“Thuận vợ thuận chồng, tát biển
Đông cũng cạn”
1)
Biển Đông, tên gọi
Khi
còn nhỏ, chưa biết đọc sách, tôi biết ở phía đông
nước ta có biển, tên gọi là
Biển Đông.
Đầu
tiên là do những kỷ niệm thời thơ ấu. Sau “tháng Tám
nám trái bưởi” là mùa mưa gió, lụt lội, mùa “mưa
phùn gió bấc”, nhiều đêm biển động nghe rõ lắm, mặc
dầu thành phố Quảng Trị, “miền thơ ấu” – như
người ta thường gọi – , xa biển khoảng bảy, tám cây
số. Vào những đêm biển động ầm ì như thế, cha tôi
(gọi bằng cậu) không gọi là “biển động” mà gọi
là “sấm”: “Biển Đông sấm động.” Đó là những
đêm “chớp bể mưa nguồn” như trong thơ Trần Tế
Xương vậy.
Ca
dao, ai nấy cũng thường nghe khi còn nhỏ, cũng gọi biển
ấy là biển Đông. Bài ca dao sau đây thì chưa rõ hẵn.
Ai
đi đường ấy hỡi ai?!
Hay là trúc đã nhớ mai đi
tìm?
Tìm em như thể tìm chim!
Chim bay biển bắc em
tìm biển Đông!
Hai
bài sau đây nói rõ hơn, xác định biển ở phía đông là
“biển Đông”, tức là biển của người Việt
Nam chúng ta.
Anh
mong gởi cá cho chim
Chim bay ngàn dặm cá chìm biển
Đông!
Biển Đông sóng dậy bốn mùa
Ai cho bậu uống
thuốc bùa bậu mê!
-
Gởi cá cho chim là gởi một món ăn cho người… yêu.
Người yêu thì bay xa ngàn dặm. Cá thì chìm ngoài biển
Đông, là biển phía đông của nước ta, cũng có nghĩa là
biển của ta.
-
Biển Đông thì lúc nào cũng có sóng, giống như bậu lúc
nào cũng mê vì… bị bùa!!!!
Câu
ca dao gây ấn tượng nhiều nhứt cho chúng ta là hai câu
sau đây:
Dã
tràng xe cát biển Đông,
Nhọc mình mà chẳng nên công
cán gì!
Khi
nước biển rút xuống, bãi cát bên bờ biển bày trơ ra,
những con dã tràng (giống như con cua, nhỏ hơn cái nắp
keng của chai bia, tên nôm na là con “còng”), xuất hiện
bên bờ biển, lấy càng vo những viên cát nhỏ, nhỏ hơn
cái nút áo. Rồi nước thủy triều lên, đánh tan những
viên cát đó. Chúng xe cát để làm gì? Giống như người
con trai đi làm rể công khó ở nhà vợ chưa cưới, cuối
cùng không cưới được vợ, như công dã tràng xe cát
vậy.
Câu
tục ngữ sau đây, dạy về luân lý, hay hơn nhiều: “Thuận
vợ thuận chồng, tát biển Đông cũng cạn”. Câu nầy
cũng có nghĩa rằng Biển Đông là biển của người Việt
Nam.
2)
Sự sai lầm của người Tây phương
Đi
học, xem sách được rồi, tôi thấy trong sách Địa Lý
cấp tiểu học trước 1945, ghi biển Đông là “Biển Nam
Hải.” Tôi hơi ngờ. Có lẽ sách địa lý ghi sai.
Sách
giáo khoa địa lý thời Pháp thuộc, có lẽ dựa vào sách
Tây mà ghi là Nam Hải.
Người
Tây, khi nhìn về phương Đông, họ chỉ thấy có hai nước
lớn: Tầu và Ấn Độ. Kha Luân Bố, năm 1492, khi tới
được Tân Thế Giới, tưởng lầm là phía Tây Ấn Độ,
nên gọi người “mọi da đỏ” là Indian.
Còn
Tầu?
Sau
khi vua Quang Vũ nhà Hán mở mang “con đường lụa” (Silk
Road) hay còn gọi là “Con Đường hồ tiêu” (Spice Road),
Marco Polo theo con đường nầy sang Tầu làm quan 12 năm, đời
nhà Nguyên (Mông Cổ), rồi anh chàng Polo về lại châu Âu,
viết sách giới thiệu về nước Tầu, người Tây phương
chỉ biết bên trời Đông chỉ có Trung Quốc, (nước ở
giữa, chung quanh chỉ là phiên ly). Ngoài “Chung Côốc”,
họ không biết gì hơn, và cũng không cần biết gì hơn,
cho nên bán đảo Đông Dương (Việt Nam, Lào, Campuchia), họ
gọi chung một tiếng là “Indo-China”, có nghĩa một nửa
là Ấn Độ, một nửa là China (Trung Hoa) cho gọn sổ sách
mà không cần phân biệt, không cần biết ba dân tộc Việt
Miên Lào ở bán đảo ấy là dân tộc nào, chẳng có máu
mũ, giòng họ gì với dân tộc của Đức Khổng Tử hay
dân tộc của Đức Thích Ca Mâu Ni cả.
Đến
thế kỷ 19, học gọi chung vùng nầy Đông Nam Á (tên gọi
ngày nay), là Viễn Đông (Extrême Orient)
Ba
dân tộc nầy chịu ảnh hưởng văn hóa Tầu và văn hóa
Ấn Độ. Nó cũng giống như người Tây Âu chịu ảnh
hưởng văn hóa Hy-La vậy thôi. Rõ ràng, những nhà đia
lý, thám hiểm, các ông cố đạo thế kỷ thứ 15, 16, 17…
khi đến Đông Dương, chẳng chịu động não một chút
nào, nên mới gọi ẩu biển Đông của người Việt
là “Biển Nam Hải” (biển phía Nam của người Tầu!)
Thằng
bé Hoàng Long Hải nầy, tên hồi nhỏ là Hoàng Thế Đức,
cũng khi còn nhỏ, trước năm 1945, cảm thấy khó chịu
như thế nào ấy, khi thấy trong sách địa lý “cấp tiểu
học” (cấp 1 bây giờ), ghi Biển Đông là Biển Nam Hải.
3)
Người
dân nước nào hoạt động ở biển Đông?
Người
Tầu, người Việt đều đã hoạt động, như đánh cá ở
biển Đông.
