văn hữu vườn tao ngộ

Nơi lưu trữ tác phẩm của PBTD và thân hữu. Liên lạc: phanbathuyduong@gmail.com

Sunday, September 15, 2019

ĐỖ HỒNG NGỌC ** “ĐỂ LÀM GÌ ?”


André Maurois trong cuốn “Nghệ thuật già” (L’art de vieillir)  có nói rằng khi nào trong đầu mình nảy ra cái ý “Để làm gì?” thì lúc đó mình đã già thiệt rồi!
Tôi vừa mới nói “già thiệt” phải không? Ấy, bởi vì lâu nay mình vẫn biết là đã già, đang già tốc hành, già khú đế mà vẫn cứ nghĩ là mình đang “già giả” thôi! Mà không phải mình tôi nghĩ đâu nha. Ông họa sĩ “trời ơi” là Picasso có cái hình này bạn coi nè.

Friday, September 13, 2019

TRẦN THIỆN HIỆP ** trí nhớ nàng


biển rộng
em từ bên kia biển
bước chân lên lục địa rừng này
trong trí nhớ từng cơn sóng đuổi
đẩy đưa trôi vết tích một đời
mỗi nhìn lại
mỗi ngậm ngùi thăm thẳm
giữa thực hư những mộng mị đêm dài
trăm năm rỗi ai khóc cho ai
thanh âm lạc cõi mù khơi hoang dã

ĐỖ BÌNH ** PHỐ TÀU PARIS



Chiều trên Phố Á Châu se lạnh
Nắng đầu thu vàng sợi mong manh.
Đường năm cũ đầy người lưu lac
Nay tìm đâu trong khách bộ hành?

THIẾU KHANH ** LẠI NÓI VỀ BA TÀU VÀ CÁC CHÚ




Trong một bài viết, “Cớ sao gọi người Trung Quốc là “Tàu”!” đăng trên website báo Người Lao Động (https://nld.com.vn/tieng-viet-tinh-tuy/co-sao-goi-nguoi-trung-quoc-la-tau-20141122214910842.htm), tác giả, học giả An Chi cho rằng (trích) “Tàu là một yếu tố Hán cổ và trong tiếng Hán cũng như tiếng Việt còn có nghĩa là “xe”. Tàu (trong tàu bè) là một từ Việt gốc Hán bắt nguồn ở một từ ghi bằng chữ mà âm Hán Việt hiện đại là tào, có nghĩa là “thuyền”. Chữ tào này cũng thông với chữ tào , mà theo biện luận của Lưu Quân Kiệt trong Đồng nguyên tự điển tái bổ (Ngữ văn xuất bản xã, Bắc Kinh, 1999) thì đều còn có nghĩa là “xe”. Cái nghĩa “xe” của từ tàu vẫn hiện hành trong tiếng Việt. Cứ so sánh tiếng Bắc, tiếng Nam thì thấy ngay. Cái mà trong Nam gọi là tàu thì ngoài Bắc gọi là thuyền. Rồi ngoài Bắc gọi là tàu hỏa thì trong Nam gọi là xe lửa. Thế là cái nghĩa “xe” đã thấp thoáng trong danh ngữ tàu hỏa (nếu không đi sâu vào từ nguyên thì dễ hiểu lầm đây là cách dùng theo ẩn dụ). Rồi ngược lên đầu thế kỷ XX, cả trong Nam ngoài Bắc đều gọi máy bay là tàu bay. Thế là cái nghĩa “xe”, mở rộng là “phương tiện chuyên chở”, đã nằm ngay trong danh ngữ tàu bay. Cho nên, trong thành ngữ tàu bay tàu bò thì cả hai thứ “tàu” này chẳng qua đều cùng là “xe”. Vậy thì có lẽ ta sẽ biện luận rằng vì ngày xưa Tàu sang ta bằng xe nên tổ tiên ta đã gọi họ là “Tàu” chăng? Nên nhớ rằng họ đã sang ta từ xưa và sang thành nhiều đợt, lẻ tẻ có, thành đoàn có và đây là cả một câu chuyện dài. (ngưng trích)

Monday, September 9, 2019

TRẦN VẤN LỆ ** Khi Trái Tim Còn Đập



Em nói nhỏ:  “Em thương anh lắm”.  Anh bị lãng tai, nghe tiếng mất tiếng còn.  Ngó ra trời, lúc đó hoàng hôn.  Anh quay lại, hôn em đắm đuối… 
Ngó lên trăng, thấy cây đa thằng cuội.  Trăng thấy hoài, trăng mấy tuổi rồi trăng?  Và Cuội ơi, sao lại cứ là thằng?  Lên Ông đi!  Lên Cụ đi!  Cho tôi nhờ một tí!

