Lê Khắc Thái tốt nghiệp xong khóa Tham sự Ngân hàng, về làm việc tại một ngân hàng ở Sài Gòn từ năm 1970 đến năm 1978. Cuối năm 1978, anh xin đổi về quê, đến xin việc tại một ngân hàng của tỉnh. Phòng tổ chức nhận đơn, nhưng chưa có nơi thiếu nhân viên để thu nhận, anh nằm ở quê chờ…
Khắc Thái cho việc mình phải chờ đợi là cần thiết, bởi vì anh đã đổi lấy một nơi làm việc thuận lợi ở Sài Gòn, để được về quê sống với vợ và cô con gái đầu lòng vừa lên ba. Nỗi khao khát được có một mái ấm gia đình đã nung nấu tâm hồn anh ròng rã hơn tám năm. Tám năm sống cô độc trong một căn phòng của cư xá Ngân hàng với những đêm phải say khướt mới tìm được giấc ngủ. Nếu không dùng rượu, Khắc Thái lại phải uống librium – có đêm phải uống đến hai viên. |
Wednesday, March 7, 2018
MANG VIÊN LONG ** Mùa Xuân Đến Muộn
KIM THANH ** Một Ngày Với Mùa Xuân Hà Nội
tặng Hoàng Đức Nhã, người bạn đồng hương Nha Trang
I.
Tôi sinh ra, và lớn lên, tại Nha Trang. Gia đình bên ngoại gốc “Nhe Treng” rặt, và bên nội, gốc Quảng Trị, cũng rặt. Bởi vậy, anh em tôi trong nhà nói một thứ tiếng lai căng, ở trường học không nói tiếng Việt, thành thử ra ngoài không có cái giọng, kiểu “chu che bữ nê mềnh lợi eng cuôm dí ké nữ” (dịch nghĩa: Chu cha bữa nay mình lại ăn cơm với cá nữa) cố hữu của dân địa phương thứ thiệt, như mấy đứa bạn cùng xóm. Rồi sau năm 1954, người Bắc di cư vô Nam nói, ôi thôi, đủ thứ tiếng Bắc kỳ, nghe rất mệt tai. Trong số, tôi chỉ chấm, và mê, tiếng hát mượt mà, đài các, phát âm chuẩn xác của những nữ ca sĩ chính gốc Hà Nội, như Kim Tước, Thái Thanh, Mộc Lan, Tâm Vấn, và những minh tinh, như Kiều Chinh, Mai Trâm. Tất cả những mỹ nhân một thời ấy đã mang theo vào Miền Nam dáng vẻ thanh lịch và giọng nói quý phái từ Hà Nội cổ kính, và cố đô Thăng Long ngàn năm văn vật.
Tuesday, March 6, 2018
Tin Sách ** Bất ngờ Việt Cộng cho phát hành "Người tị nạn" của người Mỹ gốc Việt
Tác phẩm "Người tị nạn" của nhà văn Mỹ gốc Việt đoạt giải Pulitzer 2016 được chuyển ngữ tiếng Việt và phát hành tại Việt Nam vào cuối tháng 12 này
Quá bất ngờ và bàng hoàng với cuốn sách đoạt giải Pulitzer 2016 của một người tị nạn gốc Việt - tác giả Viet Thanh Nguyen - sẽ được chuyển ngữ và phát hành tại VN. Đây có lẽ là tin đặc biệt nhất, vui nhất cho người Việt tại hải ngoại. Bài viết sâu sắc, chân thực chắc chắn nhiều người Việt sẽ đón đợi cuốn sách này.
Người tị nạn (The Refugees) là tác phẩm đầu tiên của Viet Thanh Nguyen (Nguyễn Thanh Việt) – người Mỹ gốc Việt đầu tiên đoạt giải Pulitzer, được dịch và xuất bản tại Việt Nam và đề “tặng những người tị nạn, ở bất cứ đâu”.
NGUYỄN MINH PHÚC ** Sát Na
Mẹ tôi theo đạo Phật. Khi tôi còn nhỏ, mỗi lần đi chùa, bà thường dẫn tôi theo. Tôi thật ra lúc ấy còn quá nhỏ, theo mẹ chỉ để cho bà vui chứ ngồi hàng giờ kinh kệ riết tôi cũng chán, tay chân ngọ ngoạy, trông mẹ gõ mỏ tụng niệm mau cho xong để còn chạy ra sân chùa chơi. Quê tôi, hình như chùa nào cũng trồng cây bồ đề, loại cây sum suê lá và rễ bò ngoằn ngoèo như những con rắn. Tôi nghe mẹ tôi kể ngày xưa đức Phật đắc đạo ngay dưới gốc bồ đề nên thiêng lắm.
NGUYỄN LỆ UYÊN ** Buổi Sáng Trong Làng
G
Gà vừa cất tiếng gáy sang canh, Dự vội vã bật dậy nhóm bếp nấu ấm nước pha trà, loại trà nát như cám được phân phối theo tem phiếu trên cửa hàng mậu dịch của hợp tác xã. Uống loại nước chan chát không mùi vị khiến anh có cảm giác như lúc ở trại Thập hái lá cây rừng sao vàng thay trà. Dẫu sao trà cám vẫn hơn nước đun sôi và nước đun sôi vẫn hơn loại lá rừng đắng chát. Với lại, thời buổi này không thể tìm đâu ra thứ trà ướp ngâu, ướp sen… mà có thì cũng không có tiền mua. Cái gì cũng có thể trở thành thói quen, anh thầm nghĩ và uống cạn bình trà trước khi đứng dậy ra tháo cổng chuồng. Monday, March 5, 2018
PHẠM TÍN AN NINH ** Biệt Hải – những anh hùng bị lãng quên
(Huy hiệu lực lượng Biệt Hải QLVNCH)
Qua giới thiệu của người bạn tù, nguyên là một sĩ quan thâm niên thuộc Nha Kỷ Thuật, tôi biết được Biệt Hải Nguyễn Châu. Người từng được tuyển chọn là chiến sĩ xuất sắc của Sở Phòng Vệ Duyên Hải (trực thuộc Nha Kỷ Thuật BTTM). Chỉ nghe qua đôi điều về anh cũng đủ làm cho tôi ngưỡng mộ và tò mò muốn được gặp anh, để được nghe anh kể về quãng đời chiến đấu trong âm thầm, nhưng rất hào hùng của những chiến sĩ Biệt Hải. Một lực lượng ít người biết đến, mặc dù họ đã từng bao lần vào sinh ra tử, mỗi lần ra đi đều không hẹn trở về. Họ chiến đấu can trường, dũng cảm không thua kém bất cứ một binh chủng thiện chiến nào của QLVNCH và kể cả trên thế giới, cho dù với những cấp bậc rất khiêm nhường.
Subscribe to:
Posts (Atom)