gió thoảng trong tình người mây bay, ngày đi trong tuyệt vọng, cõi buồn làm cho tâm hồn nhiều vướng bận, trách khứ cuộc đời khi mỗi người đều tự tạo ra cái vòng luẩn quẩn của mình bởi được- mất, rồi đi qua đời nhau để thương tích cả đời. Sự nghiệt ngã làm cuộc sống hết thanh cao là do con người hơn do cuộc đời, không bởi thời gian… tạo nên vòng trầm luân vô biên vì không còn ai giữ được nồng nàn của tình yêu như chàng Jack và nàng Rose .

Một trăm năm nhìn lại cuộc tình Titanic, ở một góc độ nào đó, có thể nói là trái tim nàng Rose đã chết theo người tình ngay trong đêm định mệnh, bởi cho dù Jack có nhường cho nàng tấm vám cứu mạng, một cái còi để thổi lên bằng hơi tàn lực kiệt khi thấy tàu cứu cấp; thì từ đó tới hết đời nàng, những vui-buồn nhân thế đều thoáng hiện bóng dáng một người; như vậy Jack không chết, lúc nào chàng cũng bất tử trong tình yêu thầm kín của nàng. Rose tuy còn sống sót nhưng làm sao Rose có thể yêu ai bằng hết trái tim khi hình bóng Jack đã thành kỷ niệm.

Tôi máng trái tim đồ chơi lên nhánh cây, có thể cô bé con nào đó còn nhớ, đi tìm, hay bỏ quên vĩnh viễn để trưởng thành trong thời đại người đi qua đời nhau như gió thoảng mây bay; con người cần quên đi để sống! Mong là cô bé con trở lại và nghĩ suy vì sao người nhặt được không bỏ túi, hay vứt đi; hoặc giả một người lớn thấy được, cũng đặt câu hỏi, để hàn gắn lại, trân qúy hơn cuộc tình đã lỡ; có thể những con sóc thấy lạ nên tha về ổ, làm hạt dẻ mùa ngâu…

Văn Quang * “Văn hóa không tên” tạo nên linh hồn của Sài Gòn xưa

 
 
 
Nghe bùi tai, tôi đồng ý ngay. Dù biết rằng ra đó ngồi sẽ rất ngậm ngùi nhớ bạn, nhờ tình, nhớ thời trai trẻ, nhớ đủ thứ… trong cái không gian ấy.
Văn Quang

Buổi sáng Thứ Sáu tuần vừa qua, tôi được một ông bạn điện thoại đến rủ ra Givral uống cà phê. Tôi rất ngạc nhiên vì từ hơn 2 năm nay Givral nằm trong thương xá Eden đã bị đập phá tan tành để… làm một cái gì đó, chắc cũng “vĩ đại” như tòa nhà Vincom chiếm trọn khu vườn hoa trước mặt. Mỗi lần đi ngang qua đường Đồng Khởi, tôi không thể nào quên đó là đường Tự Do xưa kia… của chúng tôi. Nhìn toàn bộ khu tứ giác Eden chỉ còn là đống gạch vụn với những hàng rào kiên cố xung quanh cứ như nhìn thấy… cái gọi là “trại cải tạo”. Thì ra, sau hơn 12 năm, cái “trại cải tạo” ấy vẫn còn ám ảnh tôi ngay cả trong vô thức, đôi khi ngay cả trong giấc mơ. Thế nên mỗi khi đi qua khu Eden bị tàn phá đó, tôi bỗng cúi đầu, chẳng muốn nhìn lâu và cũng chẳng muốn tìm hiểu xem trong thời gian tới, nó sẽ mọc lên cái gì. Tôi cứ nghĩ Givral đã thuộc hẳn về quá khứ, như những người bạn tôi ra lò hỏa thiêu, không bao giờ gặp lại.
Ông bạn thấy tôi khựng lại, ông giải thích:
– Nó mở lại Givral hôm qua (10-10-2012) ở chỗ cũ rồi ông ạ. Cũng điểm tâm, cà phê như xưa. Ra ngồi xem cho biết, nhớ lại chút kỷ niệm xưa.
Nghe bùi tai, tôi đồng ý ngay. Dù biết rằng ra đó ngồi sẽ rất ngậm ngùi nhớ bạn, nhờ tình, nhớ thời trai trẻ, nhớ đủ thứ… trong cái không gian ấy.

