văn hữu vườn tao ngộ

Nơi lưu trữ tác phẩm của PBTD và thân hữu. Liên lạc: phanbathuyduong@gmail.com

Saturday, March 17, 2012

TRẦN VẤN LỆ * Tưởng Ai Dưới Nguyệt



M ỗi ngày…mình có một bình minh
Một buổi trưa xanh biếc lá cành
Một buổi xế chiều mươn mướt gió
Một hoàng hôn em của riêng anh…
Nói như hai đứa đang ngồi cạnh
Đang nắm tay và hôn trán nhau
Ai biết là mình xa cách lắm
Buồn ơi bèo giạt nước qua cầu!
Biết thế nên anh thường tưởng tượng
Em là trăng sáng mỗi đêm trăng
Cuối tháng và đầu tháng vắng
Em nằm trong ngực – một Giai Nhân!
Phải chi ở cạnh em bây giờ
Anh nói một ngón chân em một ngón Thơ
Anh vuốt ve hoài Thơ một ngón
Hai bàn chân em một trời mơ…
Anh vuốt tới mười em ngủ thiếp
Anh làm sao nhỉ?  Chắc ăn gian
Hôn lên đầu gối, hai con mắt
Em ngủ đi em!  Ôi vầng trăng!
 
Trần Vấn Lệ
     

VĨNH HẢO * Ảo


Hồi mới qua Mỹ, tối nào chàng cũng lấy cuốn nhật ký ra viết đôi dòng. Có khi hứng thú viết một hơi ba bốn trang. Nhiều chuyện lắm. Biết bao nhiêu là điều mới lạ để học hỏi, để ngạc nhiên, để sửng sốt, để thán phục, để chiêm ngưỡng hoặc để bỗng nhiên sực nhớ rằng mình được may mắn rơi tỏm vào một thiên đường từ lâu mơ ước. Và mới đây thôi, đâu chừng vài tháng trước, chàng hãy còn viết, viết rất nhiều về tình yêụ Một cuộc tình cũng sướt mướt lãng mạn như ai vậỵ Nhưng giờ thì khác rồị Ngày nào cũng giống y chang một khuôn, đâu có hơi đâu mà viết nhật ký.


Không có gì lạ. Và khi nhìn cuốn nhật ký, tự nhiên chàng thấy ớn ớn như nhìn một thứ thức ăn ướp lạnh lâu ngàỵ Không lý mỗi tối ngồi vào bàn cầm bút lên là viết một mạch khỏi cần suy nghĩ rằng: “Hôm nay thức dậy, làm vệ sinh. Ăn một gói mì cho đỡ đói rồi ngủ nướng thêm một giấc cho đến hai giờ trưạ Tắm sơ một cái rồi đi làm. Làm mệt lắm, chán lắm. Nhưng phải ráng. Gần một giờ khuya mới về đến nhà. Lại ăn qua loạ Vừa ăn vừa nghe nhạc. Lên giường. Bấm ti-vi coi bậy một show nào cho đỡ buồn. Rồi ngủ.”

Như vậy đó. Ngày nào cũng như ngày nàọ Có gì mới lạ để mà viết! Hết rồị Qua rồị Những ngày thăng trầm vinh nhục có còn đâu! Hồi đó còn ngủ ké sofa nhà thằng bạn, có khi chui vào sleepping bag ngủ luôn ngoài xẹ Bây giờ thì chăn êm nệm ấm. Cái king bed rộng rinh xoạc cả hai cẳng ra cũng chưa đụng tới hai mép giường. Hồi đó căn phòng lạnh tanh, không có tiếng động, phải tự mình đi ra đi vào, mở cửa đóng cửa, huýt sáo ca hát cho nhộn nhịp lên. Bây giờ thì vừa cassette vừa ti-vi, có cả video nữa, thứ nào trông cũng bảnh và dư sức hoạt náọ Tắt hết để ngủ thì vẫn còn cái tủ lạnh riêng ở góc phòng siêng năng kêu rè rè suốt ngày đêm. Rộn lắm. Có sót cái gì đâụ Thế mà vẫn thấy như thiếu một cái gì. Cảm giác thiếu thốn không phải chỉ mới có lúc này mà có tự đời thuở còn trắng tay vô saả kiạ Nó nổi lên, đòi hỏị Tìm cách đáp ứng nó rồi, nó lại đòi hỏi thứ khác. Chẳng biết chung cục là đâụ Ban đầu chàng tưởng rằng sắm cái cassette để nghe nhạc là êm chuyện rồị Không ngờ nó lại đòi phải có ti-vị Từ ti-vi lại qua videọ Rồi đến tủ lạnh, microwave (để không dùng chung hay dùng ké anh bạn share phòng kế bên nữa), rồi tủ sách đầy tiểu thuyết diễm tình, hộc băng đầy những băng nhạc mùi mẫn, đàn guitar, phim con heo, báo Playboy... không dễ có một thằng thanh niên độc thân nào bì kịp những tư hữu mà chàng sắm, chàng tự hào như vậỵ Thế mà chàng vẫn cứ phải băn khoăn tìm hiểu xem mình còn cần cái gì, thiếu cái gì nữa mà thấy đời sống cô quạnh buồn hiụ

Nhớ lại thời gian nàng đến để rồi khiến mình tương tư, chàng không khỏi thấy trong lòng thoáng bùi ngùị Nàng đến. Vâng, nàng đã đến, rồi đi luôn ra khỏi đời chàng. Nàng là con ông chủ nhà, tên là Xuân. Cái tên nghe như gợi lên một mùa lộc mới với tràn đầy sinh lực và khát vọng tuổi trẻ. Chính nàng đã là đề tài nóng bỏng, sôi động nhất khuấy trộn cả cuộc sống cô liêu buồn tẻ của chàng. Nàng ngúng nguẩy chàng ràng trước mặt chàng như một con gà mái hay một con chó cái đương thời động cỡn. Chàng biết ngay điều đó có nghĩa là gì. ít ra chàng cũng có cái nhạy cảm để nhận biết những dấu hiệu của yêu đương nơi Xuân. Và chính chàng, chàng cũng cảm thấy là mình đã yêụ Và những gì chàng thiếu có lẽ là đâỵ Nhưng Xuân tinh quái lắm. Nàng cứ sàng qua sàng lại, lâu lâu bước thẳng vào phòng chàng một cách tự nhiên, cầm cuốn sách, thử cuốn băng, giống y chang là nàng đã mết chàng rồi vậỵ Thế mà sự thực trái ngược hẳn. Cô ả đâu có chút caả tình gì với chàng đâụ Sách của chàng thì cô chê là tiểu thuyết rẻ tiền (hừ, rẻ! cuốn nào cũng tám chín đô la chứ có ít ỏi gì đâu!); còn băng nhạc của chàng thì nàng nói sao sến hoặc cải lương quá (hứ, Tuấn Vũ, Chế Linh... toàn là thứ chiếng trong làng ca mà còn chê được thì đúng là quê mùa!). Nhưng thôi, gái mới lớn lên ở Mỹ thì trách sao chẳng sành nhạc Việt Nam.

Chàng cứ việc mua quà, hết món này đến món nọ, có cả thơ nữa—những bài thơ trữ tình lãng mạn chép ra từ trong báo nhận bừa là của mình—thành tâm thành ý dâng tặng cô ả. Cô nhận hết, không hề từ chốị Nhưng cuối cùng mới biết cô ả chỉ đùa chơi với chàng thôị Nhận quà là nhận quà, có tặng thì có nhận. Còn yêu đương là chuyện khác: không phải ai tặng cũng có thể nhận được. Xuân xanh mơn mởn, mộng ước cao vời, cô ngước mặt nhìn lên và mới đây thôi, cặp bồ với một chàng kỹ sư điện toán mới ra trường. Thật đơn giản như vậy mà chàng lại hiểu theo cái cảm tính rất ư chủ quan và lạc quan của mình để rồi trượt một cái thiệt đaụ Người ta không yêu gì chàng hết. Rõ ràng quá mà. Qua Mỹ gần bảy năm rồi mà không đi học. Chơi hết ba năm đầụ Năm thứ tư mới quyết định kiếm việc làm vì ông bác đã chịu hết nổi, không muốn thấy mặt thằng cháu vô tích sự, lười biếng, lêu lỏng trong nhà ông nữạ Chàng chỉ có vỏn vẹn chút ít vốn liếng tiếng Anh từ lúc học ở trại tị nạn cọng thêm chút ít nhờ kinh nghiệm đi làm. Chút ít đó vừa đủ để hiểu manager nó muốn mình làm cái gì. Và chút ít đó cũng chỉ đủ để tính tiền với khách hàng, để thỉnh thoảng đi shopping mà thôị Những cuộc tiếp xúc như vậy thì đâu có đòi hỏi gì nhiều tiếng Anh đâu nàọ Vậy đó, rồi cứ đi làm. Đứng bán cho một cây xăng. Bằng cấp chẳng có, chữ nghĩa mù tịt, còn Xuân dù gì cũng đã tốt nghiệp trung học tại Mỹ, làm sao có thể nhìn chàng một cách đầy ngưỡng mộ như chàng lầm tưởng. Mà xét cho cùng, cô ả đâu có đẹp gì đâu kìa!

Chỉ được cái cao ráo, trông có vẻ đẫy đà hấp dẫn mà thôị Nếu cô ở Việt Nam, xí, đố mà chàng để mắt nhìn tớị Ở đây thiếu con gái Việt cô ta mới làm eo, làm trời làm đất như vậy thôị Dù sao, chàng cũng cám ơn cô tạ Cám ơn cô cho chàng mấy tháng mộng mơ, mấy tháng tương tư và mấy tháng mới đây thôi: thất tình. Ồ, cái cảm giác thất tình sao nghe thú vị mới lạ chứ! Mỗi sáng thức dậy hát bậy một câu trên giường: “Một sớm mai thức dậy, tình yêu rời chăn gối, bay theo những cơn mưa phùn... ”của Đức Huy, nghe thấm thía làm sao! Thấm thía nhất cũng bởi vì bản nhạc này là bản ruột của Xuân, cô ả thích bản này lắm mà! Còn chàng thì thích Tuấn Vũ hơn, cho nên từ lúc thất tình, trong khi chờ cà phê sáng, chàng bật cuốn băng của ca sĩ thần tượng này ra nghe rên: “Đời tôi cô đơn nên yêu ai cũng... không xong... ” nghe đúng là giọng tri âm! Chưa hết, nhờ quằn quại trong thú yêu đương mà chàng cũng đã nắn nót ghép chữ đẻ ra được hai bài thơ thống thiết về tình phụ và đã được đăng một cách trịnh trọng trong một tờ báo quảng cáo địa phương với tên chàng nổi bật kèm theọ Tờ báo này chắc chắn Xuân sẽ đọc mà, vì cuối tuần nào cô cũng ra chợ Việt mang về một lô báo Việt ngữ thảy lên bàn ở phòng khách để cả nhà xem. Đọc rồi, cô sẽ hối tiếc. Hối tiếc là đã sai lầm đá đít một thi sĩ tài hoạ

Nhưng bây giờ, niềm đau kỳ diệu đó cũng đi qua rồị Nó đi qua và kéo tuốt luốt cả hứng cảm làm thơ của chàng. Và cũng nhờ vậy mà chàng nhận ra một sự thực rất ư là nực cười, rằng xét cho cùng, những thi sĩ, văn sĩ, nhạc sĩ của nhân loại có hơn gì chàng đâu! Họ nổi danh là nhờ cái hứng cảm thất tình đó mà. Chỉ có những bài thơ, những tiểu thuyết, những bản nhạc thất tình mới đủ ma lực để cuốn người ta vào cái thế giới ê ẩm riêng tư đầy ý nghĩạ Cho nên, mới đây đọc báo thấy đăng tin: “Nhà thơ X. kết hôn cùng cô Ỵ” hoặc “Nữ văn sĩ V. sánh duyên cùng anh T.” là chàng bật cười buông một câu ta thán rằng: “Ồ, một nhà thơ đã chết, một nhà văn vừa bị chôn.” Phong vận tài hoa của một người coi như bỏ đi khi hắn được thắng lợi vẻ vang trong lãnh vực tình cảm. Chàng nghiệm ra một chân lý rất đơn giản nhưng xác thực: muốn thành một thi sĩ hay văn sĩ lỗi lạc thì phải yêu cho hết mình và phải thất bại trong tình yêu đó. Một đời sống tình cảm quân bình, thành công, êm thắm thì chẳng đẻ ra được cái gì xuất sắc và sẽ chẳng làm nên trò trống gì cả.

Ấy vậy mà chàng cũng đành vùi chôn thiên tài của mình dù rằng chàng đã có, ít nhất cũng một lần, thất tình. Có lẽ nồng độ yêu đương của chàng dành cho Xuân không đủ to lớn để kéo dài niềm đau trong chàng. Huống chi, giữa Xuân và chàng hãy còn một khoảng cách mênh mông cả về tâm hồn lẫn thể xác. Hai tâm hồn hầu như chẳng ăn khớp gì với nhau—xét theo cá tính, sở thích. Còn hai thể xác thì hãy còn thọ thọ bất thân.Chàng chưa đụng được tới ngón tay của Xuân dù rằng đã có lúc chàng cố ý làm vậy (nhưng cũng hụt nữa!). Niềm đau, vì thế, chỉ hành hạ chàng đâu chừng một tháng hơn thì lịm dần rồi mất hút. Cảm hứng làm thơ cũng chết tiệt. Và bây giờ, muốn khôi phục lại thi tài của mình đồng thời khỏa lấp cảm giác thiếu thốn đang xuất hiện trở lại trong tâm thức, chàng chỉ có nước đi tìm một đối tượng khác. Chàng thấy rõ điều đó, nhưng thực hiện nó không phải là chuyện đơn giản. Người ta đi học, ngày ngày đến trường, không lớp này thì lớp kia, thế nào cũng làm quen được một vài cô bạn học cùng xứ để chọn lựa, hay ít nữa cũng có thể kết bạn với vài cô gái nước ngoài như bọn Mễ, Đại Hàn, Nhật Bản, Mỹ trắng, hay Mỹ đen v.v...