Người
Việt đánh cá ở biển Đông, có lẽ cũng không nhiều,
vì đi đánh cá xa, cần có tầu lớn, có khi neo ghe ở
Hoàng Sa nghỉ chân, “nghe gà bên Tầu gáy”. Tôi đã hỏi
một ông chú họ, thời Pháp thuộc đăng lính Khố Xanh
(“địa phương quân” của Khâm Sứ Trung Kỳ), có thời
ra đóng giữ Hoàng Sa, về câu chuyện “nghe gà bên Tầu
gáy”. Ông chú tôi cười, giải thích:
-
Khâm sứ Trung kỳ có cho lính đóng đồn ở Hoàng Sa. Mỗi
phiên ra Hoàng Sa là sáu tháng, di chuyển bằng ghe buồm,
từ Đà Nẵng ra Hoàng Sa rồi quay lại. Khoảng cách từ
Hoàng Sa tới Đà Nẵng và từ Hoàng Sa tới bờ biển phía
nam đảo Hải Nam gần bằng nhau (tính phỏng chừng). Người
Việt Nam đi đánh cá ở biển Đông thường dừng chân ở
Hoàng Sa. Người Tầu Hải Nàm đi đánh cá ở biển Đông
cũng nghỉ chân ở đó. Nghe tiếng gà trên thuyền đánh
cá của người Tầu Hải Nàm gáy, người ta cũng cho là
gà bên Tầu gáy, ý muốn nói địa điểm của Hoàng Sa là
“xa lắm”, chứ không có nghĩa rằng Hoàng Sa gần Tầu
hơn gần Việt Nam.
Có
lẽ người Việt đánh cá ở biển đông từ lâu lắm, từ
trước thời chúa Nguyễn, bởi vì đầu thế kỷ 17, theo
“Vikipedia”, chúa đã cho:
“….
tổ chức khai thác trên các đảo. Đội Hoàng Sa và Đội
Bắc Hải có nhiệm vụ ra đóng ở hai quần đảo, mỗi
năm 8 tháng để khai thác các nguồn lợi: đánh cá, thâu
lượm những tài nguyên của đảo và những hóa vật do
lấy được từ những tàu đắm.
“Theo
“Phủ
Biên Tạp Lục” của Lê
Quý Đôn thì: “Phủ
Quảng Ngãi huyện Bình
Sơn có xã An Vĩnh ở gần biển, ngoài biển về phía
Đông Bắc có nhiều cù lao, các núi linh tinh hơn 130 ngọn,
cách nhau bằng biển, từ hòn này sang hòn kia phải đi một
ngày hoặc vài canh thì đến. Trên núi có chỗ có suối
nước ngot. Trong đảo có bãi cát vàng dài, ước hơn 30
dặm,
bằng phẳng rộng lớn, nước trong suốt đáy… Các
thuyền ngoại phiên bị bão thường đậu ở đảo này.
Trước họ
Nguyễn đặt đội Hoàng Sa 70 suất, lấy người xã
An Vĩnh sung vào, cắt phiên mỗi năm cứ tháng 2 nhận
giấy sai đi, mang lương đủ ăn 6 tháng, đi bằng 5 chiếc
thuyền câu nhỏ, ra biển 3 ngày 3 đêm thì đến đảo
ấy. Ở đây tha hồ bắt chim bắt cá mà ăn. Lấy được
hóa vật của tàu (nước ngoài bị đắm vì bão),… Đến
kỳ tháng 8 thì về, vào cửa Eo, đến thành Phú
Xuân để nộp, … Họ Nguyễn đặt đội Bắc Hải,
không định bao nhiêu suất, hoặc người thôn Tứ Chính ở
Bình Thuận,
hoặc người xã Cảnh Dương, ai tình nguyện đi thì cấp
giấy sai đi,…, cho đi thuyền câu nhỏ ra các xứ Bắc
Hải, cù lao Côn Lôn và các đảo ở Hà
Tiên,…, cũng sai cai đội Hoàng Sa kiêm quản… Hoàng
Sa gần phủ Liêm Châu đảo
Hải Nam, người đi thuyền có lúc gặp thuyền cá Bắc
Quốc,…”
“Lịch
Triều Hiến Chương Loại Chí” viết: “Xã
An Vĩnh, huyện Bình Dương ở gần biển. Ngoài biển, phía
Đông Bắc có đảo [Hoàng Sa] nhiều núi linh tinh, đến
hơn 130 ngọn núi. Đi từ núi [chính] ra biển (tức sang
các đảo khác) ước chừng một vài ngày hoặc một vài
trống canh. Trên núi có suối nước ngọt. Trong đảo có
bãi cát vàng, dài ước 30 dặm, bằng phẳng rộng rãi…
Các đời chúa
Nguyễn đặt đội Hoàng Sa 70 người, người làng An Vĩnh,
thay phiên nhau đi lấy hải vật. Hàng năm, cứ đến tháng
3, khi nhận được lệnh sai đi, phải đem đủ 6 tháng
lương, chở 5 chiếc thuyền nhỏ ra biển, 3 ngày 3 đêm
mới đến đảo ấy (tức Hoàng Sa)… Đến tháng 8 thì
đội ấy lại về, vào cửa Yêu Môn (tức cửa Thuận An)
đến thành Phú Xuân, đưa nộp.”