Cái “trục văn hóa không tên”
Nói đến Givral là nhớ đến La Pagode, Brodard… chắc chắn những người đã từng sống, từng ghé qua Sài Gòn chưa ai quên. Nhất là những văn nghệ sĩ, nhà báo, dân biểu, thường ngồi ở đấy làm nơi trao đổi tin tức nghề nghiệp. Còn một số lớn khách du lịch, sĩ quan, quân nhân, công tư chức làm việc tại “thủ đô miền Nam” và các bạn trẻ Sài Gòn thập niên 60-75 cũng hay lui tới nơi này. Một địa điểm trung tâm thành phố, rất thuận tiện cho mọi việc, từ hẹn hò, mua sắm vài thứ, đợi giờ vào rạp chiếu phim, hoặc chỉ đi “bát phố” mà hồi đó chúng tôi gọi là đi “hittuking”, tức là đi “hít tủ kính” chứ không mua bán gì. Hơn thế, thương hiệu bánh ngọt Givral rất nổi tiếng, thu hút nhiều khách sành ăn. Mấy bà đi ngang qua Lê Lợi - Tự Do ghé vào mua vài cái bánh mang về cho chồng con là chuyện bình thường.
Givral, La Pagode, Brodard đã trở thành một cái “trục văn hóa không tên” phảng phất mà rất sâu đậm trong cái hồn của Sài Gòn.
Sau năm 1975, Givral vẫn còn sống sót cho đến khi khu này bị “giải tỏa”, nhưng khách không còn “chọn lọc” như thời xưa. Khách hàng đủ mọi loại, ông Tây bà Đầm, ông Hàn Quốc bà Đài Loan, chân dài đẹp, chân dài xấu, nghệ sĩ thập cẩm ra vô thong thả và giá cả cũng váo loại trung bình, không “mềm” cũng không “cắt cổ”.

Givral ngày ấy… bây giờ

Trong khi ông bạn tôi tìm chỗ gửi xe, tôi đứng trên đường Lê Lợi nhìn qua khung kính vào nhà hàng Givral mới. Nó vẫn ở cái góc Lê Lợi – Đồng Khởi, mấy cái cửa kính lớn vẫn cho khách có thể nhìn ngắm hai mặt đường phố và tất nhiên khách đường phố cũng có thể chiêm ngưỡng những khách hàng “đẳng cấp” ngồi bên trong.
Điếu đáng tiếc nhất là cái cột to tướng đúng vào góc đẹp nhất che lấp mất tầm nhìn nơi cửa chính trước kia, làm cho không gian có vẻ như chật chội hơn, không thể nhìn thẳng ra nhà hát lớn, khách sạn Continental với phong cách rất Tây và khách sạn Caravelle cùng cái vòng xoay và những con đường chảy vào giữa lòng thành phố.
Chúng tôi bước vào nhà hàng với một vẻ lạ lẫm. Những chiếc bàn ghế mới toanh, những bộ salon kê hai bên góc khá đẹp. Tất cả đều mang dáng vẻ sang trọng như bất cứ một nhà hàng cà phê, điểm tâm “có hạng” nào ở những thành phố lớn.
Khoảng 9 giờ sáng, khách đã chiếm hết số bàn trong tiệm. Số còn lại ngồi rải rác quanh chiếc comptoir hình móng ngựa. Những người hoàn toàn xa lạ ngồi riêng biệt, chẳng ai nhìn ai. Cái không khí ấy khiến tôi không thể quên những ngày xưa. Tuy ngồi khác bàn nhưng chúng tôi vẫn có thể biết xung quanh mình có những ai.
Bàn bên kia là bốn năm anh ký giả chuyên làm tin hành lang Quốc Hội, bàn góc trái là mấy ông dân biểu Hạ Nghị Viện thời Đệ Nhị Cộng Hòa đang say sưa bàn về những “ý kiến” đã và đang chuẩn bị lên diễn đàn. Bàn giữa nhà là mấy “dân chơi” quen mặt, có lẽ ngồi đợi người đẹp… Thỉnh thoảng một cái gật đầu, một cái vẫy tay, một ánh mắt thân thiện. Sự gần gụi, quen thuộc ấy chính là cái linh hồn của Givral trước 1975. Bây giờ không tìm lại được nữa.

