văn hữu vườn tao ngộ

Nơi lưu trữ tác phẩm của PBTD và thân hữu. Liên lạc: phanbathuyduong@gmail.com

Friday, June 29, 2018

TIỂU TỬ ** Made in Vietnam

tranh Hồ Hữu Thủ


Lẽ ra bữa nay bác sĩ Lê không nhận bịnh nhân vì là ngày nghỉ trong tuần của ông. Nhưng hôm qua, trong điện thoại, nghe giọng cầu khẩn của người bịnh ông không nỡ từ chối. Người đó – ông đoán là một cô gái còn trẻ – nói chuyện với ông bằng tiếng Mỹ. Cô ta hỏi ông nhiều lần:
- Có phải ông là bác sĩ Lee không"
Tên ông là Lê. Cái tên Việt Nam đó ở xứ Mỹ này người ta viết là "Lee", nên ông được gọi là "ông Lee" ( Li ).
Ông ôn tồn trả lời nhiều lần:
- Thưa cô, phải. Tôi là bác sĩ Lee đây.
- Phải bác sĩ Lee chuyên về châm cứu và bắt mạch hốt thuốc theo kiểu Á Đông không"
- Thưa cô phải.
- Có phải phòng mạch của bác sĩ ở đường Green Garden không"

TƯỜNG LINH ** Bối Cảnh

tranh Mai Chững 

tặng Cuồng Vũ

Một mình ta uống rượu
trời nghiêng nghiêng mưa thưa
nhẩm từng tên bằng hữu
mất nhiều khuôn mặt xưa

Ta lặng yên từ buổi
lảo đảo lìa chiến trường
ngựa què lê bước mỏi
khó trọn chuyến hành hương

PHAN BÁ THUỴ DƯƠNG ** niệm khúc tôi & bên hồ câu tuyết



niệm khúc tôI

ta về tóc phủ sương đông
áo tà huy quyện bụi hồng phấn tơ

hốt nhiên bừng giấc mộng hờ
mắt từ dung thoáng lững lờ tử sinh

ráng chiều rực lửa vô minh
hồi chuông chiêu niệm lời kinh cầu vàng

Wednesday, June 27, 2018

HUY PHƯƠNG ** Cái mặt Việt Nam


Đã có lần bạn là người khách quý đến Honolulu, tại phi trường được một thiếu nữ xinh đẹp tươi tắn, choàng cho một vòng hoa sứ với câu chào Aloha cùng một nụ cười thân thiện. Nhưng không phải du khách nào trên thế giới cũng được sự chào đón như thế! Tuần trước, báo chí lại loan tin, những người Việt Nam, đồng bào của chúng ta, từ Sài Gòn đến phi trường Changi, Singapore, bị từ chối nhập cảnh, nói rõ ra là bị đuổi về.
 Singapore là một trong 48 quốc gia mà người mang visa Việt Nam vào không cần thị thực, nhưng lần này mặc dù có đầy đủ giấy tờ tùy thân, nhiều hành khách Việt Nam, phần lớn là phụ nữ, vẫn bị nhà chức trách Singapore từ chối cho vào xứ của họ. Những người Việt này bị đối xử như tội phạm, bị đưa vào phòng riêng, kiểm soát chặt chẽ giấy tờ, bị phỏng vấn và bắt tự đếm số tiền mang theo trước mặt nhân viên sân bay. Những người khách này buộc phải trở lại Việt Nam trên các chuyến bay đưa họ đến, hay lưu lại những khách sạn gần phi trường mà hãng hàng không Việt Nam phải đài thọ chi phí.

TRẦN DZẠ LỮ ** Đâu rồi tuổi ấu thơ tôi


Đâu rồi tuổi ấu thơ tôi
Bá vai cha cõng về soi giếng làng?
Lung linh thấy một thiên đàng
Đất bao dung với Trời đang mở lòng...

Hàng Ngâu trước ngõ đưa hương
Thơm sao ý mẹ biết nhường nhịn cha...
Trái tim rất Huế ni là
Cơm lành canh ngọt mặn mà đũa đôi !

Đâu rồi tuổi ấu thơ tôi
Bơi qua dâu bể, nghẹn lời hèn nhân?
Bây chừ con mắt phong trần
Nhớ làng ,thương xóm để trân trân buồn...

Tản Đà hẹn nước thề non
Để câu lục bát chưa tròn chí trai
Còn tôi vai rộng lưng dài
Soi gương mắc cỡ với người xưa đây !