Còn chàng, có đi học đâu mà có cơ hội đó! Người ta đi làm xưởng này, công ty nọ, mấy chục người hoặc hàng trăm người cùng làm chung, gặp nhau mỗi ngày, thế nào cũng quen nhau, hò hẹn nhaụ Còn chàng, đứng bán cây xăng từ bốn giờ chiều đến mười hai giờ khuya (có khi làm thêm giờ phụ trội—over-time—đến hai giờ sáng) mà chỉ đứng bán một mình, quen biết ai đây! Khách tới đổ xăng, trả tiền rồi phóng xe đi, có ai rỗi rảnh đứng lại mà ngó ngàng chi đến chàng. Có đối thoại chăng nữa thì cũng chỉ how are you một cách lấy lệ không cần nghe câu trả lời, rồi thank you một cách không ơn nghĩa chi hết.
Sau khi cơn đau của mối tình đơn phương lắng dịu, chàng đi tìm cảm giác mới, khung cảnh mới bằng cách ra ngồi la cà ở một quán cà phê Việt Nam vào mỗi cuối tuần. Ở đây có hai ba cô chạy bàn trẻ trung, lịch thiệp và hiếu khách. Chàng thấy cô nào cũng có vẻ dễ mến hơn Xuân. Sự tương phản thấy rõ giữa họ và Xuân khiến chàng đâm ra ghét Xuân hơn. Tại sao ở đời lại có một thiếu nữ kiêu kỳ đáng ghét như Xuân vậy kìa, chàng tự hỏị Từ đó, chàng siêng năng đi uống cà phê hơn. Uống xong, bỏ tiền tip (buộc-boa) rất hậụ Dần dần, chàng cảm thấy hình như mình đã trở thành một người khách đặc biệt mà các cô hầu bàn ở đây mong đợị Nhìn chung quanh, bàn nào bàn nấy ba bốn cậu thanh niên choai choai ngồi rung đùi, to tiếng cười nóị Nhiều cậu còn buông lời chọc ghẹo các cô hầu bàn nữạ Còn chàng, lúc nào cũng vậy, ngồi một mình lặng lẽ, đăm chiêu, phà khói thuốc, lắng nghe tiếng nhạc, hoặc lắng lòng vào một mộng tưởng xa xôi nào đó, y như một nhà hiền triết đang suy gẫm về một nan đề sâu xa cấp thiết cho thời đạị Phong độ của chàng vì thế hẳn nhiên là phải nổi bật giữa đám người lao xao chỉ biết tán gẫu và sống ồ ạt theo ba động bên ngoàị Chàng cảm thấy rõ ràng như vậỵ

Từ lúc bước vào quán cho đến khi bước đến quầy trả tiền rồi lững thững bước ra ngoài, chàng có cảm tưởng là bao nhiêu cặp mắt đang đổ dồn về mình: một con người xa lạ, thầm kín và hết sức cao vợị Nhất là các cô hầu bàn, hẳn là các cô phải tấm tắc khen trong lòng với bao ngưỡng mộ cũng như ao ước được chàng đoái hoài đến. Đó là các cô chưa biết chàng đã từng có hai bài thơ đăng trên báo; chứ nếu biết thì các cô làm sao mà cầm lòng cho đậu! Ngoài phong độ uống cà phê một mình trong im lặng, chàng còn tạo thêm được ba đặc điểm xuất sắc khác khiến cho người ta—các cô hầu bàn—không thể nào lẫn lộn chàng với một kẻ tầm thường nào khác. Thứ nhất, bước vào quán đúng mười giờ sáng ngày thứ bảy và chủ nhật—chàng thường lái xe đến bãi đậu sớm hơn giờ đó một chút để bảo đảm giờ khắc xuất hiện của mình. Thứ hai, chỉ chọn duy nhất một cái bàn trong góc tối mà từ đó chàng có thể quan sát tất cả mọi người ra vào—nhất là các cô hầu bàn, vì khi mang thức uống cho bất kỳ khách nào bắt buộc các cô đều phải đi ngang chỗ chàng ngồị Chiếc bàn trong góc này hầu như đã trở thành chỗ ngồi ưu tiên của chàng vì sau mười giờ sáng, khách mới vào đông và khi vào, khách thường tìm chỗ ngồi thoáng, gần cửa ra vào nhất chứ chẳng ai nhọc công bước tới góc bàn tăm tối ở cuối tiệm gần restroom (phòng vệ sinh) cả. Thứ ba, chỉ uống cà phê đen thôi chứ nhất định không uống thứ gì khác. Có lần chàng thử gọi một ly mãng cầu xay nhưng các cô hầu bàn bảo đã hết. Từ đó, chàng nhất quyết chỉ gọi cà phê đen thôị Quán này là quán cà phê, thì không thể xảy ra trường hợp hết cà phệ Cà phê đen đá cũng chưa chắc ăn, vì biết đâu lại có lúc hết đá bất tử. Còn cà phê sữa đá thì trông có vẻ như con nít còn ham sữa quá. Huống chi, người ta có thể tưởng ra được một thi sĩ hay một văn nhân đang đăm chiêu bên tách cà phê đen chứ nói ông ta đang đắm mình bên cạnh ly kem dừa, ly mít xay hay ly cà phê sữa đá thì thật là chẳng thích hợp chút nàọ Sinh tố và kem để dành cho đàn bà con nít; cà phê sữa đá thì dành cho bọn thanh niên mới lớn còn thèm sữa mẹ, dùng cái muỗng dài khoắn đá lên cho rộn ràng rôm rả. Tách cà phê đen của chàng thì chỉ cần một cái muỗng nhỏ khuấy nhẹ cho tan đường, chẳng gây tiếng động nào đáng kể và khi uống, có thể nhấm nháp, thong thả, từ từ: cử chỉ thích hợp cho một người có đời sống nội tâm phong phú.

Các loại thức uống có đá và ngon, ngọt, béo, đều có tính cách giải khát, hưởng thụ, đáp ứng trực tiếp cho vị giác và có thể là cho bao tử nữạ Trong khi đó, cà phê đen—một thức uống mang vị đắng mà nói cho cùng thì chàng cũng chẳng mấy hứng thú gì để uống cả—thì có vẻ như một chất xúc tác khơi động đời sống tâm linh sâu thẳm. Không khi nào chàng uống được hơn nửa tách cà phệ Nó chẳng có gì hấp dẫn đối với chàng cả. Nhưng ít nhất, nó là lý do chính đáng để chàng được ngồi lâu một chỗ và đóng cho trọn vai trò của một người bí ẩn, phi phàm. Và nó cũng là cái cớ để chàng tự do ngắm nhìn các cô hầu bàn trẻ trung lúc nào cũng tươi cười và đon đả đón khách.
Sau hai tháng cần cù đến quán đúng giờ đúng khắc, đúng địa điểm, đúng menu (thực đơn, nhưng thật ra chỉ có thức uống thôi, gọi ẩm đơn thì đúng hơn) cố định và đúng cả những động tác trầm ngâm phì phà khói thuốc, nhâm nhi ly cà phê đắng, chàng nghiệm ra được những ý nghĩ cao đẹp cho phong cách đặc biệt của mình mà trước đây chàng không hề nghĩ tớị Rằng một kẻ giữ được giờ giấc qui định hẳn nhiên là một kẻ mô phạm, mực thước; rằng một kẻ chỉ chọn một địa điểm cố định chứng tỏ hắn ta là kẻ chung tình trọn nghĩa, không có mới nới cũ; rằng một kẻ chỉ chọn lấy duy nhất một thứ thức uống có vị đắng thuần chất chứ không pha loãng bởi sữa hay đá xác định hắn là con người có lập trường vững chắc và có thừa khả năng chịu đựng những đắng cay ngang trái trên đờị Ôi, bao nhiêu là phẩm cách cao quí chỉ tập trung nơi mỗi một con người!

Nhưng các cô hầu bàn xinh tươi kia, có ai là tri âm nhìn ra được những đặc tính của chàng không nhỉ? Có. Có lẽ có, ít nhất là một cộ Chàng tin như vậỵ

Cô ta tên Tuyết. Phải, Tuyết. Và thật là trắng như tuyết. Nhưng không phải cô trắng mà đồ cô mặc lúc nào cũng trắng—áo em trắng quá nhìn không rạ Chàng đọc thầm câu thơ đó khi ngắm nhìn Tuyết và thực không nhớ nổi là câu thơ đó do mình sáng tác hay là của thi sĩ nào mà nghe độc đáo như vậỵ Trong góc bàn tối sâm sẩm mà chàng hay ngồi, chàng thấy hình như Tuyết có làn da xẫm bóng như màu vẹc-ni mới phết lên gỗ, hoặc nói cho văn chương như chàng thì cô có nước da màu bánh mật—chàng không hiểu bánh mật là gì cả, chỉ quen dùng để chỉ nước da ngăm ngăm mà thôị Trông nàng khỏe và có duyên. Có duyên nhất là cái miệng méo và rộng.

Méo thì chàng không để ý gì nhiều cho lắm. Chỉ biết đại khái là khi nói hay cười, đôi môi nàng đã tỏ ra là không được ngăn nắp, không chịu sự kiểm soát của nàng một cách nghiêm chỉnh. Còn rộng thì dễ thấy hơn. Khi nàng cười, hai khóe miệng nàng tưởng chừng như muốn kéo tới mang tai, vẽ nên một vành bán nguyệt nên thơ sầu mộng (chàng nghĩ đến bốn chữ này khi liên tưởng đến nụ cười của nàng). Người xưa thường nói: “Đàn ông miệng rộng thì sang, đàn bà miệng rộng tan hoang cửa nhà.” Câu ấy không ảnh hưởng gì đến quan điểm mỹ thuật của chàng cả. Thiếu gì đàn ông miệng rộng mà chẳng thấy sang chút nàọ Ngược lại, đàn bà miệng rộng hồ dễ có mấy người làm nhà cửa tan hoang? Phụ nữ Tây phương đó, cô nào cô nấy miệng chạy cả gang tay, không lý họ đã góp công làm tan nát xứ sở phồn thịnh văn minh củœa họ sao! Huống chi cái miệng rộng rất ư là lợi thế. Ăn, uống, nói, cười, đánh răng, súc miệng và... hôn nữa, thứ gì cũng được thong thả, thoải máị Nhất là khi cười: cái miệng rộng có vẻ như lúc nào cũng chực cười khiến cho ta cảm thấy tươi vui cả cuộc đờị
Chàng quả quyết là Tuyết đã yêu mình. Tất nhiên là phải yêu rồị Một thanh niên trầm lặng, tác phong đứng đắn, cuộc sống ổn cố, nổi bật giữa đám người lăng xăng, chộn rộn và kịch cỡm, dễ gì Tuyết khỏi rung động.
Lần này, không giống như lần trước với Xuân, nhất định là chàng đã không quá tưởng tượng. Có những dấu hiệu hiển nhiên cho thấy rằng Tuyết đã yêu chàng. Gần nửa tháng nay, khi chàng đến, Tuyết tự động pha một tách cà phê đen mang ra cho chàng mà không cần phải khách sáo hỏi: “Anh uống chỉ” như bổn phận của các cô hầu bàn phải làm thế. Cử chỉ tế nhị đó của Tuyết là gì nếu không phải là muốn nói với chàng rằng nàng đã quan tâm đến chàng? Thường thì chỉ có vợ chồng chung sống với nhau mới biết rõ sở thích cũng như những nhu cầu từ cao đến thấp của người phối ngẫụ Thái độ của Tuyết khiến chàng có cảm giác như mình là một người chồng đi làm mới về, được vợ săn sóc mang ra thức uống phục vụ. Chàng coi đó như là cách biểu lộ tình cảm tối thiểu nhất mà Tuyết đã dành cho chàng. Chưa hết, thứ bảy tuần trước, khi chàng vừa bước vào tiệm là Tuyết đã đon đả trờ tới hỏi ngay:
“Sao hôm nay anh đến trễ vậỷ”
“À, tại kẹt xẹ”

Nhìn lại đồng hồ, chàng thấy mới mười giờ năm phút. Trễ mới năm phút. Chàng thầm nghĩ: “Mới trễ có năm phút mà nàng đã tỏ vẻ lo lắng, sốt ruột như vậy huống gì trễ một, hai tiếng đồng hồ hay cả tuần lễ! ôi, thực là tội nghiệp cho nàng. Tại sao ta bắt nàng chờ đợi mong mỏi ta suốt một tuần lễ để chỉ gặp ta có mỗi sáng thứ bảy và sáng chủ nhật! Ta đâu có thể hà tiện thì giờ với nàng như vậy!" Từ đó, chàng bắt đầu sắp xếp lại thời khóa biểu của mình. Thay vì chỉ đi uống cà phê vào mỗi cuối tuần, chàng quyết định ngày nào cũng có mặt. Bớt tiêu xài một chút, bớt ngủ một chút, là chàng có thể mang lại niềm vui và sự ấm áp cho một tâm hồn. Nghĩ vậy, chàng thấy lòng hăng hái hơn và tự nhủ dù sao chàng cũng chẳng thiệt thòi gì cho lắm.
Để có mặt tại quán cà phê mười giờ sáng mỗi ngày, chàng phải thức dậy chín giờ sáng thay vì mười hai giờ trưạ Đó là một cố gắng phi thường, vì chàng làm việc ca đêm, từ nửa đêm đến sáng; nếu phải thức dậy lúc chín giờ sáng có nghĩa là chàng chỉ mới ngủ được vài tiếng đồng hồ mà thôị Không những là cố gắng phi thường, chàng còn cho đó là một sự hy sinh rất ư lãng mạn của một kẻ có đời sống mực thước như chàng. Nhưng mặt khác, chàng cũng có cảm nghĩ rằng mình đã làm một cử chỉ ban phát cơ hội một cách cao cả cho một người phái yếu mà xét cho cùng người ấy chưa phải là đối tượng hội đủ điều kiện để được chàng đoái hoài yêu thương.



Tình yêu bấy giờ nẩy nở một cách rộn rã trong chàng. Và dường như nó chấn động đến tận tủy xương chàng những rung cảm cực mạnh đến nỗi chàng đã tự thốt với chính mình rằng: “Ồ, đây mới thực sự là tình yêụ Trước kia ta chạy theo Xuân chỉ là cái rung động nhất thời, gượng gạo mà thôi!” Xúc cảm mạnh đến thế nhưng vẫn không đủ để đẩy những hứng cảm của chàng trào vọt thành thợ Chàng đã không làm được một câu thơ nào để tặng Tuyết từ khi yêu nàng. Sự kiện đó càng làm cho chàng tin chắc vào quan điểm trước đây của mình. Rằng khi một kẻ thắng lợi trong tình cảm, hồn thơ của hắn bị chết tiệt đị Cho nên, hoặc là chọn lấy tình yêu, hoặc là ôm lấy đau thương để nẩy ra được những bài thơ bất hủ. Bây giờ, chàng không nẻ ra được câu thơ nào dù đã cắn móp cả cái nắp bút nguyên tử. Chàng thở dàị Đành thôi vậỵ Không thể có được cả hai cái vĩ đại cho cùng một kiếp ngườị Có lẽ Thượng Đế chỉ muốn chọn chàng như một tình nhân lý tưởng của các hồng nhan hơn là một thi nhân siêu tuyệt của nhân loạị Huống chi, bỏ Tuyết ngay lúc này, quả là điều khó làm.

Chàng nghĩ, chàng và Tuyết đã yêu nhau và đang tiến đến một cách êm xuôi trên con đường tình ái đầy những hứa hẹn. Không cần thiết phải mơ tưởng đến một đoạn trường dang dở. Và trong tình yêu dành cho Tuyết, chàng cảm thấy còn có một niềm trắc ẩn, một thứ bi mẫn nào đó đi kèm. Không nên bỏ Tuyết. Không nên làm nàng thất vọng. Tuyết yếu đuối, cần được yêu thương vỗ về. Không lý do nào chính đáng để chàng phải chọn một cái gì khác mà bỏ nàng cho dù cái đó có là một sự nghiệp vẻ vang trên thi đàn. Không có tình yêu (hay nói trắng ra là thất tình), chàng có thể trở thành một thi sĩ cô đơn múa bút trên những trường thi tuyệt sắc. Nhưng thiếu tình yêu (hay nói trắng ra là không được chàng yêu thương), Tuyết chỉ biết lặng câm mà ôm lấy sầu hận, đau khổ suốt đờị Nghĩ vậy, chàng thấy xốn xang thương cảm và quyết là sẽ trao đến Tuyết trọn vẹn tình yêu của mình cho dù nàng không xứng với chàng đi nữạ

Sáng hôm nay, chàng cũng có mặt đúng giờ. Chàng sắp đặt sẵn trong đầu những gì sẽ nói với Tuyết. Chàng muốn cho nàng một bất ngờ. Chắc chắn là nàng sẽ vui mừng, sửng sốt đón nhận sự bất ngờ đó. Khi Tuyết mang cà phê đến, chàng nói mà không nhìn mặt Tuyết, với giọng của một ông chủ hỏi cô thư ký riêng của mình:
“Hôm nay Tuyết rảnh không?”
Tuyết đặt cà phê lên bàn, cười một cái thật có duyên với cái miệng rộng rinh của nàng:
“Hôm naỷ Em đang bán ở đây nè.”
“ý anh hỏi chiều tối kiạ”
“À rảnh. Nhưng chi vậy anh?”
“Anh lấy vé rồi, tối nay đi xem phim nghẹ”
“Xem phim? Ơ... có lẽ em đi không được đâụ”

Chàng cau mày, ngạc nhiên tột độ. Bất ngờ quá. Nàng đã không sửng sốt. Nàng đã không vui mừng. Nàng đã không sung sướng với ân huệ chàng ban mà chính chàng mới là kẻ bất ngờ, sửng sốt vì nàng đã có vẻ như không muốn đón nhận cái cơ hội quí giá mà chàng hào phóng tạo rạ
Tuyết trở vào trong quầỵ Chàng móc thuốc ra, tay run run bật lửạ Máu nóng máu lạnh chạy loạn xạ trong ngườị Khói thuốc tuôn ra cay xé đôi mắt.
Một chốc, Tuyết lại bước ra, ngang chỗ chàng, nói ghé một câu như an ủi:
“Em sợ là em không rảnh. Để em coi lại đã nghẹ”
Rồi nàng mang thức uống đến bàn khác. Chàng lầm bầm một mình: “Khỏi, khỏi cần coi lạị Đừng hối hận nhé. Không có cơ hội khác đâụ”
Nhưng khi Tuyết quay trở vào, nhoẻn miệng cười và hỏi: “phim gì vậỷ hay không anh?” thì chàng thấy tươi tỉnh trở lại, hăm hở đáp ngay:
“Phim A Kiss Before Dying. Nghe nói hay lắm!”
“Vậy à!”