Năm
1686: (năm Chính
Hòa thứ 7) Đỗ Bá Công biên soạn “Thiên Nam Tứ chí
Lộ Đồ Thư” trong “Hồng Đức Bản Đồ” hay “Toàn
Tập An Nam Lộ” trong sách “Thiên Hạ Bản Đồ”. Tấm
bản đồ trong “Thiên Nam Tứ Chí Lộ Đồ” được vẽ
theo bút pháp đương thời với lời chú rất rõ ràng:
“Giữa biển
có một dải cát dài gọi là Bãi Cát Vàng (Hoàng Sa) dài
tới 400 dặm… Họ Nguyễn mỗi năm và cuối mùa Đông
đưa 18 chiếc thuyền đến đấy lấy hàng hóa, được
phần nhiều là vàng bạc, tiền tệ, súng đạn…”, còn
bản đồ vẽ trong Toản Tập An Nam Lộ thì ghi chú rất
rõ địa danh Bãi Cát Vàng trên biển khơi phía trước của
những địa danh trên đất liền như các cửa biển Đại
Chiêm, Sa Kỳ, Mỹ Á, phủ Quảng Nghĩa và các huyện Bình
Sơn, Chương Nghĩa, Mộ Hoa. (hiện nhà nước CHXHCN Việt
Nam còn lưu giữ các bằng chứng lịch sử này)
Năm
1753: Có 10 người lính của Đội Bắc Hải đến quần
đảo Trường Sa: 8 người xuống đảo, còn 2 người thì
ở lại canh thuyền. Thình lình cơn bão tới và thuyền bị
trôi dạt đến cảng Thanh Lan của Trung Quốc. Chính quyền
Trung Hoa cho điều tra, và khi biết các sự kiện, đã cho
đưa 2 người lính Việt Nam về. Lê Quý Đôn viết: “Tôi
đã từng thấy một đạo công văn của quan chính đường
huyện Văn Xương Quỳnh Châu gửi cho Thuận
Hóa nói rằng: năm Càn
Long thứ 18 (1753), có 10 tên quân nhân xã An Vĩnh tổng
Cát Liềm huyện Chương Nghĩa phủ Quảng
Ngãi nước An
Nam, một ngày tháng 7 đến Vạn
lý Trường Sa tìm kiếm các thứ, có 8 tên lên bờ tìm
kiếm, chỉ để 2 tên giữ thuyền, bị gió đứt dây
thuyền, giạt vào Thanh Lan cảng, quan ở đấy xét thực,
đưa trả về nguyên quán…”
Năm
1816: Vua Gia Long
chính thức chiếm hữu đảo, ra lệnh cắm cờ trên đảo
và đo thủy trình.
Năm
1835: Vua Minh
Mạng cho xây đền, đặt bia đá, đóng cọc, và trồng
cây. Đội Hoàng Sa và Đội Bắc Hải được trao nhiều
nhiệm vụ hơn: khai thác, tuần tiểu, thu thuế dân trên
đảo và nhiệm vụ biên phòng bảo vệ hai quần đảo.
Hai đội này tiếp tục hoạt động cho đến khi người
Pháp vào Đông
Dương.
Không
rõ tài liệu Tầu nói như thế nào về Hoàng Sa, Trường
Sa mà nay họ gọi là Tam Sa. Tam Sa là tên do mấy chú Ba ở
Bắc Kinh mới đặt hay nó đã có từ lâu trong lịch sử
Trung Hoa.
Phục
vụ trong chính quyền miền Nam VN một thời gian ở vùng
Hà Tiên – Rạch Giá, tôi nhận ra một điều, xứ nầy
có nhiều người mà dân Nam Bộ thường gọi đùa là “đầu
gà đít vịt”, tức là người Miên lai Tầu. Khu vực địa
lý Hà Tiên – Rạch Giá có nhiều người trông như người
Miên, hoặc nửa Miên nửa Tầu, mang họ Tầu như họ Phan
(Phan Chánh Toul, cảnh sát chế độ cũ), họ Dương (Dương
Nganh, tự Xà Rum, hồ sơ trận liệt ghi là cựu bí thư xã
Dương Hòa, quận Kiên Lương, Rạch Giá), Dương Yếp,
Dương Tu, anh em Dương Bộ Hương, Dương Bộ Hành (cảnh
sát chế độ cũ), Quách Thị Hoa, Danh Tăng (giao liên Việt
Cộng ấp Hòn Heo, xã Dương Hòa), Châu Ai (nguyên xã trưởng
xã Bình Trị, Kiên Lương), Trần Ghét Xe (giao liên Việt
Cộng xã Bình Trị). Và nhiều người nữa, tôi không nhớ
hết, một ít mang họ Miên như họ Danh, phần đông mang
họ Tầu như Phan, Dương, Châu, Trần, Quách và cả Mạc
Cửu, (họ Mạc) và Lâm Tấn Phát (họ Lâm, thi sĩ Đông
Hồ), v.v…
Tổ
tiên họ là ai?
Dĩ
nhiên là người Tầu. Nhưng Tầu nào? Tầu Bắc Kinh, Quảng
Đông, Quảng Tây, Phúc Kiến hay Hải Nàm.
Người
Tầu ở vùng Hà Tiên nổi tiếng nấu cơm gà ngon. Họ có
một thứ nước chấm đặc biệt nhưng dấu nghề kỹ
lắm. Ở Huế, trước chợ Đông Ba, buổi tối có xe cơm
(thố) gà đặc biệt ngon. Ông chủ là người Tầu Hải
Nàm. Cơm gà là món ăn của người Tầu Hải Nàm. Vậy có
phải tổ tiên những người Tầu “đầu gà đít vịt”
ở vùng Hà Tiên là dân cướp biển Hải Nàm, sau khi giải
nghệ, không về lai Hải Nàm mà định cư ở đây?
Tôi
cũng có một “thắc mắc” nữa! Ở ấp Hòn Chông, xã
Bình Trị, có một gia đình Tầu, thỉnh thoảng mới nấu
cơm gà do có yêu cầu. Xã trưởng Bình Trị mời cơm gà
cho nhân viên Ty Xã Hội Kiên Giang ở nhà ông già Tầu
nầy. Tôi được tham dự bữa cơm ấy và chợt để ý
hai cô con gái chủ nhà cỡ 15, 17 tuổi có hai bàn tay to
quá khổ bình thường. Sao có việc nầy? vì lao động cực
nhọc? Không! Để ý, tôi thấy cả gia đình nầy đều có
bàn tay to như thế? Sách tướng nói rằng bàn tay to là
tướng giết người. Không rõ gia đình nầy có liên hệ
tổ tiên gì với những tay cướp biển Hải Nàm ngày xưa
trong vùng vịnh Thái Lan không? Điều nầy, chắc phải nhờ
các nhà “nhân chủng học” mới trả lời được!
Vùng
vịnh Thái Lan, từ thế kỷ 16, 17 đã nổi tiếng là “vùng
cướp biển”, quê hương của hải tặc. Bọn cướp biển
phần đông là người dân Hải Nàm (dân ở đảo, đi biển
giỏi). Khi về già, giải nghệ, họ không về lại Hải
Nàm vì nhiều lý do: sợ chính quyền Hải Nàm biết họ
là dân cướp biển, vì kinh tế, v.v… Họ định cư ở
những vùng quanh vị Thái Lan như miền Tây Nam bộ (Hà
Tiên, Rạch Gía, Cà Mâu, Bạc Liêu, Sóc Trăng) ở vùng
Kampot, bờ biển Kampuchia và Thái Lan. Họ có nhiều tiền
bạc, chôn dấu ở vùng nầy. Câu chuyện “Kho vàng Hòn
Tre” (Hòn tre gần Rạch Giá) của Sơn Nam cũng không ngoài
cái giàu của bọn cướp biển.
