Tuesday, February 6, 2018
ĐẶNG TIẾN ** Nguồn Sáng Vô Minh
Bóng Chiều Hôm là tên tập truyện đầu tay của một tác giả không còn trẻ. Nguyễn Đặng Mừng sinh 1953 tại Quảng Trị, học xong trung học vào đúng lứa tuổi bị gọi vào quân đội Sài gòn ; 1975 đi học tập cải tạo vài ba năm, thêm vài ba năm bị quản thúc làm nông nghiệp tại quê nhà ; sau đó là mười năm làm nương rẫy tại Miền Đông Nam Bộ. Đến 1990 về Sài gòn sinh nhai. Trình bày như vậy để người đọc hiểu rõ căn cơ của mười bốn truyện ngắn trong Bóng Chiều Hôm.
Monday, February 5, 2018
TRANG LUÂN ** Đêm
Sao em thấy khu này ghê quá hở anh?”
Người đàn ông luống tuổi, đang đứng bên cửa kính, quay lại điềm đạm:
“Em nói không sai! Đây là khu chung cư mà tình trạng an ninh không mấy gì gọi là sáng sủa, khả quan cho lắm. Khu chung cư mà hầu hết người Á châu đều tránh xa, chứ chẳng riêng gì người Việt Nam, ngoại trừ chỉ có anh mà thôi. Nhìn ngang nhìn ngửa chỉ thấy toàn là Mỹ đen và người Mễ. Chẳng có đêm nào mà không có xe cảnh sát chạy tuần tiễu ở quanh đây. Cách đây ba hôm, cảnh sát mới hốt ở đây năm, sáu mạng có liên quan đến vấn đề đĩ điếm và ma túy. Ban đêm, nhất là cuối tuần, em sẽ thấy nhạc ráp trổi lên đinh tai, nhức óc cùng tiếng vỏ chai ném loảng xoảng ngoài parking. Đôi khi cao hứng còn lôi cả súng ra bắn chỉ thiên nữa là đằng khác.”
MH. HOÀI LINH PHƯƠNG * Phương Khúc
Đỗ Duy Tuấn |
Tôi đã qua tuổi mười lăm, mười bảy
Áo lụa vàng, chân sáo nhỏ đường mưa
Tôi đã hết mơ mộng nào ấp ủ
Sao gặp người….. tôi xúc động.. buồn chưa?
Có phải mắt người nồng nàn, bão nổi?
Có phải môi người nhắn gửi thiêng liêng?
Tiếng đàn người ru một đời tưởng tiếc
Cho tôi tìm về kỷ niệm bình yên
VÕ THỊ ĐIỀM ĐẠM ** Cành Rong Biển Chưa Khô
tranh Thanh Trí |
Ra trường, Loan không đi nhận nhiệm sở, bỏ tất cả, theo chị Hạnh, nguời chị bà con , dẫn dắt chạy thuốc tây. Bản chất chân thật và tin người đã giúp Loan rất nhiều trong sự buôn bán hàng chạy này. Môi trường chạy hàng thuốc tây, đa số là các chị có chồng đi cải tạo, các chị có chút học thức, ngày xưa quen được chiều chuộng, nay phải bung ra va chạm với đời. Vì không phải là dân buôn bán chuyên nghiệp, còn nhạy cảm với những lời dối đầu cắt đuôi cho nên lòng tin giữa người và người là mấu chốt quan trọng nhất đối với các chị để thành công trong đường làm ăn này. Loan thật lòng với mọi người.
HERMANN HESSE ** Câu Chuyện Của Dòng Sông
Việt dịch: Phùng Khánh & Phùng Thăng.
Chương bảy KHỔ ĐAU
Trong một thời gian khá lâu, Tất Đạt sống nếp sống của thế tục mà không dự phần vào thế tục. Những giác quan mà chàng đã kềm chế suốt những năm dài say mê sống đời khổ hạnh, bây giờ lại được vùng dậy. Chàng đã nếm mùi của cải, đammê và thế lực, nhưng chàng vẫn còn là Sa Môn một thời gian rất lâu trong tâm khảm. Nàng Kiều Lan khôn khéo đã nhận thấy điều này. Đời chàng luôn luôn được hướng dẫn bởi nghệ thuật suy tư, đợi chờ và nhịn đói. Những con người xa lạ của thế tục, những thường nhân, vẫn còn xa lạ đối với chàng cũng như chàng cách xa họ. Năm tháng trôi qua. Tất Đạt không buồn để ý đến thời gian, vì được vây quay bởi những hoàn cảnh thuận tiện dễ dãi, chàng đã trở nên giàu có. Từ lâu chàng đã làm chủ biệt thự có tôi tớ, có một khu vườn ở ngoại ô cạnh dòng sông. Mọi người đều yêu thích chàng khi cần tiền bạc hay lời chỉ bảo. Tuy thế, trừ Kiều Lan ra, chàng không có bạn thân. Sự thức tỉnh huy hoàng mà chàng đã hơn một lần chứng nghiệm lúc thiếu thời, vào những ngày sau khi nghe đức Cồ Đàm thuyết pháp, sau khi từ giã Thiện Hữu, sự thức tỉnh bén nhạy kia, lòng kiêu hãnh được đứng độc lập không cần thầy hay thuyết lý, lòng hăm hở nghe tiếng diệu âm nội tại … tất cả đã dần trôi qua và trở thành ký ức.
NGUYỄN ĐẠT THỊNH ** Đôi Mắt Phượng
Tôi là một quân y sĩ ra trường năm 1974; đơn vị đầu tiên, cũng là đơn vị cuối cùng của tôi, là một tiểu đoàn Nhẩy Dù. (Xin bạn đọc cho phép tôi được bất chấp văn phạm, viết hoa hai chữ “Nhẩy Dù”, vì đó là những chữ tôi thương yêu nhất.).Tôi lập gia đình năm 22 tuổi, ngày còn là một sinh viên quân y. Mẹ tôi bảo “chờ ra trường, có việc làm, có lương nuôi vợ, rồi hẵng cưới vợ.” Tôi biết mẹ tôi có lý, nhưng tình yêu cũng không vô lý. Tình yêu thúc dục tôi cưới Phượng ngay. Nàng quá đẹp; thằng Quỳnh, thằng Khương, thằng Ðịnh, những đứa bạn cùng lớp bảo tôi, “Phượng đẹp ngây ngất.”Phượng là nữ sinh đệ nhất Trưng Vương; nàng cũng yêu tôi nhưng xin một năm đính hôn để học hết trung học. Tôi chờ; một năm dài được chia thành 52 tuần lễ ngắn hơn, đánh dấu bằng 52 ngày chủ nhật chúng tôi gặp nhau.
CAO MỴ NHÂN ** Sau 50 Năm Huế 1968
Thảm hoạ Tết Mậu Thân 1968, thì kể từ sau đó, năm nào Tết đến Xuân về các đài truyền hình VNCH cũng đều chiếu lại cái cảnh Việt Cộng giết chóc dã man dân chúng các thành phố miền nam.
Cho tới mùa xuân năm 1975, mặc dầu chiến trận khốc liệt, truyền thông báo chí VNCH vẫn duy trì công tác nhắc nhở dân chúng miền nam, cảnh giác bọn Việt cộng nằm vùng và cộng sản bắc việt ngoan cố xâm lấn lãnh thổ Việt Nam Tự Do.
Subscribe to:
Posts (Atom)