văn hữu vườn tao ngộ

Nơi lưu trữ tác phẩm của PBTD và thân hữu. Liên lạc: phanbathuyduong@gmail.com

Saturday, June 16, 2012

phạm tín an ninh * Chuyện Con Dế



            
Nhờ có bạn bè lưu lạc khắp năm châu nên tôi được đi đây đi đó hơi nhiều, "tham quan" một số danh lam thắng cảnh của nhân gian. Nhưng tôi phải thành thật mà khoe rằng, có lẽ không có mùa hè ở nơi nào đẹp và khí hậu dễ thương cho bằng mùa hè ở mấy xứ Bắc Âu này. Khi tuyết vừa tan, mùa đông chưa kịp hẹn lời tái ngộ, thì ngàn cây nội cỏ đã đua nhau đâm chồi nẩy lộc để chào đón ánh mặt trời.

DU TỬ LÊ * Trầm Tử Thiêng, Kẻ Ngợi Ca Hạnh-Phúc-Chia-Lìa, Hay Nhà Tu Khổ Hạnh Trong Những Đêm Nằm Mộng Biển?



tramtuthieng
Ở thế hệ thứ hai của sinh hoạt 20 năm âm nhạc miền Nam, tính từ 1954 tới 1975, nếu có một người lặng lẽ nhất trong mọi sinh hoạt, khiêm tốn nhất trong mọi xuất hiện,  thì có lẽ, đó là nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng. Thuộc thế hệ âm nhạc thứ hai, thế hệ lớn lên từ xương thịt miền nam Việt Nam, với những chói lòa của dòng văn chương Mai Thảo, Nguyên Sa, Vũ Khắc Khoan, Doãn Quốc Sỹ và những ca khúc  trữ tình của Dương Thiệu Tước, Lê Thương, Phạm Đình Chương, Văn Phụng, Cung Tiến, Phạm Duy, dòng văn học nghệ thuật từ miền Bắc vượt Bến Hải, vào miền Nam; Trầm Tử Thiêng đã mở lấy cho mình một lồng ngực âm nhạc mới. Những lượng khí trời canh tân, những phần máu thịt thế giới, tân kỳ, đã làm thành một Trầm Tử Thiêng của những ca khúc như Hương Ca Vô Tận. Như Kinh Khổ, như Chuyện Một Chiếc Cầu Đã Gẫy.

Những ca khúc mang tên họ Trầm, xuất hiện đột ngột, rực rỡ, như một có mặt ngây ngất, choáng váng cảm thức, tâm hồn người nghe. Chỉ với tam cung, thay vì thất cung, chỉ với ba nốt nhạc đô, rê, mi trên thang nhạc 7 bậc, Trầm Tử Thiêng, cho tới hôm nay, là người đầu tiên, và cũng là người duy nhất, xử dụng để hoàn tất ca khúc Kinh Khổ. Một ca khúc bất hủ. Ca khúc dựa trên thang âm đều đặn của tiếng mõ. Tiếng mõ, nhịp đập chính của trái tim Phật Giáo hay trái tim dân gian Việt Nam.

Nhưng Trầm Tử Thiêng là ai? Rất ít người có thể thỏa mãn câu hỏi từng được cất lên ở cả hai miền Nam-Bắc trong những năm tháng đầu thập niên 60, kéo dài tới giữa thập niên 70.
Nhưng Trầm Tử Thiêng là ai? Rất ít người có thể thỏa mãn câu hỏi từng được cất lên trong các cộng đồng người Việt lưu vong ở khắp mọi nơi trên địa cầu tan tác này, sau khi  những ca khúc lớn lao, lồng lộng trời biển của họ Trầm được những thước băng nhựa chuyển tới những tâm hồn Việt Nam luân lạc như Lưu Vong Khúc Của Người Việt Nam, Có Tin Vui Giữa Giờ Tuyệt Vọng, như Một Đời Aùo Mẹ Aùo Em,  như Hãy Vui Lên Khi  Lòng Còn Biết Buồn... Hoặc những ca khúc họ Trầm viết chung với Nhạc sĩ Trúc Hồ, một người trẻ, niềm hãnh diện của tuổi trẻ ở hải ngoại. Đó là những ca khúc như Bước Chân Việt Nam, Bên Em Đang Có Ta, hay Một Ngày Việt Nam, vân vân...

