văn hữu vườn tao ngộ

Nơi lưu trữ tác phẩm của PBTD và thân hữu. Liên lạc: phanbathuyduong@gmail.com

Thursday, September 20, 2018

Đọc báo dùm các bạn ** CÁI CHO NHÂN ÁI & CHIẾC ÁO


CÁI CHO NHÂN ÁI

Sau khi vượt biển thành công và tỵ nạn tại Thailand khoảng 6 tháng, tôi được nước Mỹ chấp thuận cho định cư. Lộ trình chuyến bay từ Bangkok đến San Francisco Hoa kỳ sẽ quá cảnh ở Tokyo, Nhật Bản. 
Chuyện sau đây xảy ra khi đoàn chúng tôi già trẻ lớn bé… gần một trăm người tỵ nạn aó quần sốc xếch ngồi chờ 3 tiếng ở phi trường Tokyo đợi chuyển chuyến bay đi đến miền đất hứa.  

VĨNH HẢO ** KỶ LỤC CỦA MỘT BẬC THẦY



Ngọn đồi không cao nhưng diện tích khá rộng. Nếu đi bộ một vòng quanh chân đồi, cũng mất gần một ngày. Cây cối trên đồi đã được đốn hạ trụi lủi từ năm năm trước để tiến hành công trình xây dựng ngôi chùa, đạt kỷ lục là có chánh điện rộng lớn nhất nước; bên cạnh đó, lại thêm một kỷ lục là có tượng Phật tọa thiền vĩ đại nhất châu lục. Thế nên, khi công trình xây dựng hoàn tất, nhìn từ xa, chỉ thấy ngôi chùa nguy nga với mái ngói xanh đỏ và tượng Phật to lớn thếp vàng nhũ lóng lánh, nổi bật giữa trời mây, không còn thấy ngọn đồi.

Monday, September 17, 2018

NGÔ NGUYÊN NGHIỄM ** NGÀY VỀ QUÊ CŨ NGHE TIN CON SÁO NHỎ ĐÃ SANG SÔNG


tặng Phạm Nhã Dự, Hà Thúc Sinh, Võ Thạnh Văn, Trần Yên Thảo, Lâm Hảo Dũng, Lê Quang Đông...

Rồi gió đêm nay cũng thổi qua
Mon men khe vách bóng trăng tà
Có người lữ khách trăm năm trước
Lộn kiếp giang hồ chinh chiến xa 
Góc nhỏ cờ tàn, vó ngựa hí
Gươm cùn treo ngược dưới phong ba ...

NGUYỄN AN BÌNH * *SÔNG BA MÙA LŨ


                                                        
       Ông Tự bước thấp bước cao vào nhà, kéo ghế ngồi xuống cái rột, mặt còn hầm hầm. Cái tức còn nghẹn trong cổ họng không nhả ra được làm cho ông cảm thấy bực bội khó chịu. Đây không biết là lần thứ mấy lão Thạnh làm mình tức muốn ói máu, chắc lão nghĩ lão hay hơn mình chắc, cái gì cũng làm ra vẻ ta đây không ai bằng. Chắc lão tưởng có thằng con là kỷ sư nông nghiệp phụ trách khuyến nông của cái huyện nầy rồi lên mặt dạy đời mình chớ. Cái mặt thấy ưa không nổi. Ông cầm bình trà rót vào ly đánh ực một cái hết veo. Cơn giận theo đó mà hạ hỏa một chút, ông nhìn ra ngoài chợt nghe tiếng xe máy xình xịch ngoài cửa, thấy Trang mới đi dạy về dựng xe ngoài sân bước vào nhà, cơn tức tự nhiên phừng phừng lên, ông nhìn Trang sẳng giọng:

Saturday, September 8, 2018

CAO MỴ NHÂN ** NGÓ BÃO JEBI, NHỚ PHAN BÁ THUỴ DƯƠNG



Nhìn bão Jebi, sợ quá trời
Bạn mình: PHAN BÁ THUỴ DƯƠNG ơi
Vẫn bình an chứ, hay sao nhỉ 
Mong được yên thôi, hoặc lánh rời 

Friday, September 7, 2018

TRẦN VẤN LỆ ** Nhớ Hoa Hồng Trắng



Kiều Thu hề Tố hỡi em 
nghiêng chân rốn bể mà xem lửa bùng…
(Vũ Hoàng Chương)

Mưa tỉ tê, nắng nồng nàn,
cái thời yêu dấu nằm ngang mắt chờ.
Chắc gì trời sẽ sa mưa?
Chao ôi nắng quá cái mùa Hè ơi!

