văn hữu vườn tao ngộ

Nơi lưu trữ tác phẩm của PBTD và thân hữu. Liên lạc: phanbathuyduong@gmail.com

Thursday, March 8, 2018

NGUYỄN VĂN ĐÀI ** Nụ Hôn Luật Sư



Tiến sĩ Luật khoa Đào Quang Huy, học trò Giáo sư - Tiến sĩ - Luật sư Nguyễn Mạnh Tường ở trường Bưởi kể lại một về một phiên tòa diễn ra ở làng Xuân Thọ, huyện Đông Quan, tỉnh Thái Bình, vào thời kỳ 1947-1949.
Vụ án như sau:Một thanh niên nông dân đi làm đồng về, thấy anh Đại đội trưởng đóng tại nhà, đang ôm ấp vợ mình. Sẵn cái cuốc trên tay, anh ta phang một cái, Đại đội trưởng chết ngay.

HUY PHƯƠNG ** Văn Hóa... Nhang Khói



Tôi ra tù năm 1982. Bảy năm qua các trại cải tạo, tôi hiểu được những người Cộng Sản nhiều hơn ngày trước. Sau khi ra tù, về lại Sài Gòn, tôi lại hiểu được những người Cộng Sản hơn những ngày còn trong nhà tù. Cán bộ coi tù dù có chức phận đi nữa thì số phận cũng không hơn gì thằng tù, cũng thâm sơn cùng cốc, cũng bữa sắn bữa ngô, thằng tù phải lên rừng xuống rẫy giữa mùa Đông giá rét, hay trời Hè nóng nực, thì thằng cai tù cũng phải vác súng đi theo. Gia tài cai tù thì áo quần mỗi năm cũng chỉ hai bộ, đôi dép râu vừa mang trong chân vừa để chà lưng lúc tắm, cũng có thể để gối đầu lúc ngủ, thêm một cái bàn chải đánh răng, một cái chén ăn cơm với đôi đũa mang theo. Sang hơn thì có cái ca nhôm uống nước, nhưng không thì cơm rồi, rót nước vào chén cũng xong. Cán bộ cấp cao còn có cái “xắc cốt” đeo kè kè bên mình.

Wednesday, March 7, 2018

LÊ THỐNG NHẤT ** Đừng Chán Em Ơi

Tâm sự với đồng nghiệp sau tôi.

Buồn vô cùng nhưng đừng chán! Em ơi! 
Khi phụ huynh làm nhục người đồng nghiệp
Có những kẻ đã sống bằng hai kiếp 
Một phần người, một phần hệt thú thôi...

Cử nhân Luật sao tâm địa tệ tồi 
Bao chữ nghĩa chắc để trôi hết cả 
Ép cô giáo phải quỳ cho hả dạ 
Giữa mái trường mà hoang dã vậy sao?

MANG VIÊN LONG ** Mùa Xuân Đến Muộn

Lê Khắc Thái tốt nghiệp xong khóa Tham sự Ngân hàng, về làm việc tại một ngân hàng ở Sài Gòn từ năm 1970 đến năm 1978. Cuối năm 1978, anh xin đổi về quê, đến xin việc tại một ngân hàng của tỉnh. Phòng tổ chức nhận đơn, nhưng chưa có nơi thiếu nhân viên để thu nhận, anh nằm ở quê chờ…

Khắc Thái cho việc mình phải chờ đợi là cần thiết, bởi vì anh đã đổi lấy một nơi làm việc thuận lợi ở Sài Gòn, để được về quê sống với vợ và cô con gái đầu lòng vừa lên ba. Nỗi khao khát được có một mái ấm gia đình đã nung nấu tâm hồn anh ròng rã hơn tám năm. Tám năm sống cô độc trong một căn phòng của cư xá Ngân hàng với những đêm phải say khướt mới tìm được giấc ngủ. Nếu không dùng rượu, Khắc Thái lại phải uống librium – có đêm phải uống đến hai viên.

TRẦN VẤN LỆ ** Phù Dung Nhất Đóa



Em bụi trần ta cũng bụi trần
chúng mình tương ngộ cõi phù vân...
phù dung sớm tối là duyên kiếp
ta với em rồi ai cố nhân?

Ta với em đây biển với trời

trời gần mà biển lại xa xôi
nhìn lên chỉ thấy trời mây trắng
ngó biển, chừng nào biển mới vơi?