Biết
người dân có tiền, Mạc Cửu bèn mở sòng bạc cho mau
giàu.
Hà
Tiên vốn là đất cũ của Chân
Lạp, tục gọi là
Mường Khảm,
tiếng Tàu gọi là
Phương Thành.
Ban
đầu có người tên là Mạc Cửu gốc xã Lê Quách, huyện
Hải Khang, phủ Lôi Châu, tỉnh Quảng
Đông, vào thời Đại
Thanh, niên hiệu Khang
Hy thứ 19 (1680), nhà Minh mất hẳn (nhưng mãi đến năm
Khang Hy thứ 19, vùng Quảng Đông mới bình định xong).
Mạc Cửu không khuất phục chính sách buổi đầu của
nhà Đại Thanh, mới chừa tóc rồi chạy qua phương Nam,
trú tại phủ Nam
Vang nước Cao
Miên. Ông thấy ở phủ Sài Mạtcủa nước ấy, người
Việt, người Trung
Hoa, Cao Miên, Đồ Bà (Chà Và) các nước tụ tập mở
trường đánh bạc để lấy xâu, gọi là thuế hoa chi,
bèn thầu mua thuế ấy, lại còn đào được một hầm
bạc nên bỗng trở thành giàu có. Từ đó ông chiêu mộ
dân Việt Nam lưu tán ở các xứ Phú
Quốc, Lũng Kỳ (hay Trũng Kè, Lũng Cả -Réam),
Cần Bột
(Cần Vọt -
Kampôt), Hương
Úc (Vũng Thơm -
Kompong Som),
Giá Khê (Rạch
Giá), Cà Mau
lập thành bảy xã thôn.Tương truyền ở đây thường có
tiên xuất hiện trên sông, do đó mới đặt tên là
Hà Tiên (tiên
trên sông).
Họ
Mạc nhờ có công mở mang vùng đất Hà Tiên nên mới
được chúa Nguyễn phong làm “Khai Quốc Công Thần”.
Sự
xuất hiện của người Tầu ở vùng nầy, vùng vịnh Thái
Lan tạo ra cho tôi một câu hỏi. Người Tầu đi biển về
phương Nam (Đông Hải của ta) và tới vịnh Thái Lan từ
lúc nào? Sách sử của ta chỉ nói tới những người
“phản Thanh phục Minh” Mạc Cửu, Dương Ngạn Địch,
Trần Thắng Tài… thua chạy về phương Nam nhưng không
nói gì công việc người Tầu đã từng xác lập chủ
quyền của họ trong những vùng biển họ đã tới, đã
định cư. Thậm chí như Mạc Cửu, khi đã ổn định xong
vùng Hà Tiên, thì đem vùng đất ấy mà dâng cho chúa
Nguyễn chứ không dâng cho vua Tầu. Họ di chuyển trên các
vùng biển đó, nhưng không màng tới việc “mở mang bờ
cõi” ở những hòn đảo ở đó. Vậy thì Hoàng Sa,
Trường Sa là của Tầu làm sao được nhỉ?
Người
Tầu lục địa có hai việc đáng lo: lãnh thổ rộng, bị
xâu xé, chia rẽ là “truyền thống” của người Tầu.
Họ lo việc “thống nhất nước Tầu” cũng đã “hụt
hơi”, đâu có thời giờ mà nghĩ tới các hòn đảo
hoang. Việc đối phó với các cuộc nổi dậy, chống đối,
xâm lăng nước Tầu của Tân Cương, Nội Mông, Mãn Châu,
Tây Tạng, An Nam thì vua quan Tầu cũng đã “mệt” lắm
rồi, hơi súc đâu mà lo dựng bia, đóng đồn ở Hoàng
Sa, Trường Sa.
Mãi
đến đời nhà Minh, với trường hợp Trịnh Hòa, người
ta mới thấy vua Tầu mới lo tới việc phát triển nước
Tầu bằng đường biển. Trước Trịnh Hòa và sau đó,
ngành hàng hải cũng như hải quân của nước Tầu chẳng
có gì đáng kể.
Trịnh
Hòa, gốc là người Hồi, quê ở Vân Nam, là thái giám,
được Minh Thành Tổ ưu ái vì ông có công trong việc
tranh đoạt ngai vàng cho nhà vua. Ông chỉ huy một hạm đội
của Tầu tới eo biển Malacca vào thế kỷ thứ 15. Đời
Minh Tuyên Tông, Trịnh Hòa thực hiện thêm một chuyến đi
nữa. Sau đó, công việc đi biển của Trịnh Hòa chấm
dứt.
Theo
tài liệu của người Tầu thì Trịnh Hòa đã đi tất
nhiều nơi ở Châu Á, châu Phi, Hồng Hải, vịnh Ba Tư…
và cả Darwin phía bắc Châu Đại Dương. Với Đài Loan,
ông lui tới những 7 lần không rõ để làm gì! Có phải
ông ta muốn xác lập quyền hạn của vua Tầu ở đó. Tuy
nhiên, trước kia cũng như bây giờ, người Đài Loan vẫn
tự gọi họ là người Đài Loan (Taiwanese) chớ không bao
giờ nhận họ là người Tầu (Chinese).
Có
thể người Tầu chỉ dòm ngó tới những vùng đất rộng,
dân đông, nhiều tài nguyên, chớ không thèm ngó ngàng gì
tới Hoàng Sa hay Trường Sa, nên họ chẳng cần phải cắm
mốc hay dựng bia ở những nơi nầy.
Ngày
nay, vì kinh tế phát triển, mà dầu lửa là máu của nền
kinh tế hiện đại, nên mới có việc họ diệu võ dương
oai để cướp Hoàng Sa, Trường Sa và biển Đông của ta
để giành các mỏ dầu lửa ở vùng nầy.
Việc
người ngoại quốc lui tới biển Đông, quan hệ với
triều đình Huế để xin giao thương hay xâm lăng nước
ta, là một chuỗi dài lịch sử quan hệ quốc tế khá
phức tạp, giữa nước ta và liên quân xâm lăng Pháp –
Y pha Nho, có sự góp tay của các ông cố đạo, hay hành
động hung hãn của (Mad) Jack Percival, thuyền trưởng chiến
hạm USS. Constitution đến Đà Nẵng để xin triều đình
Huế thiết lập giao thương với Mỹ. Trong khi chờ đợi
triều đình Huế trả lời, thì Mad Jack nghe lời một giáo
dân Việt Nam báo cáo giám mục Lefèvre đang bị bắt giam
ở Huế vì tôi giảng đạo trái phép. Mad Jack đã nổi
cơn điên – như dân hàng hải đã gọi anh ta là Mad, bắn
phá Đà Nẵng, giết chết mấy chục dân thường, làm bị
thương một số người khác, bắt một quan lại để làm
con tim, nhằm buộc triều đình Huế phải thả giám mục
Lefèvre ra, trục xuất khỏi nước ta.