*NGUYỄN AN BÌNH ** HOA QUỲNH CHỈ NỞ VỀ ĐÊM


        
Khang ngã người vào miếng đệm tựa lưng ở phía sau chiếc ghế ngồi của bàn làm việc, đưa hai bàn tay ra sau làm động tác lên xuống gáy vài lần cho đở cứng tay. Mãi miết lướt trên bàn phím hơn tiếng đồng hồ làm cho mấy đầu ngón cứng và mỏi, đó là mấy động tác anh thường làm sau một bài viết căng thẳng, cần nhiều sự tập trung,  vất vả vật lộn với từng con chữ, câu văn lập luận viết làm sao để thuyết phục được ông biên tập, rồi còn người đọc nữa chứ. Ai nói nghề làm báo dễ ăn đâu, nhất là chuyên về mảng xã hội, không hề, thế rồi cũng xong bài viết. Anh khoan khoái vươn vai đứng dậy, làm thêm một vài động tác cho vận động rồi bước ra ngoài ban công để hóng gió và thư giản tinh thần một chút. Từ trên cao tầng 10 của cao ốc, Khang nhìn xuống mặt đường vẫn lố nhố những hàng đèn xe nối đuôi nhau trên mấy trục đường tạo nên những vệt sáng ngoằn nghoèo đan xen vào nhau trông lạ mắt y như những vệt sáng vàng ối của những thanh sắt vừa mới ra lò trong nhà máy luyện sắt thép nào đó. Sài Gòn giờ nầy chắc đã hơn 24 giờ, cái giờ vừa mà định lượng thời gian của một ngày cũ và bắt đầu cho một ngày mới, con số ám thị cũng thay đổi theo.

Tuesday, September 4, 2018

TRẦN THIỆN HIỆP ** trên một dòng sông



xuôi dòng sông lòng gợn thương con nước
nước xa nguồn bỏ lại những bờ lau
ra biển Đông nước bao giờ trở lại
thành hạt mưa trên rừng vắng thuở nào (!)

ta đã bỏ bao bến đời biền biệt
và thời gian không quay lại bao giờ
ngày quá khứ trôi xa trong trí nhớ
mỗi bước đời hóa kiếp vỡ thành thơ

TIỂU TỬ ** TÌNH ANH EM




Anh tôi nằm bịnh viện Saint Camille đã được mười bữa. Chiều hôm qua, ảnh gọi điện thoại về nhà, nói: «Thằng tây nằm chung phòng ra nhà thương rồi, ngày mai chủ nhựt, mầy vô đây anh em mình nói chuyện chơi». Nghe giọng ảnh “có thần” nên tôi vui vẻ trả lời: «Dạ! Mai em vô. Vợ con em đi Mỹ, chớ không thì em cũng chở tụi nó vô thăm anh». Tôi nghe ảnh cười khịt: «Một mình mầy cũng đủ cho tao vui rồi…».

Sunday, August 26, 2018

NGÔ NGUYÊN NGHIỄM ** DƯƠNG HÀ, MỘT DÒNG SÔNG TRẸM CHẢY NGANG TIỀM THỨC ĐỜI NGƯỜI (1934-2018)


Lịch sử có những giai đoạn đáng ghi nhớ, và là những cái mốc được đánh dấu như một định mệnh, rong ruổi trải dài trên số phận đất nước. Bước ngoặt làm thay đổi vận mệnh Việt Nam ở thế kỷ XX, được ấn chứng ở nhiều thời gian như vậy, ví dụ năm 1954, hiệp định Geneve ký kết, đặt miền Nam thoát khỏi ảnh hưởng của một Nam kỳ tự trị trực thuộc Pháp quốc, miền Bắc trở thành miền đất xã hội chủ nghĩa, rồi cuộc chiến tàn khốc xảy ra hằng bao thập kỷ để chỉ tìm một lý triết sống còn cho dân tộc…Giai đoạn trước 1975, miền Nam Việt Nam nằm trong một không khí thấm đẫm văn hóa phương Tây, nên ảnh hưởng khá nhiều nếp sống phóng khoáng,  từ đời sống đến văn chương…Tước bỏ lối học từ chương, nặng nề Nho giáo và Hán tự, mọi thắm nhập nhanh chóng vào lòng người, thay đổi tư thế nhân văn với chữ quốc ngữ theo mẫu tự Latin. Giai đoạn những thập niên đầu thế kỷ XX, chữ quốc ngữ là một khám phá còn sơ khai nhưng đã giúp xuất hiện nhiều tác phẩm văn chương, được in trên nhiều phiên bản của làng báo tiên phong, hoặc trên các tập quảng cáo Nhị Thiên Đường.v.v. Tiên phong trong phong trào tân văn, những ngọn đuốc lừng danh như Nguyễn Chánh Sắt, Hồ Biểu Chánh, Phú Đức, Phi Long… đã giúp văn học Nam Kỳ có một sắc thái bình dân riêng biệt. Những năm 40-50, chưa có sự góp mặt văn chương của các sĩ phu miền Bắc, nên sự trinh nguyên của một dòng văn chính thống rạch ròi phương Nam. Từ ngôn ngữ đến sắp xếp cốt chuyện, phần đông tình tiết đơn thuần đạo lý, thiện ác phân minh, mà các nhà nhận định cho rằng là dòng tiểu thuyết có hậu. Ngoài cái say mê ngâm vịnh thơ Lục Vân Tiên, các quyển tiểu thuyết bình dân đã luân lưu một cách kỳ thú từ thành thị đến thôn quê, nhờ sức quảng bá của các tập quảng cáo Nhị Thiên Đường nêu trên, lòn lõi kèm theo những món hàng tạp hóa tặng không cho dân quê.