Bãi đá 7 màu gần chùa Cổ Thạch La Gàn |
Dự tính, sau khi kết thúc chuyến đi vui chơi ở thành phố biển Vũng Tàu, tôi sẽ chở Mây quay về Sài gòn. Nghỉ ngơi vài hôm cho đở mệt, rồi sẽ cùng nhau tiếp tục chạy đi khám phá nơi được mệnh danh là “Thiên đường nghỉ dưỡng Phan Thiết”. Nhưng than ôi ! Không hiểu, do trời xui đất khiến thế nào, mà trong đêm có mặt tham dự tiệc chia tay, có thêm màn đốt lửa trại, diễn ra ngay trên bãi biển. Mây đã vô tình nghe lóm chuyện từ ai đó, ca ngợi không tiếc lời trước vẻ đẹp hút hồn nơi cung đường biển nối từ Bà Ria ra Phan Thiết, khiến suốt đêm cô không sao chợp mắt, dù trong chốc lát.
Thế là, ngay khi trời chưa kịp sáng, Mây đã tức tốc đánh thức tôi ngồi dậy, hỏi có biết con đường biển đó không. Thú thật, sống ở Sàigòn từ nào tới giờ, ra vô Vũng Tàu không biết bao nhiêu lượt, nhưng hỏi về cung đường mới này thì tôi hoàn toàn mù tịt, bởi chăng nó chỉ mới được đưa vào sử dụng cách nay chưa lâu, vì vậy mà tôi chưa có thời gian cũng như cơ hội ra đó để trải nghiệm.
Tôi bèn trả lời Mây:
- Thực ra cung đường này, nói thật không chỉ mới đối với anh thôi đâu, mà còn nhiều người chưa biết đến nó, ngoại trừ các “phượt thủ”.
Tưởng trả lời như thế đủ làm cho Mây e ngại, nào ngờ cô nhất quyết không chịu quay về Sàigòn như dự tính, mà năn nỉ tôi chở về Bà Ria hỏi thăm đường ra Phan Thiết, bởi cô lý giải “đường đi nằm trong miệng mình chứ đâu xa”..
Thôi thì trời còn có lúc mưa lúc nắng huống chi con người. Nghĩ thế, tôi dặn lòng bằng mọi giá sẽ chìu theo ý sơn nữ, vì cô đã phải cất công di chuyển từ Bắc vào tận miền Nam, cho đến khi nào cô thật sự hài lòng mới thôi. Vì thế, thay vì chạy thẳng về Sài gòn, tôi chở Mây ghé về Bà Ria, để cô ngồi ăn sáng ở quán bánh canh Long Hưng, trong khi tôi chạy đi hỏi thăm cánh lái xe ôm, cung đường biển dẫn ra Phan Thiết.
Theo tin tức tôi nắm được thì, từ vòng xoay Bà Rịa có hai đường cùng dẫn ra Phan Thiết. Một. Di chuyển theo hướng quốc lộ 55 qua các huyện Long Điền, Đất Đỏ, Xuyên Mộc, thị Xã La Gi. Hai.
Đường qua Long Hải, bãi Thùy Dương, Lộc An, Hồ Tràm, Bình Châu, thị xã La Gi. Tóm lại, cho dù di chuyển theo hướng nào đi chăng nữa thì, cuối cùng cũng gặp nhau tại địa phận thị xã La Gi, thuộc huyện Hàm Tân, trước khi nhập vào nhau thành đường 719, chạy qua các thắng cảnh nổi tiếng như: Dinh Thầy Thím, Mõm Đá Chim, mũi Khe Gà . . .
Sau khi cân nhắc đường đi nước bước, tôi quyết định chọn hướng đi thứ hai. Bởi, đi trên cung đường này tuy có xa hơn hai mươi cây số; bù lại, bạn sẽ được tận hưởng vẻ đẹp thiên nhiên kỳ vĩ, với một bên là những đồi cát vàng óng ôm ấp khu rừng phi lao xanh ngút ngàn; môt bên là đèo Nước Ngọt, uốn lượn, quanh co, như một con rắn khổng lồ trườn mình xuống bãi cát, nơi đang có từng con sóng biển va vào ghềnh đá tung từng đám bọt trắng xóa, nối liền giữa hai huyện Long Điền và Đất Đỏ của tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu. Một nơi đã được không ít người cho rằng cảnh quan nơi đây đẹp hơn biển Cà Ná ngoài Phan Rang, cho dù họ thừa biết bất cứ sự so sánh nào cũng đều khập khiểng, bởi mỗi địa phương đều mang trên mình vẻ đẹp riêng của chính nó. Tuy nhiên, nếu bạn có dịp đặt chân đến đây một lần, nhất là đúng vào mùa xuân, chắc hẳn bạn sẽ rất ngạc nhiên khi đứng trước cả một rừng hoa phơn phớt hồng mọc kín hai bên đường, thoạt nhìn cứ ngỡ như đang lạc bước giữa mùa hoa Mai Anh Đào nơi xứ sở sương mù Đà Lạt, nhưng thực chất nó chỉ là loài cây thuộc loài họ đâu.