Tuyết lại vào trong. Chàng tự nghĩ có lẽ Tuyết giả đò suy nghĩ lại để chàng năn nỉ hoặc để tỏ ra mình không phải hạng con gái dễ dãị Và chàng thực không biết Tuyết nói như thế là đã có ý nhận lời mình hay chưạ Bỗng thấy một đứa bé gái chừng bốn năm tuổi từ ngoài cửa vừa chạy vừa nhảy lơn tơn đến chỗ Tuyết.
“Má,” đứa bé gọị
“Ai dẫn con ra vậỷ” Tuyết hỏị
“Ba, ba ngoài kia kìạ”


Người đàn ông ba của đứa bé đẩy cửa bước vàọ Một gã đàn ông trung niên lực lưỡng, dáng đi hiên ngang hùng dũng, không để mắt nhìn ai, bước thẳng đến chỗ Tuyết nói đôi câu gì đó với nàng rồi ẳm đứa bé gái về.
Chàng móc thêm thuốc, run tay bật lửạ Hút lia lịạ Không khí trong quán có vẻ lạnh một cách khác thường. Hút chưa hết điếu thuốc, chàng đã vội dụi tắt rồi đứng dậy, đến quầy trả tiền.
Tuyết vẫn cười rất tươi với cái miệng rộng có duyên của nàng. Nhưng bây giờ, chàng mới thực sự thấy rằng đàn bà con gái mà miệng rộng thì thật khó coi quá đỗi, chắc chắn không làm tan hoang cửa nhà thì cũng tan hoang cửa lòng chứ chẳng chơi!

Tuyết có vẻ như hiểu tim đen chàng, hơi thương hại, vừa thối tiền vừa nói:
“Cám ơn anh đã có ý mời em xem phim. Nếu có dịp khác rảnh... ”
Chưa đợi nàng nói hết câu, chàng đã quay đi rồị Ra ngoài, chàng nghĩ có lẽ chàng nên phóng xe nhanh về nhà, lấy giấy bút ra để cho mạch thơ tuôn trào một dòng miên man bất tuyệt.
Nhưng khi về đến phòng, chàng chỉ biết nằm thừ rạ Không nẻ ra được câu thơ nào dù cõi lòng tan tác. Trời có vẻ lạnh lắm ở bên ngoàị Bên trong cũng vậỵ Chàng run. Lấy thuốc ra hút và thầm nghĩ: “Có lẽ ta đã vượt ra thế giới của những kẻ đang no đủ trong tình yêu cũng như những kẻ đang đói khát tình cảm: kẻ cần thơ, kẻ cần tình. Thực ra, đâu có bắt buộc phải chọn hoặc cái này, hoặc cái kiạ Không chọn gì cả mới là khó!”


Chàng cầm hai cái vé xi-nê lên nhìn. Hình như có lờ mờ tựa đề của phim in trên vé: A Kiss Before Dying (Nụ Hôn Trước Khi Chết - có người dịch tiểu thuyết này thành Nụ Hôn của Tử Thần, chàng có thấy ngoài tiệm sách Việt bán cuốn đó nhưng mắc tiền quá, không mua). Chàng thở dàị Chàng đã chết rồi đây nhưng chưa được nụ hôn nào cả. Chàng vứt hai cái vé xi nê vào sọt rác. Nằm lăn ra giường. Ngủ.

ĐINH HÙNG * Ác Mộng

nguyễn thị hợp

Niềm khát vọng, ta ghi vào huyết sử,
Dưới chân em, Thơ lạc mất linh hồn.
Ta đau xót trong mỗi giờ tình tự,
Ta khóc nhiều cả những lúc trao hôn.

Đời tàn tạ em đừng ca hát nữa:
Hội thanh bình, cuộc sống gượng vui thôi.
Ta muốn điên vì khóe miệng em cười,
Ta cuồng dại bởi nghìn câu em nói.

Nhan sắc ấy chớ nên tàn nhẫn vội,
Tình mất rồi! oán hận đã mênh mông.
Chớ thờ ơ! Ta nổi giận vô cùng,
Nhiều ác mộng hằng len vào giấc ngủ.

Ta quên hết! Ta sẽ làm Bạo Chúa,
Sống nghìn năm ngự trị một lòng em.
Cuộc ân tình ghê rợn suốt muôn đêm
Nào ai tiếc thương gì thân mỹ nữ!

Tay mỏi ôm sẽ dày vò nhung lụa,
Phấn hương nhàu, tan tác áo xiêm bay.
Ta bắt em cười, nói, bắt em say,
Ta đòi lấy mảnh linh hồn bỡ ngỡ.

Ôi! ly rượu em dâng toàn huyết đỏ,
Ta uống cùng dòng lệ chảy đêm xưa,
Để ưu tư, hờn giận với nghi ngờ
Về hiển hiện bóng ma kề bên gối.

Bao hoan lạc! sau những giờ tội lỗi,
Một mình Em sửng sốt đứng bên giường,
Ngắm ta nằm say giấc ngủ đau thương,
Trong run sợ bỗng thấy lòng tê tái.

ĐINH HÙNG

Friday, March 16, 2012

phan bá thụy dương * CẢM ĐỀ HỌA PHẨM BIỂN TÍM















© biển tím - Lương Trường Thọ



Thuyền ai lạc bãi chiều hoang
Lẫn trong gió cát lời vàng vọng âm

Em từ Biển Tím hiện thân
Dáng tiên lồng lộng trắng ngần thịt da

Sóng cuồng, tóc rũ kiêu sa
Mắt nhung, môi thắm, nhủ hoa rạng ngời

Sắc hương mỹ nữ gọi mời
Rượu ngon chưa nhắp đã chơi vơi hồn


TRẦN VĂN NAM * truyện giả-tưởng tốc-ðộ cao làm thời gian chậm lại của nguyễn mạnh côn




Có những phức hợp trong truyện giả tưởng của Nguyễn Mạnh Côn. Ta có ấn tượng như vậy, khi đọc tác phẩm “Ba Người Lính Nhảy Dù Lâm Nạn” của ông. Cuốn sách gồm nhiều truyện, nhưng truyện trên là chính và dài nhất, gồm hơn 100 trang (xuất bản tại Sài Gòn, 1960)

Tóm tắt truyện: Tháng 6 năm 1954, khi Việt Nam chưa chia đôi ở vỹ tuyến 17, có ba người lính binh chủng Nhảy Dù thuộc Quân Ðội Quốc Gia Việt Nam, gồm một nữ trợ tá quân đội, một bác sĩ, một hạ sĩ quan, đang thực hiện một phi vụ gần biên giới Trung Hoa. Phi cơ của họ bị bắn hạ ở vùng chiến khu Việt Minh, cách Hà Nội độ 350 cây số. Phi cơ đâm nhào xuống, họ không biết gì nữa: đó là lúc họ lọt vào một vùng không khí năng lực phi thường (có lẽ là đạt tới tốc độ ánh sáng), nhờ vậy họ lọt vào vũ trụ thuộc kích thước thứ tư.

Tại đây, họ diện kiến với Lưu Thần và Nguyễn Triệu, hai cổ nhân từ ngàn xưa cũng nhờ gặp một cơn bão tập trung sức mạnh khủng khiếp (ta cũng nên hiểu là lúc đạt tới tốc độ ánh sáng) mà hai vị đã tới vùng kích thước thứ tư ấy. Vậy đây chính là Thiên Thai với cảnh trí tuyệt vời, nước không chảy, hoa không tàn, thời gian hoàn toàn đình chỉ.

Nơi đây có nhiều bộ máy huyền vi, trong số có một trái cầu nhỏ mà rất kỳ diệu. Nó đưa con người tìm về quá khứ hay tương lai, chỉ cần tâm ý ra lệnh cho những dòng chữ hiện lên trên màn ảnh. Có lẽ tác giả muốn nói đến loại phi thuyền vũ trụ, được điều khiển với các máy điện toán (máy vi-tính), mà vào năm 1960 những thứ trên còn rất xa vời. Bác sĩ Mai và nữ trợ tá Kiên Trinh ở lại với Thiên Thai, còn hạ sĩ Khang muốn tìm về quá khứ.

Khang ra lệnh cho dòng chữ hiện lên trong trái cầu muốn trở về thế kỷ 18 (tức là muốn được chuyển đi bằng tốc độ cực nhanh làm thời gian chậm lại),và Khang đã trở về Thăng Long vừa đúng lúc cứu sống vua Quang Trung. Khang cùng với vị anh hùng Tây Sơn thực hiện tham vọng đòi lại Lưỡng Quảng đã bị Trung Hoa sáp nhập từ nhiều thế kỷ trước. Vua Quang Trung rất biết dùng người: mặc dù Khang chỉ là hạ sĩ quân đội nhưng đã là người tiến bộ của thế kỷ 20. Do đó Khang được thống lĩnh lực lượng tiền phương, tổ chức binh đội rất hiện đại thuộc thế kỷ 20, và dĩ nhiên đè bẹp quân nhà Thanh cổ lỗ thuộc thế kỷ 18, rồi thẳng đà định lật đổ chế độ phong kiến Trung Hoa để thiết lập chế độ quân chủ lập hiến. Nhưng quân Tây Sơn vấp phải sự chống cự của dân Trung Hoa. Họ áp dụng phương pháp tiêu thổ kháng chiến và trường kỳ du kích chiến. Ðến đời vua cháu ba đời của QuangTrung Ðại-đế thì cuộc tiến chiếm xứ Trung Hoa hoàn toàn thất bại vì đã bị dân Trung Hoa đông đảo làm Hán-hóa tất cả. Ðến lúc đó, Khang mới sực tỉnh biết mình đã có tham vọng mù quáng, làm tờ trình “xin nhà vua trả cho nước Việt Nam trở về vị trí cũ”.

Tính ra, Khang đã mấy đời sống nơi dương thế, trong khi đó chỉ là thời gian rất ngắn với Kiên Trinh ở chốn Thiên Thai. Ðã có lần Kiên Trinh cũng trở về trần, đi tìm người yêu là hạ sĩ Khang nơi chốn trận mạc, và đau khổ đến điên dại vì biết Khang đã là người trong thân thích gia đình của vua Quang Trung (vợ Khang là Ngọc Chân Công Chúa, em gái của Ngọc Hân Hoàng hậu). Bác sĩ Mai trên Thiên Thai thì động lòng nhớ nhà nhớ quê hương: “Nào Hà Nội với Hàng Rèn, với bờ hồ Hoàn Kiến; nào chiến khu Việt Bắc với đồng bào Thổ áo chàm...”. Tóm lại cả ba đều là những con người thuộc thế gian trần lụy: Khang với tham vọng bành trướng lãnh thổ, Kiên Trinh vì tình duyên, bác sĩ Mai vì lòng nhớ quê hương. Lưu Thần và Nguyễn Triệu biết rằng: “Những người thường, hữu tình và hiếu động, không thể sống mãi được trong Thiên Thai mà họ mơ ước, bởi lẽ họ không biết Thiên Thai chỉ là nơi con người không còn tình dục” (trang 271).

Ta nhận ra có những cái không đồng chất trong truyện. Ðầu tiên là có sự pha trộn giữa khoa học thật và khoa học thêu dệt. Ðành rằng truyện giả tưởng là bịa đặt, nhưng là bịa đặt cốt truyện, không quá đà bịa đặt luôn cả về máy móc kỹ thuật hoang đường. Làm như vậy người đọc dễ bị hoang mang, nếu không biết qua về khoa học kỹ thuật, sẽ khó phân biệt giữa những điều tác giả đã thực sự dựa vào nghiên cứu, và những cái hoàn toàn bịa thêm. Mà hoang mang thì thiếu sự thuyết phục rằng đây là sách “khoa học dự tri và giả thiết khoa học” như tác giả cho ghi ở ngoài bìa.

Những điều làm ta phấn khởi ở những đoạn viết về Thuyết Tương Ðối của Einstein: “Nếu ánh sáng đi chậm lại thì chúng ta sẽ thấy bụi cây trước rồi mới thấy rặng núi sau... Cái nhầm của cổ nhân coi vạn vật chỉ có bề dài, bề rộng, bề sâu, tức là chỉ có ba kích thước, mà không biết rằng sở dĩ người ta trông thấy ba kích thước ấy là nhờ có ánh sáng. Tùy sức ánh sáng đi nhanh hay chậm, tùy con đường từ ta đến cảnh vật xa hay gần mà ta tức khắc trông thấy vạn vật, hay chỉ trông thấy dần dần... Cảnh vật chung quanh ta tưởng rằng nhất định như thế mà thật ra có thể đổi khác (Thấy không khác vì tốc độ ánh sáng ở cõi ta là một hằng số)...Einstein đã biết rằng khi một vật di động càng nhanh, càng tới gần tốc độ ánh sáng thì thời gian và không gian hỗ tương ảnh hưởng vào nhau, sẽ uốn cong lại chung quanh cái vật di động kia. Sự uốn cong này chính là kích thước thứ tư...” (Từ trang 183- 186)

Ðiều làm ta hoang mang như về luồng ngoại tuyến bao bọc thân thể khiến ta lọt vào kích thước thứ tư, theo kịp tốc độ ánh sáng; về cái máy “xuyên-thời di-không ký-ảnh” thấy hết mọi điều xảy ra trên Trái Ðất giống như trái cầu pha lê của các phù thủy trong truyện cổ tích Tây Phương; về viên thuốc kết tinh của ánh sáng thay thế cho thực phẩm trần gian...

