văn hữu vườn tao ngộ

Nơi lưu trữ tác phẩm của PBTD và thân hữu. Liên lạc: phanbathuyduong@gmail.com

Thursday, January 27, 2022

Thiếu Khanh ** BỎ TẾT ĐỂ… VĂN MINH.



Mấy hôm nay trên mạng xã hội Facebook xuất hiện câu hỏi của nhà thơ Tung Nguyen (Bác sĩ

Nguyễn Đức Tùng đang sống ở Canada) người hơn mười năm trước đây đã phỏng vấn nhiều nhà

thơ trong nước, và xuất bản thành tác phẩm “Thơ Đến Từ Đâu.” Câu hỏi:

“Có ý kiến của Võ Tòng Xuân và những người khác bỏ Tết âm lịch, để cho văn minh. Tôi thấy

không đúng. Không biết các bạn nghĩ sao?”

Ông Võ Tòng Xuân là một Giáo sư, Tiến sĩ, Nhà giáo Nhân dân, Anh hùng Lao động, từng là hiệu trưởng nhiều trường đại học ở miền Tây. Chuyện ông giáo sư vận động bỏ Tết âm lịch này không phải mới đây. Năm 2005 ông đăng trên báo chí một bài viết “Tết Hội Nhập” kêu gọi bỏ Tết cổ truyền để ăn Tết Tây. Lý do được đưa ra là người Việt nghỉ Tết Ta quá nhiều ngày, quá lãng phí thời gian và của cải của xã hội, với nhiều tập quán lỗi thời, không văn minh.

Trần Vấn Lệ ** Lòng Của Tờ Giấy Trắng


Mười năm thành hai mươi năm!  Nhiều hơn em nhỉ, cuộc thăng trầm!  Tang thương không chỉ dâu thành biển...mà "thật tình" là áng ảo vân!

Cứ tưởng trời mây!  Không phải mây!  Cũng không mù sương lớp lớp dày...Em ạ, chỉ là hơi thở hụt, nén lâu thở được hóa ra dài!

TRẦN THIỆN HIỆP ** EM VỀ…MÙA XUÂN CHIÊM BAO



Mùa xuân lộc mới xanh cành

Em về cánh áo thiên thanh tuyệt vời

Dẫu già trong cuộc rong chơi

Vẫn yêu mắt ấy tinh ơi là tình

 

Em về trầm ngải hương linh

Tỉnh say đêm mộng nguyệt đình rêu phong

Em về sông suối nối dòng

Thuyền trăng lạc bến thôn đông thôn đoài

Sunday, January 23, 2022

Thiếu Khanh ** TẠI SAO “MẸ TRÒN CON VUÔNG?”

Tranh Nguyễn Thị Hợp | Học Xá
tranh Nguyễn Thị Hợp


Mới đây, trên Facebook của mình, anh Mưu Thái (tức Thái Quốc Mưu, một nhà văn, nhà thơ, nhà báo nổi tiếng ở nước ngoài) có đặt câu hỏi: “Mẹ tròn con vuông, vậy bố hình gì?”

Có lẽ chủ ý của anh Thái chỉ là hỏi trào phúng cho vui, (và những câu trả lời của các facebookers là theo hướng đó) nhưng đây là một câu hỏi rất thú vị. Từ trước đến nay câu “Mẹ tròn con vuông” luôn được mọi người nói ra, nhất là để chúc sự an lành cho một sản phụ sắp sinh hay vừa sinh con, nhưng dường như chưa bao giờ có ai đặt câu hỏi nghiêm túc “Mẹ tròn con vuông” nghĩa là gì.

Trong câu hỏi của anh Thái có thêm ý “cha hình gì?” vẫn là một câu hỏi rõ ràng ngắn gọn, nhưng câu trả lời chắc là dài dòng.

Saturday, January 22, 2022

HOÀNG TRÚC LY ** Áo Hoa Phơi



Long lanh từng giọt trắng da trời

Bàn tay rất trắng áo hoa phơi

Mỗi lần nắng trắng em phơi áo

Vô tình phơi nắng cả hồn tôi.


Đời còn kẹp tóc tuổi trăng tròn

Miệng còn ngọt sữa lúa đang non

Mềm môi em thở hương lùa nhạc

Ngày sẽ dài như một nụ hôn.

NGUYỄN LỆ UYÊN ** Còn Cọng Rau Dền


Tiếng chó sủa cọc cạch. Một bóng người cao lớn đứng ngoài cổng rào. Con Vện chồm lên, hai chân bấu vào chắn song sắt. Vạt nắng buổi sáng hắt bóng đổ ngược thân hình nó xuống lối đi trơ trụi. Tầm bỏ chiếc rựa và khúc tre vừa chẻ nhỏ ngó ra phía cổng. Ngó và đứng lên, lững thững bước ra ngõ. Tiếng con Vện không còn cọc cạch như trước, vang lên tràng dài như tiếng chó sủa trong những đêm tối trời, thời chiến tranh. 