Câu hỏi khó được trả lời một cách thỏa đáng, bởi vì, sau bao nhiêu năm ở quê người, tài hoa và trí tuệ vạm vỡ kia, trái tim bát ngát nhân bản nọ, vẫn là một con người lặng lẽ nhất, trong mọi sinh hoạt, khiêm tốn nhất trong mọi xuất hiện.

Con người đó chính là Nguyễn Văn Lợi, người thấy giáo hiền hòa một thời với bảng đen phấn trắng. Con người đó, chính là Nguyễn Văn Lợi sinh năm 1937 tại Quảng Nam, với bài hát đầu tiên được phổ biến rộng rãi, nhan đề Rồi 20 Năm Sau (Lời của Mẹ) viết năm 1957.
Con người đó, con người Nguyễn Văn Lợi, một tên gọi khác của Trầm Tử Thiêng, trái ngược với bản chất khiêm tốn, ở lãnh vực âm giai và trí tuệ, ông lại luôn là kẻ mở đường, xốc tới những cánh rừng tâm linh, nhân bản chưa người khai phá. Con người đó, con người Trầm Tử Thiêng trong Nguyễn Văn Lợi, trái ngược với bản chất lặng lẽ, lại luôn là kẻ gieo mình lên đỉnh đầu những ngọn sóng quê hương, chọn đứng cheo leo trên những đỉnh dốc dân tộc và, tổ quốc.

Như khi thiên tai, khi trận bão Linda, vung lưỡi hái tử thần lên bao nhiều ngàn đồng bào sống dọc theo ven biển miền đông nam tổ quốc Việt, ông đã đứng lên trên mọi ngộ nhận, mọi kiêng cữ, mọi hiểm nguy, để banh ruột phơi gan ông ra, chia sẻ cùng ruột thịt, quê nhà. Trong tinh thần chia sẻ với ruột thịt ở trong tấm lòng mở ra cùg tận, nghiên lắng trái tim mình để chia xớt phần nào bất hạnh, Trầm Tử Thiêng viết Quê Nhà Còn Dông Bão. 

Như đã nói, trái tim họ Trầm, là trái tim chọn ở cùng những nhịp đập đất nước. Rung động của họ Trầm là những rung động cùng nhịp với ngọn triều thế sự. Trong nỗ lực đi tìm những ý nghĩa sâu thẳm của một đời người, trong lắng sâu để nghe được hơi thở tương lai, nhịp quay của lẽ tuần hoàn, thấp thoáng trong cách nhạc phẩm của họ Trầm còn là niềm tin yêu, những tiếng cười của nhịp vui sống. Điển hình cho nhân sinh quan đầy tính yêu người và yêu đời này, là ca khúc Hãy Vui Lên (Khi Lòng Còn Biết Buồn):

Hãy vui lên khi lòng còn biết buồn! đời cỏ cây yêu mưa thích nắng, nên xanh thêm lộc mới. Và giọt lệ nhân sinh quý giá như bao nhiêu nụ cười... Cứ vui chơi đến tận cùng vũ trụ - tội tình gì quanh năm ru rú giam chân nơi hẻo lánh - hẹn môt ngày anh em đánh chén say sưa trên Hỏa Tinh - Cứ quay quay theo vòng cờ thế sự - Như người  tù binh năm xưa - nay đã hiên ngang lên Đại sứ - Trở về Hỏa Lò nâng ly chếnh choáng, ôm vai từng kẻ thù... 

