Khuya vắng dạo Hạc cầm
Nào thiếu bạn tri âm
Từ ẩn vào thiên cổ
Thời gian ửng tiếng đàn
Nhẹ ru đôi cánh mỏng
Khe khẽ động ngàn thu
Ngủ say bên bờ nước
Sóng lớp giăng sương mù
Khuya vắng dạo Hạc cầm
Nào thiếu bạn tri âm
Từ ẩn vào thiên cổ
Thời gian ửng tiếng đàn
Nhẹ ru đôi cánh mỏng
Khe khẽ động ngàn thu
Ngủ say bên bờ nước
Sóng lớp giăng sương mù
S’en aller! S’en aller! Parole de vivant!
Saint John Perse
Ra đi như nước ao lền đặc
May gặp ngày mưa lớn thoát tràn,
Râu tóc rạng ngời, gậy trúc bóng,
Nẻo thơm trần thế, gió hân hoan.
Ra đi như một bình minh lạ
Trên kỷ nguyên chưa kịp hiện hình.
Thi sĩ Bắc, Nam đều chết rạp.
Ba trăm năm lịch sử làm thinh.
Ra đi như một âm thanh sáng
Xuyên suốt tâm linh, dội cảm sầu.
Hỡi gã du hành, hãy cất tiếng
Những ai đã từng quen biết, thường giao hữu với Lê Văn Khoa trước 75 tại Việt Nam hay sau 75 trên khắp các vùng đất định cư mới này, đặt biệt là tại Hoa Kỳ đều công nhận anh là một người đa tài, đa năng, đa hiệu. Những đức tánh tốt như khiêm tốn, đầy óc sáng tạo, tự tin và cẩn trọng của anh có thể đã là nguyên nhân giúp anh thành công trong cuộc đời và sự nghiệp. Anh lại là người luôn cởi mở, biết lắng nghe, hòa nhã trong cách ứng xử, nên ai ai cũng ái mộ. Tài năng của anh và ảnh hưởng, tên tuổi lừng danh, nổi bật trên thế giới của anh quả là một điều xứng đáng cho người Việt Nam chúng ta khâm phục, hãnh diện.
1.
Biển khoả thân nắng sớm mai
ta sơ sinh gió thổi dài mái lưng.
Em tươi rói biển thơm lừng
ta linh hồn sợi dây thừng bán khai.
2.
Em nằm lục địa trùng tu
ngực cời mông độn biên khu tăng cường.
Em bày thế trận điên cuồng
mưa sa trên núi ngọn nguồn biển xanh.
Mong bước bạn về xa biển gió
Ta ngồi thắp sáng mấy mùa trăng
Câu thơ rơi vỡ thành sương đọng
Trên lá hạ hồng ai biết chăng (?)
Rượu nếp hoa vàng trong nước ngọc
Thiếu người đối ẩm chén tà huy
Tháng ngày bạc thếch từ hưng phế
Ta khép cổng đời chuyện thịnh suy
Tháng Tư Đen, trên quốc-lộ kinh-hoàng,
Tăng cộng-sản xéo bừa dân chạy giặc.
Trong những xác nạn-nhân phường quốc-tặc
Có một bà bỏ lại ... đứa con thơ .
Chú tên Tâm, năm tuổi, sống bơ-vơ,
Được Tỉnh-Hội nhận vào chùa bảo dưỡng.
Lòng vốn Phật mà thân lâm nghiệp-chướng;
Kẻ tan nhà, người mất nước: như nhau .
{ Đại Gia đình Nguyễn Ngọc Huy}
Viết Cho Người Tù Lương Tâm Và Nhân Quyền Việt Nam
Ngày 30 tháng 4 năm 2022
Tính từ ngày Quốc Hận 30/4/1975 đến nay đã 47 năm. Mỗi năm, ở bất cứ nơi nào có đông người lưu dân Việt hải ngoại sinh sống, cộng đồng đều đồng loạt tổ chức những buổi tưởng niệm, lớn nhỏ tùy nơi, nhưng tất cả đều long trọng và đều vinh danh những vị tướng anh hùng, như chân dung đính kèm. Mọi người cũng không quên nhắc tới Đại tá Hồ Ngọc Cẩn và Trung tá Cảnh sát Nguyễn Văn Long đã tự sát trước tượng đài TQLC, sáng 30-4- 1975, trước Quốc Hội Việt Nam Cộng Hòa [xem hình].
Sống theo tôn chỉ “Đức Lưu Quang”,
Tĩnh tọa an nhiên ánh đạo vàng.
Hiếu hạnh trọn đời luôn tỏa sáng,
Hiền hoà mãn kiếp hưởng giàu sang.
Nghe theo lời của vầng trăng
Tôi đem lòng gửi vào trong thơ buồn
Đọc thơ, buồn lại buồn hơn
Đêm sâu hun hút, trăng còn lặng thinh
Ngồi trong hiu quạnh một mình
Tâm tư rực lửa – thể hình giá băng
Trông hàng cây thả lá vàng
Tóc xanh ngày nọ đổi sang bạc đầu
Rồi đây bèo hợp mây tan
Biết đâu hạc nội, mây ngàn là đâu?
Nguyễn Du
Không biết từ lúc nào, mà ngôi tịnh thất vô danh thấp thoáng dưới tàn cây huỳnh đàn rậm lá trên đỉnh núi Ông cheo leo mây mù đong đưa bao phủ quanh năm, đã được dân quê dưới chân núi ưu ái gọi là am Mây Ngàn thay thế cho cái tên “chòi đạo Ân” mà họ hùa nhau ám chỉ túp lều lá của sư Từ Ân ngày trước. Thuở mới đăng sơn cắm dùi khẩn đất làm chốn ẩn tu, sư lủi thủi một mình chẳng có móng đệ tử lăng xăng đón đưa phục dịch, sư tự vác cuốc, quẩy gánh... lặng lẽ lên tận đỉnh, khai phá được một khoảnh đất nhỏ làm rẫy.