Người đàn ông thấp thoáng bên kia hàng rào chè xanh nghiêng đầu chào, miệng mở nụ cười. Nụ cười giống mấy chiếc bông vạn thọ vàng rực hai bên lối đi. Tầm mở cổng. Người đàn ông thả chiếc xách xuống đất, choàng tay ôm chặt vai Tầm kêu “anh Hai, anh Hai”. Tầm chưa kịp nhìn thì khuôn mặt hai người đã nghếch về hai phía, kẹp giữa hai chiếc cổ, nhồn nhột những sợi râu dài ngắn. Cảm giác nhột nhạt tòe ra như những vòi xúc tu, nhưng trí nhớ vẫn cứ lấp lú, chưa thể nhận ra là ai. Mười gây… ba mươi giây sau, hai chiếc cổ rời ra, những cọng râu rời ra, bốn cặp mắt nhìn nhau. Bàn tay Tầm đến lúc này mới cử động theo bản năng, vỗ mạnh lên vai người đàn ông tới tấp, giống như lúc cầm dùi đục bổ liên tục lên sống rựa, chẻ những khúc tre.

HUY PHƯƠNG ** Người Khôn "Đi Học" - Thằng Ngu Dạy Đời





Trước hết, tôi xin tự kiểm điểm cái ngu của bản thân mình trước, trong hàng nghìn cái ngu của thiên hạ, vì ngu mà phải mất nước, “lỗi tại tôi mọi đàng” hay “tôi làmtôi mất nước.” Là một cán bộ chiến tranh chính trị trung cấp, hết làm tâm lý chiến, rồi chính huấn, tức là huấn luyện chính trị cho hàng nghìn tân binh tại một trung tâm huấn luyện lớn nhất nước, mà khi nghe Cộng Sản vào đến Sài Gòn, không chịu tìm đường chạy, vì cứ nghĩ mình gốc nhà giáo, hòa bình rồi, đi ‘học” mấy ngày rồi về dạy học lại!

Đỗ Hồng Ngọc ** thư gởi bạn xa xôi… (01/2022)

GHI CHÉP LANG THANG…

Không phải làm biếng chi đâu bạn ơi! Chẳng qua ngán chuyện viết lách quá rồi. Bạn thấy không, báo chí bây giờ cũng toàn hình ảnh, dạng này dạng khác, “nghe nhìn” chớ chẳng còn đọc chi cho mệt nữa…

  1. Sáng nay, 21/01/2022 (19 tháng Chạp rồi), chỉ còn mươi ngày nữa là Tết Nhâm Dần, Cọp thứ thiệt rồi!

Có người hỏi mình có kế hoạch gì… không? Trời ơi! Kế hoạch là gì hả trời? Xưa nay vốn tùy nghi tùy hỷ tùy tiện đã quen… Và, đừng quên có câu rằng “Năm năm sáu tháng bảy ngày”! Nghĩa là ở tuổi 50, ta nên có Kế hoạch “dài hạn” một năm; ở tuổi 60 kế hoạch nên “dài hạn” một tháng và ở tuổi 70, thì chỉ nên “dài hạn” một ngày. Huống chi mình nay đã hơn 80, kế hoạch “dài hạn” từng giờ cũng là quá!
Mấy năm trước đã viết Sáng, Trưa, Chiều, Tối“Lang thang một cõi Ta-bà/ Lưng cơm Hương Tích nõn trà Tào Khê/ Lõng buông Bát Nhã đi về/  Lăng Già huyễn bóng trăng mờ nẽo xa…” (ĐHN).

Friday, January 21, 2022

HÀ THÚC SINH ** Vấn đáp với cô đơn


Giá một ngày thôi ta được sống

Ngó ta đôi mắt bạn bâng khuâng

Ta nhìn theo mãi mây dong ruổi

Phải cuối trời kia nó hoá sinh

 

Giá một ngày thôi ta được sống

Ngó ta bạn hỏi có kinh mang

Ta nhìn hoa rụng trong vườn vắng

Không biết hoa kia có xốn xang

Huỳnh Trung Chánh ** CON ĐƯỜNG VÔ TẬN

 


Ngưỡng Cửa Của Thương Yêu

Kính dâng thiền sư Nhất Hạnh,
Vị thầy đã dạy con biết dừng lại và nhìn sâu
để biết hiểu và biết thương.


Tiếng chén đũa nồi niêu khua rổn rảng hòa nhịp với những lời càu nhàu vô nghĩa của vợ trong bếp, tựa như một thứ vũ khí bén nhọn liên tục châm chích đâm thọc Bảo, khiến cơn giận điên cuồng mà chàng đang cố gắng đè nén bỗng sôi sục trở lại. Bảo "ức sức" muốn vào bếp, túm tóc vợ đập cho một trận "tơi bời hoa lá" thì mới hả cơn. Thoáng nghĩ vậy thôi, chớ Bảo đâu phải là kẻ vũ phu lỗ mãng đánh đập vợ; đôi khi, giận "cái mụ" lắm mồm hỗn hào, chàng tức tối đập chén dĩa, đá bàn, đá ghế... là tột cùng rồi. Lần nầy, để đối phó lại, Bảo rầm rầm dẫn chiếc xe đạp ra cửa. Trước khi phóng lên xe, chàng còn ngoái cổ lại dò xem phản ứng mụ vợ có thay đổi gì không? nào ngờ, cái mặt "mâm" của vợ vẫn chầm vầm lạnh nhạt chẳng thèm lưu tâm đến sự giận dỗi của chồng, khiến Bảo vừa tức vừa thẹn, phóng xe đi một nước.