Dõi theo bước chân âm nhạc, khai phá của Trầm Tử Thiêng, từ Việt Nam qua tới quê người, có dễ Trầm Tử Thiêng là người nhạc sĩ duy nhất của chúng ta, đã bắt được nhịp đập cái trái tim thời sự, trái tim đất nước, cho nên trong cõi nhạc của ông, lúc nào cũng tươi rói những dự kiện thời sự, và luôn cả những tựu thành tốt đẹp của nhân loại nữa. Nhạc sĩ Anh Bằng từng thán phục họ Trầm ở lãnh vực này. Ông nói:
“Trầm Tử Thiêng có một khả năng đặc biệt, hơn tôi rất xa. Đó là khả năng nhậy bén của một nhạc sĩ viết được những ca khúc giá trị cho chiến dịch...”

Riêng tôi, tôi vẫn nghĩ, Trầm Tử Thiêng không chỉ là kẻ viết sử bằng âm nhạc mà, ông chính là nhân chứng của từng giai đoạn lịch sử đa đoan, hàm hỗn của đất nước.   

Nếu trong âm nhạc, Trầm Tử Thiêng luôn là kẻ đi đầu, kẻ dẫn đường vạm vỡ, hăm hở thì trong đời sống cá nhân, ông lại là kẻ rất đìu hiu, cô quạnh, trong đời sống hàng ngày. Và ông càng đìu hiu cô quạnh hơn nữa, trong đời sống tình cảm? Chưa một người bạn thân thiết nào của họ Trầm, được nghe ông tâm sự về đời sống tình cảm của ông. Không dưới một người bạn của họ Trầm từng dùng hình ảnh một nhà tu khổ hạnh, như dấu vết nhận dạng con người, đời sống của Trầm Tử Thiêng / Nguyễn Văn Lợi.

Nhưng sự thực không phải thế. Sự thực trái ngược hẳn. Nếu ở mặt quê hương, Trầm Tử Thiêng là kẻ chọn gieo mình lên đỉnh đầu ngọn sóng quê hương, chọn đứng cheo leo trên những ngọn dốc dân tộc; là nhân cách âm nhạc Trầm Tử Thiêng, thứ nhất; thì, trong tình yêu, họ Trầm chọn làm người tình thủy chung với những đổ vỡ, những bất hạnh, chia, lìa. Tôi có cảm tưởng như tính thủy chung, lòng bao dung của họ Trầm là nhân cách âm nhạc thứ hai của đời nhạc Trầm Tử Thiêng.

Năm 1970, khi ngồi xuống, trầm mình trong nhát chém tình yêu, mang tên hạnh-phúc- chia-lìa; ve vuốt, âu yếm vết thương của mình, ông viết:
Ta nghiêng tai nghe lại cuộc đời - thì hãi hùng hoàng hôn trờ tới - Ta nghiêng vai soi lại tình người - thì bóng chiều chìm xuống đôi môi- Đang mân mê cho đời nở hoa chợt bàng hoàng đến kỳ trăn trối - Đang nâng niu cuộc tình lộng lẫy - bỗng ngỡ ngàng vụt mất trong tay - Ta khổ đau một đời, để chết trong tình cờ- Ta tìm nhau một thời, để mất nhau vài giờ - Bàn tay làm sao níu, một đời vừa đi qua- bàn tay làm sao giữ, một thời yêu thiết tha - Mang ơn em, trao tặng một lần- là kỷ niệm dù không đầm ấm - mang ơn em đau khổ thật đầy- là nắng vàng dù nhốt trong mây - mang ơn trên cho cuộc đời ta- vài vạn ngày gió cuồng mưa lũ- trăm cơn đau, một vầng nhang khói - kéo ta về, về cõi hư vô. 

Đó là Tưởng Niệm, đó là kỷ niệm dù không đầm ấm của Trầm Tử Thiêng, nhưng nó cũng là tưởng niệm, là kỷ niệm của bao nhiêu thế hệ tuổi trẻ  Việt Nam.