Triều
đình Huế lên án hành động của Mad Jack, yêu cầu Mỹ
phải xin lỗi. Chính phủ Mỹ đã phái một lãnh sự đến
Đà Nẵng để thục hiện việc xin lỗi nầy, nhưng sau đó
không đến Huế được thành ra việc không thành.
Đó
là mối “quan hệ đầu tiên giữa Mỹ và An – Nam. (Xem
thêm “The Red Pony” cùng tác giả trong “Viết Về Huế”
tập 3. Văn mới xuất bản.)
4)-
Hoàng
Sa và Trường Sa là của ai?
Căn
cứ trên lý thuyết Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam.
Người Việt Nam có thể căn cứ trên tài liệu lịch sử
như “Phủ Biên Tạp Lục”, “Lịch Triều Hiến Chương
Loại Chí”, “Thiên Nam Tứ Chí Lộ Đồ Thư” để xác
định Hoàng Sa, Trường Sa là của nước ta.
Không
rõ người Tầu có tài liệu nào nói rằng họ cũng đã
đến Hoàng Sa, Trường Sa thực hiện những công việc như
tổ tiên chúng ta đã làm. Dù có hay không có, thì người
Tầu cũng có thể làm giả tài liệu một cách dễ dàng.
Người Tầu rất thiện nghệ và có truyền thống làm
hàng giả. Ngày nay có vậy mà xưa cũng không chắc khác
gì.
Việc
“tranh nhau
bằng mồm”
thì diễn ra đều đều, không ai chịu thua ai.
Vây
nếu khi đưa nhau “đáo tụng đình” ở tòa án quốc
tế, chắc chi ai hơn ai, dù tài liệu giả hay thiệt, mà
mấy ông tòa ngồi ở cái gọi là tòa án gọi là quốc
tế ấy, chắc gì có đủ trình độ để đọc sách chữ
Tầu, chữ Việt. Vã lại chắc chi họ không “nghiêng
ngữa” giữa các thế lực mạnh, yếu trên trường Quốc
tế hiện nay.
Tuy
nhiên, người ta có thể căn
cứ vào thực tế để
phán xét, xác định Hoàng Sa, Trường Sa là của ai. Ngay
từ thời Pháp thuộc, như tôi đã kể ở trên, chính
quyền thực dân Pháp, tiếp nối công việc của vua chúa
ngày trước, cho xây đài khí tượng ở Hoàng Sa, Trường
Sa. Đó cũng là cách xác nhận chủ quyền trên thực tế.
Sau đó, Pháp đưa đưa lính khố xanh ra đóng đồn ở
Hoàng Sa, Trường Sa. Vì vậy, năm 1956, dưới thời Đệ
Nhứt Cộng Hòa, khi tổng thống Ngô Đình Diệm cho quân
đội đóng quân hẵn hòi ở hai đảo nầy thì nhiều quốc
gia phản đối, nhưng không nước nào có hành động quân
sự chống đối. Các nước phản đối bằng lời nói
suông thì có Tầu Cộng, Đài Loan (danh nghĩa là Trung Hoa
Quốc gia), Phi Luật Tân, Brunei, Mã Lai, Thái Lan, v.v… và
cả Pháp.
Việc
quân đội Việt Nam Cộng Hòa đóng quân ở Hoàng Sa để
giữ đảo kéo dài từ năm 1956, đến ngày 19 tháng 1 năm
1974, Trung Cộng dùng vũ lực xâm lăng Hoàng Sa, qua việc
“ngó lơ” của các tầu chiến Mỹ thuộc hạm đội 7
hoạt động gần đó.
Do
tình hình đánh chiếm Hoàng Sa của Tầu Cộng, thực tế
cho thấy khi binh lính của nước An Nam ngày trước, thời
các chúa Nguyễn hay các vua triều Nguyễn, và ngay cả thời
gian sau nầy, khi quân đội của nước An Nam, như tên gọi
ngày xưa, cũng như Việt Nam, như tên gọi sau nầy, chiếm
đóng Hoàng Sa, Trường Sa là không gây ra nổ súng,
chiến tranh với một quốc gia nào cả, không gây hấn
bằng võ lực với ai cả.
Ngược
lại, khi Trung Cộng chiếm Hoàng Sa năm 1974, đã gây ra
chiến tranh với Nam Việt Nam. Họ đã thắng và miền Nam
Việt Nam đã thua. Người ta có thể lý luận như sau:
a)-
Trong thực
tế, khi một nước đem quân đánh chiếm một vùng đất
hay đảo không có dân chúng, không có chính quyền, không
có quân đội thì việc làm đó, chưa hẵn là sai, vi phạm
luật lệ quốc tế.
b)-
Ngược lại,
khi Trung Cộng đem chiến thuyền tấn công Hoàng Sa, trên
đó đã có quân đội nước khác đang trú đóng, dùng võ
lực để cưỡng chiếm lãnh thổ, thì nó có nghĩa rằng
Trung Cộng đã âm lăng, sai hoàn toàn.
Chính
phủ nước Việt Nam hiện nay, trên nguyên tắc, có thể
đưa ra lập luận như trên (a và b) để xác định chủ
quyền trên Hoàng Sa và Trường Sa. Hoàng Sa thuộc quyền
Việt Nam Cộng Hòa khi bị Trung Cộng xâm chiếm. Tình hình
ấy bắt buộc thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phải
nại chính quyền Miền Nam Việt Nam (hay nói cách khác là
Việt Nam Cộng Hòa) khi muốn nói với quốc tế rằng
Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam.
Việc
làm nầy của ông Nguyễn Tấn Dũng mang tính chất thực
tế lịch sử, không mang tính chất hòa hợp hòa
giải giữa hai miền Nam Bắc Việt Nam.
5)
Hải
ngoại huyết
lưu hồng?
Sấm
Trạng Trình có câu:
Ô
hô thế sự tự bềnh bồng
Nam Bắc hà thời thiết lộ
thông
Hồ ần sơn trung Mao tận bạch
Kình ngư hải
ngoại huyết lưu hồng ….
