văn hữu vườn tao ngộ

Nơi lưu trữ tác phẩm của PBTD và thân hữu. Liên lạc: phanbathuyduong@gmail.com

Sunday, December 2, 2012

Minh Nguyễn * Xứ Lạng Có Ai Lên Cùng


 
Hồi nhỏ, bên tiếng võng đưa kẽo kẹt, tôi thường nghe các bà mẹ vừa đưa con vừa hát ru, à ơi:
“Đồng Đăng có phố Kỳ lừa.

Có nàng Tô Thị có chùa Tam Thanh.

Ai lên xứ Lạng cùng anh . . .”

Xứ Lạng ở đâu trên bản đồ đất nước lại được cánh đàn ông mời chào, rủ rê các chị em phụ nữ đi cùng nghe ngọt ngào đến vậy? Lời mời gọi khộng chỉ lãng mạn mà, còn tha thiết gói ghém thêm chút tình cảm nhẹ nhàng gửi tới người phụ nữ chưa quen nào đó. Không chỉ có thế, âm vang còn được lưu giữ qua từng câu ca dao, tục ngữ hầu như tuổi thơ ai cũng thuộc nằm lòng, đánh thức từng mẩu chuyện cổ tích qua giọng kể từ bà nội bà ngoại. Ngày xửa ngày xưa . . . . . .

. .
Thắc mắc, tôi thử đi tìm trên bản đồ hình cong chữ S, ngạc nhiên nhìn thấy Lạng Sơn như một lòng chảo, lọt thỏm giữa bốn bề núi non trùng điệp nơi vùng Đông Bắc, sát biên giới Việt-Trung. Nơi được xem là trung tâm vùng đất biên cương, là vị trí tiền tiêu địa đầu tổ quốc, là đầu sóng ngọn gió đã  ghi đậm nhiều chiến tích lịch sử oai hùng trong những cuộc chiến tranh dựng nước, giữ nước của dân tộc qua các địa danh như: Ải Nam Quan, Ải Chi Lăng, phố Kỳ Lừa, chùa Tam Thanh, nàng Tô Thị . . .

Vốn rất sợ cái nóng mùa hè đổ lửa ở miền Bắc, nay lại nghe bạn bè xuýt xoa trầm trồ khen vẻ đẹp đầy thơ mộng, huyền ảo của các di tích lịch sử, của các chợ miền địa đầu biên ải, của các hang động kỳ bí cùng với mây mù lúc nào cũng hòa quyện trên núi cao làm bảng lảng cả một trời thu sắc tím Lạng Sơn, nghe hấp dẩn vô cùng. Vì vậy, tuy đã lỡ hẹn cùng Mây đi chơi chợ tình Khau Vai, mỗi năm chĩ họp một lần vào cuối tháng ba âm lịch ở huyện Mèo Vạt; tôi đành phải cáo lỗi cùng cô, hẹn gặp lại nhau vào dịp khác, trước là tránh được cái nóng mùa hè gay gắt, sau chờ đến sang thu thời tiết sẽ dễ chịu hơn ra thăm Lạng Sơn cho biết sự tình.     

Tháng chín đến, tôi mang vài bộ quần áo bỏ vào ba lô lên đường ra Hà Nội. Do có kinh nghiệm từ những chuyến đi trước, tôi không phải vất vả gồng gánh theo nhiều đồ mặc ấm vì, mùa thu là mùa được xem đẹp nhất trong năm ở miền Bắc, chỉ cần một chiếc áo gió vắt vai để ngộ nhỡ có gặp cơn mưa phùn nào ghé qua bất chợt, có cái mặc thêm để phòng thân; còn ngoài ra, cứ quần jean áo T-shirt đi trải nghiệm khắp nơi cho tiện, cho ra dáng bụi đời lãng tử.


Đến Hà Nội, hỏi thăm người thân tôi mới biết đường lên Lạng Sơn chỉ mất hai giờ đồng hồ đi bằng ô tô, với vận tốc hơn trăm cây số một giờ trên đường cao tốc. Còn thư thả hơn, cứ leo lên tàu chợ ngồi chung toa với mấy bà buôn bán mánh mung, tha hồ nghe họ “tám” tới một ngàn lẽ một chuyện dấu hàng lậu thuế. Tóm lại, đi xe máy là cơ động hơn hết, vì trên đường đi có nhiều phong cảnh đẹp, thích tìm hiểu khám phá nơi nào thì dừng xe lại đôi ba giờ, bấm máy chụp cảnh rừng bạch đàn bạt ngàn, cảnh rừng na xanh mướt chạy dọc theo hai bên đường cùng những núi đá tai mèo lởm chởm, được bàn tay tạo hóa ưu đãi ban tặng cho vùng Đông bắc một khung cảnh thiên nhiên vô cùng quyến rũ.

Chỉ nghe tán từng ấy chuyện thôi, tôi cũng đủ thấy mình bị mê hoặc. Thích quá, tôi hợp đồng thuê ngay một chiếc xe máy với giá hai trăm ngàn đồng một ngày, chạy theo lộ trình cầu Chương Dương, quốc lộ 5, rẽ qua đường 18, nhắm hướng Lạng Sơn chạy đi. Tới giờ tôi mới sực nhớ là quên chưa chạy ra bờ hồ, nhìn lên cầu Thê Húc chiêm ngưỡng tiết trời se lạnh nơi mùa thu đang chớm về. Chưa kịp chứng kiến vẻ đẹp bình dị, nồng nàn sau hàng giây hoa lộc vừng lấm tấm màu son đỏ, rũ xuống mặt hồ Gươm phủ đầy hơi sương. Chưa kịp đi lang thang lên phố Nguyễn Du, hít hà mùi hương hoa sữa thơm ngào ngạt pha lẫn chút hăng hắc. Chưa kịp ăn miếng chuối chín vàng trứng cuốc, chấm cốm làng Vòng gói trong lá sen, cẩn thận buột bằng cọng nếp non còn đọng lại giọt sương mai, thương lấy bàn tay ai đứng bán nơi vỉa hè, như đã dự tính từ. Thôi thì hẹn tới sau chuyến đi Lạng Sơn về ghé cũng không đến nỗi muộn.

Lang thang tới Bắc Ninh tôi ghé qua làng Lim, nghe hát đôi ba câu quan họ, đi xem tranh Đông Hồ, thăm làng gốm Phù Lãng, vào lễ đền bà Chúa Kho. Kế đó, đi lạc vào những cánh đồng vàng rộm, ngan ngát hương thơm mùi lúa vừa chín tới, chợt trông thấy bảng chỉ dẩn đường tới Lục Ngạn, xứ sở của loại vải thiều ngọt lim tháng năm, rực màu đỏ trên các cành cao. Lại ghé vào Vân Hà uống chén rượu Làng Vân nổi tiếng, trước khi kịp tới Kinh Bắc nghe liền anh liền chị “đến hẹn lại lên” bên bờ bắc sông Cầu hát câu “người ơi người ở đừng về”. Nghe kể, khi xưa nơi đậy từng là đất dựng nghiêp của nhà Lý, khiến tôi nhớ tới bài hịch tướng sĩ của thái úy Lý Thường Kiệt trong bài “Nam Quốc Sơn Hà” còn văng vẳng quanh đây. Chạy thêm một lúc nhìn thấy ngọn Mã Yên hiện ra cùng với nhiều ngọn núi cao, hình thành nên huyện Chi Lăng với con sông Thương yên ả chảy qua. Đặc biệt, khi chạy trên quốc lộ 1A, đến đoạn đường mà hai bên có hai bức tường thành xây bằng đá, ngó sang thấy có treo một tấm bảng nhỏ ghi Ải Chi Lăng. Thì ra, đây là vùng đất một thời rực rỡ với bao chiến công hiển hách của miền biên ải qua các đời vua Lê Đại Hành, Bình Định Vương Lê Lợi. Ải có hai cửa, cửa phía Bắc gọi Qủy Môn Quan, cửa phía Nam gọi Cửa Thề. Ải rộng ba dài hai mươi số được bao bọc bởi dãy Kai Kinh và Bảo Đài sừng sửng chắn lấy hai đầu nên địa thế vô cùng hiểm trở. Càng đến gần Lạng Sơn phong cảnh càng trở nên thơ mộng hữu tình hơn với những ngọn núi đá vôi nằm sát ngay bên đường, lúc ẩn lúc hiện trong màu sương khói. Đang chạy bỗng thấy xuất hiện một ngả ba trước mặt. Chưa biết phải đi con đường nào, chợt ngó lên thấy tấm bảng chỉ dẩn. Một lên cửa khẩu Đồng Đăng cùng cửa khẩu Hữu Nghị, một lên cửa khẩu Tân Thanh có chợ biên giới lớn nhất trong các chợ biên giới ở đây.  

Tưởng tôi cũng giống như nhiều người từ Hà Nội lên Lạng Sơn tìm đến thiên đường mua sắm, người ta khuyên tôi nên đi chợ Tân Thanh vì ở đó hàng hóa nhiều vô kể mà lại rất rẻ so với chợ Đông Kinh hay chợ đêm Kỳ Lừa. Còn nếu lên cửa khẩu Đồng Đăng hay cửa khẩu Hữu Nghị thì đa phần là hàng hóa xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc hay ngược lại mà thôi. Nghe giới thiệu tôi chỉ cười, cho biết mình đi du lịch với mục đích khám phá các thắng cảnh nổi tiếng ở vùng Đông Bắc mà thôi,  ngoài ra chẳng có ý buôn bán gì. Nhờ thế, nhiều người tỏ ra thân thiện, chỉ vẽ cho tôi mọi ngóc ngách trong thành phố cùng những điểm tham quan đặc sắc mà nếu đi theo tua du lịch chưa chắc đã được biết hết.  

Thấy trời đã ngã sang màu chiều, tôi dừng xe ghé thuê chỗ nghỉ ngay cạnh chợ Đông Kinh. Cô tiếp tân xinh đẹp, ăn mặc như người mẫu sắp ra sàn cat walk trình diễn thời trang, vui vẻ chuyện trò rôm rả và giới thiệu cho tôi những nơi có thể đến ăn uống vui chơi ở Lạng Sơn. Tôi láu lỉnh không kém, thử mời cô làm hướng dẩn, không ngờ cô vui vẻ nhận lời. Hóa ra cô không phải là nhân viên ở đây mà, là con gái của chủ khách sạn, nhân lúc rổi rảnh ra đứng chơi thôi. Cô cho biết còn hai tuần lễ nữa sẽ trở qua Mỹ học tiếp ngành quản trị kinh doanh ở đại học Berkeley. Tôi thắc mắc không biết có phải trường này thuộc viện đại học California hay không. Cô ngạc nhiên hỏi tôi cũng biết trường này sao - Tôi trả lời chỉ biết UC Berkeley nằm trong vịnh San Francisco thuộc thành phố Berkeley thôi. Đây là trường công lập hiếm hoi ở Mỹ được xếp hạng thứ bảy trên thế giới với việc đào tạo xuất sắc về kinh tế. Cô thích thú giới thiệu cho tôi biết tên mình là Nhã. Cô không ngờ tôi lại biết rõ về trường học của cô đến vậy. Cô ngõ ý muốn kết bạn với tôi để sau khi trở sang bên đó học còn có người “tán dóc” trên mạng. Thế là chúng tôi tình cờ quen nhau, thận nhau như hai người bạn.       

Buổi tối ở thành phố Lạng Sơn nói không vui như nhiều thành phố khác cũng không đúng; trái lại, có lẽ nhờ thổ địa là cô gái đẹp đi bên cạnh nên, đến bất kỳ đâu chúng tôi cũng được chào đón khá lịch sự. Điểm đầu tiên Nhã đưa tôi đến là khu công viên nằm dọc theo con sông Kỳ Cùng, vừa khánh thành cuối tháng tư rồi. Mới chập tối mà nam thanh nữ tú tụ tập về đây đông như đi trẩy hội. Đèn đóm sáng choang, vòi phun nơi bể nước bắn lên tung tóe, giúp làm đẹp thêm cho những đôi tình nhân tung tăng lượn lờ qua lại. Chán, Nhã đưa tôi về chợ đêm Kỳ Lừa. Tôi đùa “Ở đây cái gì cũng bắt đầu bằng chữ “Kỳ” hết hả – Nhã cười trả đủa – Chỉ thiếu những con người kỳ cục mới hỏi như thế thôi – Vậy thì tặng cho em cái nick Kỳ Nhã luôn cho dễ nhớ – Tùy anh”. Do chuyện trò vui vẻ, chẳng mấy chốc chúng tôi đã lội bộ về đến ngôi chợ đêm. Từ ngoài đường nhìn vào, chợ đêm Kỳ Lừa nằm thụt sâu vào bên trong, rực rỡ dưới hàng trăm bóng đèn điện chiếu sáng. Nhã đưa tôi dạo quanh các gian hàng bày bán các loại hàng hóa phục vụ khách du lịch như: các mặt hàng thổ cẩm, quần áo thời trang, đá quí, đồ điện tử đa phần có xuất xứ từ Trung Quốc; không quên căn dặn “muốn mua gì cứ để em giao dịch, giọng phía Nam của anh chỉ có nước sập bẩy”. Thấy tôi chỉ quan sát các sinh hoạt về đêm ở khu chợ mà không mua bán gì. Nhã thắc mắc ghé miệng sát tai tôi hỏi nhỏ “không mua gì về Sàigòn làm quà tặng người yêu hay sao – Tôi nói đã mua ở chợ đêm bên Thái và Siem Reap rồi. Tối nay chỉ thích đi giao lưu kết bạn với thanh niên nam-nữ người dân tộc Tày, Dao, Nùng xem họ sinh hoạt về đêm như thế nào thôi – Nhã lườm tôi – Được thôi! Sẽ dành nhiều cơ hội cho anh thi thố bản lĩnh đàn ông ngay đêm nay”. Rời chợ đêm Kỳ Lừa, thay vì ghé quán bar số 9 cửa Đông hay tụ điểm ăn chơi ở vũ trường  New Lan, nhưng qua điện thoại cầm tay bạn bè Nhã cảnh giác không nên đến đó vì, công an vừa mới hốt trọn ổ những nhóm ăn chơi ở đó. Bị cụt hứng, Nhã đành đưa tôi ghé về một trong hai quán cà phê nổi tiếng nhất thành phố Lạng Sơn. Dưới ánh sáng chỉ vừa đủ nhìn thấy mặt nhau, anh nhân viên đưa bọn tôi đến ngồi vào chiếc bàn ở cuối sân khi phía trong nhà đã kín người. Nhã cho biết ở Lạng Sơn chỉ có hai quán cà phê đươc giới trẻ ưa chuộng. Một, tại quán này chẳng hạn, ngoài không khí yên ắng cùng cách bài trí còn mang đậm nét nghệ thuật của thiền. Một, ở nơi khác không khí ồn ào hip hop, chỉ hợp với khách tuổi teen.