Cái “trục văn hóa” từ La Pagode, Givral đến Brodard khác nhau thế nào?
Nằm chung trên đường Tự Do xưa, có ba quán café cùng nổi tiếng như nhau. Bắt đầu từ nhà hàng La Pagode ở góc Lê Thánh Tôn – Tự Do, qua vài nhà hàng đến tiệm sách Xuân Thu, đến hành lang Eden, trong đó có rạp Ciné Eden từ hồi… cựu hoàng Bảo Đại mới lên ngôi. Đến góc đường này là Givral nằm đối diện với khách sạn Continental, sát bên trụ sở Hạ Nghị Viện (nhà hát lớn TP cũ), nhìn chéo sang phải là khách sạn Caravelle sinh sau đẻ muộn. Đi quá chút nữa là nhà hàng Brodard.
Ba tiệm cùng nằm trên một con đường rất gần nhau, chỉ cách khoảng trên dưới 100m và gần như có kiểu kinh doanh giống nhau. Nhưng thật ra, nếu để ý kỹ, khách hàng thường chia làm 3 loại khác nhau. Ở đây tôi chỉ kể riêng về mặt “sinh hoạt văn hóa”.
Trước hết phải kể đến nhà hàng La Pagode, tôi cho là “cổ kính” nhất. Ngay từ những năm 1953, khi tôi mới biết taxi là “cái giống gì” (bởi ở miền Bắc hồi đó chưa có taxi), tôi đã biết La Pagode. Hồi đó Pagode còn bày hàng ghế salon bọc da ra ngoài hành lang, theo lời ông Nguyên Sa thì nó giống hệt nhiều nhà hàng ở Paris. Ngồi ở đây thoáng đãng. Khách đến thường chỉ dùng một ly cà phê, ngồi từ chiều đến tối mịt. Phía trong có một bàn đánh “tin” dành cho khách giải trí chứ không có mục đích cờ bạc kiếm tiền. Ông Hoàng Hải, anh ruột của cố Chuẩn Tướng Lưu Kim Cương, có thể kể là một “nhà vô địch” về môn giải trí này. Chúng tôi chỉ cần mua một chục cái jeton, như đồng xu, bỏ vào khe là chơi triền miên. Cứ sắp hết lại kêu ông Hoàng Hải “cứu giá”, bonus lại đổ xuống hàng đống jeton tha hồ chơi.

Từ đâu có “Radio Catinat”
Khách hàng của La Pagode hầu hết là nhà văn nhà thơ, nhạc sĩ, ca sĩ. Cứ vào buổi chiều, sau giờ tan sở là tụ tập lại đây. Tất nhiên cũng ngồi thành nhóm. Những ngày đầu tôi thường đi cùng Thanh Nam, Thái Thủy, Hoàng Thư và đến đây thường gặp các anh Nguyên Sa, Trần Thanh Hiệp, Mặc Thu, Cung Trầm Tưởng, Mai Thảo, Phạm Đình Chương, Tạ Quang Khôi, Viên Linh, Nguyễn Đạt Thịnh, Phạm Huấn, Anh Ngọc, Nhã Ca, Trần Dạ Từ, Nguyễn Đình Toàn… Quá nhiều, tôi không thể nhớ hết. Thật sự cái nhu cầu chính là đến đây gặp nhau, để… nói dóc, “bình loạn” vài cái tin văn nghệ, thời sự chính trị cho vui thôi. Cả ba nhà hàng này với những cái “loa ngầm, loa không ai kiểm chứng” nên có thời người ta gọi những tin tức ấy là “radio Catinat” (bởi con đường Tự Do, thời Pháp được đặt tên là đường Catinat). Tuy nhiên cũng có những nguồn tin “bí mật quốc gia” rất chính xác bên cạnh những nguồn tin chẳng bao giờ là sự thật. Nó cứ nhập nhằng như thế nên “radio Catinat” chưa chắc đã là “láo toét” như nhiều người kết tội nó.
Vậy tạm gọi Pagode dành cho giới viết lách gặp nhau, xả stress.

Quyền lợi hỗ tương giữa phóng viên và các ông “nghị”

Còn Givral đông nhất và đáng kể nhất vào mỗi buổi sáng. Phóng viên trẻ thường tụ tập ở nhà hàng này vì nó ở ngay trước trụ sở Hạ Nghị Viện, các ông dân biểu thường ra ngồi giải lao tại đây và “thảo luận” đủ thứ chuyện bên lề. Và chuyện bên lề bao giờ cũng hấp dẫn hơn chuyện trong nghị trường. Chuyện “bí mật quốc gia”, chuyện phe nhóm, “gia nô” và không “gia nô”, chuyện tình bà nghị ông nghị… cứ nghe mấy ông này là có đủ tin “giật gân” trong ngày. Cánh phóng viên thường bắt mối rất chặt chẽ với các ông bà dân biểu và nghị sĩ thượng hạ nghị viện. Thật ra họ có quyền lợi “hỗ tương”, anh cho tôi tin, báo tôi yểm trợ lập trường của anh. Trong số những phóng viên Việt Nam còn có một số phóng viên người Mỹ, Pháp từ khách sạn Continental trước mặt ghé sang. Hoặc cũng có một số phóng viên người Việt làm cho các đài truyền hình, truyền thanh nước ngoài săn tin tại đây.