Những chỗ khác, tác giả viết nhiều đoạn hay về lịch sử. Như một đạo quân vượt biên thì không thể lấy danh nghĩa gì để thu phục quần chúng, do đó quân Tây Sơn bị lao đao khi đối phó phương pháp tiêu thổ kháng chiến của người Tàu. Như bài học đã từng xảy ra cho một đạo quân viễn chinh trên một lục địa bao la với dân số quá đông như nước Trung Hoa. (Có lẽ tác giả liên tưởng đến trường hợp Mông Cổ xâm lăng và cai trị nước Tàu mà rốt cuộc là bị Hán-hóa). Nội việc phải dùng Hán-văn để giao tiếp cho thuận tiện với quần chúng Trung Hoa là cách lần lần thiểu số bị đa số đồng hóa: “lúc ban đầu còn dùng Quốc-văn, về sau càng ngày càng dùng nhiều Hán-văn cho thuận tiện... Ngót một triệu người Việt phân tán đi cai quản hơn mười ngàn thị trấn, và chiếm đóng hơn ba mươi ngàn đồn binh” (trang 265).

Sự pha trộn không đồng chất rõ ràng hơn hết là lối viết biên khảo và lối viết văn chương. Cuốn sách nặng phần trình bày kiến thức về khoa học để dựa vào đó mà lồng truyện giả tưởng. Ta nhận ra có sự bịa đặt về cốt truyện nhưng thiếu chất huyền ảo, dù tác giả lồng vào đó huyền truyện Ðông Phương nơi chốn Thiên Thai. Hình như như tác giả không chú trọng lắm việc “làm văn chương”, không lộ rõ bút-pháp.

Ngoài kiến thức khoa học, còn kiến thức về lịch sử và kiến thức triết lý. Thiết nghĩ những đoạn về trận mạc giữa quân Tây Sơn và quân nhà Thanh trên đất Trung Hoa bao la đáng là một dịp viết những trang hùng tráng trong bối cảnh địa lý vĩ đại, tương tự như cuộc dàn binh của Nã Phá Luân khi tiến đánh vào đất Nga (mà ta thấy qua màn ảnh đại vĩ tuyến, thực hiện cuốn tiểu thuyết “Chiến Tranh Và Hòa Bình” của Leon Tolstoi). Thiết nghĩ những đoạn khi Kiên Trinh điên dại đi tìm Khang ở chốn ba quân, nếu bằng lối văn chương thiên về xúc-cảm như Mai Thảo, thì đã là một dịp viết thành những trang dị-thường thiên về nghệ-thuật kiểu “Người Ðiên Dưới Chân Sườn Tam Ðảo”: người điên lúc nguy khốn lại tỉnh trí, chạy phất phơ với tấm bao-tải choàng trên người, “dềnh-dàng chuệnh-choạng” ven sườn núi, cốt làm đích nhắm cho quân Pháp bắn gục ngã, cốt đánh lạc hướng để những người thân trong gia đình chạy thoát cuộc truy lùng, thời quân Pháp mở những cuộc bố ráp làng xóm tình nghi.

Kết hợp kiến thức về khoa học của “Thuyết Tương Ðối” với huyền truyện “Lưu Nguyễn Lạc Thiên Thai”; làm lộ ra một điểm mà bấy lâu ta không thắc mắc trong truyện cổ: tại sao có thể lạc vào chốn thời gian đình chỉ. Tác giả giải thích; đó là khi phi cơ rớt và khi gặp bão họ lọt vào một vùng năng lực phi thường, và ta hiểu đó chính là lúc đạt tới tốc độ ánh sáng. Thiên Thai hay vũ trụ thuộc kích thước thứ tư không ở đâu xa: “Bọn ta ở đây vẫn là ở trên mặt đất, nghĩa là vẫn cùng một không gian, với đời sống dương thế, nhưng nhờ có tốc độ ánh sáng thay đổi nên có thể lẫn lộn vào nhau, chồng chất lên nhau mà không biết. Trong ánh sáng đi nhanh hơn lên 90 ngàn lần, cả một vũ trụ sở tại của chúng ta sẽ trở thành vô hình” (trang 187).

Nói chung, quá nhiều kiến thức làm cho cuốn sách nặng nề vì viết theo kiểu biên khảo. Bằng không thì văn học ta đã có thêm một tập truyện huyền ảo, dễ cảm nhận hơn với lối văn chương thiên về rung cảm nghệ thuật, sánh vai cùng bài thơ “Tống Biệt” rất đẹp của thi sĩ Tản Ðà.

TRẦN VĂN NAM

Thursday, March 15, 2012

Tiểu Thu * ÁO LỤA VÀNG

    

Trâm ngừng tay đan, cặp mắt mơ màng nhìn qua cửa sổ. Cây phong trước nhà chỉ còn trơ những cành khẳng khiu. Hôm qua vừa đổ một trận tuyết khá dày, trời lạnh nên ngoài đường chỉ lác đác vài người bộ hành, co ro trong chiếc mùa đông dày cộm! Trâm thở dài. Bữa nay hai mươi ba tháng chạp, đưa ông Táo về trời. Chỉ còn một tuần nữa là Tết. Mùng một sẽ rơi vào ngày thứ ba. Không biết Hải có xin nghỉ được không? Ừ, mà nghỉ ở nhà để làm gì kìa? Tụi nhóc vẫn đi học bình thường. Không lẽ kiêng như hồi còn ở Việt Nam, mùng một không làm gì cả cho suốt năm được thảnh thơi. Kiêng cử cái điệu này lỡ ông Trời chơi khăm, cho "thảnh thơi" thiệt thì không biết đào đâu ra tiền để thanh toán đống bill hằng tháng? Thôi thì lại một ngày như mọi ngày!

Nhớ tới những ngày cận Tết tưng bừng ngày xưa bên quê nhà. Cái Tết cuối cùng vào năm 75. Cũng là lần cuối Trâm gặp Thanh. Trên con đường Lê Lợi đông nghịt người là người, Trâm, Hải và bé Thúy, đứa con gái đầu lòng, đang đi sắm tết, bỗng thấy Thanh đứng trước một tiệm vải, mắt lơ đãng nhìn ông đi qua bà đi lại. Trâm mừng quá kêu :

- Anh Thanh.

Thanh tươi cười:

- Ủa, Trâm đi sắm Tết hả?

Không đợi Trâm trả lời, chàng cúi xuống nựng cằm bé Thúy:

- Cháu bác dễ thương quá, mi bác Thanh một cái lấy hên coi.

Vừa lúc đó một thiếu nữ từ trong tiệm bước ra, tới bên cạnh và ôm cánh tay Thanh đầy vẻ thân mật. Chàng tươi cười giới thiệu:

-Yến, hôn thê của anh. Còn đây là Trâm em gái của Cường và đây là Hải, ông xã của Trâm.

Yến gật đầu chào vợ chồng Trâm. Bỗng dưng nàng có cảm giác chông chênh. Hôn thê của anh...hôn thê của anh... Mấy tiếng này vang lồng lộng bên tai Trâm... Ráng bình tĩnh! Trâm tự nhủ và mĩm cười chào lại Yến. Cao, mãnh mai trong chiếc áo lụa màu ngà. Cặp mắt đen láy, chiếc mũi nhỏ nhắn dễ thương trên cặp môi tô son hồng lợt. Cả người Yến toát ra một sự dịu dàng, thanh thoát. Đúng là mẫu người của Thanh và cũng là một hình ảnh trái ngược với Trâm. Con nhỏ ngổ ngáo, nghịch ngợm, luôn luôn kiếm cách chọc phá mọi người và cái miệng ăn hàng không đợi lành da non!

Trao đổi vài câu vô thưởng vô phạt, vợ chồng Trâm từ giả Yến và Thanh. Trâm dặn :

- Chừng nào đám cưới nhớ cho hay sớm sớm để em còn chuẩn bị may áo mới nghe...

Thanh nháy mắt với Trâm:

-Dĩ nhiên, Cường và Trâm sẽ là người được tin sớm nhất.

Đi ngang tiệm kem Mai Hương, Thúy đòi ăn. Cả hai đành chìu con. Ly kem chocolat bữa nay sao đắng lạ kỳ! Trâm ăn uể oải không tới nửa ly, tâm hồn lơ lửng đâu đâu, đến nỗi Hải hỏi gì đó đến hai ba lần Trâm mới giật mình. Cuối cùng nàng đành nói :

- Em nhức đầu quá, hay tụi mình về, hôm khác đi kiếm giày cho con cũng được.

Hải gật đầu, đứng dậy ra quầy trả tiền. Nhìn theo chồng, Trâm bỗng thấy giận mình quá đỗi. Bao nhiêu năm qua vẫn không quên được mối tình đầu...

...Nói cho ngay, lúc còn cắp sách đến trường ngày hai buổi, nhỏ Trâm tuy nhan sắc không thuộc vào loại chim sa cá lặn, nhưng cũng có hàng tá chàng theo dài dài. Mái tóc ngắn kiểu Sylvie Vartan ôm lấy khuôn mặt trắng hồng. Đôi mắt tuy không phải thuộc loại nai tơ ngơ ngác hay hồ thu sóng lặng như các ngài thi sĩ vẫn tả trong những vần thơ sầu rụng, nhưng đôi khi "cần" cũng biết long lanh, mơ màng hết biết! Cái mũi thon gọn hơi huếch thậtt hợp với tánh ngổ ngáo, nghịch ngợm của cô nàng. Còn những lúc Trâm muốn xin xỏ điều gì đó thì cái vẻ nũng nịu và nụ cười cầu tài của nhỏ thiệt tình không ai từ chối nỗi. Anh Cường là nạn nhân thường trực của Trâm. Lần nào trước khi móc túi, anh Cường cũng cú lên đầu Trâm một cái...nhẹ hều rồi lầu bầu:

-Cái con khỉ nhỏ này. Không hiểu kiếp trước tao có mắc nợ mày không mà hễ gặp mặt là nẹo tiền!?

Trâm chu mỏ :

- Được rồi, hổng cho, em nói xấu anh với chị Hạnh cho coi...

Cứ nghe câu thần chú này là nhỏ muốn bao nhiêu anh Cường cũng phải bầm gan tím ruột mà xì ra! Bởi chị Hạnh là chị của Trúc, con bạn nối khố của Trâm. Chị đang học năm thứ ba Dược và mấy tháng nay anh Cường đang cua chị ráo riết. Dĩ nhiên có sự hổ trợ đắc lực của hai con nhỏ "táo xọn" Trúc và Trâm. Đối phó với một cô đã mệt cầm canh, huống chi hai mạng. Thôi chịu khó thua tụi nó trước cho khỏe. Chừng nào chiếm được mục tiêu rồi "ông" sẽ cho tụi bay biết đá biết vàng. Đừng hòng "bắt địa" ông nữa!

...Trong lớp Trâm, nữ sinh chỉ có một phần ba tổng số, nên chỉ chiếm bốn bàn đầu, phần còn lại là nam sinh. Một hôm Trúc bệnh, Trâm đi học một mình. Bên phía nữ sinh giờ này mới có một mình Trâm. Đang cắm cúi dò bài vạn vật - năm thi tú tài nên đứa nào cũng học phờ râu tôm- chợt có tiếng hỏi:

-Sao bữa nay Trâm đi học sớm vậy?

Trâm ngạc nhiên ngẩng lên, thì ra Dũng. Muốn tới chỗ ngồi, anh chàng phải đi ngang qua bàn của Trâm. Tuy cùng lớp nhưng Dũng phải hơn Trâm ít ra hai tuổi và có tiếng là nghiêm nghị. Nhỏ không trả lời chỉ mĩm cười rồi cúi xuống tiếp tục dò bài. Tưởng chỉ có vậy. Hai hôm sau trong hộc bàn có một phong bì đề tên Trâm. Cho lẹ vô cặp, kẻo Đài phát thanh vô tuyến truyền...miệng tên Kim Phượng ngồi bên cạnh nhìn thấy là cả lớp sẽ biết hết trơn!

Tan trường về đến nhà, chưa kịp cởi áo dài Trâm rút vội phong thơ ra coi. Quái, sao không có tên người gởi? Nhỏ nhíu mày thử đoán mò: Vũ? Không, tên này chỉ thích nói bóng gió, hoặc nhờ chị Kim "chuyển lời" cho Trâm chớ không có khiếu viết thơ tình! Vũ thường bét lớp về việt văn và được nhỏ Trúc gắn cho cái biệt danh "Vũ Tình Gởi". Sơn? Chắc cũng không phải. Tên này chuyên môn nhìn lén Trâm, mỗi lần nhỏ nhìn lại là hắn vội vàng ngó chỗ khác. Không bao giờ dám thổ lộ dù những lời bóng gió! Trúc gắn cho hắn cái tên "Sơn Tình Câm". Hưng? Có thể . Tên này khoái viết thơ lắm mà. Có lần hắn gởi cho Trâm một lá thơ dài 17 trang. Chữ nhỏ chi chít đến nổi Trúc và Trâm đọc muốn mờ con mắt luôn. Bao giờ Trâm và Trúc cũng đồng lòng...mổ xẻ tới nơi tới chốn những cánh thư tình xanh đỏ tím vàng mà hai cô nhận được! Tốn bao nhiêu thì giờ và giấy mực đó, chỉ để nói cho Trâm biết là hắn yêu Trâm! Nhỏ Trúc bèn gán cho cái tên" Hưng Văn Tự" - có nghĩa là dài dòng văn tự!- Nhưng trên bao thơ không phải chữ của Hưng. Cuối cùng Trâm rút mấy tờ giấy pelure màu xanh da trời ra, lật đàng sau xem chữ ký. A ha, té ra anh chàng Dũng! Trâm sững sốt, không ngờ anh chàng coi nghiêm nghị đạo mạo, thường ngày chưa bao giờ thấy nói chuyện với cô nào trong lớp (trừ buổi sáng hôm đó...), bữa nay lại cả gan, dám viết thơ cho Trâm. Trong thơ Dũng thố lộ là có rất nhiều cảm tình tốt đẹp với Trâm vv...và vv...Nhưng có một đoạn làm nhỏ không khỏi chớp mắt cảm động:..." Trâm biết không, buổi sáng hôm đó thấy Trâm một mình nên Dũng mới dám thu hết can đảm (!) hỏi chuyện. Mặc dù Trâm không trả lời, nhưng nụ cười của Trâm làm Dũng xao xuyến suốt buổi học. Chiều về Dũng ăn cơm không được và đêm đó cũng không ngủ được. Cứ nhắm mắt là thấy nụ cười của Trâm. Dũng giống như người đang đi trên mây..."

Đọc đến đây Trâm lo sợ cho số phận của Dũng. Anh chàng đang ở trên mây, lúc té xuống đất thì chắc chắn ...hổng dzui, vì Trâm biết rõ dù rất cảm động trước tấm thịnh tình của anh chàng, nhưng cô không thể nào đáp lại được!

Nhỏ Trúc đọc xong thơ cũng lè lưỡi:

-Úi cha mẹ ơi, không ngờ nụ cười Dracula của mi mà cũng có nhiều ma lực đến thế!

Rồi nhỏ gắn ngay cho anh chàng cái tên "Dũng Đằng Vân". Đương nhiên là Dũng không bao giờ nhận được hồi âm của Trâm và ít lâu sau cũng tránh không đi ngang qua bàn của nàng. Đối với những anh chàng cùng lớp hoặc cùng tuổi, Trâm thấy lòng dững dưng. Người yêu của Trâm? Ít nhất phải hơn Trâm độ năm hoặc sáu tuổi nè, có tính khôi hài càng tốt, nhưng chắc chắn phải độ lượng.. Nhỏ không mơ mộng một túp lều tranh với hai quả tim vàng đâu nghe. Không phải ham giàu hay ham bằng cấp, nhưng mẹ vẫn nói với cái tài ăn hàng như mỏ khoét của con Trâm, đứa nào làm ít lương chắc vợ chồng chỉ có nước húp cháo cầm hơi, vì bao nhiêu tiền nó ăn hàng sạch rồi!...Mà sao cũng lạ, cậu con Ngân là dược sĩ, có nhà thuốc tây đàng hoàng, mặt mũi lại sáng sủa. Tuy là cậu nhỏ Ngân nhưng út ít, nên chỉ hơn tụi Trâm sáu, bảy tuổi gì đó. Hôm nào làm về sớm là Định vác "ếch bà" đến đậu trước cửa trường, đợi tụi Trâm ra là tà tà chạy theo. Ban đầu Trâm không để ý, cho đến hôm đi về một mình, vì nhỏ Trúc đã lặn trước với kép, Định rà xe bên cạnh :

- Trâm lên xe...anh đưa về.