Các
câu 1, 2 và 3 người ta đã bàn nhiều, kẻ trật người
trúng, không nói chắc được. Tuy nhiên, câu 4 “Kình ngư
hải ngoại huyết lưu hồng” là câu người ta nghĩ rằng
sẽ có đánh nhau lớn ngoài biển đông.
Ở
Biển Đông, đánh nhau thì cũng có đánh rồi. Đó là các
trận Hoàng Sa, Trường Sa, nhưng có lẽ người ta có thể
cho rằng hai trận đánh ấy chưa có đủ “kình ngư”,
và “huyết lưu hồng” còn ít chăng?
Vậy
thì bao nhiêu mới đủ. Phải đánh nhau lớn hơn? nhiều
hơn? Vai trò chính trong một hay nhiều trận đánh lớn sẽ
xảy ra dĩ nhiên người Việt khó tránh khỏi. Kẻ thù của
người Việt là Tầu Cộng chớ còn ai vô đây. NHưng tại
sao phải là 2 nước nầy.
Nhà
văn Ngô Thế Vinh, sau chuyến di ngược sông Cửu Long có
viết cuốn sách “Cửu Long cạn giòng, Biển Đông dậy
sóng.” Có thể ông ta cho rằng nước sông Cửu Long cạn
thì sẽ có đánh nhau ngoài Biển Đông.
Hết
Tầu nay đến Lào xây đập thủy điện trên sông Cửu
Long thì nước sông nầy cạn đi là đương nhiên. Nước
sông cạn, nước biển tràn vào, đồng bào sông Cửu Long
không tránh khỏi bị nhiễm mặn, làm sao trồng lúa? Ngoài
Biển Đông thì Tầu gây bao nhiêu xáo trộn, giành biển,
giành cá, giành tài nguyên. Như thế là Việt Nam hai đầu
bị ép, liệu có ngồi yên được chăng?
Đời
chúng ta sẽ còn thấy chiến tranh Đông Dương xảy ra một
lần thứ tư nữa, hay con cháu chúng ta sẽ phải đương
đầu với một cuộc chiến tranh chống Tầu, hay Mỹ Tầu
bắt tay nhau chia chác nguồn lợi ở Biển Đông, ăn trên
đầu trên cổ người dân Việt. Ai có thể đoán trước
được tương lai sẽ ra sao?
hoànglonghải
———————————-
Truyện
cổ tích: Dã
Tràng
Có
hai vợ chồng một ông già tên là Dã Tràng. Trong vườn
họ có một hang rắn. Thường ngày làm cỏ gần đấy,
ông già vẫn thấy có một cặp vợ chồng rắn hổ mang
ra vào trong hang.
Một
hôm, con rắn chồng bò ra khỏi hang một mình. Ông nhìn
vào, thấy rắn vợ nằm cuộn ở trong. Vì mới lột nên
mình mẩy của nó yếu ớt không cựa quậy được. Một
lúc lâu rắn chồng bò trở về, miệng tha một con nhái
đút cho vợ ăn.
Ít
lâu sau. Dã Tràng lại thấy rắn vợ bò ra khỏi hang một
mình. Lần này rắn chồng đến kỳ lột, nằm im thiêm
thiếp, lốt da cũ còn bỏ lại bên hang. Hồi lâu, rắn vợ
trở về, theo sau một con rắn đực khác khá lớn. Dã
Tràng thấy hai con bò đến cửa hang thì dừng lại rồi
quấn lấy nhau như bện dây thừng. Một lát sau, con rắn
đực một mình bò vào hang. Dã Tràng biết con rắn đực
này toan làm gì rồị Ổng cảm thấy ngứa mắt, muốn
trừ bỏ con rắn đó đi để cứu con rắn chồng đang lúc
suy nhược. Lúc đó bên mình không có cái gì cả, ông bèn
rút một mũi tên nhằm con rắn đực mới đến, bắn ngay
một phát. Không ngờ mũi tên lại trúng vào đầu con rắn
vợ chết tươi, còn con kia hoảng hồn chạy mất. Dã
Tràng nghĩ cũng thương con rắn cái, nhưng trong cái thương
có lẫn cả giận, nên ông chán nản bỏ đi về nhà. Từ
đó ông không thèm để ý đến hang rắn nữạ Chừng dăm
bảy ngày sau, một hôm Dã Tràng nằm võng thuật chuyện
vợ chồng con rắn cho vợ nghe và vui miệng, ông kể luôn
những việc mình đã thấy và đã làm. Ông kể vừa dứt
lời thì bỗng nghe trên máng nhà có tiếng phì phì. Cả
hai người hốt hoảng nhìn lên thì thấy có một con rắn
hổ mang rất lớn, đuôi quấn lấy xà nhà, đầu vươn
gần chỗ ông nằm, miệng nhả một viên ngọc. Ông vừa
cầm lấy thì bỗng nghe được tiếng rắn nói:
-
Ông là ân nhân mà tôi cứ ngỡ là kẻ thù. Mấy hôm nay
tôi đợi ông trên máng này chỉ chực mổ chết để báo
thù cho vợ tôi. Nhưng hồi nãy nghe ông kể chuyện rõ
ràng, tôi mới biết là lầm. Xin biếu ông viên ngọc nghe
nàỵ Đeo nó vào mình thì có thể nghe được mọi tiếng
muông chim ở thế gian.
Từ
kinh ngạc đến sung sướng, Dã Tràng nhận viên ngọc quý
và từ đó không bao giờ rời.
Một
hôm, Dã Tràng đang hái rau, tự dưng có một bầy quạ đến
đậu ở mấy ngọn cau nói chuyện lao xao. Chúng nó bảo
Dã Tràng như thế này: “Ở núi Nam có một con dê bị hổ
vồ. Hãy lên đó lấy về mà ăn nhưng nhớ để lòng lại
cho chúng tôi với”. Dã Tràng làm theo lời quạ, quả
thấy xác một con dê trên núi Nam. Ông xẻo lấy một ít
thịt xâu lại xách về. Đến nhà, ông vội mách cho xóm
giềng biết mà đi lấy, không quên dặn họ để bộ ruột
dê lại cho bầy quạ. Nhưng ông không ngờ người trong
xóm nghe tin ấy, đua nhau đi đông quá, thành ra họ lấy
tất cả, chẳng chừa một tí gì.
