Tặng Phan Bá Thuỵ Dương
Thơ bay vàng cánh hạc chiều
Núi sông trăng mới bên triều biển xanh
Mươi năm lỡ bước thị thành
Mộng đời ủ lại mái tranh sau vườn
Tặng Phan Bá Thuỵ Dương
Thơ bay vàng cánh hạc chiều
Núi sông trăng mới bên triều biển xanh
Mươi năm lỡ bước thị thành
Mộng đời ủ lại mái tranh sau vườn
Herbert Hoover vị tổng thống thứ 31 của Hoa Kỳ đã nói: “Giới lãnh đạo già tuyên bố chiến tranh nhưng chính giới trẻ là người phải chiến đấu và chịu chết.” [1]
Chiến tranh đã tạo nên không biết bao nhiêu cảnh ly tán, hủy diệt không biết bao nhiêu sinh mạng một cách oan uổng và làm kiệt quệ trầm trọng tài nguyên quốc gia. Nhưng, nếu nhìn từ một góc độ khác, chiến tranh cũng đã sản xuất, tạo nên nhiều vĩ nhân lừng danh trong quân sử, những văn thi sĩ lỗi lạc trong nền văn học sử thế giới.
Tuy nhiên, để có thêm hương vị, khai triển chủ đề rộng hơn đôi chút, người viết sẽ đề cập, dẫn trích thêm một số ít thơ về chiến tranh của các văn thi sĩ Việt, Mỹ khác – những người đã trực tiếp cùng THT tham dự cuộc chiến “ý thức hệ” trong giai đoạn đầy nhiễu nhương đó. Nếu thấy cần thiết, sau này người viết sẽ trở lại, bàn về đề tài sâu rộng hơn, với nhiều thi sĩ tiêu biểu cho cả 2 miền Nam Bắc, cùng những cảm nhận, khuynh hướng đối kháng… hay quan điểm tương đồng.
TUỔI HẠC
Mới đó mà nay đã tám-tư,
Lưu vong từ ấy đến bi chừ.
Quê hương tù ngục bao đời nhỉ?
Đất khách đọa đày mãn kiếp ư!
Tuổi hạc thảnh thơi không vướng bận,
Thân già an phận sống nhàn cư.
Thi ca xướng hoạ vui bầu bạn,
Trẩy hội non sông, viếng thảo lư.
Buổi sáng. Trên con đường dẫn tới bìa rừng, bọn trẻ mục đồng thức sớm, lùa đàn gia súc đi chăn thả trên cánh đồng cỏ.Đêm qua sau cơn mưa giông tầm tã, sáng ra, bầu trời hé lộ đôi chút ánh sáng, báo hiệu một ngày nắng ấm.Vào những ngày như thế, thảo nguyên nổi lên như một quần thể xanh biếc giữa sắc màu lộng lẫy với vô vàn sim mua,cỏ ống,cỏ đuôi chồn cùng với đám quì dại lui dần về phía cuối thung.
Đang khi còn ngầy ngật bởi cơn ngái ngủ, bọn trẻ chợt sững sờ nhìn lên con đường dốc cao trước mặt. Nơi đang hiện ra một hình thù kỳ quái nửa hư nửa thực, chưa thể định hình.Không một đứa trẻ nào dám lên tiếng, hé môi hỏi han nhau lấy một lời. Chúng cảm thấy đang có sự sợ hãi đè nặng lên lồng ngực; khiến chúng đùn đẩy nhau, cố chọn cho mình chỗ nấp an toàn. Cuối cùng,cái đám lộn xộn tưởng chừng gan dạ kia đã lẩn trốn sau bụi cây dại, len lén vạch kẽ lá ra để được nhìn tận mắt, cảnh tượng mà chúng cho rằng khá lạ lùng.
Năm nay cụ Tam bảy lăm tuổi, cái tuổi “ruồi bâu không thèm đuổi” đối với rất nhiều người. Nhưng giống một võ sĩ nhà nghề, ngã xuống đứng lên đấm tiếp, về một phương diện nào đó, cụ tự thấy mình cũng còn phong độ.
Tháng trước, thực mà nói, cụ khá nản lòng khi nhận tấm ảnh một cụ bạn văn bên quê nhà gửi qua. Trong tấm ảnh ấy có cả chục người, và nếu không có phần ghi chú phía sau, cụ không cách nào biết được đó là những người bạn vô cùng thân mến của cụ, trong có vài người bạn Hướng Đạo, người nào người nấy tóc vài sợi, răng vài cái, sườn sáu khúc, chân hai que… đại khái thế. Nhưng nhìn kỹ, cả đám giống nhau ở một điểm: trên những khuôn mặt héo hắt, ít râu hay rậm râu, họ đều hờm những đôi mắt lăm lăm ngó về phía trước. Chính những đôi mắt này báo cho cụ biết họ còn sống và còn chờ, dù cụ không biết họ sống cách nào và chờ cái gì.
Nhưng, cũng chính những đôi mắt đó làm cụ mất ngủ.
VHC ĐH
Những thiên tài bạc mệnh của Sàigòn xưa
Lịch sử văn học Việt Nam đã ghi nhận tên tuổi họ, nhưng trong biến thiên của lịch sử dân tộc không ít văn thi sĩ tên tuổi phải chìm nổi cùng vận mệnh đất nước…
Đinh Hùng và Vũ Hoàng Chương là những nhà thơ nổi tiếng từ hồi “phong trào Thơ Mới” thời tiền chiến. Họ đều là những “đại gia” trong làng thơ, nhưng cả hai không ai tự tạo dựng được cho mình một mái nhà mà suốt đời toàn đi ở nhà thuê.
Cơn bão đã đứt đuôi / nằm yên trên núi tuyết!
Núi hết run vì rét. Rừng ngước đầu đứng lên...
Cơn bão sẽ được quên / khi thành phố sạch lại,
khi xe cộ được chạy / êm ru như thường khi...
Bão đổ bộ Cali / là những cơn bão rớt...
Mưa theo bão rắc hột, nắng xuống hóa thành hoa...
Bão là chuyện hôm qua! Hôm nay, ngày đổi khác!
Hồ nào cũng ngập mặt...vui lắm, nước đã thừa!