Nhỏ giậtt mình chới với, trống ngực đánh ầm ầm như trống trận...Mặc cho Định lải nhải, Trâm cắm cúi đi không trả lời một tiếng. Tuy có tiếng là ngổ ngáo, nhưng bữa nay cu ky một mình, nhỏ...sợ! Từ đó mỗi lần có Định tà tà theo bên cạnh là Trâm tỏ vẻ khó chịu ra mặt. Riết rồi Ngân cũng biết và đùng đùng về mét mẹ:

- Cậu út kỳ quá, cứ đeo theo con Trâm hoài hà. Mẹ la cậu đi mẹ.

Ai ngờ bà già trợn mắt:

- Con nhỏ này dô diên chưa! Làm hoa cho người ta hái, làm gái cho người ta ngắm. Cậu mày chưa vợ, con Trâm chưa chồng. Nó thương thì theo, chớ kỳ cái nổi gì?

Nhỏ Ngân bị mẹ xát xà bông thì tịt ngòi, nhưng cũng cố lầu bầu:

- Xí, bộ cậu út muốn con kêu nhỏ Trâm bằng mợ hả? Còn lâu!

May cho Ngân là Trâm không hề có ý định làm mợ của nó...

Năm đó Trâm, Trúc đề đậu Tú tài. Thấy Trâm học cực, lại nhân dịp sinh nhật thứ mười tám, mẹ cho mở party mời bạn bè. Tụi bạn Trâm biết Thanh là bạn thân của anh Cường nên xúi Trâm mời anh đến dự. Thanh là một nhạc sĩ trẻ đang nổi tiếng như cồn. Nhạc của anh ngày nào cũng vang vang trên làn sóng điện và trên đài truyền hình. Trâm phải năn nỉ anh Cường mời dùm. Anh hứa nhưng còn thòng một câu:

- Không chắc đâu nhá. Thanh nó bận lắm. Vả lại già như tụi anh dễ thấy lạc lõng giữa đám "nhi đồng" của tụi em!

Trâm xì một tiếng:

- Tụi em mười tám tuổi rồi chớ bộ.

Trâm không hy vọng lắm, nên khi ra mở cửa, thấy Thanh đứng đó với mười tám bông hồng Baccara trên tay, Trâm kêu lên sung sướng:

- Ô anh Thanh. Cám ơn anh đến chung vui với em.

Đôi mắt nâu của anh cười với Trâm:

- Chúc Trâm một sinh nhật thật vui. Bắt đầu từ hôm nay sẽ gặp mọi sự may mắn trên đường đời. ..Muốn gì được nấy...

Trâm ôm bó hồng trên tay, cười dòn dã:

- Nếu được vậy thì hay quá, vì em muốn nhiều thứ lắm!..

Trâm lôi tay anh vào phòng khách. Anh Cường đang đấu láo với tụi bạn của Trâm, thấy Thanh vội chạy lại:

- Tớ tưởng cậu bận không đến được.

Thanh cười:

- Bận thì lúc nào chẳng bận. Nhưng sinh nhật Trâm thì đặc biệt...

Tự nhiên trái tim Trâm nhảy đến thịch một cái trong lồng ngực. Nhỏ thấy lòng mình lâng lâng và mọi người bỗng trở nên rất dễ thương. Trâm nghĩ có lẽ hôm nay sinh nhậtt mình nên mới cảm thấy sung sướng "nhiều" như vậy!...

Ban đầu các cô còn hơi ngượng, nhưng với tài nói chuyện tếu của anh Cường, không khí từ từ cởi mở. Sau đó, chính Thanh mới là cây đinh của buổi tiệc! Phe húi cua có vẻ "kỵ" Thanh, nên trong lúc đám con gái vây anh, thì anh Cường lại đấu hót rất hào hứng với mấy chàng này. Nói tới đá banh là gãi đúng chỗ ngứa của anh Cường mà lị!

Trâm lăng xăng dọn thức ăn, nhưng thỉnh thoảng "liếc" về phía anh Thanh. Coi kìa cái con Diễm cà chớn! Làm gì mà "bám sát" anh Thanh dữ vậy? Còn con khỉ Hà nữa, cứ chớp chớp cặp mắt, liếm liếm cặp môi, thấy ghét! Con nhỏ Nga miệng "cá trèn bầu" mà cứ toét ra cười. Kỳ thiệt, cái đám bạn mà chỉ mới lúc nảy Trâm thấy dễ thương, sao bây giờ biến thành dễ ghét quá sức!

Trâm vội lấy một dĩa đầy đem đến mời Thanh. Anh cắn miếng chả giò dòn rụm rồi hỏi:

- Ai làm chả giò ngon quá vậy Trâm?

-Trâm chớ ai. Anh thấy ngon thiệt hả?

Thanh gật gù:ể

- Ngon lắm. Kế vị bác gái được rồi đó...

Trâm sung sướng đỏ hồng đôi má. Bao nhiêu bực bội bỗng biến đâu mất tiêu!..

Sau khi cắt bánh, có mục văn nghệ bỏ túi. Ôm cây đàn guitare của anh Cường, Thanh hát tặng Trâm một sáng tác mới nhất của anh. Thả hồn theo tiếng hát, Trâm như đang trôi bềnh bồng trên mây...Nhiều ánh mắt ném về phía Trâm. Ghen tị lẫn ngưỡng mộ. Nhỏ thấy nhưng phớt lờ. Anh Thanh tuyệt cú mèo!..

Tiếng hát vừa dứt, tràng pháo tay nổi lên rào rào: bis, bis... nhưng anh Thanh mỉm cười, xin lỗi phải rút lui. Ngày mai anh trở về đơn vị sớm.

Khách về rồi, Trâm phụ chị người làm thu dọn bãi chiến trường. Ngang qua chiếc bình pha lê cắm 18 bông hồng Baccara, Trâm vùi mặt vào hít hít. Bông thơm lạ lùng mà lòng Trâm cũng vui lạ lùng! Cám ơn anh...

Từ đó, mỗi lần Thanh đến chơi, Trâm thấy như ngày đẹp hơn, trời xanh hơn và nắng cũng vàng hơn. Nhỏ không còn đòi kẹo, đòi bánh như trước mà lại đâm ra làm...điệu mới chết!

Bẵng đi vài tháng Thanh không tới, Trâm hỏi dò anh Cường, chỉ được tiết lộ: nó đang có chuyện buồn. Trâm đoán chắc anh đang hát bài "Anh Đưa Em Sang Sông" hay "Dứt Đường Tơ" gì gì đây.

Ba hôm sau, anh Cường đi làm chưa về. Trâm đang phụ chị người làm sửa soạn bữa cơm chiều. Có tiếng bấm chuông, Trâm ra mở cửa. Nhỏ không khỏi thấy lòng se lại khi nhìn bộ mặt hốc hác của Thanh. Trâm nói:

- Anh vô phòng khách ngồi chơi. Anh Cường sắp về rồi. Để em đi pha nước anh uống. Thanh khoác tay:

- Trâm cứ để mặc anh.

Khi bưng ly cam vắt ra phòng khách, không thấy Thanh đâu, Trâm đoán anh ra vườn. Đến bên cửa sổ vén màn nhìn ra, Trâm thấy Thanh đứng tựa lưng vào cây bông sứ già cỗi trong góc vườn. Nàng kín đáo nép sau bức màn cửa quan sát anh. Miệng ngậm điếu thuốc lá, cặp mắt thật buồn lơ đãng nhìn trời. Thanh ốm nhiều so với hôm sinh nhật Trâm. Bỗng dưng Trâm muốn đưa tay vén những sợi tóc lòa xòa phủ trên vầng trán của anh. Trâm muốn nói ngàn lời an ủi, vỗ về cặp mắt buồn vời vợi kia, để nụ cười của Thanh lại rạng rỡ như hôm nào anh đến chúc mừng Trâm. Trong lòng cô nhỏ bỗng rộn lên một tình cảm khó tả. Từ trước tới giờ Trâm chưa hề có cái "cảm giác kỳ lạ" này. Trâm chưa kịp phân tách cái cảm giác quái dị đó thì tiếng giày cồm cộp của anh Cường đã vang lên. Trâm vội quay lại:

- Có anh Thanh đang chờ anh ngoài vườn.

Anh Cường nói vậy hả rồi mở cửa hông định bước ra. Trâm dặn với theo:

- Anh mời anh Thanh ở lại ăn cơm nghe. Bữa nay có món tôm lăn bột ngon lắm. Anh Cường ờ ờ rồi bước luôn.

Cường và Thanh học chung với nhau từ tiểu học. Thanh mồ côi mẹ sớm nên hay đến nhà Cường chơi và xem ba mẹ Cường như ba mẹ mình. Bữa nay Thanh ăn uống uể oải và chỉ góp chuyện cầm chừng. Trâm phải ép:

- Ăn thêm đi. Lúc này anh ốm lắm đó. Mấy nhỏ bạn em hỏi thăm anh hoài. Tụi nó nói bản nhạc mới nhất của anh sao mà buồn thảm thiết! Tụi nó hỏi em không biết có phải tại... Vừa nói đến đây anh Cường bỗng át giọng:

- Mấy nhỏ này chỉ tổ lộn xộn! Hổng lo học cuối năm thi rớt rồi kêu xui!

Trâm chu mỏ định cãi thì Thanh đã nhìn Trâm cười gượng:

- Không có gì đâu Trâm. Chỉ tại lúc này tinh thần anh hơi...xáo trộn. Cám ơn các bạn em đã nghĩ đến anh.

Em là đứa nghĩ đến anh nhiều nhất đó. Trâm bỗng giựt mình. Gì vậy? Tại sao mình lại nghĩ đến anh Thanh nhiều nhất? Chết! không lẽ ??? Trâm lắc lắc đầu, cố xua đuổi cái "sự" mà nàng không dám nghĩ tới. Trâm len lén đưa mắt nhìn Thanh, đúng lúc chàng cũng nhìn lại. Bỗng dưng Trâm đỏ bừng mặt, tim đập loạn xạ. Trước điệu bộ lúng túng của Trâm, Thanh nhướng cặp lông mày như thầm hỏi nhỏ sao vậy? Trâm càng lúng túng, vội cầm ly nước đá lên uống để lấy lại tinh thần.

Ăn vội vàng cho hết chén cơm, Trâm đứng lên xin phép đi ra. Mẹ ngạc nhiên hỏi:

- Ủa, bữa nay sao Trâm ăn ít vậy con?

Trâm vội trả lời :

- Con no rồi mẹ. Tại lúc bốn giờ ăn chè thưng nhiều quá.

Mẹ quay qua cười với Thanh:

- Thiệt tình. Tới tuổi lấy chồng rồi mà cũng không bỏ được cái tật ăn hàng!

Thanh tủm tỉm cười nheo mắt với Trâm. Nhỏ mắc cở chạy một mạch lên lầu đóng cửa lại. Ngồi trước bàn học Trâm cố định thần. Bao nhiêu ý nghĩ lộn xộn trong đầu: Tại sao mấy tháng nay mình hay nghĩ đến anh?... Mỗi khi anh đến lòng mình lại rộn ràng khó tả?...Thôi đúng rồi, mình đã yêu anh Thanh! Trâm nhắm mắt lập đi lập lại mấy tiếng này, vừa sung sướng lại vừa sợ hãi! Nhưng nếu anh Thanh không yêu mình? Chỉ mới nghĩ đến đó thôi, lòng Trâm đã quặn thắt như bị cắt ruột! Anh Cường đã từng nói thằng Thanh có số đào hoa quá trời. Thấy mấy cô đeo nó mà bắt thèm! Trâm đã gặp vài cô gọi là "bạn gái suông thôi mờ" của anh, cô nào cũng tóc dài lả lướt, áo tơ dịu dàng...Nhỏ gật gù: mẹ cũng có lý khi giảng mô ran" yểu điệu thục nữ quân tử háo cầu", con gái như cô ai dám rước! Lúc đó sao Trâm thấy mẹ cổ lổ sĩ cách gì. Té ra người xưa nói câu nào trúng phóc câu đó. Vậy chỉ còn con đường duy nhất. ..

Từ đó, chú Sồi của tiệm uốn tóc Lyly ngoài đường Phan Đình Phùng tháng tháng không còn gặp cô Trâm nữa. Trâm nhịn ăn quà để may hai cái áo lụa. Một màu ngà có chữ thọ tròn, một màu vàng tươi tơ trời, nổi bông mai lan cúc trúc. Quần tây áo đầm được cẩn thận xếp vào đáy tủ. Cái màn đi đứng mới là khổ! Trâm phải đội cuốn tự điển dày cộm lên đầu để tập đi thật dịu dàng, khoan thai. Trâm thay đổi đến nỗi tụi bạn phải ngạc nhiên. Trúc tra vấn:

- Khai thiệt đi. Có "vấn đề" gì mà mày thay đổi tới 360 độ hả nhỏ? Tao nghi quá... chắc em đã...?

Trâm mắc cở đập vai Trúc:

- Con khỉ chỉ đoán mò. Có gì tao đã cho mày hay rồi.

Trúc vẫn không chịu thua:

- Nhưng lúc này tao thấy mày kỳ kỳ. Khi vui khi buồn, khi thì như đang ở trên mây. Tóm lại mày không còn... như xưa!

Trâm ngập ngừng một phút, định thổ lộ với Trúc nhưng lại thôi. Chưa tới lúc. Liên hệ giữa Trâm và Thanh không có gì thay đổi. Anh vẫn đến chơi và đã vui vẻ trở lại. Trâm cũng tỏ ra săn sóc anh hơn trước. Nàng học mẹ nhiều món ngon để đãi Thanh (Một nhà tư tưởng lớn đã từng phán: Muốn chinh phục trái tim người đàn ông, hãy chinh phục cái bao tử của họ trước!). Trâm tìm mọi cách cho anh để ý đến sự thay đổi của của nàng, nhưng hình như Thanh không thấy gì hết!

Đến hôm Trâm và Trúc hẹn nhau đi ciné. Thanh đến bất chợt thấy Trâm từ trên lầu đi xuống. Mái tóc tơ mềm óng mượt chấm vai. Tà áo lụa vàng quấn quít đôi chân. Thanh trợn tròn mắt:

- Ô, công chúa bữa nay xinh quá. Điệu này chắc mấy chàng phải sắp hàng xin làm quen với Trâm? Ờ, mà sao tới giờ này anh cũng chưa được Trâm giới thiệu bạn trai cho anh biết vậy kìa... Trâm bực bội ngang:

- Em thì ai mà thèm! Còn anh nữa, có khi nào anh giới thiệu người yêu của anh cho em biết đâu?

Mắt Thanh chợt sáng lên:

- Sắp rồi đó. Lần này nghiêm chỉnh. Anh sẽ đưa chị Huyền tới ra mắt cả nhà...

Trời sập xống lúc này chắc cũng không làm Trâm kinh hoàng hơn! Mặt Trâm tái nhợt. Thì ra mọi cố gắng của nàng từ trước tới nay chỉ là công dã tràng!!!