Nhà thơ hàng đầu Việt Nam thường hẹn hò ở Givral

Có một nhà thơ hàng đầu Việt Nam thời đó là thi sĩ Đinh Hùng, bình thường ông hay ngồi ở La Pagode, nhưng khi “hữu sự” ông lại ngồi ở Givral. Dáng người “thanh thoát” nhỏ nhắn rất thư sinh. Lúc nào ông cũng chải chuốt, complet, cravate, đầu chải mượt gọn gàng, tay luôn xách chiếc cặp da, ông còn giữ nguyên vẻ đỏm dáng, lịch lãm của “công tử Hà Nội” những năm 50. Ông thường hẹn gặp những người ái mộ ở đây. Tôi để ý thấy hầu hết là những nữ độc giả rất trẻ, đẹp. Khi ông ngồi cùng 3-4 cô, khi ông lại rù rì với một người đẹp duy nhất. Đúng là ông có số đào hoa và dù đã ngoại ngũ tuần nhưng trái tim vẫn còn rất trẻ. Những lúc nhìn ông “say” như thế, tôi có cảm tưởng như ông cũng giống như những cậu trai 20 ngồi bên cô gái 18. Ông sống thật với rung cảm của mình. Có lẽ vì vậy thơ ông bao giờ cũng mang cái óng mượt, thần thoại rất đặc trưng. Có thể, Givral chính là nơi bắt ngưồn cho những cánh thơ thăng hoa của cảm xúc này.
Hôm nay ngồi ở Givral, hình bóng anh Đinh Hùng vẫn quanh quẩn đâu đây. Nhớ lại, khi tôi viết truyện dài “Đời Chưa Trang Điểm”, tiêu đề này chính là đã mượn trong câu thơ “đời chưa trang điểm mà xuân đã về” của anh. Lúc gặp nhau, anh Đinh Hùng nói với tôi: “Ừ, cái tít ấy có vẻ tiểu thuyết lắm, cứ lấy xài đi, đóng thuế cho tớ một cuốn thôi”. Mới đây mà đã hơn nửa thế kỷ rồi anh Đinh Hùng ơi!

Brodard với những “dân chơi”
Còn nhà hàng Brodard nằm ở góc Tự Do – Nguyễn Thiệp, nhìn sang bên kia là vũ trường Tự Do của ông Cường lùn và chị “tài pán” Nhựt, bà chị này hành nghề cai quản các em “ca nhe” từ vũ trường Ritz Hà Nội vào Nam. Ở đây lại đông vui vào những buổi sáng muộn và buổi tối khi “gà lên chuồng”. Nơi lui tới của những “dân đi chơi đêm” Sài Thành. Những anh hùng “hảo hớn” như Khê - Thăng Long Xích Thố, anh em ông Kim đầu bạc, Kính tennis, Chương Marine cũng lui tới ngồi tán chuyện giang hồ. Các “đại gia, tiểu gia” thời đó không nhiều, chỉ vỏn vẹn một số ông dược sĩ, tu bíp, doanh nhân có “xế bốn bánh” đủ để chở các em đi ăn đêm. Thỉnh thoảng một vài em vũ nữ, thường là loại có hạng như Lệ Hằng, Thủy Điên, Mỹ Khùng… ở mấy cái vũ trường gần đó như Tự Do, Mỹ Phụng, Olympia cũng la cà vào đây tán dóc.
Ba nhà hàng ấy là 3 sắc thái riêng biệt làm nên cái trục “văn hóa không tên”, cái linh hồn của Sài Gòn, khó phai mờ trong ký ức của những người Sài Gòn.
Còn một địa chỉ nữa ở gần chợ Bến Thành là nhà hàng Thanh Thế, nơi này là chỗ gặp nhau của những ký giả thể thao như đàn anh Huyền Vũ, Thiệu Võ và một số những nhà báo miền Nam.