KIM THANH ** Một Ngày Với Mùa Xuân Hà Nội


tặng Hoàng Đức Nhã, người bạn đồng hương Nha Trang

      I. 
Tôi sinh ra, và lớn lên, tại Nha Trang. Gia đình bên ngoại gốc “Nhe Treng” rặt, và bên nội, gốc Quảng Trị, cũng rặt. Bởi vậy, anh em tôi trong nhà nói một thứ tiếng lai căng, ở trường học không nói tiếng Việt, thành thử ra ngoài không có cái giọng, kiểu “chu che bữ nê mềnh lợi eng cuôm dí ké nữ” (dịch nghĩa: Chu cha bữa nay mình lại ăn cơm với cá nữa) cố hữu của dân địa phương thứ thiệt, như mấy đứa bạn cùng xóm. Rồi sau năm 1954, người Bắc di cư vô Nam nói, ôi thôi, đủ thứ tiếng Bắc kỳ, nghe rất mệt tai. Trong số, tôi chỉ chấm, và mê, tiếng hát mượt mà, đài các, phát âm chuẩn xác của những nữ ca sĩ chính gốc Hà Nội, như Kim Tước, Thái Thanh, Mộc Lan, Tâm Vấn, và những minh tinh, như Kiều Chinh, Mai Trâm. Tất cả những mỹ nhân một thời ấy đã mang theo vào Miền Nam dáng vẻ thanh lịch và giọng nói quý phái từ Hà Nội cổ kính, và cố đô Thăng Long ngàn năm văn vật.

Tuesday, March 6, 2018

THY AN ** Tháng Giêng 2018


con cá lòng tong bơi ngược dòng
giỡn chơi với bong bóng
trên mặt nước bùn đen của loài thủy quái
con giun lặn sâu dưới đất
vì thân phận vốn sợ mặt trời
mặt trời chứng nhân cho lòng thành thật
đã giấu mặt trong bao nhiêu lần chúng ta yếu đuối
ngay cả khi yêu nhau, tưởng như tình yêu bất diệt

Tin Sách ** Bất ngờ Việt Cộng cho phát hành "Người tị nạn" của người Mỹ gốc Việt

http://vietbf.com/forum/attachment.php?attachmentid=1149227&stc=1&d=1513613781
Tác phẩm "Người tị nạn" của nhà văn Mỹ gốc Việt đoạt giải Pulitzer 2016 được chuyển ngữ tiếng Việt và phát hành tại Việt Nam vào cuối tháng 12 này

Quá bất ngờ và bàng hoàng với cuốn sách đoạt giải Pulitzer 2016 của một người tị nạn gốc Việt - tác giả Viet Thanh Nguyen - sẽ được chuyển ngữ và phát hành tại VN. Đây có lẽ là tin đặc biệt nhất, vui nhất cho người Việt tại hải ngoại. Bài viết sâu sắc, chân thực chắc chắn nhiều người Việt sẽ đón đợi cuốn sách này.
Người tị nạn (The Refugees) là tác phẩm đầu tiên của Viet Thanh Nguyen (Nguyễn Thanh Việt) – người Mỹ gốc Việt đầu tiên đoạt giải Pulitzer, được dịch và xuất bản tại Việt Nam và đề “tặng những người tị nạn, ở bất cứ đâu”.

NGUYỄN MINH PHÚC ** Sát Na



          Mẹ tôi theo đạo Phật. Khi tôi còn nhỏ, mỗi lần đi chùa, bà thường dẫn tôi theo. Tôi thật ra lúc ấy còn quá nhỏ, theo mẹ chỉ để cho bà vui chứ ngồi hàng giờ kinh kệ riết tôi cũng chán, tay chân ngọ ngoạy, trông mẹ gõ mỏ tụng niệm mau cho xong để còn chạy ra sân chùa chơi. Quê tôi, hình như chùa nào cũng trồng cây bồ đề, loại cây sum suê lá và rễ bò ngoằn ngoèo như những con rắn. Tôi nghe mẹ tôi kể ngày xưa đức Phật đắc đạo ngay dưới gốc bồ đề nên thiêng lắm.

NGUYỄN LỆ UYÊN ** Buổi Sáng Trong Làng


Image result for ảnh Nguyễn lệ uyênG
Gà vừa cất tiếng gáy sang canh, Dự vội vã bật dậy nhóm bếp nấu ấm nước pha trà, loại trà nát như cám được phân phối theo tem phiếu trên cửa hàng mậu dịch của hợp tác xã. Uống loại nước chan chát không mùi vị khiến anh có cảm giác như lúc ở trại Thập hái lá cây rừng sao vàng thay trà. Dẫu sao trà cám vẫn hơn nước đun sôi và nước đun sôi vẫn hơn loại lá rừng đắng chát. Với lại, thời buổi này không thể tìm đâu ra thứ trà ướp ngâu, ướp sen… mà có thì cũng không có tiền mua. Cái gì cũng có thể trở thành thói quen, anh thầm nghĩ và uống cạn bình trà trước khi đứng dậy ra tháo cổng chuồng.