Cảm thấy nước mắt sắp trào ra, Trâm lôi tay nhỏ Trúc, mắt không dám nhìn Thanh:

- Anh ngồi chơi, anh Cường sắp về tới rồi. Tụi em đi ciné nhé.

Ra ngoài leo lên yên sau chiếc xe solex của Trúc, lòng Trâm rối bời.Trúc hỏi hai ba lần không thấy Trâm trả lời, ngạc nhiên ngoáy cổ lại nhìn, thấy hai má bạn đầm đìa nước mắt, nhỏ chợt hiểu, rồi thở dài:

- Tao biết ngay mà. Mày yêu anh Thanh phải không? Thôi nín đi, người ta nhìn kìa . Bây giờ về nhà tao, chớ mặt mũi mày tèm lem đi chơi sao được.

Trúc quay hướng xe về nhà. Vào đến phòng đóng cửa lại là Trâm để cho nước mắt tuôn ra. Trúc ôm đầu Trâm vỗ về:

- Khóc đi, khóc cho hả...

Khóc một hơi, Trâm lau nước mắt nhưng vẫn tức tưởi:

- Tao khờ thiệt! Nhưng mà mày biết mà, chuyện đó tới tự nhiên, tao không sao cưỡng được, dù trong thâm tâm tao vẫn biết anh Thanh chỉ xem tao như em gái...chung quanh anh có hàng tá người đẹp chỉ chờ anh ghé mắt tới!

Trúc chợt nhớ ra:

- Trời đất, mới mấy tháng trước ảnh buồn khủng khiếp vì chuyện chị Mai. Mà bây giờ đã có chị Huyền thế vô. Tao cũng phục luôn!

Trâm giải thích:

- Theo lời anh Cường kể, anh Thanh với chị Mai yêu nhau ghê lắm. Nhưng gia đình chị chê anh Thanh chỉ là trung uý quèn. Nhạc sĩ chỉ có tiếng chớ không có tiền! Trong khi một anh kỹ sư tốt nghiệp bên Mỹ về đeo chị dính cứng. Họ còn dọa nếu anh Thanh không rút lui, một ngày đẹp trời sẽ có màn khăn gói quả mướp, xách đàn lên rừng hát cho... khỉ nghe! Anh Thanh yêu chị Mai, nhưng lần đó tự ái bị tổn thương nặng nề.

Trúc triết lý vụn:

- Có thể gia đình chị Mai cũng có lý. Theo tao thấy, mấy chàng có máu nghệ sĩ không... bảo đảm lắm! Tao nghe kể vợ mấy ổng khổ lên khổ xuống vì ghen. Người của quần chúng mà mày. Mà đôi khi cũng khó tránh, mèo nào chê mỡ? Thí dụ cụ thể: anh Thanh của mày vừa mới thất tình chị Mai, bây giờ đã có một cô Huyền thế vào cái rụp. Nhỏ liếc Trâm rồi ngập ngừng: Nếu bây giờ tình cảm mày chưa sâu đậm lắm thì ráng mà dứt. Nếu không còn khổ dài dài đó em ơi!

Trâm thở dài não nuột:

- Mày có lý. Nhưng bây giờ tao biết chắc rằng từ xưa tới nay tao không hề rung cảm với những người theo tao, vì trong lòng tao chỉ có anh Thanh...

-Tao hiểu. Trúc an ủi.Thôi hy vọng thời gian sẽ làm mày nguôi ngoai. Rồi nhỏ đổi giọng diễu:- Bây giờ mình tính chuyện hiện tại. A lê hấp, đứng lên đi rửa mặt rồi thẳng tiến ra hẽm Casino, tao bao mày một chầu bún thịt nướng. Chỉ nghe mùi thơm thôi là đủ quên hết cuộc đời!

Trâm cười gượng:

- Ừ thì bún thịt nướng. Tao đang cần quên cuộc đời... ô trọc!

... Bắt đầu từ đó Trâm thay đổi nhiều. Vui đó rồi buồn đó. Nàng không còn reo vui mỗi khi Thanh đến, trái lại thường tránh mặt chàng. Thanh chắc đang say duyên mới nên không để ý. Anh Cường còn tệ hơn. Chỉ có chị Hạnh thôi. Dưới mắt anh, Trâm chỉ là đứa -con -nít chưa - biết - gì !

...Noel năm đó nhỏ Nga mở bùm mời đám bạn cũ tới chơi. Lên Đại học mỗi đứa một phân khoa, tản lạc tùm lum. Trừ Trúc và Trâm cùng chọn Văn khoa.Trúc kéo mãi Trâm mới chịu đi... Tự dưng nàng thấy lạc lõng giữa đám người ồn ào và quay cuồng theo tiếng nhạc. Trâm đứng một mình cạnh cửa sổ nhìn ra vườn. Mùi dạ lý thơm ngát. Sát bên bờ tường, những cành hồng trĩu bông đong đưa trong bóng đêm. Có tiếng hỏi sau lưng, nhẹ nhàng:

- Xin lỗi cô Trâm. Cô không thích nhẩy sao?

Nàng giật mình quay lại. Một chàng trạc tuổi anh Cường. Cao hơn Trâm gần một cái đầu. Trong bóng tối lờ mờ, không nhìn rõ mặt, nhưng qua giọng nói và cách ăn mặc thì cũng có vẻ...tử tế! Anh chàng tự giới thiệu:

- Tôi là Hải, anh họ của Nga. Nếu không ngại, tôi xin được mời Trâm bản Rumba này ( Ngại? Tại sao ngại?). Trâm mĩm cười nhận lời. Hải đưa Trâm đi trong tiếng nhạc dìu dặt. Trâm nhận xét: nhảy khá lắm. Dở như mình mà nảy giờ chưa dẫm lên chân anh chàng lần nào. Nói ít nhưng khôi hài có duyên... Sau bản Rumba, Hải không rời Trâm nửa bước. Cuối buổi tiệc còn xin phép được tới nhà thăm. Nàng lịch sự ừ ào cho có lệ...

Trên đường chở Trâm về, Trúc mở máy:

- Cám ơn tao không nhỏ. Tối nay tao thấy mày vui quá trời. Suốt buổi tối, anh chàng Hải bám mày hơi kỹ đó nghe. Thấy vậy tao đã làm một cuộc điều tra chớp nhoáng. Vảnh lổ tai lên nghe cho kỹ nè em. Hải bà con chú bác với con Nga. Vừa xong Cao Học Hành Chánh. Thành phần c.o.c.c. nên hy vọng sẽ vô nằm ở một bộ nào đó tại Sègòn. Độc thân vui tính và rất đễ thương. Đó là theo lời con Nga, chớ tao chưa kiểm chứng. Có vài mối tình vớ vẩn. Nhưng theo tao thấy, tối nay anh chàng đã gặp đúng "mối tình lớn" rồi đó...

Trâm đập tay lên vai bạn:

- Con khỉ! Lúc nào cũng giỡn được.

Về đến nhà, lên giường nằm, nghĩ ngợi lan man một lúc, Trâm lại nghĩ đến Thanh. Quên sao được mà quên. Dáng dấp đó, nụ cười đó, cặp mắt đó đã khắc sâu vào tâm khảm của Trâm dám từ hồi con nhỏ mới lên bảy, lên tám!! Nhưng bây giờ nghĩ đến Thanh, Trâm đã bớt đau. Ừ biết đâu tác giả câu "tình chỉ đẹp khi còn dang dở..." lại không có lý? Lấy nhau rồi liệu Trâm có đương đầu nổi với cái tính bay bướm của Thanh không? Hay ba bữa, nửa tháng đã xách valy về nhà mẹ xin...tị nạn! Ghen tương, khóc lóc chắc chắn sẽ làm Trâm mau già, mau xấu. Lúc đó có gì bảo đảm Thanh sẽ không quăng bỏ Trâm như một tấm giẻ rách?...Thôi đành...Trâm bực bội úp mặt vào gối. Giấc ngủ chỉ tới khi đồng hồ dưới phòng khách gõ bong bong ba tiếng!...

Hôm sau khi Trâm mở mắt, ánh nắng đã tràn trề qua cửa sổ. Chắc phải hơn 10 giờ trưa. Nhớ tới cái hẹn đi ciné với nhỏ Trúc, Trâm lật đật nhảy xuống giường. Rửa mặt mũi xong xuôi, đang pha ly sữa chocolat thì chuông cửa reng. Tưởng Trúc tới, Trâm vừa đi ra vừa lẩm bẩm nhỏ này sao tới sớm vậy kìa? Hẹn xuất 12g30 lận mờ. Vừa mở cửa, há miệng định hỏi, Trâm ngậm lại liền vì người đứng trước mặt Trâm là...Hải! Nàng lúng túng nhìn xuống bộ quần áo ngủ. Hải cũng lúng túng không kém:

- Sẵn có việc đi ngang qua đây nên ghé vô thăm Trâm một tí. Có phiền gì không?

Trâm đã lấy lại bình tĩnh:

- Dạ không phiền gì hết. Mời anh vô nhà. Anh ngồi đây đợi Trâm chút xíu nghe.

Trâm nhờ chị người làm pha nước mời Hải rồi chạy vội lên lầu thay quần áo. Trở xuống phòng khách, nàng thấy Hải đang đứng nơi cửa sổ nhìn ra vườn. Chàng khen:

- Vườn nhà Trâm nhiều hồng quá. Chắc Trâm thích hồng lắm phải không?

Trâm sắp buột miệng trả lời thích nhất là hồng Baccara, may sao thắng lại kịp! Nhớ đây là Hải chớ không phải Thanh đâu nghe nhỏ. Trâm từ tốn trả lời:

- Dạ hoa nào Trâm cũng thích, nhưng đặc biệt là hồng.

Hải cũng đồng ý. Chàng nói hồng vừa có sắc vừa có hương. Trâm tự hỏi không biết anh chàng bắt đầu thích hồng từ lúc nào? Trâm mĩm cười với ý nghĩ này và kín đáo quan sát Hải. Người tầm thước, nước da bánh mật, mặt chữ điền với vầng trán rộng. Không thể nói là đẹp trai như anh Thanh hoặc anh Cường, nhưng có một cái gì toát ra khiến người đối diện dễ có cảm tình lẫn tin cậy. Hai người nói chuyện trời trăng mây nước một lúc thì nhỏ Trúc tới. Thấy Hải, Trúc chào anh chàng rồi quay qua nháy mắt với Trâm, ỏn ẻn:

- Xin lỗi, không biết Trúc có làm phiền hai người không?

- Không, không. Sẵn có chuyện đi ngang đây nên ghé thăm cô Trâm thôi. Thôi xin phép để hai cô tự nhiên. Hải vừa nói vừa đứng dậy.

Trúc vẫn không tha:

- Uả, vậy mà Trúc tưởng...

Hải hơi đỏ mặt (sau này anh chàng thú thật với Trâm là ngay từ lúc thấy Trâm tại nhà Nga, cái dáng gầy gầy, đôi mắt hơi xa vắng và cái vẻ lạc lõng của nàng làm Hải thấy...thương liền! Đêm đó về nhà chàng nghĩ đến Trâm mãi và quyết định sáng hôm sau phải kiếm cớ đến thăm). Trâm đưa Hải ra cửa. Chàng nói nhỏ:

- Nếu Trâm cho phép, thỉnh thoảng...anh sẽ đến chơi.

Nàng lắc đầu chào thua trước sự đánh mau đánh mạnh của Hải!..

Thấy Trâm trở vô, nhỏ Trúc hất mặt:

- Tao nói có đúng phóc không nè? Anh chàng đã bị bị trúng thương nặng rồi. Không ngờ con Nga "cá ngão" mà có ông anh...uy tín quá xá. Cô nàng nhìn Trâm dò xét:

- Mày thấy sao?

Trâm nhún vai:

- Mới nói chuyện có hai lần, mi muốn tao thấy cái gì đây? Thôi dẹp chuyện đó một bên. Sửa soạn đi sắp hàng mua vé ciné là vừa.

Từ đó, không phải thỉnh thoảng mà tuần nào Hải cũng đến thăm Trâm. Lúc đầu còn kiếm cớ này cớ nọ. Riết rồi thành chuyện...tự nhiên! Anh chàng khôn khéo ra gì. Biết lấy lòng mẹ Trâm bằng cách thỉnh thoảng lái xe đưa bà đi chùa. Lâu lâu đánh vài ván cờ tướng với ba. Hiếm lắm mới "dám" thắng một trận! Ba mẹ đều khen Hải hết lời. Anh Cường cũng nói thằng nàycoi giò coi cẳng được lắm.

Trâm nguýt anh:

- Làm như anh Hải là con gà con vịt không bằng!

Anh Cường cốc đầu Trâm:

- Nhỏ khờ ơi, tao coi tướng nó đó. Thằng này có tướng... râu quặp. Đứa nào lấy nó sẽ sướng suốt đời hiểu chưa? Mày không lẹ tay coi chừng mất uổng lắm.

Nói rồi anh cười hà hà ra vẻ khoái chí. Trâm mắc cở:

- Xí, em có thương anh Hải đâu mà lấy.

Tuy nói vậy nhưng sự săn sóc, sự chìu chuộng hết lòng của Hải, khiến Trâm thấy cảm động. Nhưng chưa bao giờ nàng đi chơi một mình với Hải. Trâm sợ, dù không định nghĩa được mình sợ cái gì?

Thanh vẫn ghé chơi như thường lệ. Cái tật dậm chân tại chỗ một lần nữa khiến anh nghêu ngao "Lên Xe Tiễn Em Đi"! Lại ủ ê mất một thời gian. Có lần tức mình quá Trâm nói anh cứ lăng nhăng như vậy mai mốt thành trai già, khỏi cô nào thèm lấy anh ...

Thanh cười:

- Trâm đừng lo. Thầy bói có nói anh tuy tình duyên lận đận, nhưng tiền hung hậu kiết!

Trâm trêu coi chừng hậu kiết...lỵ thì còn khổ hơn!

Thanh nắm lọn tóc dài, bây giờ đã quá vai, của Trâm giựt giựt:

- Trâm hư, dám trù anh hả?

Miệng kêu đau quá, nhưng thật sự Trâm chỉ ao ước được ngã vào lòng anh, được anh ôm chặt trong vòng tay, dù chỉ một lần! Tim Trâm nhói đau khi cảm thấy rõ ràng tình yêu của mình đối với Thanh vẫn nguyên vẹn! Trâm bất lực...

...Hè năm đó Hải ngỏ lời cầu hôn Trâm. Bị hỏi bất ngờ Trâm đành hứa sẽ trả lời Hải sau khi suy nghĩ chín chắn.

Trâm kể Trúc nghe lời cầu hôn của Hải. Nhỏ hỏi:

- Quen Hải bấy lâu nay, cảm tình của mày đối với hắn ra sao?

Trâm trầm ngâm:

- Tao thấy Hải không có điều gì đáng chê. Đúng ra tao cũng có nhìều cảm tình với anh chàng. Nhưng cảm tình khác với tình yêu...

Trúc cắt ngang:

- Nghe đây nhỏ: tình yêu quan trọng thậtt, nhưng theo tao một người chồng tốt quan trọng hơn. Tình yêu có thể tự nó sẽ đến sau.

Trâm nghĩ thầm thiệt tình, con bé này không có một cà ram romantic nào trong máu!

- Sao mày dám chắc vậy? Trong hôn nhân không có tình yêu làm sao mà...sống?