TRẦN DZẠ LỮ

NGUYỄN AN BÌNH ** RỒNG ĐÁ THÀNH NHÀ HỒ


  
        Ánh trăng hạ huyền đã lên cao từ lâu và đang chếch về phía tây như một cái
móc câu vàng vành vạch treo trên vòm trời thàng tám, mùa thu với tiếng gió thổi vi vu nhè nhẹ xen lẩn với tiếng rên rỉ của côn trùng càng làm cho không gian chìm đắm trong thê lương tĩnh mịch. Đêm đã về khuya, trời càng thêm lạnh, ngọn gió phất phơ lay động  những tấm rèm nhung treo trên lầu vọng nguyệt, ngọn đèn trong phòng hắt dáng một bóng một người đang đứng yên hình gần như bất động. Hồ Quý Ly đứng yên như thế đã lâu, nhiều đêm ông vẫn đứng lặng im như pho tượng, thao thức không ngủ được, tâm trạng rối bời trước tình thế của đất nước. Ông nhìn vào đêm đen, trầm tư. Tin tức cấp báo từ phương bắc qua  những hỏa hiệu  được bắn lên từ các phong hỏa đài đặt từ biên cương Cao Bằng, Lạng Sơn kéo dài đến thànhTây Đô cho thấy tình hình chiến sự đã cấp bách lắm rồi. Các thám mã cũng lần lượt phi nhanh báo tin về sự chuyển động của quân địch. Kẻ thù phương Bắc đã bộc lộ ý đồ xâm lược rõ rệt, đã chuyển quân sát tận biên giới với danh nghĩa phù Trần diệt Hồ thế mạnh như nước vỡ bờ.

TRẦN VĂN SƠN ** Phố Núi

Image result for hình ảnh phố núi cao
Phố em về mặt trời rực lửa
Bụi mù bay má đỏ hây hây
Em che nón sợ nắng hôn mái tóc
Gió vô tình khẽ chạm mắt thơ ngây

Phố em về đường mưa lầy lội
Mây mù che ôm kín góc trời gần
Em che nón sợ mưa rơi ướt áo
Vũng lầy trơn nhón nhẹ gót chân trần

Monday, June 25, 2018

NGÔ NGUYÊN NGHIỄM ** Chạnh lòng bên vận nước ngửa nghiêng



   Trời động, phương Đông nhìn sót dạ
   Cát vàng rải rác lạc sân ngoài
   Biển đá chùn lòng chưa khách lữ
   Người xưa lại lạ bước đâu đây?
   Lá đỏ phủ đầy trang sử cũ
   Kinh thành ai, mờ mịt thức mây!

Saturday, June 23, 2018

NGUYỄN AN BÌNH ** QUA CỬA THẦN PHÙ


                                                      
      Lư Sinh lửng thửng gánh bó củi khô xuống núi. Nắng đã lên cao từ lâu. Cái nắng của những ngày hè làm cho không khí thêm phần oi ả nóng bức, đường từ trên núi về đến chùa là một khoảng đường dài khá xa, lại phải lên xuống nhiều dốc đá đủ làm cho con người không quen đi núi cảm thấy mệt nhọc rã rời. Mặc dù  mồ hôi lấm tấm rịn trên mặt mủi tay chân chàng, thấm ướt cả vạt áo sau lưng nhưng điều đó không làm Lư Sinh phải chùn bước vì sức trai tráng của mình cũng như quá quen thuộc với công việc hằng ngày nầy. Ngày nào chàng cũng lên núi từ sớm khi sương còn đẩm ướt trên bụi cỏ ven đường để có thể chặt củi dược nhiều rồi cột lại thành hai bó lớn để gánh về.

BS TÔN THẤT HỨA ** THẦY THUỐC KHÔNG BIÊN GIỚI - Đọc báo dùm các bạn


Trên đất khách quê người, khi chưa tìm ra được việc làm, tôi theo gót giang hồ cùng các bạn đồng nghiệp phục vụ trong tổ chức Thầy Thuốc Không Biên Giới.
Trong tổ chức y tế nầy tôi đã sống với nhiều kỷ niệm vừa dễ thương vừa hãi hùng… thú vị.
Hội chúng tôi có mặt tại tại một xứ Ả Rập, một nữ đồng nghiệp có bằng cấp chuyên khoa giải phẫu hẳn hoi, sau khi chẩn bệnh cho biết bệnh nhân bị viêm ruột thừa cần phải mổ. Để tránh phiền toái các nhân viên đang ăn dở chừng, bà ta cho biết sẽ trở lại sau bữa cơm trưa. Y hẹn, bà ta trở lại thì chao ôi, bệnh nhân đã được các nam y tá địa phương cắt bỏ ruột thừa một cách… ngon lành. Chúng tôi được gọi đến và nhìn thấy cảnh y tá làm “phẫu thuật viên”, đang cầm dao mổ bụng người và được giải thích một cách thỏa đáng: tôi làm theo khám nghiệm và đúng chỉ định của bà bác sĩ nhưng…“ở xứ nầy đàn bà chẳng có kilo nào cả, cho nên bọn tôi “y tá đàn ông” mạn phép mài dao mổ bụng thay thế “con mụ đàn bà làm bác sĩ nầy”… Ôi chao ơi là mấy cái xứ Ả Rập, nơi mà đàn bà ở nơi công cộng phải mang khăn che mặt để cho mấy thằng cha lỗ mãng không nhổ nước miếng vào mặt…