văn hữu vườn tao ngộ

Nơi lưu trữ tác phẩm của PBTD và thân hữu. Liên lạc: phanbathuyduong@gmail.com

Sunday, July 24, 2022

Đỗ Hồng Ngọc ** Trần Vấn Lệ “may mà còn nhớ thương”


Gặp Trần Vấn Lệ ngày về, 22.3.2016. Đã hơn 60 năm, làm sao nhìn cho ra?


Trần Vấn Lệ ở Mỹ, về Việt Nam chơi mấy hôm! Ái chà. Không dễ đâu nha. Anh chàng thi sĩ từng đòi “một đi không trở lại” mà lần này quyết về thăm “người ta ở bển…”, nơi Cồn Thới Sơn sông nước Tiền Giang một chuyến. Lại vừa có tập thơ Dã Quỳ Thương Nhớ ra mắt! Rồi làm một vòng lên Dalat, đến Dran, về Phan Thiết… rất vui. 

Ảnh : Trần Vấn Lệ và Đỗ Hồng Ngọc (2016).

Thursday, July 21, 2022

DIÊN NGHỊ * Nhận định về bài Liên Khúc Vô Thường của PhanBáThuỵDương



1-


đốt công án vất kinh thư khải ngộ - theo đường trăng, trăng  khi tỏ 

khi lu - tìm người hiền nơi thâm cốc âm u - thõng tay vào rừng giả làm ẩn sĩ -


giòng sinh mệnh, chừng nhuộm màu chướng khí - bến nhân gian 

ai quán niệm vô thường - hành trình xa ngựa đà lỏng dây cương -

trên vách núi chân dung in mờ tỏ.

Tuesday, July 19, 2022

Dương Minh Trí ** Vài cảm nghĩ nhân đọc “Bông hồng cho Mẹ & Những cảm nhận học Phật” của Bs. Đỗ Hồng Ngọc


Cách đây khoảng hai tuần, tôi nhận được cuốn sách này vào buổi học Phật chiều thư Bảy hàng tuần ở lớp Phật học & Đời sống (PH&ĐS) tại Chùa Phật học Xá Lợi. Nhìn thấy bác “khệ nệ” xách giỏ sách để phân phát cho các Phật tử “thấy mà thương”.

Tôi không có cơ duyên được bác chữa bệnh khi còn nhỏ và cũng không có nhiều cơ hội đọc thơ của bác, nhưng lại có may mắn được học Phật với bác một thời gian đủ để hiểu những vấn đề cơ bản trong Phật học. Một nhân duyên thiện lành.

Lần đầu tiên tôi biết đến bác, không phải được diện kiến dung nhan mà qua cuốn sách “Thiền và sức khỏe”. Nhớ lúc đó mỗi lần chở con đi học thêm Anh văn tại các trung tâm ngoại ngữ tôi thường mang theo nó để đọc trong khi chờ đợi con tan lớp. Một cuốn sách hấp dẫn.

THY AN ** Mỉm cười cùng mùa hạ




chói chang ngày nắng làm đau mắt

mùa hạ nóng bức những con chim không còn vô tư

trái đất già nua

chất chồng những cô đơn bên lòng đại lộ


như đám rác sau cơn lụt

ta nắm tay nhau đi qua

mỉm cười với tóc

hiếm hoi cũng như bạn

lọn buồn, lọn vui

cộng thêm màu trắng của cô đơn sâu thẳm

Sunday, July 17, 2022

TIỂU TỬ ** Thằng Dân



Trong chuyện phiếm này, tôi gọi ” thời chú Sam” để chỉ miền Nam trước tháng 4 năm 1975 và ” thời bác Hồ ” để chỉ miền Nam dài dài sau đó. Cho thấy miền Nam trước có chú, rồi sau có bác thay thế nhau chăm sóc tận tình. Thật là…đại phước !
Ở xứ nào không biết, chớ ở Việt Nam xưa nay người dân vẫn được coi như không có… kí lô nào hết, mặc dù họ đông như kiến !

Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc với “Bông hồng cho mẹ và những cảm nhận học Phật”


Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc chia sẻ kinh nghiệm học Phật đến bạn đọc
Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc chia sẻ kinh nghiệm học Phật đến bạn đọc
GNO – Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc vừa có buổi trò chuyện với người yêu sách nhân dịp giới thiệu tác phẩm mới “Bông hồng cho mẹ và những cảm nhận học Phật”, vào sáng nay 17-7, tại “Hội quán Các bà mẹ” (Q.1, TP.HCM).