Tôi gọi hai cà phê “nâu” theo cách gọi của dân Hà Nội. Lúc sau nhân viên mang tới một khay gồm; hai chén hột mít, một bình trà, hai lọ sữa, hai chiếc lò nhỏ, tất cả đều bằng đất nung trông thật hay. Tôi cho sữa vào tách, đặt phin cà phê lên trên xong, đặt lên chiếc lò được đốt bên dưới bằng chiếc đèn cầy đựng trong nắp tròn kim loại, có thể lấy vô-ra từ chiếc miệng nhỏ. Nhã nhìn tôi thao tác và hỏi: “trong Sàigòn, các quán cà phê chắc đẹp và sang trọng lắm hả anh?”. Tôi nói: “dĩ nhiên, nhưng tôi thích phong cách và lối trình diễn ở quán cà phê mang nhiều tính nghệ thuật này. Vì sao? Trong đó có nhiều loại quán cà phê mà tùy theo sở thích mỗi người mà tìm tới với gu của mình. Ai thích vừa uống cà phê vừa đọc sách thì đến cà phê sách. Ai thích vừa uống cà phê vừa nghe nhạc thì vào cà phê nhạc. Ai thích uống cà phê sinh thái thì tìm đến các khu vườn có nhiều bóng cây, hồ nước. Ai thích bụi bặm, thích tán chuyện gẩu thì đến cà phê “bệt” ở mấy công viên. Ai thích điện tử hay công nghệ cao thì đến cà phê hi-tek. Riêng dân văn phòng ít thời giờ hơn thường ghé vào cà phê coffice. Ồ! Nhã kêu lên – Nghe anh kể thích quá đi mất. Có dịp vào trong ấy em sẽ bắt cóc anh đưa đi chơi khắp nơi”. Tất nhiên tôi vui quá đi chứ, nhưng sực nhớ có người nhờ hỏi về bà Chúa Cà Phê. Tôi vội lên tiếng hỏi Nhã “ở Lạng Sơn nghe nói có bà chúa cà phê gì đó phải không em – Có! Mà sao anh biết. Định xin quẻ cầu tài cầu tình hay sao mà hỏi kỷ thế. Bà là chúa Nùng, nổi tiếng với tài xem bói, không biết bà giáng hạ vào thời nào, chỉ biết trong các vị chúa bói trên ngàn, bà là người có nhiều quyền phép nhất. Vì vậy có một số quan niệm coi bà chúa cà phê là bà tổ chúa bói. Bà được lập đền thờ tận trong vùng hoang vu Phố Vị-Lạng Sơn”?

Đêm về, tôi nằm trằn trọc mãi với cái tên bà Chúa cà phê. Không hiểu thời trước, bà là người thích uống cà phê hay do nguyên nhân nào mà người xưa đã dựa vào đấy đặt cho bà danh hiệu “Bà Chúa Cà Phê”. Dọ hỏi nhiều người, thấy chẳng ai có thể trả lời được sự thắc mắc này. Sau cùng do quá mệt mỏi, tôi ngủ thiếp đi lúc nào không hay, tới khi nhận điện thoại của Nhã gọi đi ăn sáng, tôi mới giật mình choàng tỉnh.

Ăn uống xong, Nhã giữ lời hứa đưa tôi đi đến các hang động nằm trải dài trên dãy núi hình vòng cung, ở về phía tây bắc thành phố gồm: Nhị Thanh là hang đá tự nhiên khá rộng với nhiều ngỏ nghách. Giữa động có một khoảng trống gọi là Thông Thiên, nhận ánh sáng từ trên cao chiếu xuống các nhũ đá làm ngời lên nhiều màu sắc đẹp đến lạ lùng. Chúng tôi bước qua cửa động, trước hết thấy có chiếc hồ khá thơ mộng tên Nhất Bình. Hồ nhận nước từ dòng suối Ngọc Tuyền chảy dọc sườn núi đổ vào. Bước sâu vào trong, nhìn trên thế đất cao thấy có ngôi chùa Tam Giáo. Nghe người hướng dẩn cho biết, do đốc trấn Ngô thì Sĩ xây dựng để thờ Khổng tử, Lão tử, Phật Thích Ca. Tiếp tục, đi từ trước ra sau bắt gặp nhiều cảnh quang trông thật hùng vĩ. Và, cũng từ chỗ cửa sau này, Nhã chỉ cho tôi thấy núi Tam Thanh cùng với ngôi chùa nằm trong dãy núi mang hình đàn voi phủ phục trên mặt cỏ xanh. Chúng tôi rời Nhị Thanh đi sang núi Tam Thanh cách đấy không xa. Đến nơi, thấy phía trước có ngôi chùa cùng tên Tam Thanh ở phía ngoài. Muốn vào động phải leo lên mấy bậc tam cấp thật cao vì động nằm ở lưng chừng núi. Lối lên đếm có cả thảy ba mượi bậc đá khoét vào sườn núi. Trên vách có khắc bài thơ của Ngô Thì Sĩ, ca ngơị vẻ đẹp thiên nhiên nơi này. Vào sâu bên trong hơn, bắt gặp khu trung tâm hồ Cảnh hay còn gọi là hồ Âm Ti, rộng chừng vài chục mét vuông nước trong vắt, không bao giờ cạn. Đi hết cổng trời  gặp lầu vọng Thị. Đứng từ đây nhìn về hướng Đông Bắc, thấy một tượng đá nhô cao mang hình thù người đàn bà đứng bồng con chờ chồng trên đỉnh núi. Hình ảnh người đàn bà hóa đá Vọng Phu đã theo các nhà văn nhà thơ đi vào văn học sử Việt Nam qua các bài thơ văn, lưu lại trong lòng người đọc với biết bao sự cảm thương, ngưỡng mộ sâu sắc trước tấm lòng chung thủy sắt son có một không hai của người đàn bà ngày trước. Tiếc thay, trải qua bao tác động do thiên nhiên cùng với lòng tham vô tận của con người đã, nhẫn tâm hủy hoại di tích lịch sử nàng Tô Thị, bằng cách đem nung chảy hết thành vôi. Cho dù, sau này người ta cố gắng xây dựng lại ngay di tích cũ, tượng nàng Tô Thị bằng các tảng đá núi ghép lại trông rất thô thiển, đánh mất đi vẻ đẹp thuần khiết tự nhiên khiến cho số người đến chiêm ngưỡng cũng thưa dần. Kế đó, theo sự chỉ dẩn của Nhã, chúng tôi đi bộ chừng năm trăm mét tới thăm di tích cổ thành nhà Mạc. Nói cổ thành chứ thực tế chỉ còn mỗi chiếc cổng rêu phong cổ kính và hai đoạn tường dài khoảng ba trăm mét, rộng một mét xây bằng những khối đá lớn nằm giữa hai đỉnh đồi cao thấp không liền nhau, do Mạc Kính Cung xây dựng vào thế kỷ thứ mười sáu. Muốn lên đến cổng thành, phải leo mấy chục bậc tam cấp bằng đá dựng đứng. Tôi chọn một điểm cao đứng trên tường thành đóng rêu xám ngoắt, quan sát cả một vùng rộng lớn đầy hiểm trở trước mặt. Chính vì vậy mà các bậc tiền nhân khi xưa đã chọn nơi đây làm căn cứ quân sự, chặn ngang con đường độc đạo hiểm yếu nối từ Ải Bắc xuôi xuống phía Nam. Đặc biệt, đứng từ đây nhìn thấy thành phố Lạng Sơn rất rõ với từng mái ngói đỏ nằm san sát nhau trong màu xanh của cây cỏ núi rừng Đông bắc.

Rời thành nhà Mạc, Nhã rủ tôi lên “Sapa của Lạng Sơn chơi”, vì ở đó thời tiết và phong cảnh đẹp cũng chẳng thua gì Đà Lạt hay Mộc Châu. Nghe hấp dẩn quá, tôi nghe lời cô chạy xe ra quốc lộ 4B, nhắm hướng Lộc Bình chạy tới. Sau khi đã chạy hơn mười lăm cây số tới một ngã ba, thấy tấm bảng có mũi tên chỉ đường rẽ vào núi Mẫu Sơn. Con đường chạy lên mỗi lúc thấy ngoằn ngoèo, khúc khuỷu hơn với những khúc cua gấp khúc, cho tôi cảm giác như đang đi trên đoạn đường đầy thách thức ở Hà Giang. Từ cung đường vừa chạy qua khi ngoái nhìn lại, tôi vô tình bắt gặp trong lớp  sương mờ hình ảnh con rắn khổng lồ đang trườn mình bò tới với một bên là vách núi cao sừng sững, một bên là thung lũng gồm toàn đồi núi, vạt cây đâm tua tủa từ dưới lên. Hoặc từng đám mây thấp bay la đà với một chút thơ mộng, một chút trữ tình bên chiếc khăn voan vắt hờ hững quanh các thửa ruộng bậc thang, phơi màu vàng lấp loáng dưới ánh nắng tháng chín đẹp khôn tả dưới chân. Đang bị mê hoặc trước vẻ đẹp như mời gọi từ thiên nhiên, tôi chợt nghe phía sau tiếng Nhã bảo dừng lại. Thì ra cô nàng không chịu nổi cái rét vùng cao, bắt tôi dừng lại để cho cô mặc thêm áo ấm. Tiện thể, cô kể chuyện những đợt băng tuyết vào những năm hai lẽ ba, hai lẽ tám, nhất là vào tháng giêng vừa qua để lại nhiều ấn tượng trên Mẫu Sơn cho tôi nghe. Lúc đó thời tiết Mẫu Sơn có khi xuống dưới hai đến năm độ, khiến người dân từ các nơi nô nức đổ xô lên đây xem băng tuyết đông nghịt. Đẹp. Nhã thú nhận “tôi từng sống với tuyết ở xứ người, nhưng chứng kiến cảnh từng cơn gió mang theo những mảng băng tuyết bám trên mái hiên nhà, trên bình hạ thế mắc giữa hai cột điện, trên cổng rào sắt, trên những bụi tre gai đẹp như có bàn tay tạo hoá vẽ ra những tác phẩm bằng pha lê trông thật quyến rũ. Và những hôm như thế, đường xá trở nên trơn trợt, xe cộ không thể di chuyển mà nằm nối đuôi nhau thành hàng, chờ đơn vị giao thông dọn dẹp giải phóng mặt đường.

Đợi Nhã mặc xong áo ấm, tôi lên xe ghìm chặt tay lái mới có thể điều khiển  xe chạy lên tới đỉnh Mẫu Sơn. Vừa đến nơi, Nhã hào hứng nhảy xuống xe, khen tay “phượt” miền Nam thế mà giỏi. Tôi cười, xoa đôi tay lạnh cóng vào nhau trước khi thể hiện bản lĩnh đàn ông, bằng cách nắm chặt tay đưa cô đến đứng trên một điểm cao nhìn xuống bên dưới, thưởng ngoạn vẻ đẹp núi non hùng vĩ nơi vùng trời biên giới. Cùng khi ấy, Nhã chỉ cái thị trấn nho nhỏ có con sông Kỳ Cùng từ phía bên kia biên giới Việt Nam – Trung Quốc. Con sông được xem là độc nhất vô nhị vì, sau khi xuất phát từ bên kia biên giới, chảy uốn lượn quanh co qua thành phố Lạng Sơn để rồi sau đó lại chảy ngược về bên Trung Quốc.

Ngắm chán, Nhã rủ tôi đi một vòng tham quan phong cảnh Mẫu Sơn, thì ra nơi đây không lớn như tôi nghỉ, dù trước đó đã được người Pháp khám phá, xây dựng thành khu nghĩ dưỡng bề thế với hàng chục ngôi biệt thự sang trọng lớn nhỏ. Song, hiện tại chỉ có vài ngôi biệt thự còn nguyên vẹn với đầy rêu phong, còn lại bị xuống cấp hoặc hư hại. Hỏi thăm một số người dân sống lâu đời quanh đây cho biết. Đó là do hậu quả của cuộc chiến tranh biên giới năm nào đã biến nơi đây thành một nơi chốn hoang tàn. Sau, do thấy nền du lịch phát triển, nhiều người đánh hơi được mùi tiền đã nhanh chân lên đây xây nhà hàng, mở khách sạn chờ thời. Nhờ vậy những nhà nghỉ Chín Gian, Hương Sơn, Hoa Hồng, Yến Yến cùng với hàng chục nhà nghỉ thay nhau mọc lên như nấm theo mưa.

Cảm thấy cái đói cồn cào, tôi dẩn Nhã đi dọc theo con đường láng bê tông sạch sẽ, đến một nhà hàng ăn gần đó. Không ngờ, con đường đưa chúng tôi tới đứng trước một khách sạn đẹp nhất vùng. Ngôi nhà được thiết kế lại trên nền biệt thự cũ, hình cánh cung với những chiếc cửa vòm ngoài hành lang, thoạt trông cứ ngỡ như bắt gặp một chiếc du thuyền sang trọng vừa cặp bến. Thú vị nhất, trên đường đi, bắt gặp một cái chợ dã chiến của đồng bào, được giăng trên mấy tấm bạt nhựa mà bên dưới bày bán sản phẩm địa phương gồm lá mắc mật, rau su su, rau chuối, ếch hương, gà bảy cựa, mật ong rừng . . . bên lề đường. Và đặc biệt vẫn là rượu Mẫu Sơn do chính người Dao chưng cất theo lối thủ công với phương pháp cổ truyền bằng gạo, nước suối lấy từ trong núi đem về lên men với ba mươi loại thảo mộc được rửa sạch trước khi ủ.
Để kết thúc chuyến đi, Nhã không quản ngại mệt nhọc, hào hứng đưa tôi đến Ba Sơn, thăm cuộc sống của người Nùng Phàn Sình, một dân tộc tới nay vẫn còn lưu giữ nguyên vẹn phong tục lẫn tập quán cũ . Ấn tượng hơn hết, vẫn không ngoài ngôi nhà trình tường đông ấm hè mát, mọc san sát nhau sau bờ rào đá, đẹp không thua gì ở Sũng Là trong phim “chuyện của Pao”. Một nơi chốn đi qua, thấy còn đọng lại bao nét hoang sơ trên mái tóc Hỉ Nhi của các cô gái, một kiểu tóc đặc trưng ngầm báo cho mọi người biết “em chổng có chừa”.

