văn hữu vườn tao ngộ

Nơi lưu trữ tác phẩm của PBTD và thân hữu. Liên lạc: phanbathuyduong@gmail.com

Monday, September 23, 2019

HỒ TRƯỜNG AN ** Đập đá gặp ngọc, đãi cát tìm vàng

Hồi 7 tuổi, tôi được nghe người thím dâu tôi kể chuyện Giai Nhân và Ác Quỷ (tên nguyên gốc bằng tiếng Pháp là La Belle et La Bête) của Nữ Bá tước Jeanne  de Leprince de Beaumont. Chuyện kể một hoàng tử bị một mụ phù thủy trù ếm trở thành con ác quỷ (quái vật đúng hơn với mình người mặt thú). Bà ta dặn chàng rằng sau này nếu có cô gái nào yêu chàng với tấm lòng chân thành thì chàng sẽ xinh đẹp trở lại. Quả vậy về sau, có một cô gái đẹp người lẫn đẹp nết, sau một thời gian sống chung với chàng, tìm ở chàng một tâm hồn cao thượng nên yêu chàng tha thiết và bằng lòng kết hôn với chàng. Tức thì chàng hiện nguyên hình trở lại một hoàng tử  xinh đẹp như các vị nam thần trên Thiên đình tận ngọn cao sơn Olympia.

Friday, September 20, 2019

NGUYỄN AN BÌNH ** QUA SÔNG HẬU MÙA NƯỚC NỔI


Lại qua sông Hậu mùa nước lớn
Lũ ngập ngừng trôi mấy cửa sông
Đâu mùa tôm cá xô con sóng
Phù sa về ngọt đỏ Cửu Long?

NGÔ NGUYÊN NGHIỄM ** TIẾNG GIÓ



Tiễn biệt Phụ thân đi vào cõi nhớ
(Ngày 21 tháng 8 âl 1988)

Dốc tây sườn núi đá ngổn ngang
Hơn nổ nào còn vương nội cỏ
Hiện trường phảng phất tiếng chim rền
Bốn phía hoa nho phơi thắm đỏ

TRẦN THIỆN HIỆP ** Trong dòng nhật nguyệt

              -  gởi pbtd                                    

từ tiếng khóc chào đời
ta trôi trong dòng nhật nguyệt
như gió cuốn mây bay sóng đẩy thuyền
vô thuỷ vô chung càn khôn sinh diệt
thì được thua nào khác cuộc cờ
tâm khai ngộ
có-không toàn bào ảnh
chuyện buồn vui một thoáng mây trời
sống ngẩng mặt khắp đường dương thế
ta có em
thơ rượu ấm men đờ

Thursday, September 19, 2019

TÔ KIỀU NGÂN ** Em Cũng Như Mây



Ta nằm trên bải vô thường
Im nghe sóng động trùng dương dạt dào

Mới hay đời giấc chiêm bao
Tìm đâu son sắt đâu nào được thua

Xoá bày trăm vạn cuộc cờ
Rồi ra tỉnh một cơn mê hãi hùng

Sunday, September 15, 2019

ĐỖ HỒNG NGỌC ** “ĐỂ LÀM GÌ ?”


André Maurois trong cuốn “Nghệ thuật già” (L’art de vieillir)  có nói rằng khi nào trong đầu mình nảy ra cái ý “Để làm gì?” thì lúc đó mình đã già thiệt rồi!
Tôi vừa mới nói “già thiệt” phải không? Ấy, bởi vì lâu nay mình vẫn biết là đã già, đang già tốc hành, già khú đế mà vẫn cứ nghĩ là mình đang “già giả” thôi! Mà không phải mình tôi nghĩ đâu nha. Ông họa sĩ “trời ơi” là Picasso có cái hình này bạn coi nè.

Friday, September 13, 2019

TRẦN THIỆN HIỆP ** trí nhớ nàng


biển rộng
em từ bên kia biển
bước chân lên lục địa rừng này
trong trí nhớ từng cơn sóng đuổi
đẩy đưa trôi vết tích một đời
mỗi nhìn lại
mỗi ngậm ngùi thăm thẳm
giữa thực hư những mộng mị đêm dài
trăm năm rỗi ai khóc cho ai
thanh âm lạc cõi mù khơi hoang dã

ĐỖ BÌNH ** PHỐ TÀU PARIS



Chiều trên Phố Á Châu se lạnh
Nắng đầu thu vàng sợi mong manh.
Đường năm cũ đầy người lưu lac
Nay tìm đâu trong khách bộ hành?

THIẾU KHANH ** LẠI NÓI VỀ BA TÀU VÀ CÁC CHÚ




Trong một bài viết, “Cớ sao gọi người Trung Quốc là “Tàu”!” đăng trên website báo Người Lao Động (https://nld.com.vn/tieng-viet-tinh-tuy/co-sao-goi-nguoi-trung-quoc-la-tau-20141122214910842.htm), tác giả, học giả An Chi cho rằng (trích) “Tàu là một yếu tố Hán cổ và trong tiếng Hán cũng như tiếng Việt còn có nghĩa là “xe”. Tàu (trong tàu bè) là một từ Việt gốc Hán bắt nguồn ở một từ ghi bằng chữ mà âm Hán Việt hiện đại là tào, có nghĩa là “thuyền”. Chữ tào này cũng thông với chữ tào , mà theo biện luận của Lưu Quân Kiệt trong Đồng nguyên tự điển tái bổ (Ngữ văn xuất bản xã, Bắc Kinh, 1999) thì đều còn có nghĩa là “xe”. Cái nghĩa “xe” của từ tàu vẫn hiện hành trong tiếng Việt. Cứ so sánh tiếng Bắc, tiếng Nam thì thấy ngay. Cái mà trong Nam gọi là tàu thì ngoài Bắc gọi là thuyền. Rồi ngoài Bắc gọi là tàu hỏa thì trong Nam gọi là xe lửa. Thế là cái nghĩa “xe” đã thấp thoáng trong danh ngữ tàu hỏa (nếu không đi sâu vào từ nguyên thì dễ hiểu lầm đây là cách dùng theo ẩn dụ). Rồi ngược lên đầu thế kỷ XX, cả trong Nam ngoài Bắc đều gọi máy bay là tàu bay. Thế là cái nghĩa “xe”, mở rộng là “phương tiện chuyên chở”, đã nằm ngay trong danh ngữ tàu bay. Cho nên, trong thành ngữ tàu bay tàu bò thì cả hai thứ “tàu” này chẳng qua đều cùng là “xe”. Vậy thì có lẽ ta sẽ biện luận rằng vì ngày xưa Tàu sang ta bằng xe nên tổ tiên ta đã gọi họ là “Tàu” chăng? Nên nhớ rằng họ đã sang ta từ xưa và sang thành nhiều đợt, lẻ tẻ có, thành đoàn có và đây là cả một câu chuyện dài. (ngưng trích)

Monday, September 9, 2019

TRẦN VẤN LỆ ** Khi Trái Tim Còn Đập



Em nói nhỏ:  “Em thương anh lắm”.  Anh bị lãng tai, nghe tiếng mất tiếng còn.  Ngó ra trời, lúc đó hoàng hôn.  Anh quay lại, hôn em đắm đuối… 
Ngó lên trăng, thấy cây đa thằng cuội.  Trăng thấy hoài, trăng mấy tuổi rồi trăng?  Và Cuội ơi, sao lại cứ là thằng?  Lên Ông đi!  Lên Cụ đi!  Cho tôi nhờ một tí!