Tiếp tục chạy ngang qua khu bãi tắm Thùy Dương, Lộc An, Cam Bình, thị xã La Gi, tôi rẽ vào con đường ven biển dẫn tới một triền cát trắng, thấy trên đó trồng toàn cây phi lao dùng để ngăn cát thổi vào bên tron đất liền hay còn gọi bãi tắm Đồi Dương Bình Tân - La gi.
Gửi xe ở quán nước ngay canh bãi, tôi đưa Mây tới ngồi bên triền cát, hít thở không khí trong lành của biển, đồng thời ngắm nhìn Hòn Bà thấp thoáng xa khơi. Ôi! Đúng như nhiều người đã từng đặt chân đến đây nhận xét: “Đồi Dương Bình Tân không chỉ là bãi biển lý tưởng ở Hàm Tân nhờ có làn nước ấm quanh năm mà còn cung cấp cho thực khách nhiều món ăn hải sản tươi, ngon, bổ, rẻ”.
Ngồi thưởng thức bữa trưa với các món hải sản do một số người bán hàng rong phục vụ xong, bọn tôi tiếp tục chạy xuyên qua các địa danh mang dấu ấn lịch sử như Dinh Thầy Thím, Mõm Đá Chim, núi Tà Cú, trước khi đặt chân đến mũi Kê Gà hay còn gọi Khe Gà.
Tương truyền, do vùng đất nơi đây sở hữu một mũi đất mang hình đầu con gà nhô ra biển, nên người dân địa phương gọi theo cách dân dã là mũi Kê Gà. Từ đó làm nảy sinh việc tranh luận giữa các nhóm cư dân sau này rằng: “Đã là kê sao còn gọi là gà?”. Tóm lại, dù tên gọi là Kê Gà hay Khe Gà đối với tôi không mấy quan trọng bằng việc nhìn thấy gương mặt rạng rỡ nơi cô bạn đi cùng, tỏ rõ sự hài lòng trước điểm dừng chân mang đầy nét thơ mộng và lãng mạn; đặc biệt, còn có thêm sự hiện diện của ngọn hải đăng được đánh giá không chỉ lâu đời mà còn cao nhất Đông Nam Á.
Chưa kịp dừng xe lại, tôi đã nghe phía sau Mây nhảy phóc xuống đường, đứng nhìn ngọn hải
đăng Kê Gà một cách trân trối:
- Tháp kia tên gì vậy anh?
Tôi cười đáp:
- Người ta gọi nó là hải đăng mũi Kê Gà.
- Hải đăng là gì?
- Là một cái tháp cao mà trên đỉnh người ta thiết kế một hệ thống đèn chiếu cùng với một thấu
kinh lớn.
- Dùng để làm gì ạ?
- Chiếu sáng, hổ trợ, cho các hoa tiêu định hướng việc di chuyển tàu bè qua lại trên biển được an toàn.
Chưa kip nói dứt câu, tôi đã thấy Mây xăng xái cởi bỏ giày dép, tung tẩy đôi chân trần chạy nhảy quanh những mô đá lớn nhỏ, cao thấp, mọc từ dưới cát lên, một cách thích thú.
Nhìn sự hồn nhiên một cách đáng yêu nơi Mây, tôi nghĩ nên tạo cho cô sơn nữ này một sự bât ngờ, bằng cách hỏi thuê dịch vụ thuyền thúng tại quán bán nước dừa gần đó, đưa cô ra thăm ngọn hải đăng một lần cho biết.
Tiếc thay, việc bỏ ra thời gian dài lẫn công sức, hết ngồi thuyền thúng, lội bì bõm trong mực nước cao tới gối, đá ngầm trơn trợt dưới chân, để khi đặt chân lên được tới đảo, mới hay bộ đội biên phòng ở đây có lệnh không cho bất kỳ ai vào thăm ngọn hải đăng; bởi bên trong ngọn tháp đã bị xuống cấp nghiêm trọng. Vừa mệt mõi vừa bị thất vọng trước tin tức không vui đó, tôi chỉ còn biết đưa Mây đi loanh quanh đảo, chụp vài bức ảnh kỷ niệm từ phía bên ngọn hải đăng, trước khi quay vào đất liền.
Rời mũi Kê Gà, tôi lái xe bon bon trên đường độc đạo 719, ngang qua “Thủ Đô Resort Việt Nam”, chứng kiến vô số khu nghĩ dưỡng cao cấp mọc lên san sát nhau, gợi nhớ nơi tôi sự kiện Nhật Thực Toàn Phần, xảy ra vào ngày 25-10-1995, thu hút hàng vạn du khách, các nhà khoa học, phóng viên các hãng truyền hình thế giới, đã đổ xô về vùng núi Tà Don, Mũi Né, nghiên cứu, quan sát, hiện tương thiên nhiên kỳ thú . . . nhờ vậy phát hiện ra vẻ đẹp tìm ẩn của vùng biển Phan Thiết - Mũi Né, mà bấy lâu nay người ta chỉ biết đó là nơi sản xuất nước mắm.