Tai nạn nghề nghiệp tại Givral, chuyện bây giờ và chuyện ngày xưa
Nhắc đến Givral và gần đây có câu chuyện về tin “siêu hot” trên nhiều tờ báo ở Việt Nam, tôi chợt nhớ đến câu chuyện cũng gần giống như thế xảy ra giữa mấy anh phóng viên với nhau ngay tại nhà hàng Givral hồi xưa. Xin ghi lại chuyện vừa xảy ra trước.
Hẳn bạn đọc còn nhớ câu chuyện “tin không nổi” mới xảy ra vài tuần trước. Ngày 18-9, VOV online, một trang thông tin trên mạng của Việt Nam, đã đăng tải thông tin với nội dung rất kỳ cục về “quan hệ” bố chồng nàng dâu. Sau khi VOV online đăng thông tin này, rất nhiều báo, trang thông tin điện tử ở Việt Nam đã trích nguồn tin này, có báo còn vẽ rắn thêm chân cho tình tiết thêm phần “thật” và tăng độ “gay cấn” lên cao. Xin nhắc lại câu chuyện có thể kể là chuyện ly kỳ quái đản nhất thế kỷ tại Việt Nam. Trang mạng này đưa tin nguyên văn như sau:
“Bố chồng yêu con dâu, cùng phải đi cấp cứu
Ông A (58 tuổi) có quan hệ tình dục với cô con dâu (36 tuổi). Trong khi thực hiện hành vi vô đạo đức này, người con dâu bị chứng co thắt âm đạo làm cho bố chồng không tách rời ra được.
Chiều 18-9, Phó Giáo sư, tiến sĩ Tạ Văn Trầm - Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa trung tâm tỉnh Tiền Giang xác nhận, vừa quyết định chuyển 2 bệnh nhân (cư ngụ ở xã Tân Trung, thị xã Gò Công) lên tuyến trên điều trị trong tình trạng dính nhau. Điều đáng nói là 2 bệnh nhân này là bố chồng và con dâu.
Trước đó, trong lúc người con trai đi làm ở TP., ông A (58 tuổi) có quan hệ tình dục với cô con dâu (36 tuổi).
Trong khi thực hiện hành vi vô đạo đức này, người con dâu bị chứng co thắt âm đạo làm cho bố chồng không tách rời ra được, được đưa đi cấp cứu ở Bệnh viện Đa khoa trung tâm tỉnh”.
Thật ra đây chỉ là nguồi tin do BS. Tạ Văn Trầm - phó giám đốc bệnh viện đa khoa trung tâm tỉnh Tiền Giang nói vui với bạn bè thôi. Hoàn toàn không có thật. Sau đó vài ngày, sáng 22-9 trang báoVOVonline đã phải xin lỗi:
“Ngày 18-9, VOV online đã đăng tải thông tin với nội dung về quan hệ bố chồng nàng dâu. Tuy nhiên qua xác minh, phóng viên viết tin này đã có sai sót khi chỉ dựa trên một nguồn tin không chính xác, thiếu thẩm định lại, dẫn đến tin đưa không đúng sự thật. VOV online chân thành cáo lỗi cùng bạn đọc”.

Chuyện ở Givral thời xưa
Thưa bạn, chuyện này làm tôi nhớ đến câu chuyện có thật ở Givral hồi xưa, do anh Hồng Dương kể lại. Khi đó anh là phóng viên của Đài Phát Thanh Quân Đội phụ trách tin tức nghị trường. Hầu như ngày nào anh cũng ngồi với cánh phóng viên ở Givral. Trong số những phóng viên đi săn tin có một ông, lớn hơn vài tuổi. Ông này thích “mần văn nghệ đủ thứ”, làm thơ, viết văn, nghiên cứu, lý luận, phê bình văn học kiêm luôn nghề săn tin. Ông lại thích tỏ ra hiểu biết hơn người, coi mình là cái rốn của vũ trụ nên anh em không ưa. Ông nói và viết nhiều hơn những gì ông biết. Ông chỉ đọc chừng 10 cuốn sách nhưng phê bình đến cả trăm văn nghệ sĩ. Chứng tỏ ông chỉ nghe lỏm chứ không biết đâu là đúng đâu là sai.
Một lần anh em đang ngồi tán dóc, thấy ông (xin giấu tên, tạm gọi là ông X.Y) đi tới. Mọi người đều im bặt. Ông X.Y đoán chắc có tin gì hay, tụi nó giấu mình. Ông hỏi, nhưng anh em không ai nói câu nào, ông càng nghi. Sau cùng ông lựa một anh có vẻ “thật thà” nhất gặng hỏi cho được cái tin “bí mật” kia. Anh phóng viên “thật thà” bèn bịa ngay ra một “tình sử” tiết lộ cho đàn anh X.Y. Tôi không nhớ rõ là chuyện gì, nhưng đại khái là thứ tin tức động trời như kiểu tin “bố chồng dính lẹo với nàng dâu”.
Ông X.Y tức khắc viết bản tin đăng trên báo hàng ngày. Ông chủ nhiệm bị thiên hạ gọi đến tòa soạn hỏi tới tấp và có nhiều phản ứng rất gay gắt. Ông chủ nhiệm báo này cũng giống như ông chủ nhiệm VOV phải đi xác minh. Cánh phóng viên nói hoàn toàn không có tin này. Chủ nhiệm đành đăng lời “cáo lỗi cùng bạn đọc” và chỉ còn cách cho anh phóng viên nằm nhà làm việc vặt.