Saturday, July 16, 2022

HÀ THÚC SINH ** Vấn đáp với cô đơn



Giá một ngày thôi ta được sống

Ngó ta đôi mắt bạn bâng khuâng

Ta nhìn theo mãi mây dong ruổi

Phải cuối trời kia nó hoá sinh


Giá một ngày thôi ta được sống

Ngó ta bạn hỏi có kinh mang

Ta nhìn hoa rụng trong vườn vắng

Không biết hoa kia có xốn xang

Friday, July 1, 2022

Huỳnh trung Chánh ** ÂN OÁN CHẬP CHỜN




Khác hơn thường lệ, đôi bạn thân Hiển và Phước, đối ẩm trong lặng lẽ, chẳng ai chịu mở lời. Hiển nâng chung trà hớp từng ngụm, rồi dường như đang bâng khuâng thả hồn theo những chiếc lá phong đỏ thẩm từng chiếc, từng chiếc rụt rè buông rời cành theo làn gió chiều mơn man. Còn Phước thì cầm chung trà, đi tới lui đăm chiêu suy nghĩ, mấy lần định lên tiếng mà cố đè nén chưa chịu hở môi. Mới chiều hôm qua, hai chàng đến ngôi chùa Hàn San(1) lễ Phật, đồng thời cũng dự định thỉnh giáo học Phật, hành thiền với sư cụ Hải Tịnh. Lần nầy, khi đôi bạn vừa xá thầy, chưa kịp vấn an trước khi nêu vấn nạn thỉnh giáo, thì bỗng nhiên sư cụ lên tiếng kể ngay giai thoại thiền về cá nhảy khỏi lưới, như sau:

Vào đời Tống, hai Thượng tọa Thâm và Minh nhân có duyên sự cùng qua đò sang sông Hoài, vô tình chứng kiến cảnh giăng lưới bắt cá, thình lình trong đám cá sa lưới, có con cá to nhảy khỏi lưới thoát ra ngoài. Thượng tọa Thâm vỗ tay khen: "Hay thật! Hay như Thiền sư!" Thượng tọa Minh không đồng ý bảo: "Phải ở ngoài lưới mới hay, đợi vào lưới rồi mới nhảy là muộn rồi!" Thượng tọa Thâm đáp: "Huynh Minh chưa hiểu đâu?" Đi hơn dặm đường, Thượng tọa Minh bỗng nhận ra chỗ sai, liền xin sám hối.” Dứt lời, sư cụ bỗng vặn hỏi: “Hai con nghĩ sao?”. Cả hai còn đang ngần ngừ chưa mở lời, thì thầy đã khoát tay xua đuổi: “Không đáp được ngay là hỏng to rồi! Còn muốn đắn đo suy xét cho vọng càng thêm vọng nữa sao?” Mẩu chuyện thiền nầy cứ ám ảnh Hiển mãi, chàng ngơ ngẩn như kẻ mất hồn. Có lẽ, Phước cũng đang khắc khoải một suy tư đặc biệt nào đó, nên tuy tỏ vẻ trầm lặng vô tư, mà lòng dạ bồn chồn lộ rõ ra ngoài.

Trần Vấn Lệ ** Bài Thơ Này Bất Biến Tình Anh Thương Nhớ Em



Tình yêu nào cũng vậy, nó có cánh em à!  Máy bay bay kia kìa, bay qua rừng qua núi...

Máy bay bay xua đuổi những đám giặc xâm lăng...Máy bay vì nước non, bay trên đường giải phóng...

Tình yêu cũng là sóng, sóng quật ngã tàu thù.  Sông Bạch Đằng thiên thu còn cọc cây làm chứng...

Tình yêu là bất động những nấm mồ tha ma...Hồn tử sĩ chỉ là gió bay qua đồng lúa...

Friday, June 24, 2022

Thiếu Khanh : Trả lời phỏng vấn về cuốn sách Việt Nam Thời Dựng Nước (*)

 Vương.jpg

 

Người phỏng vấn: Ký giả Lam Điền

HỎI: Đọc Việt Nam thời dựng nước của K. W. Taylor, thấy có vẻ buổi đầu lịch sử thành văn của nước ta chưa được đào sâu khảo cứu kỹ. Với công việc của người dịch quyển này, lại là người quan tâm về đề tài này, ông nhận thấy tác giả K.W. Taylor có những lợi thế gì khi viết quyển The Birth of Vietnam?

Thiếu Khanh: Thú thật, khi dịch cuốn sách tôi không lưu ý điểm này. Theo lời tác giả, cuốn sách là kết quả của việc ông phát triển luận án Tiến sĩ sử học của mình dựa trên một số tư liệu bổ sung. Nếu tác giả có lợi thế nào đó, có lẽ là về mặt Nguồn tư liệu tham khảo, và khả năng ngoại ngữ giúp ông tiếp cận tư liệu từ các học giả có cùng nghiên cứu bằng nhiều ngôn ngữ khác. Danh mục tư liệu tham khảo của ông gồm “Nguồn Tham Khảo Chính” với 33 tác phẩm Hán Văn, trong đó có 5 tác phẩm đã được dịch sang tiếng Việt,