Tại sao tôi phải từ chối chứ! Thế là chúng tôi lên xe, bắt đầu chuyến đi xuống núi để sang Ba Sơn. Sau khi chạy khoảng một giờ đồng hồ, chúng tôi ghé đến thị trấn xinh đẹp. Vì không phải vào mùa lễ hội nên ở đây không mấy náo nhiệt.Thỉnh thoảng chỉ thấy có một vài người lái xe Minsk chạy vụt qua. May sao, Nhã kịp trông thấy nơi khu chợ có đám trai gái ăn mặc theo lối truyền thống, chia nhau ngồi vây quanh các dãy bàn uống rượu, trò chuyện, hoặc đưa mắt dõi tìm ý trung nhân. Hỏi thăm, họ cho biết ở mỗi phiên chợ, thanh niên nam nữ thường kéo nhau về đây “nhẩm lẩu” hay còn gọi là uống rượu. Biết chúng tôi từ Lạng Sơn lên đây tìm hiểu sinh hoạt cộng đồng, mọi người hoan hỉ chào đón chúng tôi một cách thân thiện bằng việc mời uống rượu giao lưu. Tôi gọi thêm rượu Mẫu Sơn và món lợn quay thơm nồng lá mắc mật để góp vui. Ngó sang bên cạnh, thấy các cô gái trẻ xúm xít bên nhau, quan sát các chàng trai đang cố sức khoe mẻ giọng ca qua làn điệu Sli mượt mà. Anh bạn người Tày ngồi bên cạnh nói nhỏ vào tai tôi cho biết “nếu trong số các cô nàng kia thích ai thì, họ sẽ mang rượu đến mời nhẩm lẩu rồi tặng cho chàng chiếc áo thổ cẩm do chính họ may vá thêu thùa. Đáp lại, nếu chàng trai cũng ưng ý cô nàng, chàng sẽ tặng cho nàng thước đo hay đòn gánh, ngầm hứa hẹn chuyện tình yêu đôi lứa”.


Đến xế trưa, chợ đã vắng người, đám thanh niên thay nhau trì kéo, mời gọi chúng tôi về nhà bày tiệc nhẩm lẩu, chờ đến tối rủ rê thêm nhiều người cùng hát Sli, nhưng Nhã đã mau mắn từ chối khéo với lý do, tôi phải trở về Hà Nội cho kịp chuyến bay đêm về lại trong Nam.

Trên đường về Lạng Sơn, tôi hỏi Nhã sao lại nói dối với đám bạn  thanh niên chất phát như vậy? Cô cười, đập tay sau lưng tôi nói: “rượu Mẫu Sơn ngon thật nhưng thiếu các cô gái Nùng Phàn Sình thì ở lại làm gì.Trở về Lạng Sơn đi ăn vịt quay nhồi lá mắc mật thơm ngon bổ dưỡng, hoặc nghỉ ngơi lấy lại sức để sáng mai anh chạy về Hả Nội có sướng hơn không”. Tôi hiểu Nhã cố ý trêu chọc nên, phản ứng tự nhiên bằng cách “Chứ không phải con gái Nùng Phàn Sình thấy người mẫu Lạng Sơn xuất hiện bất ngờ, rủ nhau trốn biệt không còn ai dám ló măt ra khoe mái tóc Hỉ Nhi nũa. Tiếc quá, chắc lần sau đi một mình?”. Nhã chẳng nói chẳng rằng, nhéo vào hông tôi mấy cái, tuy không đau nhưng đủ để nhớ hoài mỗi khi chat trên Yahoo với cô.

Không ngờ chuyến đi Lạng Sơn vào mùa thu của tôi lại may mắn đến vậy. Vừa được ở bên Nhã vừa được ngắm di tích lịch sử cùng thưởng thức các món ăn đặc sản của vùng Đông Bắc ngon tuyệt ./.

Tuệ Sỹ * Cho Ta Chép Nốt Bài Thơ Ấy

thanhtri

 
Ôi nhớ làm sao, Em nhỏ ơi!
Từng đêm ngục tối mộng Em cười
Ta hôn tay áo thay làn tóc
Nghe đắng môi hồng lạnh tím người!

Ðừng ghét mùa mưa, Em nhỏ ơi!
Nằm ru vách đá, chuyện lưu đày
Cho ta chút nắng bên song cửa
Ðể vẽ hình Em theo bóng mây.

Cho đến bao giờ, Em nhỏ ơi!
Tường rêu chi chít đọng phương trời
Là ta chép nốt bài thơ ấy
Ðể giết tình yêu cả mộng đời.

