Monday, July 16, 2018
NGUYỄN MẠNH TRINH ** KẺ LẠ TRONG CƠN LỐC THỜI CUỘC
Mốc thời gian sau năm 1975 trải dài từ Việt Nam quê nhà đến xứ người lưu lạc, từ trại tù phi nhân của cộng sản đến đảo tạm dung chờ đợi, tất cả đã trở thành một cái gì rất đặc thù của văn chương hải ngoại. Và người đọc hình như cảm nhận được một mẫu số chung nào đó trên những trang sách đã in.
Friday, July 13, 2018
Thursday, July 12, 2018
HỒ CÔNG TÂM ** MAI CON LỚN
Hồ Công Tâm |
Mai con lớn khắp nơi toàn người Hán
Tiếng Việt mình, nói nhỏ nhé con ơi
Dù mình sống trên quê cha, đất Tổ
Nhưng ai đông hơn sẽ thành chủ, con à!
Mai con lớn lấy chồng sao tránh khỏi
Bọn Hán kia tìm mọi cách "gieo nòi"
Còn trai Việt thoát sao đời nô lệ?
Chẳng biết lúc nào mất nội tạng, con ơi!
Wednesday, July 11, 2018
HOÀNG LONG HẢI ** Mẹ Việt Nam
Trước 1945, - rõ ra là trước khi Cộng Sản nắm chính quyền ở nước ta, - hồi đó cũng đã biết khôn, tôi không thấy có việc ca ngợi “Mẹ Việt Nam” như sau nầy, phía vùng Cộng Sản cũng như vùng Quốc Gia.
Bấy giờ, chỉ có “Lễ Hai Bà Trưng”, nhưng mà do Tây xúi người Việt Nam thực hành.
Chuyện khá buồn cười phải không?
Sau khi Tây đầu hàng Đức ở bên Tây (1940), thì Tây bên xứ Đông Dương nầy thấy lạnh giò. Sợ người “dân An Nam” lợi dụng cơ hội nầy nổi lên chống Tây, Tây bèn lập mưu đổi hướng kẻ thù. Thay vì kẻ thù là Tây cướp nước ta, Tây bèn “vẽ” lại lịch sử nước ta “chống Tầu”. Thay vì kẻ thù là “ông Tây mắt xanh mũi lõ”, thì Tây làm nhiều việc tuyên truyền, nhiều nhất là “bích chương” dán ở các trường học, vẽ lại câu chuyện “Hai Bà Trưng chống Tô Định”, “Lê Lợi chống quân Minh”, “Sông Bạch Đằng” với Ngô Quyền phá quân Nam Hán, giết Hoàng Thao, Hưng Đạo đại phá quân Mông Cổ... Kẻ thù là “chú Ba tóc bỏ đuôi chuột”.
Tuesday, July 10, 2018
PHAN BÁ THUỴ DƯƠNG ** Trong cõi an nhiên
tặng Nguyễn Hòa
1-
Người từ độ về sơn trang quán chiếu
đá rong rêu chưa khóc đã nghẹn lời
con suối bạc lung linh trời ảo diệu
với nắng vàng biển động vọng xa xôi
Thuyền thanh tịnh xuôi theo dòng lặng lẽ
ánh từ dung rực rỡ lửa an nhiên
triền núi hư hao, âm thầm quạnh quẽ
bến đò ngang cũng hiu hắt đôi miền
Sunday, July 8, 2018
VĨNH HẢO ** KỶ LỤC CỦA MỘT BẬC THẦY
Ngọn đồi không cao nhưng diện tích khá rộng. Nếu đi bộ một vòng quanh chân đồi, cũng mất gần một ngày. Cây cối trên đồi đã được đốn hạ trụi lủi từ năm năm trước để tiến hành công trình xây dựng ngôi chùa, đạt kỷ lục là có chánh điện rộng lớn nhất nước; bên cạnh đó, lại thêm một kỷ lục là có tượng Phật tọa thiền vĩ đại nhất châu lục. Thế nên, khi công trình xây dựng hoàn tất, nhìn từ xa, chỉ thấy ngôi chùa nguy nga với mái ngói xanh đỏ và tượng Phật to lớn thếp vàng nhũ lóng lánh, nổi bật giữa trời mây, không còn thấy ngọn đồi.
Ngoài chánh điện, nơi đây còn có nhiều tòa nhà rộng lớn, bao gồm tiền sảnh, hậu sảnh, tăng xá, tàng kinh các, bảo tàng viện, tăng quán, v.v… với ngói lợp nhập cảng và cột kèo chạm trổ tinh vi, tiếp nối liền lạc nhau tạo nên một quần thể kiến trúc qui mô, chiếm hết diện tích ngọn đồi, từ chân lên đỉnh, từ mặt trước đến mặt sau.
Saturday, July 7, 2018
NGUYỄN AN BÌNH ** KHI QUA ĐỒI CHARLIE
Tôi nghe lá trên rừng đang chuyển cơn mưa
Khi xe qua đồi Charlie Đắc Tô Tân Cảnh
Màu xanh ngút không giấu đi niềm cô quạnh
Vẫn rợn người hồn tử sĩ lạnh quanh đây.
NGUYỄN MẠNH TRINH ** Chủ đề chiến tranh trong văn học XHCN
XHCN là văn học xã hội chủ nghĩa và cái nền văn học ấy đã được mệnh danh cho cả một thời kỳ mà chủ đích văn học phục vụ chính trị. Khi người làm văn học phải:
"miệng nhai nghị quyết
mắt liếc chủ trương
chân đeo lập trường
tay ôm quan điểm"
thì những chủ đích như chân thiện mỹ hoặc nghệ thuật vị nghệ thuật hay nhân sinh chỉ là những chiêu bài bên ngoài...
Subscribe to:
Posts (Atom)