Và. Sau hơn hai giờ vừa di chuyển vừa tận hưởng vẻ đẹp bên các hoang mạc cùng biển cả, bọn tôi đã đặt chân tới cửa ngõ Phan Thiết : Công viên Đồi Dương - Thương Chanh. Một địa danh được hợp nhất từ hai bãi tắm công cộng nằm cạnh nhau trên cùng bãi biển. Nay do nhu cầu du lịch ngày càng phát triển, chính quyền Phan Thiết đã cho cải tạo, chỉnh trang, hai bãi tắm trên thành công viên Đồi Đương, nhằm giúp cho người dân địa phương có nơi vui chơi, giải trí, tắm biển, sau mới tính tới chuyện phục vụ du khách.
Qua tìm hiểu tôi được biết, công viên Đồi Dương ngoài việc sở hữu bãi tắm dài trên 2 cây số, tọa lạc ngay giữa lòng thành phố ra, nó còn thừa hưởng thêm một rừng phi lao dài tít tắp, cho dù gần đây diện tích của khu rừng có bị thu hẹp lại, nhường chỗ cho các khách sạn, khu vui chơi, quán cà phê, nhà hàng ăn, mọc lên khắp nơi.
Dạo chơi một vòng nơi rừng dương, thả hồn bên tiếng lá xào xạt vẳng bên tai, tôi có cảm giác
như thể đang lạc trôi vào nơi chốn bồng lai tiên cảnh nào đó. Và cứ thế, thay vì đưa Mây đến ngồi trên bờ kè xi-măng ngăn cách giữa khu rừng với bãi biển bên ngoài, tôi dìu cô đến ngồi vào chiếc bàn vắng khách ở quán cà phê gần đó. Ôi! Cái chỗ ngồi quả là tuyệt vời dành cho những ai yêu thích sự lãng mạn khi đứng trước biển. Bởi từ đây, bọn tôi dễ dàng nhìn ra biển trước mặt, quan sát cảnh sinh hoạt, vui chơi, giải trí, của mọi người qua buổi chiều đang dần tắt nắng.
Đang lơ mơ bên hình ảnh vừa bắt gặp, tôi bỗng giật mình khi nghe Mây hỏi:
- Ngoài thanh long r a ở Phan Thiết còn có thêm đặc sản nào nổi tiếng nữa không anh?
Tôi cười đùa trả lời cho cô:
- Nếu yêu cầu kể đủ các món đặc sản hiện có ở Phan Thiết, anh e phải kể cả ngày lẫn đêm vẫn chưa chắc đã hết, tới lúc đó em còn hơi sức đâu mà đi khám phá, chi bằng đi tới đâu em sẽ tìm hiểu tới đó vẫn hơn.
- Anh nói thiệt hay chỉ để hù dọa em gái quê mùa này vậy?
- Tin hay không thì tùy.
Mây năn nỉ:
- Anh thử kể cho em nghe loại đặc sản lâu đời nhất đi, có như thế em mới tin.
Tôi làm ra vẻ quan trọng:
- Cách đây ba trăm năm, Phan Thiết từng được biết đến là địa phương có nhiều làng nghề sản xuất nước mắm truyền thống; đặc biệt, với loại nước mắm Tĩn. Đầu tiên là tổ chức Liên Thành Thương Quán, do các nhà nho yêu nước trong phong trào Duy Tân lập ra, với mục đích “Chấn hưng kinh tế” mà điển hình là ngành nghề sản xuất nước mắm. Bởi cách sản xuất phổ biến nước mắm vào thời gian này, thường do các cơ sở nhỏ đảm nhận việc, ủ, chượp, cá, muối, với tỉ lệ nhất định trong các lu, khạp bằng sành, sau đó mang phơi nắng để hấp thu nhiệt độ cao, nhằm giúp cho các nguyên liệu bên trong mau chin ngấu hơn, so với cách chế biến trong các thùng gỗ hình trụ hay còn gọi là các thùng lều.
- Vậy ra Phan Thiết chính là cái nôi của nghề sản xuất nước mắm tĩn?..
- Đúng vậy..
- Tĩn là vật gì mà em chưa được nghe qua lần nào?
Tôi giải thích cho Mây hiểu:
- Tĩn là loại bao bì làm từ đất nung qua lửa, có bụng phình to ở giữa, chứa khoảng 3 lít 5 nước mắm, miệng trám kín bằng vôi vữa bởi một cái dĩa cũng làm từ đất nung, quét bên ngoài lớp vôi trắng; ngoài ra, 2 bên hông tĩn còn được gắn hai chiếc quai làm từ tre-nứa hoặc mây.
