văn hữu vườn tao ngộ

Nơi lưu trữ tác phẩm của PBTD và thân hữu. Liên lạc: phanbathuyduong@gmail.com

Saturday, February 29, 2020

NGUYỄN AN BÌNH ¤¤ Nhật Ký Từ Thành Phố Chết


Khi thức dậy thành phố đã bị phong tỏa
Phong tỏa là gì?
Tôi chưa từng nghe ai nhắc đến bao giờ
Chỉ có thể biết
Không thể ra ngoài, không thể đi đâu
Chỉ biết chờ đợi
Một ngày sẽ trôi qua vô cùng lặng lẽ khắc nghiệt
Thành phố hơn mười một triệu dân
Tất cả hình như chợt bốc hơi biến mất
Đường không người qua lại
Một thế giới vô cùng yên tĩnh
Chứa đựng những nỗi hoài nghi
Thực sự bắt đầu sinh sôi nhân bản bằng cấp số nhân.

Thursday, February 27, 2020

HÀ THÚC SINH ¤¤ Khi về

Hà Thúc Sinh

Về trước nhà xưa đứng ngẫm nghĩ
Nỗi thân quen xa không thước đo
Nắng xuyên soi vách bóng bố ráp
Con vện nằm nén tiếng thở ra

Nét trăng chiếu lệch như miệng mếu
Kìa manh áo rách hay mây nghiêng
Đàn chưa chùi bụi chưa lên phím
Đã thoảng âm hao tiếng khóc rền

VĨNH HẢO ¤¤ An Trong Cõi Bất An


Những cánh rừng bạt ngàn, nối nhau rực cháy suốt mấy tháng cuối năm ở Úc. Hình ảnh lửa phừng đăng trên báo chí, truyền hình thật kinh hãi! Tưởng chừng hỏa ngục được ghi lại trong những bản kinh tôn giáo. Hàng trăm nghìn gia đình phải di tản, dạt về hướng ven biển để tránh lửa, nhưng vẫn không tránh khỏi cái chết đối với một số người; và thảm thương nhất là muông thú: tin tức cho hay khoảng một tỉ động vật hoang dã bị thiêu chết. Nạn cháy rừng ở Úc được toàn thế giới chú tâm theo dõi, đau xót, lo âu, đóng góp cứu trợ và cầu nguyện. Rồi mưa xuống. Mưa thật lớn trên những cánh rừng thưa, cây cỏ tróc gốc, khiến tạo nên lũ lụt ở một số nơi. Tai nối tai, họa nối họa, chẳng biết đâu mà lường.
Nhưng thiên tai thực ra chẳng phải là điều gì lạ lẫm trên hành tinh nầy. Cảnh giới này vốn là cảnh giới bất an, bất toàn.

HỒ TRƯỜNG AN ¤¤ Bãi Gió Cồn Trăng



Hôm nay ông Nam Tảo đi lên Tân Ngãi đặt làm ba cái bài vị cho ông bà nội mình và cho bà đích mẫu của cha mình để thờ tại trung đường. Ông không ngại tốn kém, đặt làm bài vị sơn son thế vàng rực rỡ.
Nhà ông mái ngói móc, vách ván, gồm ba gian hai chái. Gian giữa, ông thờ bức tranh A Di Đà Tam Tôn. Gian bên trái ông thờ cha mẹ mình. Gian bên mặt ông thờ ông bà nội và bà tổ đích mẫu. Còn chái bên trái ông đặt các hộc tủ chứa dược thảo cùng kệ sách. Chái bên mặt ông kê hai chiếc tủ kiếng bày đồ cổ ngoạn. Trước bàn thờ cha mẹ, ông bà, là bô ngựa bằng gỗ giáng hương. Nơi gian giữa ngoài bàn thờ Phật là chiếc bàn dài bằng gỗ nu nổi vân, hai bên có hai chiếc trường kỷ chạm chim, sóc, trái nho.

Wednesday, February 26, 2020

PHAN BÁ THỤY DƯƠNG ¤¤ thôi ta về ôm góc núi


1.
áo nhuộm phong trần chưa rũ sạch
tóc đã pha màu nắng quan san
thôi thôi ta về ôm góc núi
đẻo gỗ trầm hương tạc tượng nàng
gõ phách mà ca bài độc đạo
hứng tinh hoa nhật nguyệt càn khôn
mang ẩn tích về treo cổng gió
chợt phân vân ngẫm chuyện sinh tồn

PHƯƠNG TRIỀU ¤¤ Kỷ niệm với Tô Thùy Yên


Tô Thùy Yên
Bài thơ trong quán nhậu 
Chỉ là một bước, bước trờ,
Mà rồi từ đó tới giờ biệt tăm.
Bao lần chạy vạy hỏi thăm,
Hỏi chưa ra, đã trăm năm, sững sờ.
(Biệt Tăm - TÔ THÙY YÊN)