Lũ
quạ không thấy ruột dê, cho là Dã Tràng đánh lừa, bèn
đổ xô đến vườn ông réo om sòm. Thấy vậy ông biết
là người trong xóm đã làm hại mình, không giữ chữ tín
với bầy quạ. Ông phân trần mấy lần nhưng bầy quạ
không nghe, cứ đứng đó chửi mãi.
Tức
mình, ông bèn lấy cung tên ra bắn vào chúng. Chủ ý là
để đuổi chúng đi chứ không định giết. Chẳng ngờ
bầy quạ thấy vậy cho là ông lấy oán trả ân, liền
cắp mũi tên có tên Dã Tràng ở đuôi, tìm dịp báo thù.
Lúc bay qua sông, thấy một cái xác chết trôi, đàn quạ
bèn đem mũi tên ấy cắm vào yết hầu xác chết. Khi quan
sở tại đến làm biên bản, thấy mũi tên, liền đoán
Dã Tràng là thủ phạm, sai lính bắt ông, hạ ngục.
Dã
Tràng bị bắt bất ngờ, hết sức kêu oan, nhưng mũi tên
là một chứng cớ sờ sờ làm cho ông đuối lý, đành
chịu chui đầu vào gông. Tuy nhiên, ông vẫn một mực xin
quan xét giải ông về kinh để vua phân xử.
Từ
đề lao tỉnh, ông bị điệu đi. Dọc đường trời tối,
bọn lính dừng lại quán ăn uống và nghỉ ngơi. Dã Tràng
cổ bị gông, chân bị xiềng nằm trên đống rơm buồn
rầu không ngủ được. Lúc trời gần rạng, ông nghe có
một đàn chim sẻ bay ngang đầu nói chuyện với nhau:
-
Nhanh lên! Chuyến này sẽ không lo đói nữa mà cũng chả
sợ ai đánh đuổi cả.
Một
con khác hỏi:
-
Của ai mang đến bỏ vương vãi như thế?
Con
nọ trả lời:
-
Của Vua nước bên kia. Họ toan kéo sang đánh úp bên nàỵ
Ngày hôm qua, quân đội giáo mác kéo đi liên miên không
ngớt. Nhưng xe thóc vừa sắp đến biên giới thì bị sụp
hầm đổ hết. Họ đang trở về lấy thứ khác cho nên
chúng ta tha hồ chén.
Nghe
đoạn, chờ lúc bọn lính thúc dục lên đường, Dã Tràng
bảo họ:
-
Xin các ông bẩm lại với quan rằng việc oan uổng và nhỏ
mọn, không nên bận tâm, mà giờ đây chỉ nên lo việc
quốc gia trọng đại thôi, và còn cấp bách nữa là khác.
Bọn
lính tra gạn ông mãi nhưng ông không nói gì thêm, chỉ
nài rằng hễ có mặt quan, mình mới tỏ bày rõ ràng.
Khi
gặp mấy vị quan đầu tỉnh, Dã Tràng liền cho họ biết
rằng Hiến Đế ở phương bắc đã sai tướng cầm quân
sang đánh úp nước mình. Hiện họ đang đóng quân đầy
ở biên giới, chỉ vì bị sụp hầm, xe lương đổ hết,
chưa tấn công được. Bây giờ họ đang vận thêm lương,
chờ đầy đủ sẽ vượt cửa ải sang Nam. Bọn quan tỉnh
lấy làm lo lắng nhưng cũng cố hỏi ông có dám chắc như
vậy không. Dã Tràng chỉ vào đầu mình mà đoan rằng nếu
có sai, ông sẽ xin chịu chết. Nhưng nếu lời của ông
đúng thì xin bề trên thả ra cho. Ngay lúc đó, những tên
quân do thám được tung đi tới tấp mọi ngõ để lấy
tin. Và nội ngày hôm sau, Dã Tràng được thả vì lời
mách của ông quả không sai và vừa vặn đúng lúc để
chuẩn bị đối phó với địch.
Được
tha, Dã Tràng đi bộ lần về quê nhà. Bóng chiều vừa
ngả, ông mới đến vùng Hồng Hoa. Ông tìm vào nhà người
bạn rất thân là Trần Anh nghỉ chân.
Gặp
lại bạn cũ, vợ chồng Trần Anh vui mừng khôn xiết.
Nghe tin ông bị tra tấn giam cùm và suýt mất đầu, hai vợ
chồng rất cảm thương bạn. Thấy bữa ăn tối thết bạn
không có gì, Trần Anh xuống bếp bảo vợ:
-
Bạn ta đến, lại gặp lúc trong nhà chả có gì ăn. Sẵn
có cặp ngỗng, con nó đã khôn, ta làm thịt một con, ngày
mai đãi bạn lên đường.
Người
vợ bằng lòng nhưng dặn chồng sáng sớm bắt ngỗng và
cắt tiết vặt lông giúp mình một tay.
Trong
khi hai vợ chồng bàn tính thì cặp ngỗng ở ngoài chuồng
nghe được câu chuyện. Ngỗng trống bảo ngỗng mái:
-
Mình ơi ! Mình hãy ở lại nuôi con, tôi sẽ đứng sẵn
cho chủ nó bắt. Ngỗng mái không nghe, xin chết thay cho
chồng. Nhưng ngỗng trống nhất quyết hy sinh, nên chạy
ra sân từ giã đàn con:
-
Con ơi ! Các con ở lại với mẹ nghe. Cha sẽ không bao giờ
gặp lại các con nữa.
Song
ngỗng mái vẫn lạch bạch chạy theo, đòi chết thay chồng
cho bằng được.
Lúc
bấy giờ Dã Tràng nằm trên bộ ván đặt kề cửa sổ
nên nghe được tiếng ngỗng than thở. Ông bỗng thấy
thương con vật vô tội chỉ vì mình mà phải lìa đàn
con bé bỏng. Ông toan nói trước với bạn, nhưng thấy
bất tiện. Ông đành nghe ngóng ở chỗ chuồng ngỗng chờ
lúc bạn ra bắt thì sẽ cản lại.
Suốt
đêm hôm đó tuy mệt mà ông không dám ngủ. Quả nhiên,
vào khoảng canh tư, Trần Anh thức dậy bước ra chuồng.