Trúc quả quyết:

- Có gì khó. Tao cứ quan sát những người chung quanh là thấy liền tù tì! Bà Diễm chị họ tao, trước kia nằng nặc đòi lấy ông Quân. Gia đình cản, bà dọa tự tử. Chỉ mới đứa con đầu là ổng trổ mòi. Bỏ cô này bắt bà kia. Bà Diễm khổ như điên mà đâu dám than. Mình làm mình chịu mà mày. Trong khi đó chị Hà tao lại bị gia đình ép lấy anh Sinh. Lúc đầu bả khóc lóc ghê quá. Nhưng ông bà via tao nói lỡ hứa với gia đình bên kia. Mà mày biết đó, ba tao nghiêm một cây. Vậy mà bây giờ anh chị lại yêu nhau ra rít, dính nhau như sam. Sản xuất cả lũ nhi đồng. Nhà chị Hà lúc nào cũng rộn rã tiếng cười, trong khi nhà chị Diễm cứ buồn như bãi tha ma! Thành thử đối với tao, lấy được người mình yêu cũng tốt. Nhưng lấy được người yêu mình thì...khoẻ hơn. Tao chủ trương hưởng nhàn mày ơi!

Trâm gật gù:

- Ở một khía cạnh nào đó mày có lý. Nhưng tao vẫn thấy...không yên tâm.

Trúc nhìn Trâm cười cười:

- Tao thấy tốt nhất từ tình cảm tiến sang tình yêu, hơn là từ tình yêu biến thành...tình hận! Mà đàn bà thì lỗ trăm phần trăm. Mày nghĩ cho kỹ kẻo hối hận sau này. Nên nhớ tình của mày đối với anh Thanh chỉ là tình một chiều.

- Làm người khó quá hả mày!? Trâm thở dài.

Trúc gật gù:

- Nếu không sao cụ Nguyễn công Trứ lại ao ước:

Kiếp sau xin chớ làm người

Làm cây thông đứng giữa trời mà reo...

Sau mấy hôm liền suy nghĩ cặn kẽ, Trâm kể mẹ nghe lời cầu hôn của Hải. Dĩ nhiên bà tán đồng cả hai tay. Trâm nói con chưa nhận lời vì không yêu Hải thì mẹ cũng khuyên y như nhỏ Trúc. Bà còn thêm:

- Như ba mẹ hồi xưa còn tệ hơn. Ông bà ngoại chỉ cần tuyên bố gả mẹ cho ba, mẹ không có quyền phát biểu ý kiến, cảm tưởng gì ráo! Lễ vấn danh rồi lễ hỏi, mẹ có dám nhìn ngay mặt ba tụi bây đâu. Vậy mà ba mẹ cũng sống hạnh phúc tới bây giờ. Ăn thua mình thôi con à. Vợ chồng biết nhường nhịn mỗi người một chút là xong hết. Thằng Hải tánh hiền lành, trung hậu. Con lấy nó không khổ đâu.

Anh Cường cũng đốc vô. Không hiểu anh có biết Trâm yêu Thanh không, nhưng anh khuyên một câu làm Trâm giựt mình:

- Nếu Trâm muốn có một cuộc sống bình yên thì nên lấy thằng Hải. Những týp nghệ sĩ lãng mạn như thằng Thanh chỉ đem sóng gió đến cho gia đình. Nhỏ đủ khôn để chọn. Sau cùng Trâm đã chọn Hải.

Trước đám cưới độ một tuần, Thanh từ Biên Hòa về. Anh hỏi Trâm muốn gì cho ngày cưới. Trâm đáp không suy nghĩ Trâm chỉ muốn anh tặng hồng Baccara. Tự dưng cảm giác nghẹn ngào dâng lên khiến đôi môi Trâm run run. Cặp mắt buồn rười rượi của Trâm lần đầu dám nhìn thật sâu vào mắt Thanh. Anh có hiểu không, mười tám nụ hồng ngày nào đã mở cửa cho mối tình vô vọng của em. Em ao ước cũng chính những nụ hồng này sẽ đánh dấu ngày em vĩnh biệt mối tình đó! Trâm thấy Thanh hơi sửng sốt. Anh cũng nhìn lại Trâm đăm đăm ra chiều nghĩ ngợi. Trâm nghĩ là anh đã hiểu và Trâm hài lòng. Ít nhứt anh cũng đã hiểu. Ích lợi gì Trâm không cần biết. Điều quan trọng là anh hiểu...

Đúng hôm cưới, ngay từ sáng sớm, Thanh tới với hai chục bông hồng Baccara còn hàm tiếu. Ghì bó bông vào ngực, nước mắt chực trào ra, Trâm lắp bắp cám ơn anh. Thanh nói vội:

- Coi kìa, ngày cưới phải vui. Cười lên anh coi có đẹp không.

Trâm chớp chớp mắt, hai giọt lệ lăn dài. Không biết nghĩ sao mà Thanh rút mùi soa nhẹ nhàng lau hai gò má đẫm ướt của Trâm, rồi cố pha trò:

- Thậtt đúng câu "khấp như thiếu nữ vu qui nhật". Anh không hiểu sao cô nào đi lấy chồng, trong ngày cưới cũng khóc lóc như vậy? Coi chừng cặp mắt sưng đỏ xấu lắm. Trâm gượng cười mời anh ngồi chơi, nhưng Thanh nói có việc phải đi, hẹn tối gặp lại ở nhà hàng. Trâm đem hoa vô cắm trong phòng... Rồi trước khi rời căn phòng của một thời con gái đầy ắp kỷ niệm để lên xe hoa, một lần nữa Trâm cúi xuống âu yếm hôn mấy đóa hồng... Trúc nhìn Trâm với cặp mắt đầy trách móc:

- Nhỏ này thiệt. Nhớ bữa nay là ngày gì không? Lộn xộn!

- Tội nghiệp tao mà. Trâm cười buồn. Chỉ còn lần này rồi... nghìn trùng xa cách!

Trúc thở dài không nói gì. Nàng thấy thương bạn và hối hận khi nhớ có lần đã nói đùa "bao nhiêu người khổ vì mày. Coi chừng bị quả báo đó em!" Không biết có phải vì "lời nguyền" này mà...?

Hôm sau Hải và Trâm bay lên Đalạt một tuần. Hải đưa nàng đi cùng khắp. Thác Prenn, thác Cam Ly, hồ Than Thở...Khí hậu ĐàLạt mát mẻ, lý tưởng cho những cặp vợ chồng mới cưới. Dễ hiểu thôi, trời lạnh, muốn ấm cần phải...xích lại gần nhau tí nữa đi em (anh)!. Hải rất dịu dàng và tế nhị. Về lại Sàigòn, trước những câu hỏi đượm mùi tò mò tọc mạch của Trúc, Trâm thú thật cũng không đến nổi "khủng khiếp" như các nàng đã tưởng tượng!..Khi Trúc muốn đi sâu vào chi tiết, Trâm dẫy nẫy:

- Không được. Ráng chờ rồi sẽ biết. Nếu tao tiết lộ hết, chừng đó mi sẽ mất thú vị!...

...Cuộc sống hai vợ chồng bình thản. Hải làm ở Bộ Nội Vụ. Trâm vẫn cắp sách đến trường. Cuối tuần hoặc về nhà ba má Hải, hoặc về đằng ba mẹ Trâm. Hè tới anh Cường sẽ làm đám cưới với chị Hạnh. Trước hạnh phúc của hai người Trâm cũng cảm thấy vui lây, tuy trường hợp của nàng và Hải không giống như của "đôi chim cu" Cường- Hạnh. Thanh vẫn đến chơi với anh Cường. Một hôm Hải đánh cờ với ba trong phòng khách, Trâm đang lúi húi tỉa hồng thì Thanh đẩy cửa bước ra vườn. Trâm ngước nhìn anh. Nụ cười làm sáng cặp mắt nâu của anh khiến lòng Trâm se sắt. Thanh chỉ mấy khóm hồng:

-Trâm thấy không, từ khi Trâm xa nhà anh thấy mấy cụm hồng cũng bớt đẹp. Có lẽ nó nhớ Trâm đó... Không hiểu trời xui đất khiến gì Trâm buột miệng:

- Còn anh thì sao, có giống mấy cụm hồng này không?

Hỏi xong mới thấy mình táo bạo, mặt Trâm đỏ bừng. Thanh không trả lời mà hỏi lại:

- Lúc này Trâm mập ra, chắc có tin mừng phải không?

Trâm e lệ gật đầu:

- Dạ, hơn ba tháng rồi anh.

Thanh gật gù như nói một mình:

- Điều này chứng tỏ Trâm hạnh phúc. Anh mừng...

Hạnh phúc! Ôi hạnh phúc là điều rất mơ hồ...Trước tình yêu chân thành và nồng nàn của Hải, Trâm đáp lại với tất cả tấm lòng của một người vợ hiền thục. Chỉ vậy thôi. Hải không đòi hỏi gì hơn. Chắc anh chàng rất hạnh phúc vì lấy được người mình yêu. Trâm bằng lòng với cuộc sống hiện tại. Có lẽ đó cũng là một khuôn mặt của hạnh phúc. Nhạc sĩ Vũ Thành An chẳng từng viết: đời một người con gái ước mơ đã nhiều, Trời cho không được mấy... Nếu tất cả ước mơ đều được toại nguyện thì trái đất này là một thiên đàng! Trâm đã chọn cuộc đời bình lặng và hy vọng mình không lầm. Nàng nói với Thanh giọng đượm buồn:

- Dạ, có thể là em hạnh phúc. Anh thì sao? Chừng nào cho em ăn cưới?

Thanh nhăn nhó ra vẻ đau khổ:

- Số anh là số con rệp. Các cô bỏ anh đi lấy chồng hết trơn!

Trâm ngắt lời:

- Đừng đổ tội cho các cô. Tại anh, cứ tiến một bước lại lùi hai bước!

Thanh nhìn Trâm, cặp mắt xa vắng, giọng bỗng ngậm ngùi:

- Trâm có lý. Có thể là anh đã thả mồi bắt bóng. Cũng có thể vì anh không hiểu rõ lòng mình. Lúc "Tình Yêu Thật Sự" của anh đi lấy chồng, anh hiểu ra thì quá muộn!

Lòng Trâm chùng xuống:

- Có ai uống được hai lần cùng một giòng nước, ở cùng một con sông, cũng như ly nước đổ xuống đất rồi làm sao hốt lại được hả anh?!

Thanh chưa kịp trả lời thì anh Cường gọi vào ăn cơm.

...Thúy ra đời trong sự mong chờ của mọi người. Trâm bận hơn trước nên thưa về nhà mẹ, thành cũng ít gặp Thanh hơn...Tết 74, vợ chồng Trâm đem con về chúc Tết ba mẹ, gặp Thanh cũng đến chúc Tết ông bà. Tuy ít gặp, nhưng mỗi lần gặp được bác chìu chuộng và chơi với bé hàng giờ, Thúy rất yêu bác Thanh. Nhìn con cười ngặt ngẽo trên vai chàng, Trâm nghĩ sao Thúy không là con của Thanh? Nhưng khi nhìn khuôn mặt hiền hậu của chồng, Trâm cảm thấy hối hận, tự cấm mình không được nghĩ vớ vẩn như vậy nữa... Hôm gặp Thanh ngoài phố với Yến, biết họ sắp lấy nhau, Trâm buồn hết mấy ngày. Sau cùng Trâm nghĩ khi Thanh đã thuộc hẳn về một người đàn bà khác, chắc nàng sẽ quên Thanh dễ dàng hơn...

...Cuối tháng 4 năm 75, vợ chồng Trâm may mắn thoát khỏi Việt Nam và qua định cư tại Québéc. Anh Cường và Thanh đều kẹt lại. Khi liên lạc được với bên nhà, Trâm được biết một năm sau ngày vợ chồng Trâm ra đi, Thanh cưới Yến và bây giờ họ có hai con.

Hôm nay ngồi một mình giữa mùa đông vây quanh, nơi xứ lạ, cách quê nhà hàng vạn dậm, qua bao nhiêu biến cố thăng trầm, Trâm chợt nghĩ đến Thanh. Nàng tự hỏi không biết mình có quên được chàng? Chắc là không, nhưng Trâm không còn xót xa khi nghĩ đến Thanh nữa. Chàng bây giờ chỉ còn là một kỷ niệm. Kỷ niệm nào lại không đẹp, dù là kỷ niệm buồn?!. Trâm vẫn sống bình yên trong tình yêu tuyệt vời của Hải. Nàng không dám đòi hỏi gì hơn ở cuộc đời. Bên ngoài, muôn ngàn đoá hoa trắng rụng đầy trời. Nhìn những bông tuyết lạnh lùng, Trâm chợt nhớ tới mùa thu. Mùa thu nơi đây đẹp lạ thường. Hai hàng cây trên con đường nhà Trâm rực rỡ lá vàng. Bỗng dưng nàng thèm tha thiết được mặc lại chiếc áo lụa vàng ngày xưa. Mặc chiếc áo này, đi trong nắng vàng mùa thu, giữa hai hàng cây rực rỡ vàng, gió thu lay nhẹ hai tà áo...Đôi mắt Trâm thoáng mơ màng...Ngoài kia tuyết vẫn nhẹ nhàng rơi.. Trâm thấy lòng thật thanh thản. Tình yêu năm xưa chắc vẫn còn đó, nhưng đã ngủ yên...

Thiếu Khanh * năm khúc tình dao



















Khúc tình dao thứ nhất

Em còn ngoảnh mặt làm thinh
Mặc anh phân giải dỗ dành nỉ non
Long lanh giọt tủi lăn tròn
Giọt thương lăn ngược, giọt hờn lăn xuôi
Gió đưa cây cải về trời. . .”

Khúc tình dao thứ hai

Hôm qua anh đến làm lành
Mắt em ngân ngấn cho anh bùi ngùi
Đồ chừng em đã nguôi nguôi
Anh lân la tới
Em lùi thật xa
Trời kia có lúc phong ba
Sông kia có lúc phải qua thác ghềnh
Lạy trời cho hửng nắng lên
Cho mưa tạnh giọt cho mình nguýt ta
Thương nhau cau bẩy bổ ba. . .”

Khúc tình dao thứ ba

Vì anh bằn bặt phương xa
Vì nhà em lắm người ra người vào
Vì chưa tươi tốt trầu cau
Vì cha vui chén rượu nào phải không?
Nắng mưa e má thôi hồng
Hay vì cách núi ngăn sông mỏi mòn
Mà lòng nhạt phấn phai son
Mà tình chưa chút dỗi hờn
Bỗng dưng. . .
Tay bưng dĩa muối chấm gừng. . .”

Khúc tình dao thứ tư

Rằng xưa ai nỡ làm ngơ
Tội anh tháng đợi năm chờ uổng công
Ai ngờ con sáo sang sông
Giờ em tay bế tay bồng với ai
Tóc mai sợi ngắn sợi dài. . . “

Khúc tình dao thứ năm

Một thương mẹ đặt – em ngồi
Mười thương đũa xếp thành đôi chẳng đều
Trăm thương mắt nhắm chân liều
Nghìn thương em mãi trôi theo ý người
Mấy thương mua lại nụ cười…”

Thiếu Khanh

Tuesday, March 13, 2012

TUỆCHƯƠNG HOÀNGLONGHẢI * Biển Đông



“Thuận vợ thuận chồng, tát biển Đông cũng cạn”



1) Biển Đông, tên gọi


Khi còn nhỏ, chưa biết đọc sách, tôi biết ở phía đông nước ta có biển, tên gọi là Biển Đông.