- Những chiếc quai dùng vào việc gì?
- Giúp người mua xách các tin nước mắm đi từ điểm bán về nhà mình nhẹ nhàng.
- Bằng cách nào người ta lấy nước mắm ra khỏi tĩn để dùng trong việc nấu nướng hàng ngày?
- Người bán thường dùng một cái gáo nhỏ hay một cái quặn làm bằng tre, để múc nước mắm đưa ra ngoài, qua miệng tĩn.
- Nghe anh kể , em tò mò muốn được nhìn tận mắt, các dụng cụ nây một lần.
- Em yên trí, đợi khi nào đến làng Khánh Thiện anh sẽ ghé bảo tàng “Làng Chài Xưa” nằm trên đường Nguyễn Thông, để em có thể nhập vai làm dân chài, tìm hiểu qui trình sản xuất nước mắm Tĩn ở Phan Thiết như thế nào.
Mây trố mắt nhìn tôi ngạc nhiên:
- Ồ! Thật vây sao anh, nếu được như thế thì còn gì bằng..
Tối đến, sau khi ăn đặc sản ở quán ăn nằm dọc bờ sông Cà Ty, ghé thăm biểu tượng tháp nước Phan Thiết, ăn kem plan ở quán Mộng Cầm bà giáo Viêt, nghe ca khúc Hàn Mặc Tử do Trần Thiện Thanh tức ca sĩ Nhật Trường, người con của đất Phan Thiết sáng tác vào năm 1965
“Hàn Mặc Tử xuôi về quê cũ giấu thân nơi nhà hoang/ Mộng Cầm hỡi thôi đừng thương tiếc, tuổi thân cho nhau mà thôi/ Tình đã lỡ, xin một câu hứa, kiếp sau ta trọn đôi/ Còn gì nữa thân tàn xin để một mình mình đơn côi”
Nhắc đến Hàn Mặc Tử, nhắc đến Mộng Cầm, mà không nhắc đến lầu Ông Hoàng e sẽ là điều
thiếu sót, bởi nơi đây từng ghi dấu nhiều kỷ niệm giữa hai tâm hồn thơ. Theo tài liệu ghi chép lại.
Vào năm 1911, công tước người Pháp tên De Montpensier đã cho xây dựng ngôi biệt thự của
mình tại Phan Thiêt, đúng hơn là trên một ngọn đồi, nằm gần tháp chăm Po sha inư. Để có điện dùng cho việc thắp sáng vào ban đêm, ông này đã cho đặt máy phát điện và xây nhiều hầm ngầm chứa nước mưa, dành cho những người sống trong ngôi biệt thự dùng cả năm. . .
Dựa vào sự hào nhoáng, hiện đại của ngôi biệt thự vào thời đó, người dân Phan Thiết đã gọi luôn nó bằng cái tên: “Lầu Ông Hoàng”. Sau. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, ngôi biệt thự bị thiêu hủy, chỉ còn trơ lại nền nhà, hầm chứa nước và một cái tháp cao hình vuông. Nơi mà sau này, những nhà thơ hậu bối lưu truyền, đó là nơi Hàn Mặc Tử đã cùng Mộng Cầm hay ghé đến ngắm biển, đọc thơ cho nhau nghe vào mỗi chiều cuối tuần..
Sáng ra, sau một đêm sống ảo cùng Phan Thiết, tôi định chở Mây chạy thẳng vào Hòn Rơm,
nhưng vừa trờ tới ngã ba Hàm Tiến, thấy bên đường có bảng chỉ xuống bãi đá Ông Địa, nên đã dừng xe hỏi ý kiến Mây:
- Mình ghé bãi đá kia một lát rồi đi tiếp nha em?.
Mây cười với hai con mắt có đuôi đáp:
- Anh muốn thế nào em cũng chịu, vì từ khi đặt chân vào đất Sài gòn, chẳng phải em đã liều nhắm mắt đưa chân theo anh rồi còn gì?
Tôi đùa lại:
- Nói thế em không sợ các chàng trai H’Mông nghe được sẽ ghen tị ư?
- Vậy em ở luôn trong này với anh chịu không?.
- Anh sợ lo cho em không xuể thôi.
- Em chỉ cần ngày hai bữa rau, cháo qua ngày.
- Nói vậy mà không phải vậy phải không cô nương?.
Sau màn đối đáp, tôi cùng Mây bước đi dạo chơi trên bãi cát có nhiều mõm đá mang hình thù ngộ nghĩnh, do bị nước biển bào mòn qua năm tháng; hình thành nên các nhân vật này, con thú nọ, tùy vào sự tưởng tượng phong phú của người xem.
Đúng lúc đó tôi nghe Mây hỏi:
- Bãi này tên gì vậy anh?
Tôi chỉ tấm bảng nằm khuất sau cành cây to cho Mây thây thay vì trả lời cho cô: Bãi đá ông Địa.