Ngỗng trống xua ngỗng mái chạy rồi vươn cổ để cho
bắt. Trần Anh sắp cắt cổ ngỗng thì Dã Tràng đã lật
đật chạy xuống bếp nắm lấy đao. Ông nói:
-
Xin bạn thả nó ra. Tính tôi không hay sát sinh. Tình thân
của đôi ta lọ phải cỗ bàn mới thân. Nếu bạn giết
nó thì tôi lập tức đi khỏi chỗ nàỵ
Thấy
bạn có vẻ quả quyết, Trần Anh đành thả ngỗng ra, rồi
giục vợ chạy đi mua tép về đãi bạn.
Cơm nước
xong, Dã Tràng từ giã bạn lên đường về nhà. Đến ao,
ông đã thấy vợ chồng ngỗng cùng với bầy con đứng
chực ở đấỵ Ngỗng đực tặng Dã Tràng một viên ngọc
và nói:
-
Đa tạ ân nhân cứu mạng. Không biết lấy gì báo đền,
chúng tôi xin tặng người viên ngọc này, mang nó vào
người có thể đi được dưới nước dễ dàng không
khác gì trên bộ. Nếu đem ngọc này xuống nước mà
khoắng thì sẽ rung động đến tận đáy biển.
Ngỗng
lại nói tiếp:
-
Còn như con tép là vật đã thế mạng chúng tôi thì từ
nay, dòng dõi chúng tôi sẽ xin chừa tép ra không ăn, để
tỏ lòng nhớ ơn !
Dã
Tràng không ngờ có sự báo đáp quá hậu như thế, sung
sướng nhận lấy ngọc rồi về.
Khi
đến bờ sông, Dã Tràng muốn thử xem công hiệu của
viên ngọc mới, liền cứ để nguyên áo quần đi xuống
nước. Thì lạ thay, nước rẽ ra thành một lối cho ông
đi thẳng xuống đáy sông. Ông dạo cảnh hồi lâu rồi
cầm viên ngọc khoắng vào nước nhiều lần để thử
xem thế nào.
Hôm
đó, Long Vương và các triều thần đang hội họp ở thủy
phủ bỗng thấy nhà cửa lâu đài và mọi kiến trúc khác
bỗng nhiên rung động, cơ hồ muốn đổ. Ai nấy đều
nháo nhác không hiểu duyên cớ. Vua lập tức truyền cho
bộ hạ đi dò la sự tình.
Bộ
hạ Long Vương theo con đường sóng ngầm lọt vào cửa
sông thì thấy Dã Tràng đang cầm ngọc khoắng vào nước.
Mỗi lần khoắng như thế, họ cảm thấu xiêu người
nhức óc. Tuy biết đích là thủ phạm, họ cũng không dám
làm gì, chỉ tiến đến dùng lời nói khéo mời ông xuống
chơi thủy phủ.
Gặp
Long Vương, Dã Tràng cho biết đó là mình chỉ mới làm
thử để xem phép có hiệu nghiệm chăng. Long Vương và
triều thần nghe nói, ai nấy đều xanh mặt. Nếu hắn làm
thật thì thế giới thủy phủ sẽ còn gì nữa ! Vì thế,
Long Vương đãi Dã Tràng rất hậu. Ông muốn gì có nấy.
Cho đến lúc ông ra về, Long Vương còn đem vàng bạc tống
tiễn rất nhiều để mong nể mặt.
Dã
Tràng lên khỏi nước có bộ hạ của Long Vương tiễn
chân về tới tận nhà mới trở lạị Bà con xóm giềng
thấy ông đã không việc gì mà lại trở nên giàu có thì
ai cũng lấy làm mừng cho ông. Từ đó Dã Tràng rất quý
hai viên ngọc. Ông may một cái túi đựng chúng và luôn
luôn đeo ở cổ.
Một
hôm Dã Tràng đi bộ nửa ngày đường đến nhà một
người bà con ăn giỗ. Lúc đến nơi Dã Tràng sờ lên cổ
giật mình mới nhớ ra vì vội vàng quá nên ông đã bỏ
quên mất túi ngọc ở nhà. Ông thấy không thể nào an
tâm ngồi ăn được. Mọi người đều lấy làm ngạc
nhiên thấy ông vừa chân ướt chân ráo đến nơi đã vội
cáo từ về ngay.
Nhưng
khi về đến nhà, ông tìm mãi vẫn không thấy túi ngọc
đâu cả. Ông rụng rời cả ngườị Đi tìm vợ, vợ
cũng không thấy nốt. Nóng ruột, ông lục lọi khắp nơi.
Cuối cùng ông bắt được một mảnh giấy do vợ ông
viết để lại gài ở chỗ treo áọ Trong đó, vợ ông
nói rằng có người của Long Vương lên bảo cho biết hễ
ai bắt được túi ngọc đưa xuống dâng Long Vương thì
sẽ được phong làm hoàng hậu. Bởi vậy bà ta đã trộm
phép ông, đưa túi ngọc xuống thủy phủ rồi, không nên
tìm làm gì cho mệt. Đọc xong thư vợ. Dã Tràng ngất đi.
Ông không ngờ vợ ông lại có thể như thế được. Ông
cũng không ngờ âm mưu của Long Vương thâm độc đến
nước ấỵ Nghĩ đến hai thứ bảo vật, ông tức điên
ruột. Sau cùng, ông dự tính chở cát lấp biển thành một
con đường đi xuống thủy phủ để lấy lại túi ngọc
vì ông còn nhớ cả đường lối đến cung điện của
Long Vương. Mặc dầu mọi người can ngăn, ông cũng không
nghe, bèn dọn nhà ra bờ biển làm công việc đó. Ngày
ngày ông xe cát chở đến bờ quyết lấp cho bằng được.
Cho tận đến chết, Dã Tràng vẫn không chịu bỏ dở
công việc. Chết rồi ông hóa thành con còng còng hay cũng
gọi là con Dã Tràng ngày ngày xe cát để lấp biển. Tục
ngữ có câu:
Dã
Tràng xe cát biển Đông.
Nhọc lòng mà chẳng nên công
cán gì.
Hay
là:
Công
Dã Tràng hàng ngày xe cát,
Sóng biển dồn tan tác còn
chi.
Hay
là:
Còng
còng dại lắm không khôn.
Luống công xe cát sóng dồn
lại tan.
Người
ta nói ngày nay loài ngỗng sở dĩ không bao giờ ăn tép là
vì chúng nó nhớ ơn loài tép đã thế mạng cho tổ tiên
mình ngày xưa. Họ còn nói loài ngỗng có một cái mào
trắng trên đầu là dấu hiệu để tang cho Dã Tràng để
nhớ ơn cứu mạng.