Thursday, February 13, 2020
VÕ THỊ ĐIỀM ĐẠM ** Hai Người Mẹ Nhỏ
Lắng tai nghe động tĩnh từ phòng ngủ có cánh cửa hơi he hé, Kamilla xếp vội bộ áo mưa vô ba lô đi vườn trẻ của em trai mới bốn tuổi, Jørgen. May mà tối hôm qua xem dự báo thời tiết trên TV, thấy sẽ có thể mưa ngày mai nên Kamilla vội xếp gọn gàng, đặt bộ áo mưa ngay lối vào cho dễ nhớ để sáng nay thấy mà đem đi. Kamilla biết, nếu trong ba lô của Jørgen không có bộ áo mưa hôm nay là mấy cô giáo vườn trẻ sẽ bực mình, sẽ lo lắng, sẽ hỏi tới hỏi lui, và sẽ hỏi về mẹ.
TRẦN VẤN LỆ & ĐỖ HỒNG NGỌC ** Gửi Theo Phan Bá Thụy Dương
NGUYỄN QUANG DUY ** Những Người Việt Đầu Tiên Tại Úc.
Ở thời điểm 30/4/1975 chỉ có trên 1,000 người Việt tại Úc, gồm những phụ nữ lập gia đình với Úc, sinh viên du học ở lại Úc, sinh viên đang du học, viên chức đang làm việc hay tu nghiệp, tu sĩ công giáo tu học và trẻ mồ côi sang Úc vào tháng 4/1975.
Trừ các trẻ mồ côi chưa hiểu biết, đa số đều lo lắng cho gia đình bị kẹt lại ở Việt Nam.
Các sinh viên đang theo học và viên chức miền Nam còn nhận được thư của Chính phủ Lao Động Gough Whitlam yêu cầu thu xếp hồi hương.
Wednesday, February 12, 2020
PHAN BÁ THUỴ DƯƠNG ** Hội Thoại Vui Với Chưởng Môn Người Làng Hà Thượng [1919-2011]
.
Với những người hoạt động lâu năm trong giới truyền thông, báo chi...miền Nam thì hầu như ai cũng ít nhiều nghe danh, biết đến cụ Hà Thượng Nhân. Tiên sinh là người nổi tiếng về tài làm thi phú nhanh - có thể nói là xuất khẩu thành thơ - cũng như về đức độ, về tính tình ôn nhu, phóng khoáng c ủa ông khi hành xữ, đối xữ với mọi người. Ông còn là một vị giám khảo thường trực cho giải Văn chương Toàn quốc - do lời mời, yêu cầu của Phủ Quốc Vụ Khanh
Ở tuổi hoa niên, lúc mới bắt đầu làm thơ Hà quân lấy bút hiệu là Hoàng Trinh. Cụ là bạn thơ cùng thời với những thi sĩ tiền chiến hữu danh như: Hoàng Cầm, Huy Cận, Hữu Loan, Phùng Quán, Quang Dũng, Thâm Tâm, Trần Dần, Xuân Diệu... Trong số những người này, tiên sinh chơi thân thiết nhất với Hữu Loan, tác giả bài thơ được người người ưa chuộng, lưu truyền rộng rải: Màu Tím Hoa Sim. Hai người vốn là bạn cùng quê, cùng lứa tuổi nên sau này vẫn xưng mày-tao-mi-tớ mỗi khi gặp nhau chuyện trò. Nhị vị còn được dân Thanh Hóa gọi là Tú Trinh và Tú Loan vì thời đó rất hiếm người đậu được bằng tú tài toàn phần, tức bằng Bac. complet. Nhà thơ Hữu Loan nhận giải Văn chương toàn sự nghiệp năm 2007 của nguyệt san Khởi Hành vừa rồi, tôi nghĩ, một phần lớn là nhờ sự liên lạc và giới thiệu của Hà chưởng môn.
Ở tuổi hoa niên, lúc mới bắt đầu làm thơ Hà quân lấy bút hiệu là Hoàng Trinh. Cụ là bạn thơ cùng thời với những thi sĩ tiền chiến hữu danh như: Hoàng Cầm, Huy Cận, Hữu Loan, Phùng Quán, Quang Dũng, Thâm Tâm, Trần Dần, Xuân Diệu... Trong số những người này, tiên sinh chơi thân thiết nhất với Hữu Loan, tác giả bài thơ được người người ưa chuộng, lưu truyền rộng rải: Màu Tím Hoa Sim. Hai người vốn là bạn cùng quê, cùng lứa tuổi nên sau này vẫn xưng mày-tao-mi-tớ mỗi khi gặp nhau chuyện trò. Nhị vị còn được dân Thanh Hóa gọi là Tú Trinh và Tú Loan vì thời đó rất hiếm người đậu được bằng tú tài toàn phần, tức bằng Bac. complet. Nhà thơ Hữu Loan nhận giải Văn chương toàn sự nghiệp năm 2007 của nguyệt san Khởi Hành vừa rồi, tôi nghĩ, một phần lớn là nhờ sự liên lạc và giới thiệu của Hà chưởng môn.
Tuesday, February 11, 2020
TIỂU TỬ ** Mài Dao Mài Kéo
Tiểu Tử |
Nói đến “mài dao mài kéo”, ở Việt Nam hồi xưa, hồi thời Pháp thuộc, người ta nghĩ ngay đến giới “anh chị”- hạng xâm mình… trên rồng dưới rùa – sửa soạn khí giới để làm “một trận thư hùng” thanh toán nhau hay trả thù nhau. Hồi thời đó, khi đã “nộ khí xung thiên” thì họ đòi “để thẹo” đối thủ hay ít lắm cũng “xin tí huyết”. Cho nên dao/kéo – ngoài lãnh vực bếp núc vá may – còn được sử dụng một cách rất… linh động phiêu hốt trong giới giang hồ. Thời bây giờ, văn minh rồi, dao/kéo đã được trả về vị trí nội trợ. Cho nên, khi muốn “xin tí huyết” của kẻ thù, các băng đảng ngày nay chỉ dùng khí giới “hiện đại” để mà… bùm! Có nhanh, có gọn, nhưng thiếu nét “anh hùng mã thượng”.
NGUYỄN KINH BẮC, VI VÂN, BẢO NHƯ, TƯỜNG THUÝ ** thơ xướng họa:
Monday, February 10, 2020
S.T.T.D Tưởng Năng Tiến – Giọt Nước Tràn Ly
Chỉ cần một luồng gió lốc.
Bạn bè ơi, có sẵn gió trong lòng?
Khi có dịp gặp nhau, ở bất cứ nơi đâu, những người Việt tị nạn Cộng Sản vẫn thường hay sa đà vào những câu chuyện có liên quan đến vấn đề thời sự hay chính trị ở quê nhà. Bữa rồi, trong tiệc cưới, có ông mượn một thành ngữ thường nghe ở Hoa Kỳ (“The only good Indian is a dead Indian”) để lên tiếng giễu cợt: “Thằng cộng sản chỉ tốt khi nó không còn thở nữa.” Câu nói được nhiều người ngồi chung bàn người bật cười tán thưởng.
Subscribe to:
Posts (Atom)