Vâng! Bãi đá này được đặt tên bãi ông Đia. Là một trong số những bãi biển vẫn còn giữ được ít nhiều vẻ đẹp nguyên sơ của Phan Thiết. Để cho Mây cảm nhận hết vẻ đẹp nơi này, tôi đưa cô đi dọc theo con đê có hình chữ J ngược, với một bên xếp vô sô kè sao bằng bê tông dung để chắn sóng, bên còn lại là con đường dẫn xuống bến thuyền thúng xanh, đỏ, trắng, vàng, xếp thành hàng dài trông rất đẹp mắt.
Đứng trước cảnh biển đẹp lung linh Mây ước:
- Ước gì em có nhà ở đây nhỉ?.
- Để chi vậy?
- Để được bơi lôi, tắm biể, nằm phơi mình trên cát; để được ngắm từng con sóng va vào ghềnh đá bắn tung tóe những bọt nước trắng xóa; để được ngắm bình minh hay hoàng hôn buông
xuống.ở mỗi buổi chiều . . .
- Nghe có vẻ lãng mạn nhưng xem chừng hãy còn thiếu.
- Thiếu gì anh?
- Một người tình.
- Có cần thiết lắm không?
- Muốn thực hiện điều ước đó, em chỉ còn cách làm dâu Bình Thuận, thì may ra..
- Ai chịu ưng em?.
- Muốn là được.
- Có phải anh quen với gia đình nào nên định mai mối ai cho em chăng?
- Nghèo mà ham, mới chỉ nghe nói bấy nhiêu thôi, đã thấy hai mắt em sáng còn hơn đèn ô tô ấy.
- Ham hố một cách dễ thương chứ không có tội hi hi.
- Suy nghĩ kỷ đi rồi báo cho anh biết.
Bỗng dưng Mây chợt nhớ ra điều gì đó hỏi:
- Ờ! Mà sao gọi đây là bãi ông Địa mà đi từ nảy đến giờ em có thấy ổng đâu đâu?
Để trả lời câu hỏi của Mây, tôi đưa cô đi trở xuống bãi cát bên dưới, chỉ cho cô thấy cái am thờ cùng với tảng đá có khuôn mặt đầy đặn, nụ cười hỉ xả, quay mặt nhìn vào bờ.
Vừa nhìn thấy tảng đá Mây chợt ồ lên thảng thốt:
- Ô! Ông Đia đây rồi.
- Sao em dám chắc đây là ổng?
- Vì em nhận ra khuôn mặt ổng rất giống với tương được dân buôn bán thờ chung với vị thần tài.
- Ra vậy! Nhưng đây chỉ là bản sao của tượng ông Địa trước đây, bởi sau thời gian dài bị sóng gió bào mòn, bức tượng ngày xưa không còn được nguyên vẹn, nên người dân ở đây đã tạc lại tượng khác để thờ cúng.
Rời bãi đá chạy tới “rạng dừa Hàm Tiến” hay còn gọi bãi Rạng Mũi Né, tôi bắt gặp bên đường vô số thân cây dừa, có tuổi đời ngót nghét trăm năm, nghiêng mình, hướng ngọn về phía biển. Thoạt nhìn, cứ ngỡ như đang ngồi trước màn hình xem video- lip, giới thiệu thiện đường du lịch biển Hawaii thu nhỏ.
Rạng. Theo cách giải thích của dân gian: Rạng là nơi có nhiều bãi san hô chết cùng các dải đá ngầm chìm trong nước. Tuy nhiên, bãi Rạng Mũi Nè không chỉ có vậy, mà còn thừa hưởng những triền cát đẹp đến mê hồn cùng một làng chài cổ, điểm nhấn văn hóa biển nổi tiếng mà khách du lịch khi đã đặt chân đến Phan Thiết, ai cũng muốn một lần ghé thăm, cho dù đa số ngư dân làng chài đã di dời đi nơi khác, nhường chỗ cho các khu resort sang trọng, các dịch vụ vui chơi ồn ào mọc lên.
Dạo chơi khắp lượt dưới những tán dừa xanh mát một hồi, bọn tôi đặt chân lên những bậc thang xi măng gần đó, để đến với ngôi chợ lộ thiên họp ngay trên bãi biển; đồng thời, phát hiện nơi cánh mũi, mùi cá, mùi muối, mùi ngai ngái. . . tận mắt chứng kiến cảnh sinh hoạt giữa người mua kẻ bán tấp nập hòa lẫn trong tiếng động cơ xe pháo nổ giòn, tranh nhau vận chuyển các chiến lợi phẩm đánh bắt trong đêm, sớm đưa vào chợ để các chị phụ nữ đang ngồi chờ, phân loại thứ nào ra thứ nấy, trước mắt bán cho mối lái mang về các chợ nhỏ tiêu thụ, còn thừa ra bao nhiêu mới bán cho du khách. .