Năm 1985, mười năm sau cuộc chia tay với người yêu vì biến cố 30 tháng 4-75, họ Trầm lại ngồi xuống, lại trầm mình trong nhát chém tình yêu, mang tên hạnh-phúc- chia-lìa, lạïi vuốt ve, âu yếm vết thương của mình, ông viết:
Mười năm yêu em, em thấy đời mộng mị- mười năm yêu em, ta thấy tình cuồng si - mười năm yêu em, ta hóa thành chiếc lá trôi theo từng cơn lũ của kiếp sống - Tình chưa yên vui, bên sóng đời cuồng nộ - chợt đêm chia phôi, ngăn cách một đại dương - nhiều đêm gian nan, ta ngỡ mình sắp đuối - nhưng em, tình vẫn hát từ bến chờ - Ôi ta nhớ những đêm nằm mộng biển - hồn ta bay trên đôi cánh reo mừng - giữa cằn cỗi, chợt nghe tình xao xuyến - ngỡ môi em thầm đợi những mùa xuân - Dường như trong Ta, em có điều tuyệt vọng - dường như trong Em, ta vẫn đầy hoài mong - Mười năm yêu em cũng sẽ là mãi mãi - xin em cùng ta hát để nhớ hoài...

Đó là Mười Năm Yêu Em của Trầm Tử Thiêng. Cũng như tình khúc Tưởng Niệm, sáng tác cách đó 15 năm năm, giữa quê nhà, tình khúc Mười Năm Yêu Em của họ Trầm, ở quê người, đã lập tức trở thành tiếng hát trên môi, người tình trong tâm tưởng của những người yêu nhạc trong và ngoài đất nước.
Và, phải chăng, người con gái trong tình khúc Mười Năm Yêu Em của Trầm Tử Thiêng, cho đến ngày hôm nay, đã trên mười năm nữa trôi qua, nhưng cô vẫn còn muốn hát cùng họ Trầm bài ngợi ca hạnh-phúc-chia-lìa cho tới cuối đời cô, nên họ Trầm sẽ còn mãi mãi là một nhà tu khổ hạnh trong những đêm nằm mộng biển?

Friday, June 15, 2012

Kiều Phong (LTĐ) - Tống Cổ về Việt Nam ăn…

                    
Ông Võ văn Ái là chủ nhiệm tờ Quê Mẹ. Ông Nguyễn viết Ty là chủ nhiệm tờ Đoàn Kết. Cả hai tờ cùng xuất bản ở thủ đô nước Pháp nhưng lập trường đối nghịch nhau như sáng với tối, như địa ngục và thiên đường, như chiến sĩ quốc gia và bồi bút Cộng sản.
Tờ Quê Mẹ, như phần lớn những tờ báo của người Việt lưu vong, thường đem tội lỗi của Đảng Cộng sản Việt nam ra phân tích cặn kẽ, châm trích cay nghiệt. Tờ Đoàn Kết thì như tất cả những tờ báo của những đảng viên cộng sản trẻ tuổi, đang lớn, ra công bảo vệ sự sáng suốt của Đảng cũng như sự rực rỡ tên vàng của bác Hồ, khoe khoang nước giàu dân mạnh, Việt nam đói rách hiện nay chính là đuốc soi đường cho nhân loại…

phan bá thụy dương * Túy Mộng Du Du Hề 3 * Thư họa: Đào Phương


               

  
3- bài cho Hà Thưng Nhân

về đâu cánh vạc Chân Như
có qua thủy mộ huyết hư chập chờn

người đi sấm vỗ hoàng hôn
nhịp khua long trượng
động hồn lửa thiêng

nhập dòng sinh hoá vô biên
biển mê bến ngộ đôi miền tịch lương
bay đi - lão hạc vô thường !


phan bá thụy dương * Tuý Mộng Du Du Hề 2 * Thư Họa Đào Phương


                     


