văn hữu vườn tao ngộ

Nơi lưu trữ tác phẩm của PBTD và thân hữu. Liên lạc: phanbathuyduong@gmail.com

Wednesday, April 4, 2018

THY AN ** Nghe khởi đầu tháng tư



con thiên nga bay qua trời sương
mang giấc mơ thiên đường của những kẻ yếu đuối
nửa đường, bay ngang thung lũng
buông xuống, lạch cạch, vỡ tung
đúng lúc bình minh hé sáng
làm gãy những nụ cười chưa kịp nở

NGUYỄN AN BÌNH ** Tháng 3 Côn Đảo


@ Đỗ Duy Tuấn

Anh đưa em qua hết một cung đường
Tháng ba rồi hoa anh đảo vẫn nở
Đường ven biển nghe thì thầm sóng vỗ
Một bên rừng một bên biển khơi xa.

Phải áo em làm trắng một mùa hoa
Mang hơi thở nồng nàn hương dã thảo
Vạt nắng vàng cùng sắc xuân biển đảo
Để tình anh vương sắc thắm mây trời.

Tuesday, April 3, 2018

HUY PHƯƠNG ** Chiếc Bình Trà Sức Vòi Trên Nhà Thuỷ Tạ ĐÀ LẠT


Thứ sáu tuần trước, lúc mặt trời chưa mọc, tôi có việc phải đi qua thành phố Ora nge. Hai dãy phố nhỏ nằm dọc theo con đường Glassell có  những cây cổ thụ lá bắt đầu ngả vàng. Gần một công viên nhỏ, trên vỉa hè, có một quán cà phê che dù, mặc dầu trời lạnh, có những đôi vợ chồng già cổ quàng khăn ấm đang ngồi trước ly cà phê buổi sáng. Trời sương mù làm những ngọn đèn đường càng thêm hư ảo. Những ngôi nhà cổ, những cây thông mờ nhạt lẫn trong sương.

TRẦN TUẤN KIỆT ** Bài Ca Cải Lương



Anh với em không cung vàng điện ngọc
Không lâu đài trăm bậc vẻ kiêu sa
Anh với em nối tình trong quản bút
Trong thâm tình thế kỷ đã trôi qua

Có một chút lương tri hằng giữ lại
Sau những lần ma quỷ dập vùi thân
Có một chút tình yêu thương nhân thế
Nhìn nước mây thiên địa đã xoay vần

DƯƠNG NGHIỄM MẬU ** Ngày Đốn Cây Vú Sữa

Image result for cây vú sữa

Bên kia bờ sông của quận lỵ là một xóm nhỏ, những căn nhà thưa rải rác trên những khoảng đất trống không đều, có khoảng đất được canh tác, có khoảng bỏ cỏ hoang, những cây ăn trái và ít gốc dừa nước rải rác theo với mép sông nước ròng, có mấy con kinh nhỏ đưa nước vào sâu trong xóm. Trong khu xóm có một ngôi nhà ngói cũ, ba gian, một sân gạch nay đã hư nát, ngôi nhà ở phía ngoài đường liên tỉnh để tới đầu cầu đưa vào thị trấn. Trong khoảng vườn rộng của ngôi nhà có trồng một cây hoàng lan lớn. Ngôi nhà có một khoảng mái bị đạn nay được vá lại bằng một tấm tôn sáng bóng. Cách với ngôi nhà không xa, bám vào con đường liên tỉnh có một ngôi trường học nay bỏ hoang với mái ngói sụp đổ và là nơi những toán quân ngang qua vẫn coi chừng bằng cách nổ những loạt đạn bâng quơ vào trong những tường gạch đã cũ vì mưa nắng và um tùm những cỏ dại.

Monday, April 2, 2018

PHAN BÁ THUỴ DƯƠNG ** Đêm Bên Bờ Sông Lạnh


Thử hỏi dòng sông Seine theo thủy triều xuôi ngược
Mỏi mệt chưa qua năm tháng thăng trầm
Du thuyền nọ ai đưa và ai đón
Có hao gầy với mưa nắng mong manh

VĨNH HẢO ** Người Quét Chợ


                                                          

"Nhớ dâng trà cúng sư thúc và dì Linh nghe con?” thầy nhắc chú tiểu khi thấy chú sửa soạn lên chánh điện để cúng ngọ.
“Bạch thầy, con nhớ,” chú đáp.
Đó là câu mà thầy cứ nhắc chú mỗi ngày trước mỗi thời kinh. Chú chẳng biết sư thúc là ai, dì Linh là ai. Trên chiếc bàn thờ nhỏ đặt cạnh bàn Tổ, chú chỉ thấy hai cái bài vị được viết bằng chữ Hán chứ chẳng có hình ảnh gì cả. Vì thầy nhắc mãi nên chú không lúc nào quên, vậy mà thầy cứ nhắc. Nghe nhắc hoài, ban đầu chú hơi bực mình, nhưng riết rồi cũng quen. Và khi chú rót trà cúng cho hai người đó, chú cũng làm như một cái máy chứ không suy nghĩ gì.

Sunday, April 1, 2018

TÔ THUỲ YÊN ** Hề, ta trở lại gian nhà cỏ


Hề, ta trở lại gian nhà cỏ 
Giữa cánh đồng không, bên kia sông 
Trống trải hồn ta, cơn gió rã 
Tiếng tàn tàn rụng suốt mênh mông 

Hừng đông hùng vĩ và thanh thản 
Sương hứa nguyên ngày nắng rực say 
Ta dậy khi gà truyền nhiễm gáy 
Chân mây rách đỏ vết thương dài 

HỒ CÔNG TÂM ** Bài thơ và bông hồng


 
Anh gởi tặng em làm quà Sinh Nhật
Một bài thơ với một đóa hoa hồng
Bài thơ tình Bên Bếp Lửa mùa Đông
Mong sưởi ấm những đêm dài đơn lẻ!
 
Tình đơn độc, âm thầm và lặng lẽ 
Như cuộc đời của hai kẻ yêu nhau
Kẻ độc hành nước mắt chẳng ai lau
Đời tị nạn tìm quên trên đất Mỹ!

BS ĐỖ HỒNG NGỌC ** Một Chút Lan Man


Ngẫm lại sự đời, tôi thấy hình như hầu hết chúng ta chẳng bao giờ thực sống. Lúc còn trẻ, ta mơ ước tương lai, sống cho tương lai.
Nghĩ rằng phải đạt cái này cái nọ, có được cái kia cái khác, mới là sống.
Khi có tuổi, khi đã có được cái này cái nọ, cái kia cái khác, thì ta lại sống cho quá khứ!
Hừm! Nhỏ mong cho mau lớn, lớn mong cho nhỏ lại.
Quả là lý thú! Tóm lại, ta chẳng biết quý những giây phút hiện tại.