Từ giả làng chài cổ, thay vì ghé qua suối Hồng thả đôi chân trần, lội bì bõm trong dòng nước ngập tới mắt cá chân, khám phá các nhũ đất màu gạch non, màu đỏ thắm, xếp thành bức trường thiên nhiên vô cùng kỳ vĩ; hay ghé lên đồi cát bay thuê tấm nhựa, chơi trò chơi ván trượt, lao từ đỉnh đồi cát xuống bên dưới vực . . tôi chở Mây băng qua những khu rừng dương rì rào hát vang trong gió; băng qua những tiểu sa mạc rát bỏng trải dài từ Bình Thuận ra đến Ninh Thuận, trước khi đât chân đến Hòn Rơm.
Theo đia phương chí, Hòn Rơm xưa là vùng đất hoang vu, nhà cửa thưa thớt, không điện nước, giao thông chỉ tới chợ Mũi Né là hết. Muốn đi sâu vào các xã bên trong, người ta buột phải thuê xe ôm hay thuê xe chuyên dụng từ 2 cầu, mới có thể vượt qua các cánh đồng cát bạt ngàn
Nay nhờ sự phát triển vượt bậc của ngành công nghiệp không khói, đường xá Bình Thuận nói
chung và Phan Thiêt nói riêng, mở ra đến đâu thì nhà cửa, khách sạn, resort, khu du lịch sinh thái, theo nhau mọc kín đến đó, biến nơi được xem là thiên đường nghỉ dưỡng của Nam Trung Bộ, mất đi phần nào vẻ đẹp quyến rũ, thơ mộng, sự lãng mạn vốn có..
Đang dáo dác tìm chỗ gửi xe, tôi loáng thoáng nghe bên tai, giọng Mây từ sau vọng tới:
- Đây là đâu mà suốt hai bên đường em thấy toàn là cát và màu nước biển xanh không vậy anh?
Thay vì trả lời cô tôi hỏi:
- Ở phía Bắc em có nghe tên Hòn Rơm - Mũi Né bao giờ chưa?
- Chưa! Có phải đó là mũi đất dành cho tàu thuyền đi biển trốn vào mỗi khi gặp bão?.
- Về mặt ý nghĩa thì vậy, song truyền thuyêt lại kể, năm 16 tuổi công chúa út của vua Chăm bị
lâm trọng bệnh. Sợ bà khó qua khỏi cơn bạo bệnh, vua cha cho bà lui về khu vực Hòn Rơm lập am riêng, lấy biệt danh Nà Nê để chuyên lo việc tu tập. Lâu dần, người dân địa phương quen tên bà nên đọc trại thành bà Né. Và. Cũng từ mũi đất chưa có tên trước đây, người ta ghép mũi đất cùng với tên của bà thành ra Mũi Né?
- Còn vì sao lại gọi là Hòn Rơm?
Tôi trả lời Mây:
- Theo các vị cao niên. Vào mùa khô, trong lúc dong thuyền qua lại trên vùng biển Long Sơn, từ ngoài khơi nhìn vào trong đất liền, ngư dân bắt gặp trên đỉnh núi nhô ra biển một vật thể có màu vàng rực, trông giống hình ụ rơm khổng lồ in dấu lên nền trời xanh, nên họ gọi luôn nó là Hòn Rơm
Và. Hôm nay, sau hiện tượng nhật thực toàn phần xảy ra vào năm 95 , Phan Thiết- Mũi Né nói chung và Hòn Rơm nói riêng, đã trở thành điểm du lịch nổi tiếng, nhờ vẫn còn giữ được vẻ hoang sơ với bãi biển dài trên 17 cây số, nước luôn trong vắt, sóng êm, không chút đá ngầm, thích hợp cho việc du lịch và nghỉ dưỡng.
Vốn là người không thích sự ồn ào, không thích tham dự vào các chơi trò chơi mạo hiểm qua các trò dù lượn, trượt nước, chèo thuyền kayak . . . tôi bô qua bãi trước, đưa Mây đi thẳng ra bãi sau,
thưởng ngoạn cảnh trời nước bao la, ăn uống, vui chơi, ngay dưới chân núi Hòn Rơm cho tới xế trưa. Sau dó, tiếp tục di chuyển trên đoạn đường, dường như vẫn còn ngửi thấy mùi nhựa đường hăng hắc; bắt gặp, bên này là những cồn cát trắng phau bên kia là đại dương mênh mông xanh biết màu nước biển.
Chẳng bao lâu, bọn tôi cũng đã đặt chân lên địa phận Bàu Trắng, nghe kể nơi này ngày xưa là một cái hồ lớn. Về sau, thấy sự đi lai từ bờ hồ bên này sang bờ hồ bên kia tốn khá nhiều thời gian nên, người Chăm nghỉ ngay đến việc đắp một cái đập chạy vắt ngang qua hồ, giúp cho việc qua lại được gần hơn. Và. Dĩ nhiên, từ đó Hồ lớn được chia thành một lớn một nhỏ với tên gọi Tiểu hồ và Đại hồ.