Nguyễn Mạnh Trinh * Nắng chiều thấp thoáng


Người ta gọi ông Tư Râu vì ông có bộ râu quai nón trông thật dữ tướng. Trên khuôn mặt có hình thù như quả đu đủ. Nước da mai mái, bộ râu được kéo dài từ thái dương bên trái, đi qua má xuống đến cằm rồi lại từ cằm đi ngược lên má cho đến thái dương bên phải.
Những chiếc râu đen nhánh, cứng như rễ tre trông rất trật tự, thành bốn năm hàng dọc cắm sâu xuống lớp da mặt. Ông có khổ người to cao, đầu ông lại trọc lốc nên trông ông giống như Lỗ Trí Thâm, một nhân vật trong bộ phim “Lâm Xung” mà người ta chiếu trong ti vi. Ông đã đến cái tuổi “Cổ Lai Hy” nhưng trông vẫn còn tráng kiện như một đô vật. Lẽ ra ông dữ tướng như thế, thì tính ông phải nóng như Trương Phi, nhưng ông lại rất điềm đạm. Chả thế mà có một lần, không hiểu vì say rượu hay là bởi ông buồn, mà ông đã đến nhà cô Phấn, một cô gái lỡ lứa ở trong làng. Mà cô gái này cũng lạ. Tuy tuổi chưa đến cữ “tối trời” mà trông cô như một ả nạ dòng, đã nhận khuôn mặt không phải là trái xoan, mà cũng không phải là lưỡi cày. Nửa mặt phái trên thì nhỏ tóp lại. Còn nửa mặt phái dưới lại phình ra. Hai con mắt to xếch ngược với đôi lông mày sẹm. Hai hàm răng sún gần hết. Cô có mái tóc đỏ hoe, ngắn cũn cỡn, chỉ xuống đến nửa lưng. Lúc nào người ta cũng thấy cô mặc cái áo nhung đỏ đã phai màu. Cái quần vải thô đen, chỉ đến nửa cổ chân như quần soóc lửng. Người ta bảo cô rất “ngại” đi chợ mua thức ăn mà cứ hay xuống bắt cua hay hái nắm rau tập tàng ở bờ đồng về nấu ăn cho qua bữa, còn tiền và lúa, thì cô tích cóp lại để cho vay lấy lãi. Cho nên cô sống thanh nhàn, quanh năm suốt tháng chẳng phải làm gì. Để cô khỏi chơi với hai người con dâu, ông thân sinh ra cô, đã mua ngôi nhà ngói, ở trong một cái vườn hoang để cô sống như một ẩn sĩ. Người ta không thấy cô buôn thuốc bao giờ mà có một đêm, trời đã về khuya, ông Tư Râu đã lần mò đến nhà cô, đứng ngoài hiên gọi cửa. Vì có tinh thần “tiết kiệm” cho nên cô Phán không thắp đèn mà cứ mở cửa cho ông vào nhà. Để giữ bí mật cô khẽ hỏi ông:
- Có việc gì mà ông đến khuya như vậy?
Ông Tư Râu cũng trả lời rất nhỏ như giọng cô Phán:
- Tôi đến để… để… mua… mua thuốc. Chị có thuốc thì bán cho tôi một gói.
Cô Phán còn đang ngơ ngác chưa hiểu ra làm sao cả thì ông đã sán đến gần và nắm lấy tay cô:
- Chị ơi! Tôi muốn… Chị vui lòng chiều tôi đi.
Cô Phán hốt hoảng và sợ bà lang Ngô ở nhà bên nghe. Người ta gọi là bà lang Ngô vì bà chuyên hái các thứ lá như: hương nhu, mã đề, bồ công anh, cam thảo đất về băm nhỏ phơi khô đóng gói đem xuống Nga Sơn để chữa bệnh cho các bà các chị, bà con không tạ ơn bằng tiền mà tạ ơn bằng khoai lang và ngô bắp nên người ta gọi bà là bà lang ngô, cô Phán vội nói nhỏ với ông.
- Tôi không có thuốc bán cho ông đâu. Ông về đi không có tôi la lên đây này.
Ông còn đang do dự thì cô Phán đã đẩy ông ra ngoài hiên rồi đóng cửa lại. Ông thở dài thất vọng rồi lần mò trong đêm tối mịt mùng trở về nhà. Nhưng ông chưa cam chịu thất bại. Ông đặt kế hoạch để chinh phục bằng được cô Phán. Không biết có phải là do “tơ duyên trời se xấp” cô Phán vào với ông hay không mà hôm ấy ông đi chợ Lâm thì cô Phán cũng đi. Vì không biết đi xe đạp nên cô quảy gánh đi bộ. Ông tự mua một túi xách đến hơn một cân thịt lợn, năm thanh đậu phụ, nửa cân măng, đổ đầy túi. Chưa hết, ông còn mua năm cái bánh rán tẩm mật trông rất ngon. Thấy cô Phán đang ngồi nhai loại mía nhỏ như cây tăm xỉa răng, ông nói với cô giọng xởi lởi:
- Cho tôi gửi cái đó vào túi xách.
Cô phán lúc đầu nguýt ông một cái rõ dài, nhưng sau nghĩ thế nào cô lại bảo:
- Để vào bên thúng rau đấy.
Ông nhìn cô Phán với đôi mắt thân tình rồi nói:
- Cô cứ đem cái túi về mà dùng. Tôi không lấy túi nữa đâu.
Nói xong ông đi vội vã như chạy vì sợ cô Phán trả lại. Lúc đầu cô Phán ngạc nhiên nhưng sau thì cô cũng hiểu ra và nghĩ thầm: “Chắc là ông ta hối lộ mình đây. Thôi được, của trời mà lo gì. Người ta cho thì cứ ăn đã, sau thế nào hãy hay”. Ăn xong mấy đoạn mía nhỏ như lau sậy, cô vội vã xếp gánh ra về. Cô đi mãi mà chưa hết con đường vòng Bình Lâm, cô lại nghĩ: “Con đường này dài quá không trách ngày xưa ông bà nói “Gái lộn chồng đi đường vòng Bình Lâm” đi mãi không hết phải quay về. Bỗng cô nghe tiếng chuông xe đạp “kính coong, kính coong” cô quảy gánh đi nép về bên tay phải. Đầu thúng cồng kềnh, đụng vào con chạch ở trên đê bắn ra va vào bánh xe đạp. Ông Tư Râu đi chậm lại rồi nói với cô:
- Đã về đến đây rồi à? Đi nhanh thế! Có ngồi được tôi lai cho một đoạn nào?
Cô Phán nguýt dài một cái rồi bĩu môi:
- Mắc gánh thì ngồi làm sao. Thôi tránh đi cho rảnh.
Ông Tư biết là chưa chinh phục được trái tim rắn như đá của cô nàng nên đạp xe dấn lên rồi đi thẳng.
Lại một hôm ông Tư đi chợ huyện để bán gà. ông vừa xuống đến chợ, bọn con buôn xúm lại, ông bán ngay cho họ cả một lồng mười con gà. Tính ông cũng lạ. Đi bán thì sợ ế phải đem về nên bán vội. Đi mua thì lại sợ ngừơi ta mua hết không mua được phải về không nên cũng phải mua vội. Người ta mới trả ba ngàn, đợi người ta đứng lên, ông chen vào trả ba ngàn rưỡi. Đến giá rồi nhưng người bán thấy ông háu mua nên chưa vội bán. Ông trả năm ngàn rồi năm ngàn rưỡi. Khi mua được thì ông phấn khởi nhưng sau đó thì ỉu xìu như kẹo gặp nồm. Nhưng rồi ông cũng tặc lưỡi tự động viên mình “Đắt nhưng cắt nên miếng” còn cắt có nên miếng hay không có trời mà biết. Hôm ấy cô Phán cũng đi chợ bán gà nhưng vì cô đi bộ nên mãi tám giờ mới đến chợ. Cô bán đi ba ổ gà để mua một cái áo len. Mùa lạnh đến rồi mà cô chưa có áo len. Tính cô cũng khá chặt chịa nên cô bán đến trưa mới hết gà. Khi gửi gánh cho ông Tư Râu, cô chen vào cửa hàng để mua áo. Chọn mãi mới được một cái áo ưng ý. Cô cò kè bớt một thêm hai mãi rồi cũng ngã giá. Cô gấp cái áo lại cẩn thận. Cái áo màu đỏ tươi rực rỡ. Cô vui như mở cờ trong bụng. Cô đưa tay vào túi để lấy tiền; nhưng bốn chục ngàn bạc bán gà cô bỏ ở túi áo trong cài kim băng cẩn thận mà bây giờ kim mất, bạc cũng không còn. Người cô nóng ran, hai bên thái dương rần rật rồi cô đi như kẻ mộng du, trở lại chỗ ông Tư ngồi coi gánh cho cô. Thấy cô, ông Tư cười và hỏi:
- Mua được áo chưa, sao lâu thế?
Cô nói như người mất hồn!
- Mất hết tiền rồi còn đâu mà mua.
Ông Tư Râu sửng sốt hỏi lại cô:
- Sao mất hết tiền rồi à? Cô nói đùa?
Cô lại nguýt ông một cái nhưng không dài, nói:
- Kẻ cắp nó tài hơn thánh, bỏ vào túi áo bên trong, lại cài kim băng cẩn thận. Thế mà…
- Kẻ cắp chợ Huyện mà!
Nói xong ông lại nhìn cô, thấy mặt cô buồn, ông nghĩ nhanh: “Lúc này mà tung tiền ra thì đồng tiền mới có giá trị đây”. Nghĩ thế rồi ông nói với cô:
- Tôi vừa có tiền bán gà đây, cô lấy mà mua áo!
Lúc đầu cô Phán còn ngần ngại. Cô nghĩ “Đồng tiền liền khúc ruột ai người ta cho vay không”. Chắc là có âm mưu gì đây. Nhưng nếu không vay thì bao giờ mới có tiền. Rồi lại đi bộ từ nhà xuống đến chợ. Thôi thì hãy cứ vay mua đã. Sau trả lại cho người ta. Nếu không trả được thì hãy cù lần, cô nói:
- Ông cho tôi vay, về nhà tôi trả ông.
Với vẻ quan tâm đặc biệt ông nói với cô:
- Thôi, chị cứ lấy mà mua cho được đi đã, còn trả hay là không sẽ tính sau. Tiền của tôi cũng như của chị, lo gì.
Bây giờ, ông xưng hô bằng chị với cô Phán là có sự tính toán cả đấy. Gọi bằng chị, để bớt đi sự chênh lệch tuổi tác giữa cô và ông. Thấy ông có thái độ mặn mà thân mật như vậy, cô Phán bớt đi nỗi lo ngại.
Cô cầm lấy nắm tiền ông Tư đưa cho rồi trở lại nói với chị bán hàng để lấy áo. Ông Tư thấy cô cầm áo đi lại liền bảo cô:
- Mặc thử xem áo có vừa và đúng mốt mới không. Nếu không vừa thì đem đổi lại lấy cái khác.
Cô Phán cởi bớt chiếc áo ngoài, mặc chiếc áo len vào rồi ngắm bên nọ , ngắm bên kia. ông Tư cũng giúp cô kéo cái gấu áo ở đường sau xuống. Cái áo vừa vặn. Ông ngắm rồi đưa tay vuốt trên ngực cô một cái rất nhanh. Thấy cử chỉ lạ của ông như vậy, nếu như lúc khác, cô sẽ nguýt ông một cái thật dài cho bõ ghét, mà lần này thì không thể. Vì có sự quan tâm của ông, cô mới có được cái áo đẹp như thế này, nên cô yên lặng mà chỉ nhìn ông với cái nhìn ngầm cảm ơn mà thôi. nhưng không hiểu sao lúc bàn tay của ông vuốt lên bộ ngực căng phồng của cô thì các mạch máu trong người cô nóng ran và chạy rần rật như có một làn sóng điện truyền vào bên trong cơ thể của cô. Thế nhưng bàn tay ông Tư mới vuốt bên ngoài, còn những hai lần áo nữa mới tới bên trong da thịt của cô. Vì là một người rất khó tính, cho nên từ khi cô lớn đến nay, chưa có một người đàn ông nào dám chạm vào người cô, thế mà nay ông Tư là người đầu tiên đã mạnh dạn thăm dò, tuy rằng nó mới ở bên ngoài hai lần áo. Thấy chợ đã vãn người, ông nói với cô Phán bằng một giọng rất thân mật:
- Có ai gửi được cái gánh, tôi lai về đến đầu làng khỏi đi bộ.
Cô Phán còn dùng dằng thì may sao có bà Chư lé đi đến nên cô Phán mừng rỡ nói với bà Chư:
- Bà làm ơn cho tôi gửi cái gánh, về nhà tôi lấy.
Vì là con người nhẹ tính, lại hay giúp đỡ mọi người nên bà đồng ý ngay. Bà dồn đôi quang gánh của bà lại một đầu còn một đầu để quảy đôi quang của cô Phán. Trong khi hai người đang lo dồn quang gánh thì ông Tư đạp xe ra ngoài cổng chợ đứng chờ. Thấy cô cầm cái đòn gánh vội vàng đi tới thì ông lên xe đạp đi và bảo cô Phán nhảy lên xe. Cô Phán lạch bạch, chạy theo một đoạn đến năm sáu mét rồi mới nhảy đại, dằn cái đít to như cái thúng lên gác ba ga đánh sầm một cái, làm cho ông Tư loạng choạng không thể cưỡng lại được. Cái xe lạng đi rồi đâm sầm xuống ruộng. May đó là cánh đồng cạn. Cô Phán và ông Tư bị hất xuống đất. Ông Tư nằm chồng lên cô Phán. Đáng lẽ ông Tư có thể đứng dậy ngay được vì ngã xuống ruộng đất cát mềm, người ta vừa bừa xong để chuẩn bị trồng khoai nên chả đau đớn gì. Thế nhưng được nằm trên cô Phán nên ông khoái chí không chịu dậy ngay mà cứ nằm đè lên cô Phán có đến năm phút rồi mới lồm cồm bò dậy. Lúc đó cô Phán mới ngồi lên, phủi sạch quần áo đứng dậy và không hiểu sao lúc bị ông Tư đè nặng như thế, cô lại thấy không nặng chút nào mà lại còn cảm giác đê mê dễ chịu. Từ đó cô thấy có cảm tình với ông Tư. Lần này thì ông Tư không để cho cô nhảy nữa. Vì ông biết các bà, các chị không biết đi xe, thì không biết cả nhảy xe. Ông ngồi sẵn trên bàn yên, hai tay giữ ghi đông; một chân để trên bàn đạp, một chân chống xuống đất. Đợi cho cô Phán ngồi vững trên gác ba ga rồi ông mới thong thả đạp xe đi. Chẳng mấy chốc xe đã về tới chợ ngã tư xã Nga Thắng. Ông dừng xe bảo cô Phán xuống. Hai người vào quán ăn. Ông Tư mua hai bát phở gà một đĩa lòng lợn và một đĩa thịt gà luộc đầy tú ụ, một nửa chai rượu trắng. Cầm chai rượu, ông rót đầy hai cốc lớn. Ông để sang cô Phán một cốc còn một cốc để cho mình. Cô Phán chưa uống rượu bao giờ nhưng thấy ông nhiệt tình như vậy cô cũng nể nên cô cũng uống. Ông Tư gắp bỏ vào bát cho những miếng tim gan lợn, những miếng thịt gà luộc toàn nạc trông thật ngon lành. Còn ông thì nhắm toàn ruột non, đầu cổ cánh gà. Cô Phán uống hết nửa cốc rượu thì đã loáng choáng. Ông Tư cầm chai rượu định rót nữa nhưng cô đưa tay bịt miệng cốc rồi nói:
- Thôi em không uống nữa đâu. Em say rồi.
Chả hiểu sao lúc đó cô lại xưng em với ông Tư ngọt xớt như vậy. Có lẽ rượu đã làm cô không còn tự chủ được nữa. Ông Tư lại gắp mấy miếng lòng lợn và thịt gà bỏ vào bát và bắt cô ăn kỳ hết. Thấy cô đã ăn hết bát phở và thức ăn, còn lại nửa cốc rượu ông bảo cô uống hết. Cô Phán ngần ngại vì đã chán rượu rồi, rượu pha cồn uống vào mồm đắng ngoét chứ có ngon lành gì, ông tư bảo cô:
- Đã trót uống rồi thì phải uống hết, chứ bây giờ ai uống cho, mà trả lại cho nhà hàng thì không được.
Nể lời ông Tư, ngửa cổ đổ nửa cốc rượu vào mồm rồi nhắm mắt lại mà nuốt cho trôi qua cuống họng. Lúc đó cô thấy choáng váng. Trong đầu cô nó kêu ù ù ong ong như người xay lúa. Cô không thể ngồi vững trên ghế được nữa mà nằm vật xuống cái ghế dài. Lúc đó đã quá trưa nên quán ăn vắng khách. Ông Tư lần vào túi lấy ra lọ dầu xoa vào ngực cho cô. Thế rồi nhân lúc ông chủ quán đi vào nhà trong ông xoa cả vào rốn cho cô. Lúc đó tuy say nhưng cô cũng biết được ý đồ của ông. Cô khẽ nguýt ông một cái rồi kéo áo che bụng lại. Ông Tư xin một bát nước lạnh, bắt cô uống hết cho giã rượu. Nằm nghỉ ngơi gần một giờ đồng hồ cô mới thấy tỉnh táo và dễ chịu. Lúc đó ông Tư mới hỏi cô:
- Bây giờ đã về được chưa?
- Về được rồi!
Ông Tư dắt xe ra để tựa vào gốc cây ở cửa quán, ông bảo cô ngồi lên gác ba ga. Nhưng cô không làm sao nhấc nổi cái đít để ngồi vào chỗ đã dành cho cô. Ông Tư phải bế cô như một đứa trẻ đặt lên gác ba ga.
Ông bảo cô phải ngồi dọc cho nó vững, chớ ngồi ngang là ngã. Tuy đã tỉnh rượu nhưng trong người cô vẫn còn lâng lâng nên cô phải nghe lời ông Tư ngồi dọc trên gác ba ga. Hai tay cô vòng ra ôm chặt lấy cái bụng to bè của ông Tư. Xe về đến đầu làng thì đã ba giờ chiều. Ông Tư ở đầu làng. Vì không có con trai nên ông ở một mình. Bà Tư xấu số đã qua đời bốn năm nay. Còn các con gái ông thì đã đi lấy chồng, mỗi bà đã có hai ba đứa con. Bà Khấp và bà Khểnh năm nay cũng đã năm mươi tuổi rồi. Chỉ có chị Khệnh và chị Khạng là mỗi người mới có một cháu. Nhiều người khuyên ông “tục huyền” để lấy người làm bạn vì các cụ đã nói: “Con nuôi cha không bằng bà nuôi ông”. Nhưng bà Khấp và bà Khểnh thì bảo:
“Ông già rồi, đã gấp ghé miệng lỗ rồi còn đa mang làm chi cho khổ”. Ông Tư không nghe lời khuyên can của các bà. Có điều là ông chưa tìm được ai nên vẫn còn lẻ loi một mình một bóng. Mãi tới nay mới tìm được cô Phán, một cô gái lỡ lứa và không có nghề nghiệp. Ông lập kế hoạch để chinh phục cô bằng được.
Ông nói với cô Phán bằng một giọng tha thiết:
-Thôi đi vào nhà tôi nghỉ. Đến chiều tối khoẻ rồi hãy về. Nhà tôi ở đấy khuất nẻo, không có ai vào đâu mà lo. Về bây giờ còn mệt. Nhỡ ra thì khổ. Lúc đầu cô Phán còn ngần ngại vì sợ tai tiếng. Nhỡ ra có ai vào bắt gặp thì biết ăn nói làm sao. Nhưng thấy người hãy còn mệt, đi đường còn loạng choạng. Thôi thì cũng liều, vào đây nghỉ một lúc chiều tối về cũng được.
Ông Tư đưa cô vào ngồi tạm trên bộ ván. Ông lấy ấm trà và phích nước pha cho cô uống rồi đưa cô lại nằm nghỉ trên chiếc giường đôi ở gian bên. Bên trên giường mắc một màn đôi vì ám khói nên đã trở thành màu cháo lòng. Một cái chăn chiên gấp đôi để đầu giường. Cô Phán nằm gối đầu lên chiếc chăn chiên. Ông Tư bỏ màn xuống cho cô rồi đi vào xóm. Cô cố nhắm mắt ngủ đi cho quên hết mọi sự trên đời. Trong đầu cô vẫn còn có tiếng ong u u, nhưng rồi cô cũng ngủ quên đi lúc nào không biết. Tiếng ngáy của cô đã ran lên trong chiếc màn đôi ám khói. Trong lúc ông Tư vào xóm, đi mua đường về nấu cháo cho cô thì có hai chàng và hai cô gái đi làm đồng vào nhà ông Tư để xin nước uống. Thấy cửa mở, lại nghe tiéng ngáy pho pho họ bước vào nhà. Một anh tinh nghịch vén cái àn lên xem. Cả bọn ngạc nhiên hết mức khi thấy cô Phán lại nằm ngủ ở nhà ông Tư Râu. Họ đi ra ngoài nhìn thấy ông Tư cầm một cái gói giấy trắng đi có vẻ vội vàng. Họ rút lui lặng lẽ ra cánh đồng cạn ở sau nhà ông Tư và sau đó họ làm một bài thơ rất tếu:
Một chiếu chớm lạnh năm chín mươi
Được thấy dung nhan của một người
Má nhăn, mắt xếch, đôi mày xẹm
Răng sún má hồng dáng xinh tươi
Mình cô nằm giường đôi
Tiếng ngáy pho pho ngủ say rồi
Hỡi người thục nữ từ đâu tới
Mà lại ngủ say thế hỡi trời
Nhân duyên đưa lại bởi từ đâu
Để cho cô gái với Tư Râu
Hay là bởi tại trời se sắp
Cô đến nhà này để làm dâu
Ở trong cái làng này, không cần giới thiệu tên người ta cũng thừa biết ai, ai là người có đôi mắt xếch lông mày xẹm và hàm răng sún. Chỉ ba ngày sau bài thơ lan nhanh ra khắp làng như một làn sóng điện, làm cho cô Phán chết điếng cả người.
Ông Tư Râu về đến nhà thấy cô Phán còn đương ngủ và ngáy đều đều. Ông kháp một nắm đậu xanh bỏ vào một ống gạo nấu cháo. Khi cháo gần được ông bỏ cả năm lạng đường vào đánh cho sôi đều bắc ra múc vào bốn cái bát lớn. Làm xong công việc bếp núc, ông đi lại giường, thấy cô Phán vẫn còn ngủ. Ông chui vào màn, giả làm bác sĩ khám bệnh cho cô Phán. Chẳng hiểu ông khám bệnh như thế nào mà làm cho cô Phán giật mình tỉnh giấc. Cô ngồi dậy, cài lại cúc áo, vuốt lại mái tóc rồi ra ngồi ở bộ ván kê giữa nhà. Ông Tư Râu nâng mâm cháo đặt lên bộ ván nói với cô:
- Chị ăn bát cháo cho nó tỉnh người. Cháo tôi bỏ đường, gạo nếp và đậu xanh. Ăn vào là khoẻ ngay thôi mà.
Cô Phán nhìn bốn bát cháo lớn đặt ở mâm rồi lại nhìn ông Tư, lòng còn phân vân chưa quyết định thì ông Tư đã cắm cái thìa con bằng sắt tây, ấn vào tay cô rồi nói:
-Ăn đi chị, cứ ăn đi với tôi bát cháo, cho nó lại sức rồi hãy về.
Cô Phán còn ngần ngại một chút rồi sau cũng nâng bát cháo lên ăn. Lúc đầu cô có vẻ uể oải nhưng sau mềm môi cô ăn mạnh dần. Hết một bát, ông Tư lại nâng một bát nữa trút vào bát cho rồi mời cô ăn cho bằng hết. Sau khi ăn hết hai bát lớn đường nấu lẫn gạo nếp với đỗ xanh cô cảm thấy khoẻ hẳn lên. Người cô tỉnh như sáo. Cô nói với ông Tư bằng một giọng âu yếm.
- Thôi, tôi về đây, trời sắp tối rồi.
Ông Tư nài.
- Cô ở rốn lại cho tôi mói vài lời.
Cô Phán nửa muốn nán lại xem ông Tư nói gì nhưng nửa muốn về. Cô sợ con lợn nó đói. Cô cũng có một con lợn tuy chưa lớn lắm nhưng trông đẹp như tranh. Cô không cần phải lấy rau bèo gì nấu cho nó ăn. Cô ăn gì nó ăm nấy. Mỗi bữa cô xới cho nó vài bát cơm hoà với canh cua hay canh rau tập tàng thế mà nó lăn ra nó ăn. Con lợn ăn tạp thiệt. Vì nó ăn tạp như thế nên nó lớn nhanh như thổi. Lúc mới mua chỉ bằng củ khoai lang, thế mà nay đã lớn bằng con mèo nhà bà Lang Ngô rồi đấy. Mới có năm sáu tháng trời có lâu la gì đâu. Đúng là con lợn hay ăn chóng lớn thật. Mỗi khi cho nó ăn cô thường nói với nó:
“Cố mà ăn đi, tao nuôi mày rồi mày lại nuôi tao. Chỉ có người mới ăn mất, chứ lợn ăn rồi nó sẽ trả lại cho người”. Cô nhất quyết ra về nhưng khi cô ra đến hiên còn quay lại nói với ông Tư:
- Tôi về nghe ông Tư! Một ngày gần đây tôi sẽ nói với ông. Tôi đã thừa biết ông muốn nói gì rồi. Nhưng ông đừng vội, hãy cứ chờ đã.
Nói xong cô cắp nón đi vội vàng, như bị ma đuổi vì cô sợ có người trông thấy cô ở nhà ông Tư đi ra. Ông Tư nhìn theo bóng cô đi ra đến cổng mà lòng rộn lên niềm vui khó tả. Ông nghĩ: “Như vậy là công việc đã được sáu mươi phần trăm rồi đây”.
Bên ngoài bức tường, cạnh sân kho của hợp tác xã có một cái vườn bạch đàn của các cụ trồng nay đã cao lớn; mùa hè toả bóng mát rượi nhưng vì trồng dày quá nên cây chỉ có chiều cao, ở dưới gốc cỏ mọc ken dày như một tấm thảm.
Bọn trẻ con có thể nằm mà lăn cũng không sợ lấm quần áo. Trăng mười chín đã treo lơ lửng ở ngọn núi Chúa xã Quang Lộ. Ông Tư ra đây ngồi từ lúc trăng chưa lên. Thế mà bây giờ trăng đã lên cao đến hơn một cây sào rồi mà chưa thấy cô Phán ra. Bụng ông nóng như có lửa đốt. Hay là cô ta đánh lừa, để cho mình mất công đợi. Thôi hãy chờ thêm một chút. Về nhà bây giờ cũng chưa ngủ được. Từ nhà cô đi ra đây, chỉ đi qua sân bà Lang Ngô. Đi bên cạnh cái nhà mái bằng, có giàn hoa giấy màu tím nhạt. Vượt qua cánh đồng gieo mạ rồi đi một đoạn ngắn là đến mà lâu như thế. Ông nhổm người lên để nhìn vào cái nhà mái bằng. Bỗng ông nhẹ cả người. Kia rồi cái dáng thấp lùn chùn, ngắn ngủn. Bên ngoài mặc cái áo nhung đỏ đã nhạt màu, chân đi đất, đang bước đi lầm lũi dưới ánh trăng. Còn cách điểm hẹn chừng hai mươi mét, cô nàng đứng lại định góc phương vị. Ông Tư khẽ “e hèm” như đánh tiếng “tôi đang ở đây rồi”. Khi đã bắt được mục tiêu, cô đi lại chỗ ông Tư ngồi. Ông Tư lên tiếng trước:
- Chị còn làm gì mà lâu như thế, đợi sốt cả ruột.
- Phải chờ thời cơ thuận tiện mới đi ra đây được. Vượt qua một đoạn đường trống trải, dưới ánh trăng sáng như ban ngày, nên phải đợi có đám mây che kín mặt trăng, mới vượt nhanh qua đoạn đường trống trải mà ra đây được chứ.
Nói xong cô ngồi xuống cách chỗ ông Tư độ một bước chân. Ông Tư ngồi dịch gần lại một chút rồi nói:
- Hôm trước tôi định nói câu chuyện mà chưa kịp nói. Hôm nay tôi hẹn chị ra đây nói với chị câu chuyện đã định mà chưa nói được.
- Thì chuyện gì ông cứ nói trắng ra đi, cần gì phải rào đón.
Ông Tư Râu e hèm một lần nữa để gại giọng rồi nói:
- Tôi muốn nói với chị rằng, tôi thì ở một mình, cô đơn lạnh lẽo, lúc tối lửa tắt đèn, không có người bầu bạn mà cô thì hoàn cảnh cũng như tôi. Vậy nên tôi muốn, hai chúng ta cùng chung sống với nhau, cho có bầu bạn, sớm tối đi về có nhau và dựa vào nhau mà sống; chả hơn là mỗi người một nơi, chịu cảnh cô đơn buồn tẻ, rồi lúc khoẻ mạnh, còn lúc ốm đau. Chị đồng ý không?
Cô Phán ngồi yên không trả lời. Có lẽ cô còn đương đắn đo suy nghĩ nên chưa quyết định. Hai người yên lặng có đến mười phút. Không thấy cô Phán lên tiếng ông lại nói bằng giọng khẩn khoản:
- Ý kiến của chị thế nào chị cho biết luôn đi, còn đắn đo gì nữa. Tôi thấy bọn thanh niên họ thường hay hát:
… Hai người sống giữa cô đơn
Nàng như cũng có nỗi buồn giống tôi…
Thế mà lại hợp hoàn cảnh của chúng ta đấy cô Phán ạ! Giữa lúc ông đang nài nỉ cô Phán thì từ trong sân kho của hợp tác xã có bốn năm cái bao gai nặng ném bình bịch qua bờ tường ra bên ngoài. Hai người ngồi im không dám nói gì nữa. Ông Tư rón rén đi lại, vần thử một bao “toàn lúa”. Ông kéo cô Phán bí mật lẻn ra khỏi khu vực nhà kho, chạy băng qua ruộng mạ. Cô Phán về nhà còn ông Tư thì chạy nhanh đến nhà ông trưởng công an xã. Sau khi nghe ông Tư nói rõ. Ông công an xã chạy đến nhà ông đội trưởng lấy một tổ dân quân và hai công an xóm, cấp tốc chạy ra kho. Họ kịp thời bắt quả tang bọn trộm đang còn vác bao tải lúa. Sau khi giữ tang nhân, cặp tang vật, họ đi mời ban chủ nhiệm và uỷ ban đến lập biên bản rồi giải kẻ gian về công an huyện và để dân quân vác các bao lúa trả vào kho. Nhờ có ông Tư Râu, hợp tác xã không bị mất đi mấy tấn lúa.
… Trời mùa đông gió bấc thổi từng đợt, buốt như kim châm. Nằm một mình trên cái giường chăn bông không có, đắp bằng hai cái chăn chiên, nó như người nằm trên đống tuyết. Lạnh tê tái, nằm co quắp mà vẫn cứ lạnh giá như băng. Biết như thế này thì nhận lời lấy béng cái lão già ấy cho rồi, chứ một thân một mình, nằm trong ba gian nhà nhỏ hoang vắng như nằm giữa bãi tha ma này thì chịu làm sao nổi. Nhưng mà lấy lão ấy thì có được dài lâu không. Mình thì còn trẻ, chưa đến ba mươi tuổi còn lão già, ít ra lão cũng trên bảy mươi tuổi rồi. Chênh lệch nhau quá nhỉ. Người trẻ hơn lão thì chẳng còn ai. Ước gì có một anh chàng độ ba bốn mươi tuổi, mà cũng bị ế như mình, thì hợp gu quá nhưng nhìn đi nhìn lại thì chả có ai. Ai người ta cũng “nồi tròn thì úp vung tròn” cả rồi. Chỉ còn mình là nồi méo đang còn đợi vung mà thôi. Nằm nghĩ ngợi mông lung mãi rồi cô cũng ngủ thiếp đi lúc nào không rõ. Khi cô tỉnh dậy thì trời đã sáng tự lúc nào. Bên nhà bà Lang Ngô đã ăn uống xong, đang chuẩn bị ra đồng làm việc. Cô lại ngồi chống hai tay lên má để nghĩ ngợi. Ai cũng bảo mình nhác, mà nào mình có nhác đâu. Mình chỉ có, thấy việc thấy việc thì hơi ngài ngại một chút, chứ có phải nhác gì đâu, mà họ cứ nói oan cho mình. Cô lại nghĩ đến ông Tư râu. Lão già có sống lâu thì chỉ được mười lăm năm nữa là cùng. Nhưng mà ở một mình nước lọ cơm niêu, nằm co như con tôm suốt cả mùa đông cũng chẳng ích gì. Thôi thì, mưa cơn nào mát mặt cơn đó. Lão già còn sống ngày nào thì ở với lão ngày ấy. Khi lão chết rồi thì cũng như câu người ta hát:
… Trời mưa nước chảy qua sân
Lấy quách ông lão qua lần mà thôi
Bao giờ ông lão chầu trời
Thì tôi lại lấy một người trai tơ…
Mặt trời lên cao, ánh nắng mùa đông, không đủ để xua tan cái lạnh tê tái của gió bấc hun hút thổi. Cô Phán uể oải với tay lên chạn bếp, lấy cái giỏ rồi quấn một nắm rơm đút vào miệng giỏ làm ton. Xắn quần móng lợn, cô đi ra đồng. Lội một vòng, từ gò Sóng sang Đám lác, xuống đến Lài quạt rồi ra cống mới của Đường Kênh. Trong giỏ mới có chục con cua, hai con cáy với ba con rạm. Cô đang cặm cụi bươi móc một cái lỗ cua thì có người chạm cái móng vào mông. Cô quay lại nhìn giật mình “Ông Tư Râu”. Ông Tư Râu nhìn cô đăm đắm rồi nói trong hơi thở:
- Đi bắt cua hả? Bắt được nhiều chưa?
Cô Phán liếc nhìn ông một cái thật nhanh rồi quay mặt nhìn sang phía làng Yên Lược hỏi:
- Ông đi đâu ra đây?
Ông Tư giơ cái móng lấm bùn đất rồi nói:
- Tôi đi đào ếch và săn chuột.
- Thế đã được con nào chưa?
Ông Tư Râu chìa cái đụt cũng đút nút bằng một nắm rơm như cái giỏ của cô Phán rồi nói:
- Được ba con ếch và ba con chuột cống.
Lúc này ở đây vắng vẻ một cách lạ thường, không có một bóng người qua lại. Bà con xã viên đang tập trung trồng khoai ở trên cánh đồng Rọc và vườn Rừa, nên chả có ai ra đây để làm gì. Ông Tư để cái móng nắm dày ra bờ đường rồi ngồi lên trên, kéo cô Phán ngồi xuống bên cạnh. Ông nói vội vàng:
- Cô ngồi xuống đây tôi nói nốt câu chuyện đang còn bỏ dở hôm trước.
Nhìn trước nhìn sau không thấy có ai, cô Phán mạnh dạn ngồi xuống cái móng bên cạnh ông Tư. Ông Tư ngồi dịch lại gần cô Phán rồi hỏi:
- Hôm trước tôi hỏi, cô chưa kịp trả lời thì đụng bọn trộm lấy lúa của hợp tác xã nên phải bỏ về. Hôm nay có điều kiện tốt như thế này cô hãy trả lời tôi đi. Có ưng hay không thì nói một nhời cho tôi biết đường. Cô Phán vẫn yên lặng nhìn ra chốn xa.
Cô đang có một cuộc đấu tranh quyết liệt ở trong lòng, trước lúc đi đến một quyết định quan trọng. Thấy cô ngồi trầm ngâm ông Tư ngồi yên chờ đợi. Năm phút rồi mười phút trôi qua. Một lúc lâu cô mới nói:
- Nhưng còn bà Khệnh, bà Khạng, tôi sợ hai bà ấy không đồng ý, làm ầm lên thì xấu hổ chết.
Ông Tư mừng rỡ như người bắt được một nén vàng. Ông nói để cô Phán yên lòng:
- Chị cứ yên tâm, tôi đẻ ra hai bà ấy, chứ không phải hai bà ấy đẻ ra tôi. Quyền quyết định là ở như tôi. Tôi nói gì hai bà ấy chả phải nghe.
Nghĩ đến cái giá buốt của đêm qua nằm co quắp một mình nên cô Phán quyết định luôn:
- Hễ ông thu xếp ổn thoả thì tôi đồng ý.
Nghe cô nói thế, ông Tư mừng rơn. Ông ngồi dịch lại một tí nữa thật gần rồi bất ngờ ông quàng tay qua vai cô Phán, kéo đầu cô ngả về phía mình và đưa cái miệng đầy râu, cứng như bàn chải hôn vào má cô Phán. Ông thơm cô. Bị một cú bất ngờ, cô Phán đau như người bị xát lá han vào má. Thật vậy, những sợi râu cứng như thép nguội của ông mà cọ vào má thì khác gì đem kim mà châm. Cô Phán phải vân dụng “khí công” ra để đánh “một chiêu” mãnh liệt vào ông Tư. Khi đã vùng chạy ra khỏi ông Tư độ năm bước, cô quay lại nói:
- Lấy ông thì lấy, nhưng từ nay tôi cấm ông, không được làm thế nữa. Đau chết người, ai mà chịu được.
… Trong nhà cụ Hạng đương có một cuộc họp gia đình. Anh Trân là con út thì tính tình củ mỉ, cù mì, ai nói sao nghe vậy. Anh vào cái dạng “quan tám cũng ừ, quan tư cũng gật”, nên anh chẳng nói gì. Cứ mặc cho ông bà bàn cãi chán. Ông cụ đẻ ra cô Phán thì bảo với bà Phán rằng:
- Tôi cũng muốn cho nó đi lấy chồng, cho yên cửa yên nhà, để xong đi một món nợ. Được ông Tư làm rể nhà này thì còn gì bằng, mặc dù con rể và bố vợ cũng tuổi xuýt xoát như nhau.
Nhưng bà Phán thì lại bảo:
- Người ta đọc sách nghe có câu: “Nuôi con những ước về sau. Trao tơ phải lứa gieo cầu đúng nơi”. Đường này ông Tư Râu tuổi ít ra cũng thất thập. Mà con Phán nhà ta tuổi chưa đến tam tuần. Như vậy là chênh lệch hơn hai lần tuổi, thì khó coi quá.
- Nhưng bà ơi! Người ta thường hay nói “Bố chết không lo, bằng gái to trong nhà”, cho nên bà phải hạ cái giá của bà xuống đi thôi. Chứ bây giờ đã hai mươi tám, hai mươi chín tuổi đầu rồi mà chẳng có ma nào nó rước. Thế còn định để thờ, là bà cô nữa hay sao?
Hai cô con dâu thì cũng vào hùa với ông Hạng. Cô dâu cả thì muốn cho cô Phán đi lấy chồng để cái nhà ngói ba gian ấy lại cho thím Trản. Vì lâu nay không có nhà mà hai chị em dâu phải ở chung với nhau thì quá ư là không tiện một chút nào. Có muốn mua một tí thức ăn cho con và để bồi dưỡng thì lại bị nhòm ngó là ăn sang. Và còn các cháu nữa chứ, chả nhẽ ăn một mình nên nhiều khi có tiền mà chẳng dám mua thành thử cứ phải muối dưa, cà, mắm.
Hai chị em dâu ở với nhau dù có tốt bằng mấy cũng cứ mang cái tiếng là “chị em dâu nấu thịt trâu thủng nồi”. Người ta hay nói: “Trâu bò ở lâu với nhau thì yêu, con người ở lâu với nhau thì ghét”. Cái bát cũng có lúc xát nhau chả là con người. Còn cô em dâu thứ hai, cô Trản thì lại nghĩ: “Cứ để cho cô Phán đi lấy chồng là hơn. Lấy ai cũng được để mình chiếm lấy cái nhà ấy ở riêng ra, chứ ở với chị dâu và ông bà thì cũng ngại quá, chẳng được tự do. Có làm thịt con gà thì cũng phải chia năm xẻ bày, chứ chả được ăn một mình. Đi chợ về, một cái bánh đa không đủ chia, lại phải mua hai ba cái cho nên cứ có nhà có cửa ra ở riêng là tốt nhất, nên chị góp ý cho cô Phán đi lấy chồng. Chỉ có bà mẹ và cô Thái (em cô Phán) là không muốn cho cô Phán đi lấy ông Tư Râu. Một người hơn cả tuổi bố mình thì thiên hạ trông vào sao được. Nhưng nói đi lại phải suy lại, xưa nay chàng rể hơn tuổi bố vợ cũng là chuyện thường. Đến như mình đã hai mươi sáu, hai mươi bảy tuổi rồi mà chạy đi kiếm chác mãi cũng chẳng tìm được ai. Đã mấy lần xung phong đi dân công để may ra, có kiếm được một người thiên hạ nhưng rồi, ban ngày thì lắm mối mà tối thì lại nằm không. Cho nên cũng phải để cho chị ấy đi lấy chồng. Biết đâu như người ta hay nói “con chị lấy chồng, con em lớn lên”, chị đi rồi thì mới đến lượt mình chứ. Nói tóm lại cả nhà ai cũng đồng ý để cô Phán đi lấy chồng và lấy quách ông Tư Râu cũng được. Thế là mọi người đều quyết và ghi vào “biên bản mồm: Cô Phán lấy ông Tư Râu”.
… Lúc đó ở nhà ông Tư Râu cũng có một cuộc họp, mọi người đang bàn cãi sôi nổi. Hai chị con gái ít tuổi hơn là chị Khấp và chị Khểnh thì nói rằng:
- Việc đó để tuỳ hai bà chị, còn các em thì thế nào cũng được. Có dì về các em không phải lo giặt dũ, vá may cho bố. Lúc bố có nhức đầu sổ mũi, có người lo cơm cháo, nước nôi. Các em ở nhà bận tối mắt tối mũi lại. Nào là con cái, lợn gà. Còn lo cho bố mẹ nhà chồng nữa chứ.
Bà Khệnh và bà Khạng thì lại nghĩ khác. Hai bà nói:
- Bố đã già rồi, năm nay đã ngoài bảy mươi tuổi rồi chứ còn gì nữa. Còn trẻ trung gì mà đa mang vào cho khổ. Bây giờ bố có lấy dì về thì cũng là “góp gạo ăn cơm chung chứ còn có nên cái tích sự gì nữa đâu mà bố cứ “máu”, máu như vậy cho con cháu nó cười cho”.
Nhưng mà ý ông Tư thì lại khác. Ông đã quyết rồi thì “dù ai nói đông nói tây, lòng ông vẫn vững như cây giữa rừng” cho nên ông nói với các bà rằng:
- Bố đã trót yêu cô ấy và hai người đã “chỉ non thề biển nặng gieo tấm lòng” rồi. Bây giờ không thể làm khác được. Các con không đồng ý cũng không được.
Nghe ông nói thế, bà Khệnh cứ thở dài sườn sượt. Còn bà Khạng thì bảo:
- Đã già rồi mà còn chỉ non thề biển. Rõ khéo cụ.
Chị Khấp và chị Khểnh thì pha vào một cầu tiếu lâm khôi hài “Phó phướng cũng không bằng phái phở phang phì”. Thế rồi họ giải tán ra về cứ để mặc cho ông cụ muốn làm gì thì làm.
Ông Tư Râu mua một con ngan to cực, nặng đến ba cân, mấy quả đu đủ xanh, một gù rượu, làm một mâm để mượn người đi đón cô dâu về. Người đi rước dâu có chị Khấp và chị Khểnh, người đi đưa dâu có cô Thái em ruột cô Phán, cũng “chống ề” như cô chị, và có chị dâu thứ hai là chị Trản. Thế là đám cưới vừa một mâm sáu người kể cả cô dâu và chú rể. Cả họ nhà trai và họ nhà gái.
Ông Hạnh đã cho đốt một bánh pháp dài để mừng cho cô Phán lấy được chồng.
Chiều hôm ấy ở ngoài trường phổ thông, cô gái chủ nhiệm lớp bốn kiểm danh, thấy thiếu hai em học sinh, mới hỏi các em ở trong lớp:
- Các em có biết vì sao hôm nay, bạn Thỏ và bạn Thẻ lại không đi học?
Có mấy bạn cùng xóm với hai bạn, đứng dậy xin nói. Cô giáo chỉ định một em. Em Trung Chánh nói:
- Thưa cô, hai bạn ấy, hôm nay ở nhà, đi đám cưới ông ngoại ạ!
Vì có thói quen nghề nghiệp, cô giáo chữa lại câu nói chưa đầy đủ ý của em Trung Chánh:
- Phải nói là đi đám cưới nhà “ông ngoại” chứ.
Em Trung Hà một em học sinh lém lỉnh đứng dậy nói:
- Thưa cô ông ngoại bạn ấy hôm nay mới cưới vợ ạ!
Cô giáo hết sức ngạc nhiên vì cô chưa biết rõ đầu đuôi câu chuyện ra làm sao cả.