2- bài cho Trn Tun Kit

cõi trần thế lỡ đam mê sa đọa
mải rong chơi người lạc lối quay về

đồng cỏ thấp bập bềnh con nước nổi
thôi - sá gì bụi ám áng Kinh Thi

đã biết nhược mộng chỉ là bào ảnh
sao rượu nồng chưa lắng nỗi cuồng si ?

phan bá thụy dương * Túy Mộng Du Du Hề 1 * Thư họa: ĐÀO PHƯƠNG



    1- bài cho Tường Linh


chung trà chén rượu u minh
thảo trang đường trúc,
một mình quạnh hiu

Ngủ Hành đá dựng xiêu xiêu
có hay tâm tịnh, sắc chiều mang mang ?

hỏi người mài kiếm dưới trăng
ngựa xưa ẩn mật hoá thân bao giờ
chim hồng đã mỏi cánh chưa ?


Đặng Tiến * NHỚ CỐ HƯƠNG XAO XUYẾN TẤC LÒNG



Chuyện Hòn Vọng Phu nằm trong truyền thuyết dân gian, có ghi lại trong phần phụ lục Lĩnh Nam Chích Quái [i], một tập truyện dân gian bằng chữ Hán, xuất hiện rất sớm, có lẽ từ thời Trần. Riêng phần phụ lục, thì người đời sau thêm thắt vào, có lẽ đầu thời Lê.

Friday, June 8, 2012

TRẦN TUẤN KIỆT * BÊN SÔNG TRẦN GIỚI

tranh Trương Thị Thịnh
















Non thần xa cách ngàn xưa
Hạc về gợi tiếng sầu đưa muôn trùng

Bến bờ sóng lớp mênh mông
Trăng khuya vàng rụng mấy tầng trời xa

Con thuyền giọng hát đêm qua
Ngỡ như Thần Hạc ngân nga giữa trời

Giòng sông chảy lạnh về khơi
Mộng trường sinh cuộn bến đời ngược xuôi

 
Trần Tuấn Kiệt

TƯỜNG LINH * Cõi Khóc



·         tiễn anh Bùi Giáng









Mai anh về cõi không người
Nhớ chi tiếng khóc tiếng cười trần gian
Lỡ buồn một kiếp lầm than
Thôi cay mắt bởi hai hang lệ đau

Mai anh về cõi không sầu
Ưu tư trút lại bên cầu nghiệp duyên
Trăng thôi là bóng trăng nguyền
Biển trầm luân mặc con thuyền sóng xô

Mai anh về cõi hư vô
Hoa ai sẽ héo bên mồ thi nhân
Một thời vẹt ảo tìm chân
Tính ra gởi được mấy phần cho nhau ?

Bơ vơ giữa hạt tinh cầu
Bóng “em” mờ nhạt qua màu tuyết sương
Mai anh về cõi xuân trường
Đầu kỳ đổi kiểu thiên đường mở ra

Thiên đường cùng Thượng đế xa
Quên mùa nhân thế xuân qua mất rồi
Giã từ trái đất, về thôi
Nghiệp duyên không vướng, luân hồi không tên

Tường Linh * Gia Định 7-10-1998

* Thi sĩ  Bùi Giáng từ trần ngày 7 tháng 10 năm 1998, mai táng tại nghĩa trang Gò Dưa - Thủ Đức.

