Hôm nay trời nóng lắm. Cả tuần sẽ nóng theo. Nhà Thờ vẫn buồn hiu...dịch bệnh chưa thấy bớt...
Hai năm rồi, mơ ước...chỉ là bóng mây qua! Hai năm rồi đi xa...chưa qua cái ngạch cửa!
Hôm nay trời nóng lắm. Cả tuần sẽ nóng theo. Nhà Thờ vẫn buồn hiu...dịch bệnh chưa thấy bớt...
Hai năm rồi, mơ ước...chỉ là bóng mây qua! Hai năm rồi đi xa...chưa qua cái ngạch cửa!
Phải khó khăn lắm ông già mới quyết định chuyển đến chỗ ở mới. Đó là căn phòng nhỏ trên tầng áp mái, rộng tầm hai chục mét vuông, không kể ban-công nhô ra 1,6 mét. Đây chắc chắn là nơi cuối cùng để làm “chỗ đếm thời gian”. |
Thư gởi bạn xa xôi
Bạn còn nhớ tiệm sách Bút Hoa trên đường Trần Hưng Đạo, đối diện trường Phan Bội Châu (cũ) của bọn mình ở Phan Thiết không? Chủ tiệm là cô Ngọc Bút, Hồ thị Ngọc Bút, thường gọi cô Ngọc, vợ thầy Trần Phụng Tường dạy Pháp văn lớp đệ thất 1954 (65 năm trước) của bọn mình nhớ không? Ai dè cô là nhà thơ Huyền Chi, nổi tiếng với bài thơ Thuyền Viễn Xứ do Phạm Duy phổ nhạc đó nhớ không?
Gốc Bắc Ninh, nhưng sanh đẻ tại Gia Định (Saigon) và có thời cô phụ mẹ bán hàng vải ở chợ Bến Thành. Trong nhiều năm, cô im hơi lặng tiếng, đến nỗi nhạc sĩ Phạm Duy chỉ một lần gặp cô, được cô tặng tập thơ Cởi Mở tại chơ Bến Thành năm đó, chọn được một bài là Thuyền viễn xứ để phổ nhạc thành một ca khúc tuyệt vời đã cất công tìm kiếm cô mãi không được, nhắn tin cả trên bản nhạc: Huyền Chi, cô ở đâu? Tiếng kêu lọt tõm trong sa mạc. Và người ta cứ nghĩ thêm một hiện tượng TTKH nữa rồi! Nhưng không. Cô không lên tiếng với PD vì nhiều lý do nhưng lý do chính là thầy đang bị tai biến, té gãy xương đùi, phải nằm một chỗ suốt mười năm, một tay cô chăm sóc. Nhà văn Nguyễn Đông Thức trong một bài viết đã quả quyết đó là vì “ông chồng quá ghen”, và cô đã xác nhận anh chẩn bệnh chính xác trăm phần trăm!
Ngày thứ ba đổi giờ, mặt trời như chưa biết? Buổi sáng còn tối mịt dù lúc đó bảy giờ!
Em cứ ngủ cứ mơ... Anh dặn anh như thế. Mình xa nhau vô kể nhưng gần nhau là Thơ!
Sáng sớm cà phê bên hồ cá
Cá kiểng nhiều màu bơi lững lơ
Thấy lòng thanh thản thêm ngày mới
Hoa lá quanh vườn thoáng ý thơ
Người ta thường nói đến tâm lý quần chúng, tâm lý xã hội, nhưng ít nghe ai nói đến “tâm lý chính trị”. Thật ra tâm lý chính trị thường được thể hiện qua “diễn đàn chính trị” nghĩa là tư tưởng lên khuôn cho hành động theo nhiều chủ trương, đường lối khác nhau, gọi chung là lập trường chính trị... Hành động nào cũng thường nhắm thực hiện một chủ đích, một sứ mệnh. Từ quan niệm tồn cổ, những gì do quá khứ tạo nên và lưu truyền lại cho hậu thế đều tốt đẹp, đều đáng quý, đáng học hỏi và đáng được xem là khuôn vàng thước ngọc, “Xưa Bày Nay Làm” hoặc hiện tại đáng yêu, đáng mến, đáng duy trì không cần phải thay đổi, đến quan niệm cải cách, phá hoại truyền thống, khuynh đảo trật tự xã hội đương thời để thay thế bằng cơ cấu tổ chức và trật tự mới, con người đã đi từ quan niệm cực hữu (reactionary–rightist) đến quan niệm cực tả (radical–leftist).
xưa, võ lâm có hào kiệt anh hùng
nay, anh hùng chẳng thấy
hào kiệt cũng không
chỉ lưa thưa năm ba quái kiệt
phảng phất đó đây
nam bắc đông tây
chùn chân bó gối
1.
Bà Tư nằm trăn trở hoài trên chiếc giường nệm thấp. Chăn êm nệm ấm, thân thể mát mẻ, thoải mái mà bà vẫn trằn trọc chưa ngủ được. Với cái tuổi tám mươi này, đôi khi bà hay quên những chuyện lặt vặt vừa mới xảy ra như ăn rồi mà nhất định bảo chưa ăn, chưa uống thuốc mà quyết liệt không chịu uống nữa, chưa đi tắm mà bảo vừa tắm xong.Thế mà sáng nay, có một chuyện bà không quên. Quyền, con trai bà cho biết Sơn, thằng cháu nội bên Minnesota gọi phone về báo tin sẽ về Cali thăm bà vào dịp lễ Giáng sinh.