Do trong tiếng Chăm, bàu có nghĩa là hồ nên người địa phương gọi tiểu hồ là Bàu Ông và đại hồ là Bàu Bà. Được biết, diện tích Bàu Bà lớn hơn Bàu Ông, lại nằm giữa những triền cát trắng nên Bàu Bà còn được gọi là Bàu Trắng hay còn gọi là Bàu Sen, bởi vào mùa hè trong hồ thường thấy phủ kín màu sắc của sen hồng.
Sau khi kiểm tra vé qua cổng, bọn tôi đi theo sau đám đông khách du lịch, lội bộ nơi con đường ngập trong cát đến mắt cá chân, cùng với âm thanh rì rào reo trong tiếng lá nơi rừng dương, tựa hồ như đang nghe có ngàn con sóng đang đuổi theo ngay phía sau. Tưởng tượng nơi mình sắp qua tiếng lá reo rì rào nơi rừng dương, thoáng hiện trong đầu hình ảnh tình tứ, lãng mạn, về nơi mình sắp đặt chân đến. Nhưng than ôi! Cát mỗi lúc một quấn quýt dưới chân, trì kéo, không muốn xa rời; nhất là, cát như vị khách không mời lại chui tọt vào giày, khiến việc di chuyển thêm khó khăn.
Nhìn Mây khổ sở lê từng bước chân một cách tội nghiệp trên cát, tôi đảo mắt tìm xung quanh xem có cách nào khác giúp cô không, tình cờ phát hiện những dấu chân in trên vạt cỏ cạnh hồ nước.
Mừng rỡ, tôi giữ tay cô bạn đi chậm lại, sau đó lặng lẽ rời đám đông du khách đang bận đừa giởn phía trước, rẽ sang con đường vừa mới phát hiện. Quả nhiên, với lối đi này không những giúp bọn tôi cảm thấy thoải mái, mà còn đở phải vất vả khi phải di chuyển trên cát để đến nơi được mệnh danh là tiểu sa mạc Sahara Bình Thuận.
Giống như bên Hòn Rơm, thay vì ngồi xe địa hình, mô tô phân khối lớn, tham gia các trò chơi cảm giác mạnh, đầy nguy hiểm tại khu du lịch sinh thái Bàu Trắng, tôi đưa Mây dạo chơi trên các triền cát, phát hiện trong cái nắng cái gió nơi đây, hình ảnh giống như người con gái khỏa thân trên cát, để lộ ra đôi bồng đào trắng nõn nà mà, người dân địa phương tự hào nhân cách hóa nó bằng tên gọi “Đồi cát Trinh Nữ”
Giống như nhiều cô gái khác, Mây hăm hở chạy đến đứng bên nàng cát, tạo dáng trước ống kinh nhờ tôi chụp cho vài bức ảnh kỷ niệm, trước khi tìm lối đi xuống bên dưới, thuê thuyền neo sẵn, chở đi quanh hồ ngắm cảnh. Nhìn mặt hồ phẳng lặng như gương soi, in bóng màu sen hồng cùng những đồi cát nhấp nhô, khiến Mây không sao im lặng bèn quay sang hỏi tôi:
- Hồ tên gì mà thấy trồng nhiều sen vậy anh?
Tôi trả lời cô:
- Do được trồng nhiều sen nên bàu Bà ngày nay còn được du khách gọi là bàu Sen.
- Ôi! Thảo nào nhìn nó tình tứ và lãng mạn quá đi mất.. . ..
- Em biết không, hồ tuy nằm sát với biển nhưng nước trong hồ luôn ngọt và không bao giờ thay đổi, dù đang trong mùa nắng hay mưa.
Nghe giới thiệu như thế, Mây chưa vội tin, bèn đưa tay vốc một ít nước đưa lên miệng thử.
Tôi nhìn cô cười hỏi:
- Thế nào em?
- Quả là ngọt mát một cách kỳ lạ.
- Đã vậy trong hồ còn có nhiều loại cá dành cho tín đồ thích đi câu nữa.
Mây reo lên:
- Hay chút nữa minh đi câu cá nha?
Tôi từ chối:
- Anh mà đi câu còn khuya cá mới chịu xuất hiện để ăn mồi
- Vây anh giỏi nhất môn nào?
Tôi đùa:
- Ngoại trừ câu cá ra, môn nào anh cũng giỏi, nhất là việc tán gái.
- Xí! Anh xao vừa thôi.
- Sao em dám khẳng đinh như thế?
- Không phải thế sao, bằng chứng là đi bên em suốt mấy ngày nay, có thấy anh tán tỉnh em câu nào đâu?
- Chưa có dịp thể hiên thôi.
- Hay anh nghĩ em xấu hơn các cô gái Sai gòn?
- Thôi nha đừng có nói lời tự kỷ đó với anh
- Tại sao?
- Anh sợ mấy chàng trai quê em hay tin người đẹp của mình đang có mặt trong Nam, lại bay ngay vào đây lôi thôi thì khổ cho thân anh thôi. .
