Phạm Duy & Viên Linh |
Saturday, March 24, 2018
VIÊN LINH ** Tâm Sử Ca
Thursday, March 22, 2018
PHẠM TÍN AN NINH ** Sắt Son
Không ngờ tôi lại là người bưng tấm ảnh chị Ngà theo sau quan tài của chị. Và cũng chính tôi là người đào huyệt chôn chị.. Đám ma của chị có lẽ là một đám ma buồn nhất mà tôi chứng kiến. Có cái chết nào lại không buồn. Những ngày ở trong trại “cải tạo”, tôi đã từng khiêng xác vài người bạn tù đi chôn ở ven triền núi hoang vắng đến lạnh lẽo, trong cảnh nhá nhem của buổi chiều đông trên khu núi rừng Việt Bắc. Nhưng đó là chuyện trong tù, còn hôm nay ngay trên làng quê mình, chị Ngà đến nơi an nghỉ cuối cùng mà không có một người ruột thịt tiễn đưa, ngay cả cái áo quan cũng do bà con láng giềng góp tiền mua cho chị.
THANH TÂM TUYỀN ** Ngã Trên Núi Việt Hồng Yên Báy Khi Đi Lấy Nứa
Thanh Tâm Tuyền |
Tuột dốc té nhào trên hẻm núi
Chết điếng toàn thân trong giây lâu
Mưa rơi đều hạt mưa phơi phới
Ngày đang tàn hiu quạnh rừng sâu
Duỗi soải chân tay gối trên nứa
Ngó trời nhá nhem nghe mưa mau
Tưởng chừng thi thể ai thối rữa
Hồn viển vông chẳng chút oán sầu
Wednesday, March 21, 2018
HÀ THÚC SINH ** Khi về
Về trước nhà xưa đứng ngẫm nghĩ
Nỗi thân quen xa không thước đo
Nắng xuyên soi vách bóng bố ráp
Con vện nằm nén tiếng thở ra
Nét trăng chiếu lệch như miệng mếu
Kìa manh áo rách hay mây nghiêng
Đàn chưa chùi bụi chưa lên phím
Đã thoảng âm hao tiếng khóc rền
Hỏi vợ mừng chi thịt nướng khét
Cảnh nhà đã xác lại càng xơ
Ngồi thu bếp nhỏ nói như ngậm
Ấy hồn sách quý đốt năm xưa
ĐỖ HỒNG NGỌC ** Em đi mau kẻo trễ chuyến phà đêm…
Tặng TVL, NTV, LUV…
Tôi thấy tôi thương những chuyến phà/ Ngàn đời không đủ sức đi xa…
Không phải thơ của tôi đâu! Nhại thơ Tế Hanh đó. Từ những năm 40 của thế kỷ trước, Tế Hanh viết: Tôi thấy tôi thương những chuyến tàu/ Ngàn đời không đủ sức đi mau/ Có chi vướng víu trong hơi máy/ Mấy chiếc toa đầy nặng khổ đau…(Những ngày nghỉ học. Tế Hanh). Thật ra mấy chiếc toa tàu chẳng nặng khổ đau gì đâu, khổ đau chẳng qua là do “lòng của người đi với kẻ về” kìa! Nhưng Tế Hanh quả cũng không thể ngờ rằng chẳng bao lâu sau đó, những chiếc xe lửa đầu đạn chạy nhanh như gió với tốc độ 300 km/giờ và nay đã lên đến 500 km/giờ! |
Đọc báo dùm các bạn ** Ván Cờ Sinh Tử
Vào thời võ sĩ Đạo tại Nhật, có một kiếm khách nổi tiếng với đường kiếm tuyệt luân của mình. Ngoài ra, Ông còn có tài đánh cờ thuộc hàng thượng thặng.
Sau một quãng đời tung hoành ngang dọc trong chốn giang hồ, vị kiếm khách này đã ngộ ra lý Thiền nên đã “rửa tay gác kiếm”, khoác áo tu hành.
Qua nhiều năm dài tu hành tinh tấn, Ông đã trở thành một Thiền Sư được nhiều người biết đến về đạo hạnh.
Tuesday, March 20, 2018
TRÀ LŨ ** Besame Mucho
Các cụ có biết sống ở nước nào hạnh phúc nhất không ? Tôi cũng chẳng biết điều này cho tới hôm qua khi đọc báo thấy bảng ‘Happiness Index’ của nhà nghiên cứu Ruut Veenhoven người Hoà Lan. Ông xếp hạng 95 nước căn cứ trên các dữ kiện phẩm chất xã hội, gia đình, và đời sống cá nhân. Nước hạnh phúc nhất thế giới là nước Đan Mạch, thứ hai là nước Thụy Sĩ, thứ 9 là Canada, thứ 17 là Hoa Kỳ, thứ 95 đội sổ là xứ Tanzania ở Phi Châu. Canada ở trên Hoa Kỳ nha, các cụ. Trên những 8 bậc lận.
TS ĐINH XUÂN QUÂN ** Chuyện Về Người Giữ 16 Tấn Vàng Của VNCH Vừa Qua Đời Tại Thái Lan
Sau khi tốt nghiệp HEC (Hautes Etudes Commerciales) tại Paris năm 1960, ông Lê Quang Uyển về Việt Nam phục vụ. Ông đã làm một thời gian ngắn làm cho Ngân Hàng Pháp Á (BFA – Banque Francaise de l’Asie). Sau đó ông Lê Quang Uyển cũng như nhiều chuyên viên trẻ khác cũng bị động viên vào quân đội và lên đến cấp bậc đại úy.
HUY PHƯƠNG ** Giấc Mơ Mỹ.
Con người trên trái đất này có thể nhìn nước Mỹ dưới nhiều con mắt khác nhau, thương yêu, ghét bỏ hay thù hận, nhưng tự trong thâm tâm, ai cũng có một giấc mơ, một ngày kia, được đến sinh sống ở Mỹ. Chắc hẳn ngày nay không ai có ảo tưởng là ở Mỹ, người ta có thể nhặt đồng đô la trên đường phố một cách dễ dàng hay có một đời sống giàu sang sung sướng, nhưng tất cả đều có một cái nhìn chung là nước Mỹ cho ta nhiều cơ hội để thăng tiến, mà không bị giới hạn bởi chủng tộc, gốc gác, tôn giáo hay giới tính của mình.
Subscribe to:
Posts (Atom)