văn hữu vườn tao ngộ

Nơi lưu trữ tác phẩm của PBTD và thân hữu. Liên lạc: phanbathuyduong@gmail.com

Thursday, March 15, 2018

NGÔ NHÂN DỤNG ** Những người chiến sĩ đáng hãnh diện

Image result for biệt động quân qlvnch

Sau khi chiến tranh đã chấm dứt 25 năm, một người lính còn tiếp tục “chiến đấu” là Thiếu Tá Vương Mộng Long, cựu Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 82 Biệt Động Quân. Ông kể chuyện cuộc đấu trí giữa ông và một giáo sư dậy sử người Mỹ, trong năm 2000, ông theo học một lớp “Sử Chiến tranh Việt Nam.”  Vương Mộng Long đã cho nhà giáo này thấy rằng những gì ông ta biết về cuộc chiến Việt Nam chỉ dựa trên sách vở, hoàn toàn sai sự thật. Đặc biệt là những nhận định sai lầm về quân đội Việt Nam Cộng Hòa, mà người sinh viên lớn tuổi đã từng cầm súng chiến đấu trong đó. Cuối cùng, vị giáo sư được thuyết phục, bắt tay Vương Mộng Long, công nhận: “Chiến sĩ, ông vừa lập một chiến công!”

TRẦN VẤN LỆ ** Bóng Chiều

tranh Võ Tá Đồng



Cái bòng chiều đè xuống núi.  Cái bóng núi đè xuống rừng.  Cái bóng em đè xuống lòng.  Thương là thương chi lạ!

Nhớ Trường Sơn núi cả, nhớ Cửu Long sông dài.  Cái bóng chiều khôn phai trong lòng người lữ thứ...

Cái bóng chiều là gió, là chút nắng hoàng hôn...bóng con thuyền chập chờn...chập chờn làn sóng biếc...

M.H.HOÀI LINH PHƯƠNG ** Tâm Bút : Nén Hương Lòng Cho Một Người Vừa Đền Xong Nợ Nước


     


 * kính cẩn nghiêng mình tiễn đưa hương hồn chú Nguyễn Văn Đông về nơi an nghỉ đời đời…                                   
                                           



“ Và xin em hiểu rằng…
Dù nơi chiến tuyến mịt mờ mưa bay
Lòng anh vẫn nhớ tình người hôm nay…
Đời dâng cho núi sông
Lòng này thách với tang bồng
Đừng sầu má thắm phai hồng
Buồn lắm em ơi!...”
( “ Khúc tình ca hàng hàng lớp lớp” – NVĐ)

Wednesday, March 14, 2018

NGUYỄN MẠNH TRINH ** Những nhà văn Đa Hiệu

Image result for Hình ảnh Trường Vỏ Bị Đà Lạt

Có người nói chỉ gọi nhà văn là đủ rồi, cần gì phài thêm vào nhà văn không quân hay nhà văn hải quân hoặc nhà văn “Đà Lạt” hay nhà văn “Thủ Đức” cho rắc rối. Hai chữ nhà văn cũng đủ cho một trời chữ nghĩa rồi.

Tuesday, March 13, 2018

VÕ PHIẾN ** Bắt Trẻ Đồng Xanh




Trong những ngày gần đây ai nấy chỉ những xôn xao về chuyện ngưng chiến: Bao lâu nữa nhỉ? Làm gì bây giờ?Trong bao nhiêu năm trời, chúng ta đã quen với nếp sống chiến tranh đến nỗi hòa bình làm chúng ta bối rối. Nhưng thiết tưởng ngưng chiến không đáng làm chúng ta bận tâm đến thế. Chiến tranh này sắp kết thúc, bằng cách này hay cách khác, hoặc sớm hơn một ít hoặc chậm hơn một ít. Chuyện phải đến rồi sẽ đến, nó xảy đến ra sao dường như cũng đã được trù liệu.

BÙI ANH TRINH ** Trang Sử Đã Qua Đi Nhưng Sự Thật Vẫn Chưa Trả Lại !!