Saturday, December 1, 2012

Nguyễn Lệ Uyên * Những Kẻ Căm Lặng


luongtruongtho

 
 
Liệu cảm thấy sợ hãi vô cùng khi đặt bàn tay lên quả nắm. Thỏi sắt lạnh ngắt, len vào hồn nhanh như cơn gió loạn. Liệu rùng mình trước cánh cửa đóng kín, im lìm. Sự im lặng cứ kéo dài mãi dưới gót chân Liệu nghiến vỡ dần những hạt cát khô. Ngọn nến leo lét ở phía trong lọt qua khe hở. Liệu nghe tiếng động lịch kịch và tiếng trở mình. Liệu gọi thầm Thư ơi, Thư ơi rồi buông thõng tay xuống thềm.

Bầu trời giông màu tối, kín bưng. Những vì sao lấp lánh ở xa ngút tầm mắt như biểu hiện nỗi mơ ước tan hoang đang bùng dậy và tắt ngúm dần dà trong Liệu. Những vì sao ngày xưa có lần Liệu cầm tay Thư chỉ cho xem những hạnh phúc nhấp nháy. Những vì sao bao quanh hai người trên những lối mòn dẫn từ biển lên đồi, vòng sau lưng thành phố. Những vì sao đó, chính những vì sao đó đã thúc giục Liệu tìm cách vượt ra khỏi sự kiềm hãm của cuộc sống ồn ào. Và nay cũng chính những đốm sáng xa vời nhỏ bé kia bắt Liệu phải phóng mình đi lần nữa theo cái nhìn ngậm ngùi của người tình. Có nên gọi Thuật dậy nghe lần cuối sự mỏi mệt rã rời gặm mòn trí óc, và lén nhìn Thư, một phút, trong góc nào đó giữa căn nhà trống trải.

Sự mất mát vô cùng rực sáng.

Buổi chiều ở phía cuối rừng Sim Liệu thấy rõ tà áo Thư bay nhẹ trong gió quấn quít trên những cành hoa tím, những cánh hoa đan vào nhau nghẹn ngào. Liệu nôn nao, mong vượt nhanh xuống đồi cát, chạy ùa về khu phố vắng, ở đó Liệu sẽ gặp Thư, sẽ ôm chầm lấy nàng vuốt ve.

Liệu đứng bất động, căn nhà nhòa dần trước mặt và cuối cùng Liệu không còn nhìn rõ hình dáng những vật giăng trải phía trước. Thỏi sắt, quả nắm, màu vôi bức tường xám dường như đã kéo vào khơi quên lãng yên ngủ. Những người bạn thân thiết nhất giữa đời sống hối hả có biết đêm nay Liệu trở về giữa cơn nắng cô đơn, đứng lặng không dám lên tiếng gõ cửa, không dám mở rộng miệng gọi.