Monday, June 4, 2012

CHINH NGUYÊN * Thông Cáo Trúng Giải VĂN THƠ LẠC VIỆT 2012


Mục đích của Cơ Sở Văn Thơ Lạc Việt là cùng với tất cà người Việt Tỵ Nạm hải Ngoại giữ lại nền văn hoá Sài Gòn cũ sau 1975 và đã đến lúc chúng ta phải nghĩ tới một cách nghiêm túc để chống đối một nền văn hoá Cộng Sản quốc nội lai căng mất gốc vô đạo đức đang dần đi tới sự tàn phá một hê hống ngôn ngữ nhân bản bằng những chữ những câu sáo rỗng vô nghĩa.
Theo truyền thống, cơ sở Văn Thơ Lạc Việt tiếp tục tổ chức Giải Văn Thơ Lạc Việt hàng năm
kể từ năm 2008 đến nay.
Trong năm 2012, các vị cố vấn và giám khào như sau :
Nhà Thơ Hà Thượng Nhân (vừa qua đời).
Nhà báo bình luận gia Sơn Điển Nguyễn Viết Khánh.
Học Giả Đặng Cao Ruyện
Nhà Thơ Dương Huệ Anh
Nhà Văn, Biên Khảo Diệu Tần
Nhà Văn Hồ Nam
Nhà Văn/Thơ Phan Bá Thụy Dương
Nhà Văn Thế Phong
Nhà Văn/Thơ Việt Dương Nhân
Nhà Văn Giao Chỉ
Nhà Thơ Đông Anh
Nhà Báo Thư Sinh
Nhà Thơ Hư Vô
Nhà Thơ Lu Hà 
Cách chấm bài thi giải Văn Thơ Lạc Việt:
Ban biên tập cắt tên tác giả và đánh số mật mã từng bài của mỗi tác giả và chuyễn qua ban sơ khảo. Băn sơ khảo đọc chấm điểm và tuyển lựa những bài cao điểm đúng tiêu chuẩn chuyễn qua ban chung khảo. Ban chung khảo chấm điêm và đưa trở lại cho ban điểu hành.
Ban điều hành lấy trung bình cộng của mỗi bài trên những số điểm giám khào chung khảo đã chấm và ráp tên tác giả vào bài theo số mật mã.
Ban Điều hành lập một buổi họp trình bày cho những giám khảo chung khảo rõ định vị của mỗi bài thi, và tuyến bố tác giả trúng giài.
Hệ thống chấm bài thi giài Văn Thơ Lạc Việt áp dụng cho cà hai môn văn và thơ.
Dựa vào những căn bản hệ thống chấm thi trên xuyên qua buổi họp ngày thứ năm 31 tháng 5 năm 2012 tại nhà hang Cao Nguyên lúc 11 giờ trưa những tác giả có tên dưới dây trúng giải Văn Thơ Lạc Việt 2012 :
Đối Với Văn:
Sống Chết Cho Tình Yêu                  Tác giả : Tâm Ngọc                             Giải nhất.                   
Giáng sinh tên miền đất trọ               Tác giả : Lê Ngọc Huyền                    Giải Nhỉ

Ở Nơi Đất Nước Mặt Trời Lặn          Tác Gỉa : Trần Khải Thanh Thủy         Giải ba

Cám Ơn Chị Việt Nam                       Tác giả : Hồng Thủy                           Giải khuyến khích
Đối Với Thơ :

Theo như tổng kết điểm và buổi họp định vị của giải thi thơ Văn Thơ Lạc Việt 2012.
Các vị giám khảo đều đồng ý quyết định không phát giải NHẤT và NHÌ.
Lòng Vòng                           Tác giả : Trần Đông Phương                           Giải ba.
Hoa Nở Trên Quê Hương       Tác giả : Từ Thanh Hà                                    Giải Khuyến Khich.
Chúng tôi, Ban Điểu Hành thành thật cám ơn quí vị giám khảo và  thông cáo tới quí vị trúng tuyển Giải Văn Thơ Lạc Việt 2012 như danh sách trên, đồng thời xin quí vị liên lạc thẳng với ban điểu hành tại số điện thoại hay e-mail dưới để sắp xêp nhận lãnh giải.:
Nhà Văn Chinh Nguyên  (408) 279-2532  cnchinhnguyen7@gmail.com
Nhà Thơ Đông Anh  (408) 896-0158        
dongandt@2yhoo.com
Ghi chú : xin tác giả TÂM NGỌC "Sống Chết Cho Tình Yêu" liên lạc với ban điều hành gấp.
Kính chúc quí vị luôn an bình.
Thay mặt Ban Đièu Hành