Cái bẫy của mấy ông bác sĩ
Trở lại chuyện ngày nay trên VOV, tôi thấy có dư luận chê trách BS Tạ Văn Trầm - phó giám đốc bệnh viện đa khoa trung tâm tỉnh Tiền Giang nói bậy. Nhưng suy luận cho cùng, tôi nghĩ đây cũng chỉ là chuyện ông BS Trầm thấy anh phóng viên kia hay nghe lóm, viết văng mạng nên ông ta cùng bạn bè ghét mặt, bèn giăng cái bẫy, bịa chuyện “bố chồng nàng dâu”, cho anh ta nghe lỏm, cũng giống như cái bẫy của mấy anh bạn phóng viên ngồi ở Givral hồi xưa thôi. Chẳng có lý do gì một bác sĩ phó giám đốc bệnh viện lại nói một chuyện không hề có như vậy. Thiếu gì chuyện để mấy ông tu bíp nói giỡn với nhau, sao lại nhè lúc anh phóng viên có mặt mà “khui” ra chuyện kỳ quái kia, phải không bạn? Bài học này quả là đắt giá cho những người cầm bút chuyên nghiệp và không chuyên nghiệp.
Tôi kể lại chuyện cũ, chuyện mới để bạn đọc dễ dàng so sánh hai chuyện có cùng một nguyên nhân không.

Không thể tìm lại dĩ vãng
Tóm lại, trong bài này, tôi chỉ muốn thông tin đến bạn đọc một nét “văn hóa xưa” vừa được khơi gợi lại giữa Sài Gòn. Nhưng với tôi, nó chỉ còn cái tên Givral của thời xa xưa thôi. Tất cả đều khác trước, giá cả lại quá cao không phù hợp chút nào với cánh phóng viên Việt Nam. Nó sẽ chỉ còn thích hợp với khách du lịch ghé ngang qua thành phố này.
Dù sao cũng xin gửi đến bạn đọc nặng lòng với những hoài niệm cũ, với Sài Gòn xưa, một cái gì đã mất đi không thể tìm lại được. - (VQ)

Friday, October 26, 2012

Trần Vấn Lệ * Tùy Bút Mùa Thu


danggiao


Mùa Thu, trời ngộ thiệt:  nắng nửa chiều rưng rưng, làm như mưa không chừng, chờ hoài mưa không tới…

Mùa Thu lá chới với / dù gió nhẹ nhàng qua. 
Gió heo may xót xa / không riêng lòng chiếc lá… 

Mùa Thu những con quạ / ít kêu, mà kêu buồn.  Tiếng kêu như tiếng chuông / khàn khàn và vỡ nát…

Ơ hay những bài hát / vang vang cũng nghe buồn!  Cô ca sĩ dễ thương / mặt dường như sương khói…

Mùa Thu trời vời vợi, thấp mà sao như sâu; dòng nước chảy qua cầu, xanh mà sao xanh ngắt? 

Tôi thắp nhang bàn Phật / cầu xin cho người yêu / có được những buổi chiều, lạnh, lòng nghe vẫn ấm…

Tôi vẫn còn xa lắm / chưa về kịp với ai.  Tôi ráng giữ vòng tay / chỉ cho riêng người ấy…

Người yêu tôi, người Huế, chiều Vỹ Dạ bâng khuâng…

Trần Vấn Lệ