Đêm nay Liệu phải đi bất cứ nơi nào. Phải vượt qua khỏi hầm cát lún, chạy xa, thật xa khu trại tiền chế hầm hập sức nóng mùa hạ. Phải đi, Liệu nhủ thầm trong đầu óc một cách quyết liệt, dù Thuật có phải ngồi vạch lại tay áo xem lại vết sẹo cũ và Thư ngồi hoài trên bàn trang điểm để đánh quên thời gian trôi dập dềnh trước mặt. Sự ra đi của Liệu như một vượt thoát. Liệu đi vì thấy mình không sống nổi. Không thể hạ mình thật thấp xuống những con đường cái kín đường răng cưa nhọn, nghe miết mãi những câu nói vô duyên, dọa nạt của gã trưởng trại. Chúng bay phải biết thân, biết chỗ đứng của mình ở đâu. Những cái gọi là bằng cấp, trí thức to lớn chúng bay hãy nhét cả vào lỗ cống vì thảy đều là những tên phản loạn. Chúng bay đừng mang ra khoe khoang, cứng đầu bởi chỗ này là nhà tù, một trại giam các tội phạm. Chúng bay không còn là giáo sư hay thẩm phán như ngoài đời. Chúng bay là những con chó ghẻ lở, một bọn tù nhơ bẩn nghe chưa… Gã nói miên man bất tận tưởng chừng như không bao giờ dứt. Cái miệng gã rộng xách ngược lên tận mép tai dường như chưa đủ lớn để quất vào mặt bọn Liệu… Những lời nói cộc cằn, thù hận muôn kiếp nào. Cả bọn đứng im thin thít. Giây phút im lặng kéo dài như cái cớ để gã được thể la lối to hơn. Gã đá tung chiếc thùng gỗ văng ra xa nổ tung. Gã chỉ tay. Đó bọn mày hãy mở to con mắt ngu đần xem những mảnh ván gãy vụn trước mặt. Hoặc là chúng mày muốn được yên đôi chút hoặc muốn tan xác thì cứ tiếp tục làm loạn, xúi bẩy. Đứa nào đã tìm cách cắt hàng rào kẽm gai, đứa nào lập kế trốn thoat tao đều biết hết, song muốn bắt tất cả để đạp xuống hố cùng một lượt, đỡ tốn công. Gã di chuyển tấm thân cục mịch ra khỏi chỗ Liệu đứng, bỏ vào nhà. Bóng gã gãy cong trên mặt cát, mất hút. Quanh quẩn chỉ còn những ánh mắt e ngại trộn lẫn những kinh tởm, nhìn nhau ngập ngừng. Giữa đêm tối, bọn tù trông như những thay ma chết đứng, bất động. Có tiếng thằng Báo sau lưng Liệu.
“Mẹ kiếp, nó là cái con cặt gì mà dám sỉ vả mình chứ, ở đây có đứa nào hở miệng nói một câu to nhỏ với lũ ngốc đó đâu. Tao mà ra ngoài được hắn sẽ biết tay.”
“Mày ở trong đám biểu tình?”
“Chỉ đứng xem thôi. Ừ nhỉ tao có tiếp tế nước.”
“Ngay từ lúc mới lùa vào, tao thấy hắn nhìn tụi mình với ánh mắt căm hờn rồi chúng mày ạ. Hình như đời hắn sinh ra để nhìn người khác với ánh mắt đó”.
“Ối chao, cái thứ mặc cảm ngu đần.” Tiếng thằng Báo tuy khẽ nhưng ngầm chứa sự tức tối lớn bằng trời.
Phía dưới hàng xầm xì:
“Mặc cảm nào chả ngu đần, rõ khéo.”
“Hắn sinh ra trong viện mồ côi và lớn lên trong phòng Nhì nhỉ. Coi gớm quá đi mất.”
“Viện nào thì viện, có điều cần xác định xem hắn là cái gì và bọn mình ở đâu đến, có phải là lũ tù kinh khiếp không đã. Nếu nhìn đúng vị trí của mỗi bên chúng ta mới có thái độ chứ”.
Có nhiều tiếng ồn ào nổi lên.
“Thái độ cái con cặt. Thằng nào có can đảm cứ đấm một cú vào mặt hắn coi nào. Nên xem mình là một kẻ phạm tội thì hơn. Thời gian ở đây nên im lặng”.
Cơn giận lúc mỗi cao tưởng có thể nổ tung như trái đạn, cơn giận dữ thật dai dẳng, kéo tuốt vào giường ngủ, chập chờn những hình thù kỳ dị. Đôi mắt gã trợn tròn nổi gân máu, lúc nào cũng chực sẵn bên người, đe dọa.
Hai mươi bốn chiếc giường đã buông mùng, nhưng tiếng động vẫn nổi dậy một cách run rẩy, lén lút. Liệu nằm sát vách với Giảng. Những lần như vậy hai đứa lại có dịp khơi dậy, thêm một chút kỷ niệm đã nằm sâu trong cõi nhớ.
“Tao chịu hết nổi rồi mày ạ! Có nước chết”.
Liệu chồm dậy. Ghé sát vào tai Giảng.
“Mày xem có đứa nào sung sướng đâu. Than thở cho lắm cũng thừa, mệt hơi, để sức còn chịu đựng. Thời gian còn dài”.
“Chịu thế đếch nào được. Thà nó tra tấn mình còn hơn chơi màn chưởi rủa. Nó tưởng nó là nhân vật tốt đẹp nhất trong cái xã hội thối tha này à”.
“Sao không nói chuyện khác cho đỡ mệt trí”.
“Biết chuyện gì để nói bây giờ. Tao chán quá”.
“Như chuyện vợ con mày, người tình mày”.
“Thích nghe lắm sao”.
“Ừ, quên nổi khổ”.

“Tao không có vợ, vợ tao là người tình vừa mới bỏ đi tu cách đây hai tháng. Không hiểu vì cớ gì. Lúc nào ra tù tao sẽ cho mày xem những bức hình của con bé xuất hiện trước đám đông. Giọng hát của nàng làm tao choáng váng, ngây ngất ngay từ lúc đầu. Những đêm sau tao đều đến ngồi thu mình trong góc tối giương mắt ra nhìn. Và sau đó, dĩ nhiên là tao được nàng. Hai đứa yêu nhau tha thiết. Những chiều đưa nhau vào tu viện. Những tối đưa qua những ngả phố vắng. Nàng sống một mình với bà ngoại. Mẹ ở xa còn ông bố xem như mất tích.”
“Thảm nhỉ.”

Dường như không chịu nổi sự cô đơn cùng tận, Giảng vạch mùng chui qua nằm giường Liệu. Cả hai nằm nói chuyện dong dài tới khuya và lún dần vào giấc ngủ, phủ đầy cơn mộng dữ.

Khu phố thật vắng vẻ. Hàng quán cửa đóng im lìm như những khuya mùa đông nhìn những chiếc lá nhỏ từng giọt nước xuống mặt đất. Lá che nhau những bàn tay mưa, ve vuốt trí óc mịt mù. Liệu đi hoài không biết mỏi cẳng, băng qua các ngả đuờng trống, gió thổi tốc áo quần. Liệu biết đi đâu giữa đêm khuya vắng lặng và con phố xa lạ. Biết có còn đủ hơi sức để vượt qua ngọn đèo cao chắn ngang trước mặt, và biển che khuất núi rừng trùng điệp phía sau. Dù sao Liệu cũng đã thoát ra khỏi vòng rào, đã đặt bàn tay lên quả nắm nhà Thuật, không dám gọi tên, cho giấc ngủ Thư được yên lành. Sáng mai, khi tiếng chim đầu ngày hót rộn trên cành nhãn để đánh thức Thư dậy với một ngày vô cùng ngạc nhiên nhận chìm Liệu trong cơn gió nóng khô mặt. Liệu sẽ vứt bỏ hết, khu vườn nhãn oằn trái và con đường thơm mùi tóc Thư nghe tim nhảy những nhịp hụt hẫng. Phải đi. Dù đến bãi vực nào của đời sống khốn khó, miễn sao thoát xa khu trại giam, xa đôi mắt trợn ngược của gã, chứa đựng vô vàn những tính toán kinh hoàng. Khuôn mặt đầy những vết sẹo của gã có phải là những lưỡi dao sáng lóe, chờ dịp ấn sâu mũi nhọn vào đầu óc, tim bụng lũ người đứng trước. Nhiều khi Liệu tự hỏi tại sao bọn Liệu và hắn giáp mặt trong khung cảnh này. Màu trời rọi trên cát đốt cháy từng phiến thịt. Những ngọn tóc xơ xác cùi cụt có vẻ làm gã hài lòng hơn là khi nhìn thấy bọn Liệu làm ồn trong khu trại khi mới đến. Nỗi bất an, lo lắng đã biến mất trong đôi măt gã. Gã đã đè bẹp được. Gã là kẻ thắng cuộc giữa vòng đua không có người lên ngựa. Từ đó cái miệng đã rộng lại rộng hơn sau những lần quát tháo, chửi rủa cầm gậy đập mạnh lên đầu bọn tù không chút thương xót, tàn nhẫn. Những vết sẹo con nổi bật, đỏ loét bao quanh vết sẹo chúa kéo dài từ má phải xuống lút sâu dưới cổ càng tăng đầy vẻ hung tợn. Bọn Liệu không cần tìm biết nguyên do nào khiến gã đến như vậy, nhưng hình ảnh đó đủ để ám ảnh cả lũ trong suốt những tháng dài chờ chết. Mỗi hạt cơm đưa lên miệng đều được trả giá bằng trăm ngàn câu chửi vô cùng súc vật. Thứ ngôn ngữ gớm ghiếc đó đã đưa dần mòn từng hạt máu nhỏ ra ngoài.

Liệu rùng mình, gai lạnh.
Liệu đã thoát được ra ngoài trại giam khi Giảng bị đưa lên phòng thẩm vấn lần thứ sáu. Tiếng thét vang dội từ cuối đường hầm xa như muốn vỡ tung lồng ngực Liệu ngoài vòng rào. Những hàng dây kẽm giăng cao tua tủa như mắt cú vọ trong bóng tối nhá nhem phút chốc đã đẩy Liệu đi thật xa. Liệu khum người bò dáng kiến, len lỏi qua các khe hở. Những đường nối hai vòng dây bén nhọn móc lên da thịt ray rát. Liệu đi dưới các họng súng đen ngòm chỉa từ trên cao xuống. Mồ hôi vãi ra khắp cùng thân thể và cơn rét ào đến, cấu buốt thịt da. Liệu trườn mãi trên những lưỡi dao bén sơn màu chết tức. Liệu đang chơi vơi giữa khoảng cách của sự sống và sự chết. Liệu cay rát ở mí mắt khi thân mình lọt xuống rãnh mương bên ngoài. Thôi. Ta cảm ơn những bàn tay nhầy nhụa. Ta xin chào tất cả bạn bè ta còn ở lại, những đứa bạn cùng một trời nhưng bất hạnh. Ra đây, ta biết chẳng giúp được gì cho tụi bay vì ta đang là kẻ bị truy lùng ngay từ khi mảnh áo móc dính cứng trên cuộn dây. Ta phải chạy thoát khỏi vùng mê ám. Xin chào. Thư ơi.
Suốt ba ngày, từ khi vượt khỏi tay bọn công an Liệu chui nhủi từ đầu hẻm này lần qua khu phố khác như một con chuột Liệu cảm thấy bơ vơ quá đổi và không ngăn được những giọt nước mắt tủi cực ứa trào. Có lẽ nào tôi phải đứng mãi trong cái thành phố rộng lớn này, lẽ ra tôi được yên ấm, ngồi bên bà mẹ già nua nói chuyện ngày sau. Cớ sao mãi đến giờ này tôi vẫn không thể ôm Thư trong lòng vuốt ve những lời ru mềm ngọt. Cớ sao. Hả. Liệu đứng run run đôi chân mỏi. Lưng tựa vào bờ tường đổ nát. Không, ta phải đến Thuật, phải đến nghe lại những câu chuyện kể dài dòng sau mấy tháng rong duổi chân tay trong hầm tối, phó mặc từng trận đòn đánh cơ hồ banh xác. Bước chân Liệu tự dưng đổi nhịp chạy ùa ra khỏi ngõ tối.

Căn nhà nằm sâu trong khu vườn cây, âm u. Bóng dâm mát của con nắng tắt ùa xuống tưởng như đang đứng giữa chiều thu. Lòng Liệu rộn ràn theo chiếc lá chao nhẹ. Một bước chân ngắn nữa thôi tức khắc Liệu sẽ đuợc gặp lại tất cả, lòng thân thiện, tình yêu. Những thứ đó đang có trong tầm mắt nhưng thật xa vời. Liệu ôm đầu, ngồi bệt xuống lề cỏ trước cổng gỗ.

Trên balcon có bóng người con gái thấp thoáng sau bức rèm trúc. Người con gái mặc chiếc áo cánh ngắn tay màu trắng tinh khiết, mái tóc xỏa dài phủ trước mặt. Nàng đang ở trong tư thế ngồi, có lẽ nàng đang chăm chú làm công việc gì đó. Bất giác Liệu ngó sững, đứng tròng. Có phải đó là hình tượng của nàng công chúa ngày xưa đang lựa cách gieo trái cầu xuống đất. Thư ơi! Hôm nay anh đã trở về, chỉ có mình anh và sao em không lẹ tay gieo trái cầu xuống cho anh chụp. Đôi tay em vuốt nhẹ lưng tóc mềm có thấy được kẻ trở về lầm lũi. Liệu đứng bật dậy, hai tay níu chấn song sắt, Liệu đứng tư thế nhà tù. Rõ ràng là Thư đang ngồi, đang cắm cúi móc từng sợi len nhỏ vào nhau. Thư đan hạnh phúc hay đan sự tưởng nhớ rực rỡ, sợi len thả bay trong gió nhưng không xa tới chỗ Liệu đứng, áp nhẹ lên má chàng. Sợi len bay bay những đường hạnh phúc chơi vơi.

Người con gái chợt ngẩng mặt. Ồ Thư, Thư bỏ cuộn len nhìn xuống, Liệu giật thoát người nép sau cánh gỗ. Thư ngó xuống chỗ Liệu đứng bật tiếng kêu:
“Ồ! Anh Thuật ơi, ra xem. Ai như là…”
Có tiếng Thuật ở nhà dưới:
“Cái gì thế?”
“Anh ra cổng xem.”
Liệu lạnh toát người, tê cứng. Liệu đứng rũ như kẻ đã chết từ lâu…
“…Liệu!  Sao cậu về được.”
“Tôi trốn thoát.”
“Cậu vượt ngục.”
Liệu bối rối nhìn Thư đứng nép phía sau.
“Bao lâu rồi.”
“Ba ngày.”
“Sao không đến ngay.”

Liệu nhìn sững người bạn, bối rối. Sao không đến ngay. Liệu không biết tại sao như vậy. Liệu sợ đụng mặt với ông Thản hay sợ phải bắt kể những điều Liệu cố dấu. Dù ở mỗi đỉnh nhọn nào sự đau khốn Liệu vẫn thấy kinh hãi. Những ngày ngồi trong trại giam cũng không hơn gì lúc ngồi trước mặt ông Thản nghe những câu sỉ vả cay đắng bằng trăm ngàn cái tát kim châm. Những cái tát vỡ hồn buốt mặt. Những cái tát nhận lún Liệu xuống vũng sình lầy hôi thối nhất. Liệu không hiểu những lý do chính xác khiến ông Thản đâm ra thù oán mình một cách dai dẳng. Ông không muốn Liệu đến gần anh em Thuật. Những vết tích năm xưa Liệu cố đánh quên thì ngược lại ông tìm đủ mọi cách để khơi dậy mỗi lần nhìn xuống bàn chân chỉ còn ba ngón. Sự lầm lẫn đến nỗi làm ông đau đớn. Dĩ nhiên đều không do Liệu tạo ra với số tuổi chàng còn non hơn hai ngón chân mất tích. Cách mạng, giải phóng, độc lập… những danh từ đó đã mê hoặc lớp người trẻ cùng một thời với ông. Những bước chân chạy rầm rập, rung chuyển núi rừng. Những quả nắm tay giơ lên cao miệng tung hô hung hãn. Trong đám đông ồn ào khí thế tranh đấu đó có mặt cha Liệu, ông Thản và dì Oanh. Những người đã xô tung ghế nhà trường nhảy vọt ra ngoài như bầy chim bay tìm xứ ấm. Những cánh chim thanh xuân đi tìm bình minh, yên ấm cho lũ người ngơ ngác đứng sau.
“Cậu vẫn còn sợ hãi.”