Khoảng thời gian cuối thập niên 50 và đầu thập niên 60, phong trào văn nghệ tại Miền Nam Việt Nam lên cao.
Tạp chí Sáng Tạo với hai cây bút chủ lực là nhà văn Mai Thảo và nhà thơ Thanh Tâm Tuyền đã thổi một luồng gió mới vào không khí văn nghệ của Miền Nam Việt Nam. Tạp chí Sáng Tạo còn quy tụ được những cây bút tên tuổi như: nhà văn kiêm kịch tác gia Vũ Khắc Khoan (nhà văn Vũ Khắc Khoan định cư và qua đời tại Tiểu bang Minnesota), nhà văn Doãn Quốc Sỹ, nhà văn Nguyễn Sỹ Tế, nhà văn Mặc Ðỗ, nhà thơ Tô Thùy Yên, nhà văn Trần Thanh Hiệp, nhà thơ Cung Trầm Tưởng, nhà thơ Vương Tân, nhà văn Lý Hoàng Phong, nhà thơ Thạch Chương, nhà văn Thanh Nam, các họa sĩ Duy Thanh, Thái Tuấn...

TRẦN VẤN LỆ ¤¤ Nắng Vàng Nhớ Lụa Vàng


Sáng nay lạ nhỉ, nắng vàng hườm
chắc hỏa hoạn từ Long Beach chăng?
Một xưởng lọc dầu khuya bốc cháy
chưa nghe tin về số nạn nhân!
Tại sao lại cháy trong đêm tối?
Tại con người sơ sót phải không?
Tại con người mãi, chi đều vậy
lửa chẳng khi không cháy hết rừng!

NGÔ NHÂN DỤNG ¤¤ Đời Là Ông Taxi Với Bà Xồn Xồn


Sau Giáng Sinh, một người bạn ở Việt Nam gửi thư cho tôi. Ông bạn kể mới đến thăm một ông bạn khác. Quen nhau hơn nửa thế kỷ, dù ở cách nhau vài góc phố giữa Quận Ba, Sài Gòn, nhưng có người đến thăm thì chủ nhà cũng vui mừng như cảnh “Hữu bằng tự viễn phương lai, bất diệc lạc hồ!” (Có bạn từ phương xa tới chẳng phải là vui lắm sao – Khổng Tử, Luận Ngữ, thiên Học Nhi).

NGUYỄN NGỌC PHAN AN ¤¤ Cánh Thư Xuân



Nếu mỏi cánh hải âu đừng bay nữa
Vòm trời xa lác đác hạt mưa rơi
Mây vần vũ gió chiều lên bão lớn
Và đêm nay là đêm tối giao thừa

Em có nhớ những gì em đã hứa
Mang thư xuân về rải khắp trần gian
Mang niềm vui mang hạnh phúc chứa chan
Hầu vá lại mảnh hồn hoang vỡ vụn

VÕ THỊ ĐIỀM ĐẠM ¤¤ Dấn Thân Vào Miền Tuyết Lạnh

@ Đinh Cường

Cõi trần thế lỡ đam mê sa đọa
Mãi rong chơi ta lạc lối quay về
Phan Bá Thụy Dương 

Cái mốt từ hàng trăm năm của người Na Uy vào dịp lễ Phục Sinh là lên nghỉ mát ở miền núi, ở khách sạn, thuê nhà nghỉ mát hay gia đình có nhà nghỉ mát riêng. Nghĩ tới chuyện có nhà nghỉ mát riêng, Thanh cứ cười hoài về cái tội "dại khờ" của ngưới Na Uy, trong đó có chồng mình. Ông bà nội, Thanh quen gọi ba mẹ chồng là ông bà nội, vì ngược ý nhau về chuyện tậu nhà nghỉ mát nên không tát được biển Đông. Cậu con trai duy nhất của ông bà lãnh trách nhiệm làm tròn ước mơ lớn nhất đời người của ba mẹ cũng như đa số người Na Uy. May mắn cho cậu quí tử này là cô vợ chẳng quan tâm gì đến cái chuyện sẽ tậu nhà nghỉ mát ở miền biển, miền suối, cạnh sông hồ hay miền núi cao. Cô nàng càng không có cơ hội dành tới dành lui với chồng để cất nhà nghỉ mát gần quê quán mình như ông nội bà nội của lủ con. Bởi một lẽ đương nhiên là quê cô nàng ở tận Việt Nam, chứ không phải cô nàng hiền lành lắm đâu mà khen là: Đi đâu cho thiếp theo cùng, đói no thiếp chịu, lạnh lùng thiếp theo.