Image result for hình tổng thống nguyễn văn thiệu
TT Nguyễn Văn Thiệu

Đọc để mà ngậm ngùi cho số phận bi thảm của miền Nam ... và tương lai VN sẽ bị nô lệ hóa bởi Hán Cộng .... 

Kissinger viết trong hồi ký:
“Cho đến hôm nay tôi kính trọng ông Thiệu như là một gương hào hùng của một kẻ dám chiến đấu cho nền tự do dân tộc của ông, một kẻ sau này đã chiến bại bởi những hoàn cảnh ngoài tầm tay cá nhân ông, đất nước ông và ngay cả ngoài vòng quyết định của chúng ta…” ( Henry Kissinger, Years of Upheaval, 1981, Bản dịch của Xuân Khuê )

PHAN CHÍNH ** Bên Bờ Mây Lãng Đãng…


 Tập “Thơ Ngắn Đỗ Nghê” là tập thơ thứ 6 của Đỗ Hồng Ngọc vừa phát hành, có thể đem đến cho người yêu thơ nhiều dự cảm ngọt ngào. Không những ngạc nhiên ở sự cố tình của anh khi chọn tựa tập thơ là “Thơ Ngắn” gắn với bút danh “Đỗ Nghê” từng đứng tên ở tập thơ đầu tay “Tình Người” xuất bản vào năm 1967, khi đó anh còn là một sinh viên Y khoa Đại học đường Sài Gòn. Trước khi có tập thơ này, Đỗ Nghê đã có những bài thơ đăng trên tạp chí Bách Khoa, Mai, Tình Thương… từ những năm 1960. Nhưng sau đó bút hiệu Đỗ Nghê lại thay bằng tên thật Đỗ Hồng Ngọc trên các tập thơ và trên ba mươi đầu sách văn học, nghiên cứu về y học, thiền học mang tên Đỗ Hồng Ngọc. Sự trở lại trên tập thơ ngắn này được anh có lần giải thích, Nghê là họ mẹ, quê Tân Thuận và Đỗ là họ cha quê La Gi (Bình Thuận)

Monday, March 12, 2018

TRẦN TUẤN KIỆT *Trầm Tư về thơ Trần Thiện Hiệp


Ở hai ngoại Trần Thiện Hiệp là một thi sĩ có tầm vóc lớn. Khi về thăm lai quê hương năm 2001, ông đã giao cho nhà xuất bản Trẻ ấn hành tập thơ lấy tên mình – Thơ Trần Thiện Hiệp – gồm 100 bài thơ chọn lọc trong số thơ ông đã xuất bản từ lâu ở Hoa Kỳ, Canada. Xuyên qua thơ ông sáng tác từ bàn viết tạm dung trong suốt thời gian dài gần 30 năm, ta có thể nói Trần Thiện Hiệp là một thi sĩ sống đầy đam mê và thủy chung với sự nghiệp thi ca. Với một bút pháp thâm hậu, nhà thơ họ Trần đưa người đọc vào thế giới tinh thần của mình bằng những vần thơ ý tưởng mới mẻ, suy nghiệm sâu sắc về thân phận con người trong cõi mênh mông vô thường.

TRẦN KIÊM ĐOÀN ** Cái Chi Từ HUẾ


 
Báo Xuân Mậu Tuất 2018 năm nay, khi mời viết bài, tôi được chủ biên cho biết là viết về chủ đề “Made in Huế”!
Câu hỏi đầu tiên hiện ra tức thời là “Cái chi từ Huế?” Những hình ảnh lướt qua rất nhanh khi nghĩ đến Huế là khung cảnh thiên nhiên kỳ tú, điệu sống trầm lặng và nếp sống thanh đạm của một vùng quê hương miền Trung Việt Nam khiêm tốn, len mình giữa Trường Sơn và Nam Hải.

PHẠM NGỌC LƯ ** Biên Cương hành


Biên cương biên cương chào biên cương
Chào núi cao rừng thẳm nhiễu nhương
Máu đã nuôi rừng xanh xanh ngắt
Núi chập chùng như dãy mồ chôn
Gớm, gió Lào tanh mùi đất chết
Thổi lấp rừng già bạt núi non
Mùa khô tới theo chân thù địch
Ta về theo cho rậm chiến trường