Thuật lay vai Liệu như lay kẻ mộng du.
“Có lẽ vậy.”
Liệu nghe có tiếng thở dài thật khẻ phía sau lưng. Tiếng thở dài u ám của đám mây đen kéo ngang trên ngực áo. Liệu đứng chết lặng, và có lẽ cả Thư cũng vậy. Cả hai không câu chào nhau, nhìn xuôi. Thư dấu những xúc động bỡi sự gặp mặt quá bất ngờ. Vùng tận cùng sâu của trí não nàng nghĩ Liệu sẽ không bao giờ trở lại nữa, trên căn nhà, khu đất này. Liệu sẽ chết dần mòn trong hầm đá kín hay ngoài hòn đảo nào đó ngoài khơi xa cách nội địa nghìn trùng. Thân xác Liệu sẽ ném tung xuống lòng biển sâu, chìm từ từ tận đáy cát. Những nhánh rong cuộn tròn xác Liệu không bao giờ về nữa trong đôi mắt Thư.
Tự dưng Liệu thấy thèm khóc.
“Cậu không nhận ra em gái tôi?”

“Có”.
Liệu trả lời ngắn ngủn. Thư run rẩy như cánh chim bị đạn. Liệu gật đầu chào bằng vô thức. Cái đầu nghẹo xuống tội nghiệp, còn hơn một tín đồ phạm tội.
“Cậu định đi hay ở đây?”
“Chưa biết trước. Song nếu gắt quá tôi sẽ đi. Sợ không thoát.”
“Ngoài này tụi nó cũng xẹp rồi. Tệ quá. Còn mình cũng chịu, chắc Giảng và Tuyên bị hành ghê gớm.”
“Ừ, chờ chết”.
“Thôi vào đi”.

Thuật nói và bỏ đi trước thật nhanh. Cố ý để Liệu ở lại với Thư. Thuật biết giây phút không phải dành cho mình. Khoảng cách giữa hai người bạn phải ngưng lại cho Thư. Phải nhường cho sự bắt gặp bất chợt, òa sáng.
“Anh Liệu, anh ốm quá”.
Giọng nàng run run.
“Sống đã là cái may. Còn nhiều điều ghê gớm hơn cái ốm”
“Anh Liệu”.
“Phải vậy biết sao hơn. Ở mãi trong đó có ngày cũng chết, phải biết chọn lựa cái chết thỏa mái chứ”.

Thư đi chậm nép vào người Liệu. Những giọt nước mắt nàng bắt đầu ứa ra. Liệu thấy nóng bên ngực, giọt nước mắt của người con gái dành cho kẻ thua cuộc hay của người mẹ gặp lại đứa con hoang trên đường về. Liệu không biết ai là kẻ đáng tội nghiệp nhất. Bố đi cách mạng chống Tây mất tích trong rừng sâu. Mẹ sống chờ mòn mỏi chết già. Hai người thân yêu trong đời Liệu có những lối đi thê thảm thực tình Liệu không bao giờ muốn nhớ lại. Nay vừa mới đứng dậy, Liệu đã ngã bổ nhào. Con ơi! Họ đâu muốn con làm thế. Mắt mẹ nhòe lệ và Liệu dẫy dụa tắt hơi.
“Anh Liệu, anh yếu quá. Vào nhà nghỉ, anh”.

Thư vuốt nhẹ trên vai, âu yếm.
“Anh ngồi được, chịu cực quen rồi”.
Liệu loay hoay tìm đôi môi người yêu. Bao nhiêu ngày tháng xa nhớ, Liệu đều dán lên cả ở đấy. Hơi thở Thư đứt quãng, dồn dập. Máu trong người Liệu nóng ran. Cả hai như vừa từ cõi chết sống dậy, ở khung trời khác, yên ấm.
“Anh ở lại đây mãi nhé”.
Câu hỏi Thư làm Liệu ngộp thở, chóng ván. Câu hỏi thoát ra từ cửa miệng người con gái trông giống thứ hạnh phúc bị đe dọa.
Liệu trấn an:
“Ở lại, ở lại với em chứ còn biết đi đâu bây giờ”.
“Căn nhà kín đáo. Vả lại ông cụ làm trong Bộ Nội Vụ nên tụi cảnh sát chẳng dòm ngó chi”.
Liệu gật đầu ầm ừ thay câu trả lời mà lòng buồn rượi. Hình ảnh ông Thản nổi dậy thật rõ. Bộ mặt dữ dằn oán hận nhìn nuốt lấy Liệu. Ông ta cao lớn. Và sự hung bạo cũng như vậy. Người Liệu lạnh toát như đang ở vùng cực bắc trái đất.
“Anh sẽ ở lại bên em mãi. Không đi nữa. Không làm cách mạng”.
Có những vì sao vừa mới nhú trên nền trời đen, cánh sao nhỏ và sáng. Những cánh sao xa vời trong tầm mơ ước. Liệu ngửa mặt. Gió thổi vút qua rất mạnh, những vì sao lung lay và rụng mất. Bây giờ trời bỗng trở nên u ám. Những cơn mưa kéo đến. Mưa xối xả trong lòng Liệu. Mưa che kín mặt, cắt đứt Thư ra làm trăm mảnh nhỏ. Trong cơn mưa ào ạt, Liệu chỉ nhìn thấy suối tóc Thư xỏa dài. Suối tóc chảy cơn mưa lạnh.

… Chị nghĩ tình cũ mà cho cháu nương nhờ trong lúc nguy khốn. Dù sống hay chết, anh Bốn nghe tin cũng vui lòng… Liệu giở lá thư và địa chỉ của ông Hạ đưa cho hồi sáng ra xem lần nữa. Cả thành phố đang chìm trong giấc ngủ nặng nề. Những hàng quán đều đóng kín cửa. Phố thực vắng. Thỉnh thoảng vài con chó thả rong chạy vụt qua đường, len lỏi khắp các thùng rác, sục sạo. Tự nhiên Liệu thấy mình và loài chó kia không khác xa là bao, có khi kiếp chó còn hơn cuộc sống con người. Ít ra nó còn có tự do, đi đứng ăn ngủ không sợ ai. Nó không cần giờ giấc. Và không phải khép mình vào thứ kỷ luật bệnh hoạn giết người một cách ghê gớm. Liệu thấy thèm vô ngần nếu phải được làm kiếp chó trong thời buổi này.

Liệu đi đã mỏi cả chân nhưng chưa tìm ra địa chỉ của dì Oanh. Liệu rã rời, ngồi xuống lề đường và ngủ thiếp.
Giữa khuya Liệu giật thót người khi nghe tiếng quát tháo của toán tuần cảnh đêm:
“Ai đó, giơ tay lên. Động đậy chúng tôi nổ súng”.
Liệu đưa hai tay, làm những cử động nhanh như máy, Liệu nghe như sau gáy mình có hàng trăm viên đạn xuyên qua.
“Sao ông ở giữa đường giờ này. Cho xem giấy tờ”.

Liệu móc thẻ nhà báo và tấm căn cước bọc nhựa đưa cho người trưởng toán. Liệu phải dối quanh co là phải đi lấy tin chiến sự ở mặt trận cao nguyên. Giữa đường phi cơ hỏng máy phải mò xuống phố tìm nhà bạn. Không ngờ hắn đã dọn đi nơi khác. Đêm khuya tìm không ra phòng ngủ. Người trưởng toán trả lại Liệu giấy tờ và hỏi ông nhà báo có cần nghỉ ngơi. Liệu gật đầu cười thầm. Nếu hắn biết mình là tên tội phạm, một kẻ đã phá vòng rào kẽm, vượt ngục, bị truy lùng trong lúc này hắn sẽ nghĩ sao? Liệu mỉm nụ cười sáng rực trong bóng tối nhá nhem và leo lên xe.
“Ông chắc đi nhiều nơi”.
Gã trưởng toán gợi chuyện.
“Dạ vâng, thường ở những trận đánh lớn. Tưởng đã bỏ xác ngoài A Shau cách đây hai tháng”.
“Tôi cũng có thằng con đi lính ngoài đó. Chết năm ngoài”.

Liệu nghe câu nói gã thực giản dị nhưng buồn. Gã chí nói đuợc câu đó và quay mặt ra đường. Gã đang dấu sự xúc động yếu đuối. Gã muốn chứng tỏ sức mạnh, uy quyền và trật tự trong lớp áo màu đã tối. Nhưng gã có nhận thức rõ những bàn tay nuôi dưỡng chiến tranh và sự chết chóc. Gã có bị cuốn hút vào cái guồng máy hư nát đó.

Liệu thấy có cảm tình với gã đôi chút.
“Tôi thành thực chia buồn với ông. Trong hoàn cảnh của chúng ta ai cũng có một số phận như vậy”.
Liệu ỡm ờ.
“Ông có mong hòa bình đến không?”
“Trời ơi, ông hỏi lạ. Sao không, oán ghét chiến tranh ghê lắm. Thù mãn kiếp”.
Cá nhân và đám đông đang quay cuồng. Liệu thấy như có người thân vừa mới ngã xuống.
Xe chạy một vòng lên đầu phố, rẻ phải men theo bờ sông và đậu trước câu lạc bộ thị xã. Đèn vẫn còn sáng. Có người ngồi. Liệu đoán chừng 3, 4 giờ sáng. Liệu cảm thấy đói, nhổm dậy.
“Tôi xin được mời tất cả cùng vào uống cà phê”.
“Ông là khách. Chúng tôi ở đây đương nhiên là chủ. Chúng ta hãy thử sống một đêm như những người hiệp khách giang hồ ngày xưa xem sao”.

Ông ta nói, cười ha hả bá cổ Liệu lôi vào một cách thân mật. Câu lạc bộ trang hoàng giản dị nhưng đẹp, hợp với khuôn mặt thành phố ở điểm nhìn bao quát, Liệu đâm ra mến ngay. Khen:
“Đẹp lắm”.
“Chà ông khách ơi. Còn nhiều cái đẹp hơn thế kia”.

Cả toán cười sặc sụa. Liệu chỉ hiểu lờ mờ. Cả bọn tìm một chỗ ngồi, ít ánh sáng. Liệu gọi cho mình một tách cà phê sữa. Ở cuối góc phòng có ai như Thành đang ngồi. Liệu chăm chú, dáng nhỏ thó khuôn mặt hơi đen sạm, lại bộ râu quai nón. Chính hắn, Liệu đứng dậy xin lỗi gã trưởng toán và các nhân viên của gã, vội vã lại chỗ Thành ngồi.
“Thành, cậu nhớ tớ chứ?”
“Ồ Liệu. Mẹ sao cậu lại vác mặt ra đây. Nghe tin cậu…”

Liệu lấy tay che miệng bạn.
“Im đi, dài lắm. Có cả bọn cảnh sát ngồi kìa. Tớ đi với lũ chúng”.
Thành trợn mắt ngạc nhiên. Liệu ghé tai giải thích. Cả hai cùng cười.
“Thôi cậu lại đây tớ làm một phát giới nghiêm rồi chuồn”.
Liệu chưa kịp mở miệng họ đã nhận ra nhau. Liệu thấy yên tâm.
“Ấy chúng tôi lượm được ông bạn quí của ông ngoài đuờng, sáng mai nhớ ghé lại Ty nộp phạt nhé”.
Câu nói khôi hài làm Liệu vui lây.
Thành lôi bạn ra xe xềnh xệch như lôi cổ con mèo con.
“Cậu liều quá, chơi trò đó có ngày bị tóm”.
“Sống chết một lần thôi con”.
“Cách đây hai tháng thằng Thuật báo tin cậu bị tóm cùng tụi Tuyên. Tôi ngại quá, không ngờ lại gặp cậu ở đây”.
Thành lái xe đưa Liệu về nhà riêng. Trên đường đi Liệu ngồi im cho đến khi tắm rửa, uống một cốc rượu mạnh và đi ngủ.

Bất cứ ở đâu và chỗ nào cũng không làm tôi yên tâm. Những cơn mộng kinh quái luôn luôn ám ảnh tôi. Lưỡi dao đưa trước cổ. Sợi dây thắt vòng và những viên đạn xuyên ót. Đêm nào tôi cũng chứng kiến cảnh máu chảy. Những xác chết chất cao ngất. Những ngọn cờ phựt cháy đỏ núi rừng. Trái đất tan thành biển lửa thiu rụi trần gian. Khi lửa tắt, chỉ còn mình tôi bơ vơ trên cõi đất chết. Ở đâu cũng là sa mạc, rừng cây đen đúa. Một cảnh tan hoang, tiêu điều phơi bày trước mặt tôi. Những bước chân chập choạng xiêu ngã. Tôi bơ vơ quá đỗi. Có phải tôi là một con người. Có phải đây là quả đất. Ở đâu có nhà cửa, có sự sống. Tôi đi hoài, dáng cao lỏng khỏng, trên người khoác bộ quần áo rách xơ xác. Gió nồng mùi da thịt cháy lay tôi nghiêng ngã. Những mảnh vải rách bay bay trong gió như màu cờ, a ha, đó là màu cờ của riêng tôi, không phải màu máu người, không phải màu thối rữa. Tất cả đang reo vui trên cơn gió quay cuồng hung hãn. Màu cờ đang treo nỗi chết và sự sống, cái khoảng cách hiu hắt tàn tạ nhưng vô cùng rực sáng.

Liệu cảm thấy tỉnh táo hoàn toàn khi uống đến viên thuốc cuối cùng. Ly nước trong veo và mát. Cổ họng Liệu như có trăm ngọn heo may đang lùa vào. Thư ơi, anh sẽ đưa em đi qua căn nhà mơ ước. Căn nhà có giàn thiên lý, có vườn cây xanh bóng mát. Lũ con chúng ta sẽ nô đùa trong đó. Buổi tối sẽ lên lầu cao ngồi hát, anh sẽ đệm dương cầm và lũ con yêu dấu của chúng ta làm khán giả. Ngày em sẽ đi dạy, anh tiếp tục công trình của anh. Một quyển sách dành tặng cho trần gian, trong đó anh chỉ nói về hạnh phúc của chúng ta thôi, Thư nhé.

Đôi mắt Liệu khép lại. Bóng Thư nhạt nhòa ngoài khe lũng. Trước mặt Liệu chỉ còn cơn mưa rơi từng giọt nhẹ xuống mặt, kết nên trăm nghìn cánh tay vuốt nhẹ hồn. Đưa Liệu đi thật xa./.