- Làm gì có chuyện đó xảy ra mà anh lo.
- Sao em tự tin vậy?
- Trai H’ Mông có lệ “cướp vợ” hẳn anh thừa biết, trong khi em đang ở tận miên Nam, có cho tiền cũng không biết đường mà vào?
- Em lý sự kiểu đó coi như anh chịu thua rồi.
Có lẽ, do bắt gặp vẻ bối rối hiện lên trên gương mặt của tôi hay sao, nên Mây thôi không đùa nữa, mà làm như vô tình hỏi:
- Hồ này người ta có cấm du khách bơi lội không anh?
Biết là Mây cố tạo lối thoát để cho tôi đở ngượng nên vờ hỏi như vây.
Tôi trả lời:
- Không thấy có bảng cấm, nhưng nghe nói bàu này có chỗ rất sâu, nếu ai không giỏi bơi thì
chẳng nên thử làm gì.
Loáng một cái người chèo thuyền đã đưa bọn tôi ra đến giữa bàu sen. Từ đây nhìn vào bờ thấy rõ từng đôi đôi chở nhau trên những chiếc xe mô tô phân khối lớn; hay nhóm năm bảy người đứng ngồi trên những chiếc xe jeep địa hình, lúc ẩn lúc hiện sau những triền cát, trông giống cảnh rượt đuổi nơi các phim hành động được chiếu trên màn hình.
Xế trưa, trong lúc ngồi thưởng thức ly dừa ba nhát, tôi để ý thây Mây không tỏ ra mấy hào hứng nên hỏi:
- Em mệt phải không?
- Anh dựa vào đâu mà hỏi em như vậy?
- Nhìn em có vẻ bơ phờ.
- Anh có tin là em dư sức bẻ gảy sừng trâu không?
- Ở đây làm gì có thứ đó để em thử.
Thay vì trả lời đôi co Mây hỏi vặn lại tôi:
- Có nơi nào đi tiếp hay sao mà anh sợ em mệt?
- Phan Rí Cửa..
- Cửa sông hay biển?
- Tên một thị trấn nhỏ, nhưng nổi tiếng nhờ sự sầm uất của một cảng cá lâu đờì, tọa lạc ngay cửa sông Lũy, do các phượt thủ phát hiện khi di chuyển trên cung đường đẹp như mơ, nối liền Mũi Né, Bàu Trắng, chùa Cổ Thạch, Bãi đá 7 màu, Cà Ná . . .
- Phan Rí Cửa gần đây không anh?
- Xíu hà.
- Tầm khoảng bao nhiêu lâu?
- Chừng nửa giờ đổ lại.
- Cũng không đến nổi xa lắm.
- Có điều anh chưa hiểu vì sao, các tuyến du lịch thường chỉ đưa khách tới khu du lịch sinh thái Bàu Trắng vui chơi xong thì, kết thúc chuyến đi mà không đưa họ đi tiếp ra Phan Rí Cửa?.
- Chắc Phan Rí Cửa không có nhiều nơi đến hấp dẫn?
- Thật ra, Phan Rí Cửa sở dĩ chưa được các tổ chức du lịch quan tâm, bởi tâm lý e ngại du khách trong nước thường chỉ thích trải nghiệm, khám phá, ở những nơi có nhiều di tích lịch sử hay có bề dày văn hóa hơn là du lịch nghỉ dưỡng, tắm biễn, thưởng thức hải sản . . . trong khi ở Phan Rí
Cửa chỉ đáp ứng được nhu cầu nghỉ dưỡng, ăn hải sản tươi rẻ, thì chưa đủ.
- Anh đã tới Phan Rí Cửa lần nào chưa?
- Trước năm 75 anh có ghé thăm gia đình người bạn sống bằng nghề sản xuất nước mắm truyền thống ở đó. Thú thật, vào lúc đó thị trấn Phan Rí Cửa bé như lòng bàn tay; nhưng mật độ dân cư lại khá đông đúc so với nhiều thị trấn khác; đặc biệt, ngay cửa sông Lũy có một cảng cá lâu đời, nổi tiếng qua việc giao thương buôn bán sầm uất, từng được xem là cái nôi khai thác hải sản của vùng duyên hải Nam Trung Bộ một thời.
Sau khi nghe tôi kể qua về Phan Rí Cửa, Mây đã không ngừng suy nghĩ, trước khi đưa ra quyết đinh, thôi không đi ra tham quan nơi đó nữa. Nghe xong, trong bụng tôi có chút mừng thầm, nhưng lại tiếc cho Mây, vì ngay sau đó tôi kịp thời nhớ ra đã đọc được từ Paul Morand câu danh ngôn:
“ Khi di du lịch trở về, có lẽ con người ta đã lớn thêm, nhưng chắc chắn có một điều là trái đất
phải nhỏ lại”./..
MINH NGUYỄN