*NGUYỄN AN BÌNH ** CHUỘT VÀ NGƯỜI


                             
Từ ngày ông y tá già về hưu dọn về ở cái xóm gà thì đã thấy lão Thìn thợ săn chuột có số má trong làng nghề nầy từ lâu. Lão Thìn tham gia vào đội quân săn chuột cống thành phố và trở thành một cao thủ từ lúc nào không ai biết, chỉ biết lão sống chung với loài gậm nhắm hôi hám mang đầy mầm bệnh như những người bạn gắn bó thân thiết làm cho người ta tưởng tượng nếu một ngày nào đó không có sự hiện diện, tiếng kêu la náo loạn và mùi hôi hám đến nổi thân thuộc sẽ làm lão chết mất. Trong ngôi nhà của lão suốt ngày luôn nghe tiếng kêu chít chít, tiếng cắn xé nhau của lũ chuột bị nhốt trong lồng chờ đến giờ được hóa kiếp siêu sanh về miền cực lạc trở thành những món mồi nhậu hấp dẫn cung phụng cho đám thượng đế phàm ăn tục uống mỗi chiều,và nhất là mùi tanh đến tởm lợm của loại động vật sống chui rúc trong cống rảnh, kiếm ăn ở những đống rác dơ bẩn hôi hám nơi người ta mỗi ngày vứt đi những thứ không cần thiết trong sinh hoạt hằng ngày từ những vật dụng đã hư hỏng, những thùng giấy lon bia đến những món đồ ăn dư thừa ôi thiu đang phân hủy lên mùi , nhất là mùi hôi ấy bốc lên từ đám  bầy nhầy mà vợ chồng lão thu dọn sơ sài không hết  ừ những con chuột đã thành phẩm sắp đem đi giao cho khách hàng là chủ những quán nhậu bình dân hay nhà hàng lên đời trá hình ở khắp nơi trong thành phố, cũng may nhà lão ở cuối xóm gà lại cách khu dân cư một khoảng sân trống dù vậy mỗi lần có cơn gió mạnh thổi qua cũng làm dân cư xóm gà phải bịt mũi, vả lại mỗi ngày dân xóm gà đã lục đục bỏ đi từ sớm tỏa đi khắp nơi tìm sự mưu sinh đến tối mịt mới về nên cũng chẳng ai quan tâm lắm đến cái nghề của lão. Ở cái xóm gà dân tứ xứ tụ tập về đây, làm đủ mọi nghề thượng vàng hạ cám, từ lao động chân tay đến công chức nơi công sở, từ mấy bà mua gánh bán bưng đến những cô cậu sinh viên tỉnh xa lên thành phố học không đủ tiền mướn những chổ tươm tất an toàn hơn và cũng có đủ các thành phần trong xã hội lưu manh có, lương thiện có nhưng hình như có một qui luật bất thành văn: làm cái gì thì làm nhưng đừng đem chuyện chém giết, lừa đảo, giựt dọc chửi chó mắng mèo gây xáo trộn ầm ĩ đêm khuya ở cái xóm nầy là ô kê, chuyện nhà ai nấy lo, ông y tá già thấy mình dọn về sống ở cái xóm nầy những ngày còn lại như vậy là tốt lắm rồi.

Thursday, September 5, 2019

ÂU THỊ PHỤC AN ** Trạm Cuối


Hai phòng lạnh, mỗi phòng 3 giường, còn lại là 4 phòng lớn hơn, có quạt máy, chứa được mỗi phòng khoảng 10 giường. Ngoài hành lang dọc theo các phòng hầu như lúc nào cũng có 2 dãy người nằm chờ. Nằm trên các giường ấy , tất cả đều là bệnh nhân của khoa điều trị giảm đau và các triệu chứng của bệnh ung thư.

Sunday, September 1, 2019

TRẦN THIỆN HIỆP ** Tây Hồ


      
                 Chuyện người về từ
                         Trường Sơn Tây

Tây Hồ chiều nay mưa bay
Hàng phượng già chớm xanh màu lộc mới
Vắng đâu rồi một bóng áo thiên thanh
Đường em về thuở nào chiều tan học
Trong mộng mơ có lãng mạn thơ tình
Nước Tây Hồ lung linh mắt em sóng gợn
Nắng Tây Hồ ngả bóng lối Làng Hoa
Em về với những cội đào, những hàng cây kiểng
Và trăm màu hoa rực rỡ một góc chiều
Về với đầm ấm thương yêu
Đầy mơ ước tuổi dậy thì con gái

NGUYỄN ĐỨC TÙNG ** Tân Liêu Trai

Hoan vốn người miền Trung, trôi nổi vào Sài Gòn làm nghề buôn bán lặt vặt, trơ trọi một thân, không vợ con, chẳng điền sản gì ráo ngoài các căn nhà nhỏ. Nhưng đó không phải là nhà của chàng. Rằm tháng giêng Hoan vào vườn Tao Đàn. Người đi lễ bái đền Hùng rất đông. Trên loa phóng thanh đọc đi đọc lại rền rĩ bài thơ Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm, trước cửa đền Hùng vô số con đồng hát, mỗi người đem theo hàng chục đệ tử, quỳ lạy lung tung trước một bàn thờ. Hoan không hiểu sao trong đền Hùng có ba bàn thờ, một thờ vua Hùng ở chính giữa, một thờ mẹ Âu Cơ ở một bên, một thờ một bậc bô lão râu dài ở bên kia, mà chàng không biết là ai, đoán là vị hoàng tử nhỏ nhất của vua Hùng, chỉ lấy làm lạ là nhiều người thắp nhang khấn bái ở đó, rút tiền ra không ngớt cho vào cái khe hẹp ở bụng của tượng, dưới rốn.

NGUYỄN AN BÌNH ** Mùa Thu, về trường cũ


* Gởi những ai đã từng học hai ngôi trường 
Phan Thanh Giản, Đoàn Thị Điểm - Cần Thơ

Tháng tám, lá vàng – em còn nhớ
Tôi về trường cũ một chiều mưa
Ve ngủ từ lâu trong lòng đất
Đâu đợi em về đón thu xưa.