Hai mươi năm văn học miền Nam có thi sĩ Nguyễn Đình Toàn với những bài thơ được chép trong những cuốn vở học trò thì có văn sĩ Nguyễn Đình Toàn với tác phẩm Áo Mơ Phai được giải thưởng văn chương toàn quốc.Và cón có một chân dung nghệ sĩ nổi bật không kém. Đó là nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn.
Thursday, December 5, 2019
NGUYỄN MẠNH TRNH * Nguyễn Đình Toàn: người viết nhạc như một thi sĩ
PHAN LẠC PHÚC ** Ngày giỗ
Sydney ngày...tháng…năm…
Vũ Đức Vinh thân,
Hôm nay viết thư cho bạn cũng là một ngày rất đáng nhớ của tôi. Ngày 20 tháng 10 âm lịch. Bà nó nhà tôi (bây giờ lên chức bà rồi không còn là mẹ cháu như trước nữa) đang thổi xôi, nấu chè. Chiều hôm nay bà ấy cũng làm thêm mấy món chay nữa…Hôm nay là ngày giỗ hết một ông bạn tù già của tôi.. Ông Thượng tọa nguyên Giám đốc Nha Tuyên Úy Phật Giáo Thích Thanh Long. Có thể nói trong những năm đi tù, người tôi kính trọng nhất là ông Thượng tọa này.
Tuesday, December 3, 2019
NGÔ NGUYÊN NGHIỄM ** Nhà thơ NGY DO THÁI (1940-2019)
Tiểu sử văn học: NGY DO THÁI
Nhà thơ Ngy Do Thái tên thật là Nguyễn Hải Thệ sanh ngày 18.4.1940 (Canh Thìn), giờ Ngọ 12 giờ trưa.
Quê quán tại phường Long Sơn, Thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang.
Năm 1954-1961: học sinh trường Thủ Khoa Nghĩa - Châu Đốc
Năm 1961-1962: trường Sư Phạm Sài Gòn
Ngy Do Thái còn ký nhiều bút hiệu khác: Huyền Dân, Dân, Phương Mai, Nguyễn Thiếu Khanh, Nguyễn, Nguyễn Viên Phương…
TC HOÀNG LONG HẢI ** Dầu lửa, đại họa?
Chuyện cũ học trò
Năm tôi học Lớp Nhì (1949-50) với ông Lê Đình Khởi, nhân dịp giảng về lịch sử: Pháp xâm lăng nước ta, nước ta thua vì Pháp có “tàu sắt, súng đồng”, còn binh lính của Triều đình chỉ có gươm giáo mà thôi. Ấy là vì Pháp “văn minh” hơn ta. Châu Âu tìm ra và xử dụng, khai thác những gì nhân loại tìm ra được, như lửa, thuốc súng, và sắt thép, v.v… và v,v…
Sunday, December 1, 2019
Saturday, November 30, 2019
VĨNH HẢO ** BÚT KÝ CỦA MỘT NHÀ THƠ-ĐIÊN
Hắn đi thật rồi. Chỉ để lại một xấp bản thảo trên bàn viết, hầu hết là thơ, chỉ có một bài văn xuôi, viết theo lối tùy bút, hay có thể nói là một thứ lưu ký để gửi cho người ở lại. Chủ nhà cũng là chỗ quen biết nên ráng chờ cho tới khi nào xấp bản thảo được trao đúng người rồi mới lo dọn dẹp căn phòng để cho người khác mướn. Căn phòng vẫn còn nồng mùi khói thuốc. Một cái giường nhỏ. Một bàn viết nhỏ ngó ra cửa sổ nhỏ. Xấp bản thảo được lấy đi rồi thì trên bàn chỉ còn trơ lại một cái gạt tàn thuốc bằng thủy tinh đã được rửa sạch, lau khô, và đặt úp xuống. Hắn đi thật rồi. Một nhà thơ. Một gã điên. Một bàn viết. Một cái gạt tàn. Một cuộc đời. Hắn có điên không nhỉ? Cái đó khó mà nói được. Có thể đối với cuộc đời này, đối với thiên kỷ mới này, hắn điên thật đấy. Không tin à? Thì đọc thử những gì hắn viết xem. Hắn viết rất tỉnh. Đây là bài viết tỉnh nhất của hắn. Nhưng vẫn không bao giờ được chúng ta chấp nhận. Vậy thì hắn điên thật rồi còn gì! Nhưng nói cho cùng thì hắn là một gã điên rất đáng yêu. Một gã điên rất thơ. Một gã thơ rất điên. Một gã điên không quậy phá, không phiền nhiễu ai. Điên một cách lặng lẽ, âm thầm. Hắn vào đời bằng nỗi điên âm thầm rồi từ giã cuộc đời cũng bằng nỗi điên âm thầm ấy...
HAI TRẦU * CHỢT NHỚ VỀ SÀI GÒN
Thưa bạn,
Dường như mỗi khi có ai đó nhắc về một vùng đất, một làng quê, hoặc một thành phố nào đó để nhớ là nỗi nhớ ấy được tích lũy lại từ những kỷ niệm, những ký ức mà người ấy có lần được ghé qua rồi có khi phải sống lại nơi chốn ấy năm ba ngày, năm ba tháng hoặc lâu hơn chút nữa là năm ba năm, hay lâu hơn nữa;nhưng chắc chắn một điều là nỗi nhớ ấy phải chín muồi, phải khắng khít, phải tha thiết để rồi người ta mới có dịp ngồi xuống tâm sự cùng bạn về nỗi nhớ của họ về những ngày xa xưa ấy mà họ đã ở đó một thời!
HỒ TRƯỜNG AN ** Câu chuyện xóm Thiềng Đức
Ông Lê Tấn Bền vốn dân xóm Thiềng Đức, làng Long Đức Đông, tỉnh Vĩnh Long. Ông được đắc cử Hội dồng Địa hạt khi ông được 40 tuổi. Vợ ông là bà Lý thị Xuyến thuộc loại chủ phụ đảm đương hiền thục. Hai cô em kế của ông là cô Ba Túy Khuê, cô Tư Túy Châu đều lấy chồng hơi xa, nhưng thuộc con nhà giàu. Cô Ba Túy Khuê lấy chồng ở Hòa Mỹ , thuộc vùng phụ cận, cách tỉnh Vĩnh Long 8 cây số. Cô Tư Túy Châu lấy chồng ở Chợ Lách, cách tỉnh Vĩnh Long 15 cây số. Chỉ có cô Út Túy Ngọc lấy chồng ở xóm Cái Sơn Bé, gần Đình Khao, cách cầu Thiềng Đức 2 cây số. Chồng cô là ông Cai Tổng Trương Minh Khôn lớn hơn cô 10 tuổi, nhưng nhờ tập khí công và dượt võ Bình Định rất siêng chăm nên thể chất ông vẫn phì mỹ và cường tráng lắm.
Subscribe to:
Posts (Atom)