Đầu tiên là do những kỷ niệm thời thơ ấu. Sau “tháng Tám nám trái bưởi” là mùa mưa gió, lụt lội, mùa “mưa phùn gió bấc”, nhiều đêm biển động nghe rõ lắm, mặc dầu thành phố Quảng Trị, “miền thơ ấu” – như người ta thường gọi – , xa biển khoảng bảy, tám cây số. Vào những đêm biển động ầm ì như thế, cha tôi (gọi bằng cậu) không gọi là “biển động” mà gọi là “sấm”: “Biển Đông sấm động.” Đó là những đêm “chớp bể mưa nguồn” như trong thơ Trần Tế Xương vậy.


Ca dao, ai nấy cũng thường nghe khi còn nhỏ, cũng gọi biển ấy là biển Đông. Bài ca dao sau đây thì chưa rõ hẵn.


Ai đi đường ấy hỡi ai?!
Hay là trúc đã nhớ mai đi tìm?
Tìm em như thể tìm chim!
Chim bay biển bắc em tìm biển Đông!


Hai bài sau đây nói rõ hơn, xác định biển ở phía đông là “biển Đông”, tức là biển của người Việt Nam chúng ta.


Anh mong gởi cá cho chim
Chim bay ngàn dặm cá chìm biển Đông!
Biển Đông sóng dậy bốn mùa
Ai cho bậu uống thuốc bùa bậu mê!


- Gởi cá cho chim là gởi một món ăn cho người… yêu. Người yêu thì bay xa ngàn dặm. Cá thì chìm ngoài biển Đông, là biển phía đông của nước ta, cũng có nghĩa là biển của ta.


- Biển Đông thì lúc nào cũng có sóng, giống như bậu lúc nào cũng mê vì… bị bùa!!!!


Câu ca dao gây ấn tượng nhiều nhứt cho chúng ta là hai câu sau đây:


Dã tràng xe cát biển Đông,
Nhọc mình mà chẳng nên công cán gì!


Khi nước biển rút xuống, bãi cát bên bờ biển bày trơ ra, những con dã tràng (giống như con cua, nhỏ hơn cái nắp keng của chai bia, tên nôm na là con “còng”), xuất hiện bên bờ biển, lấy càng vo những viên cát nhỏ, nhỏ hơn cái nút áo. Rồi nước thủy triều lên, đánh tan những viên cát đó. Chúng xe cát để làm gì? Giống như người con trai đi làm rể công khó ở nhà vợ chưa cưới, cuối cùng không cưới được vợ, như công dã tràng xe cát vậy.


Câu tục ngữ sau đây, dạy về luân lý, hay hơn nhiều: “Thuận vợ thuận chồng, tát biển Đông cũng cạn”. Câu nầy cũng có nghĩa rằng Biển Đông là biển của người Việt Nam.


2) Sự sai lầm của người Tây phương


Đi học, xem sách được rồi, tôi thấy trong sách Địa Lý cấp tiểu học trước 1945, ghi biển Đông là “Biển Nam Hải.” Tôi hơi ngờ. Có lẽ sách địa lý ghi sai.


Sách giáo khoa địa lý thời Pháp thuộc, có lẽ dựa vào sách Tây mà ghi là Nam Hải.


Người Tây, khi nhìn về phương Đông, họ chỉ thấy có hai nước lớn: Tầu và Ấn Độ. Kha Luân Bố, năm 1492, khi tới được Tân Thế Giới, tưởng lầm là phía Tây Ấn Độ, nên gọi người “mọi da đỏ” là Indian.


Còn Tầu?


Sau khi vua Quang Vũ nhà Hán mở mang “con đường lụa” (Silk Road) hay còn gọi là “Con Đường hồ tiêu” (Spice Road), Marco Polo theo con đường nầy sang Tầu làm quan 12 năm, đời nhà Nguyên (Mông Cổ), rồi anh chàng Polo về lại châu Âu, viết sách giới thiệu về nước Tầu, người Tây phương chỉ biết bên trời Đông chỉ có Trung Quốc, (nước ở giữa, chung quanh chỉ là phiên ly). Ngoài “Chung Côốc”, họ không biết gì hơn, và cũng không cần biết gì hơn, cho nên bán đảo Đông Dương (Việt Nam, Lào, Campuchia), họ gọi chung một tiếng là “Indo-China”, có nghĩa một nửa là Ấn Độ, một nửa là China (Trung Hoa) cho gọn sổ sách mà không cần phân biệt, không cần biết ba dân tộc Việt Miên Lào ở bán đảo ấy là dân tộc nào, chẳng có máu mũ, giòng họ gì với dân tộc của Đức Khổng Tử hay dân tộc của Đức Thích Ca Mâu Ni cả.


Đến thế kỷ 19, học gọi chung vùng nầy Đông Nam Á (tên gọi ngày nay), là Viễn Đông (Extrême Orient)


Ba dân tộc nầy chịu ảnh hưởng văn hóa Tầu và văn hóa Ấn Độ. Nó cũng giống như người Tây Âu chịu ảnh hưởng văn hóa Hy-La vậy thôi. Rõ ràng, những nhà đia lý, thám hiểm, các ông cố đạo thế kỷ thứ 15, 16, 17… khi đến Đông Dương, chẳng chịu động não một chút nào, nên mới gọi ẩu biển Đông của người Việt là “Biển Nam Hải” (biển phía Nam của người Tầu!)


Thằng bé Hoàng Long Hải nầy, tên hồi nhỏ là Hoàng Thế Đức, cũng khi còn nhỏ, trước năm 1945, cảm thấy khó chịu như thế nào ấy, khi thấy trong sách địa lý “cấp tiểu học” (cấp 1 bây giờ), ghi Biển Đông là Biển Nam Hải.


3) Người dân nước nào hoạt động ở biển Đông?


Người Tầu, người Việt đều đã hoạt động, như đánh cá ở biển Đông.


Người Việt đánh cá ở biển Đông, có lẽ cũng không nhiều, vì đi đánh cá xa, cần có tầu lớn, có khi neo ghe ở Hoàng Sa nghỉ chân, “nghe gà bên Tầu gáy”. Tôi đã hỏi một ông chú họ, thời Pháp thuộc đăng lính Khố Xanh (“địa phương quân” của Khâm Sứ Trung Kỳ), có thời ra đóng giữ Hoàng Sa, về câu chuyện “nghe gà bên Tầu gáy”. Ông chú tôi cười, giải thích:


- Khâm sứ Trung kỳ có cho lính đóng đồn ở Hoàng Sa. Mỗi phiên ra Hoàng Sa là sáu tháng, di chuyển bằng ghe buồm, từ Đà Nẵng ra Hoàng Sa rồi quay lại. Khoảng cách từ Hoàng Sa tới Đà Nẵng và từ Hoàng Sa tới bờ biển phía nam đảo Hải Nam gần bằng nhau (tính phỏng chừng). Người Việt Nam đi đánh cá ở biển Đông thường dừng chân ở Hoàng Sa. Người Tầu Hải Nàm đi đánh cá ở biển Đông cũng nghỉ chân ở đó. Nghe tiếng gà trên thuyền đánh cá của người Tầu Hải Nàm gáy, người ta cũng cho là gà bên Tầu gáy, ý muốn nói địa điểm của Hoàng Sa là “xa lắm”, chứ không có nghĩa rằng Hoàng Sa gần Tầu hơn gần Việt Nam.


Có lẽ người Việt đánh cá ở biển đông từ lâu lắm, từ trước thời chúa Nguyễn, bởi vì đầu thế kỷ 17, theo “Vikipedia”, chúa đã cho:


“…. tổ chức khai thác trên các đảo. Đội Hoàng Sa và Đội Bắc Hải có nhiệm vụ ra đóng ở hai quần đảo, mỗi năm 8 tháng để khai thác các nguồn lợi: đánh cá, thâu lượm những tài nguyên của đảo và những hóa vật do lấy được từ những tàu đắm.


Theo “Phủ Biên Tạp Lục” của Lê Quý Đôn thì: “Phủ Quảng Ngãi huyện Bình Sơn có xã An Vĩnh ở gần biển, ngoài biển về phía Đông Bắc có nhiều cù lao, các núi linh tinh hơn 130 ngọn, cách nhau bằng biển, từ hòn này sang hòn kia phải đi một ngày hoặc vài canh thì đến. Trên núi có chỗ có suối nước ngot. Trong đảo có bãi cát vàng dài, ước hơn 30 dặm, bằng phẳng rộng lớn, nước trong suốt đáy… Các thuyền ngoại phiên bị bão thường đậu ở đảo này. Trước họ Nguyễn đặt đội Hoàng Sa 70 suất, lấy người xã An Vĩnh sung vào, cắt phiên mỗi năm cứ tháng 2 nhận giấy sai đi, mang lương đủ ăn 6 tháng, đi bằng 5 chiếc thuyền câu nhỏ, ra biển 3 ngày 3 đêm thì đến đảo ấy. Ở đây tha hồ bắt chim bắt cá mà ăn. Lấy được hóa vật của tàu (nước ngoài bị đắm vì bão),… Đến kỳ tháng 8 thì về, vào cửa Eo, đến thành Phú Xuân để nộp, … Họ Nguyễn đặt đội Bắc Hải, không định bao nhiêu suất, hoặc người thôn Tứ Chính ở Bình Thuận, hoặc người xã Cảnh Dương, ai tình nguyện đi thì cấp giấy sai đi,…, cho đi thuyền câu nhỏ ra các xứ Bắc Hải, cù lao Côn Lôn và các đảo ở Hà Tiên,…, cũng sai cai đội Hoàng Sa kiêm quản… Hoàng Sa gần phủ Liêm Châu đảo Hải Nam, người đi thuyền có lúc gặp thuyền cá Bắc Quốc,…


Lịch Triều Hiến Chương Loại Chí” viết: “Xã An Vĩnh, huyện Bình Dương ở gần biển. Ngoài biển, phía Đông Bắc có đảo [Hoàng Sa] nhiều núi linh tinh, đến hơn 130 ngọn núi. Đi từ núi [chính] ra biển (tức sang các đảo khác) ước chừng một vài ngày hoặc một vài trống canh. Trên núi có suối nước ngọt. Trong đảo có bãi cát vàng, dài ước 30 dặm, bằng phẳng rộng rãi… Các đời chúa Nguyễn đặt đội Hoàng Sa 70 người, người làng An Vĩnh, thay phiên nhau đi lấy hải vật. Hàng năm, cứ đến tháng 3, khi nhận được lệnh sai đi, phải đem đủ 6 tháng lương, chở 5 chiếc thuyền nhỏ ra biển, 3 ngày 3 đêm mới đến đảo ấy (tức Hoàng Sa)… Đến tháng 8 thì đội ấy lại về, vào cửa Yêu Môn (tức cửa Thuận An) đến thành Phú Xuân, đưa nộp.


Năm 1686: (năm Chính Hòa thứ 7) Đỗ Bá Công biên soạn “Thiên Nam Tứ chí Lộ Đồ Thư” trong “Hồng Đức Bản Đồ” hay “Toàn Tập An Nam Lộ” trong sách “Thiên Hạ Bản Đồ”. Tấm bản đồ trong “Thiên Nam Tứ Chí Lộ Đồ” được vẽ theo bút pháp đương thời với lời chú rất rõ ràng: “Giữa biển có một dải cát dài gọi là Bãi Cát Vàng (Hoàng Sa) dài tới 400 dặm… Họ Nguyễn mỗi năm và cuối mùa Đông đưa 18 chiếc thuyền đến đấy lấy hàng hóa, được phần nhiều là vàng bạc, tiền tệ, súng đạn…”, còn bản đồ vẽ trong Toản Tập An Nam Lộ thì ghi chú rất rõ địa danh Bãi Cát Vàng trên biển khơi phía trước của những địa danh trên đất liền như các cửa biển Đại Chiêm, Sa Kỳ, Mỹ Á, phủ Quảng Nghĩa và các huyện Bình Sơn, Chương Nghĩa, Mộ Hoa. (hiện nhà nước CHXHCN Việt Nam còn lưu giữ các bằng chứng lịch sử này)


Năm 1753: Có 10 người lính của Đội Bắc Hải đến quần đảo Trường Sa: 8 người xuống đảo, còn 2 người thì ở lại canh thuyền. Thình lình cơn bão tới và thuyền bị trôi dạt đến cảng Thanh Lan của Trung Quốc. Chính quyền Trung Hoa cho điều tra, và khi biết các sự kiện, đã cho đưa 2 người lính Việt Nam về. Lê Quý Đôn viết: “Tôi đã từng thấy một đạo công văn của quan chính đường huyện Văn Xương Quỳnh Châu gửi cho Thuận Hóa nói rằng: năm Càn Long thứ 18 (1753), có 10 tên quân nhân xã An Vĩnh tổng Cát Liềm huyện Chương Nghĩa phủ Quảng Ngãi nước An Nam, một ngày tháng 7 đến Vạn lý Trường Sa tìm kiếm các thứ, có 8 tên lên bờ tìm kiếm, chỉ để 2 tên giữ thuyền, bị gió đứt dây thuyền, giạt vào Thanh Lan cảng, quan ở đấy xét thực, đưa trả về nguyên quán…


Năm 1816: Vua Gia Long chính thức chiếm hữu đảo, ra lệnh cắm cờ trên đảo và đo thủy trình.


Năm 1835: Vua Minh Mạng cho xây đền, đặt bia đá, đóng cọc, và trồng cây. Đội Hoàng Sa và Đội Bắc Hải được trao nhiều nhiệm vụ hơn: khai thác, tuần tiểu, thu thuế dân trên đảo và nhiệm vụ biên phòng bảo vệ hai quần đảo. Hai đội này tiếp tục hoạt động cho đến khi người Pháp vào Đông Dương.


Không rõ tài liệu Tầu nói như thế nào về Hoàng Sa, Trường Sa mà nay họ gọi là Tam Sa. Tam Sa là tên do mấy chú Ba ở Bắc Kinh mới đặt hay nó đã có từ lâu trong lịch sử Trung Hoa.


Phục vụ trong chính quyền miền Nam VN một thời gian ở vùng Hà Tiên – Rạch Giá, tôi nhận ra một điều, xứ nầy có nhiều người mà dân Nam Bộ thường gọi đùa là “đầu gà đít vịt”, tức là người Miên lai Tầu. Khu vực địa lý Hà Tiên – Rạch Giá có nhiều người trông như người Miên, hoặc nửa Miên nửa Tầu, mang họ Tầu như họ Phan (Phan Chánh Toul, cảnh sát chế độ cũ), họ Dương (Dương Nganh, tự Xà Rum, hồ sơ trận liệt ghi là cựu bí thư xã Dương Hòa, quận Kiên Lương, Rạch Giá), Dương Yếp, Dương Tu, anh em Dương Bộ Hương, Dương Bộ Hành (cảnh sát chế độ cũ), Quách Thị Hoa, Danh Tăng (giao liên Việt Cộng ấp Hòn Heo, xã Dương Hòa), Châu Ai (nguyên xã trưởng xã Bình Trị, Kiên Lương), Trần Ghét Xe (giao liên Việt Cộng xã Bình Trị). Và nhiều người nữa, tôi không nhớ hết, một ít mang họ Miên như họ Danh, phần đông mang họ Tầu như Phan, Dương, Châu, Trần, Quách và cả Mạc Cửu, (họ Mạc) và Lâm Tấn Phát (họ Lâm, thi sĩ Đông Hồ), v.v…


Tổ tiên họ là ai?


Dĩ nhiên là người Tầu. Nhưng Tầu nào? Tầu Bắc Kinh, Quảng Đông, Quảng Tây, Phúc Kiến hay Hải Nàm.


Người Tầu ở vùng Hà Tiên nổi tiếng nấu cơm gà ngon. Họ có một thứ nước chấm đặc biệt nhưng dấu nghề kỹ lắm. Ở Huế, trước chợ Đông Ba, buổi tối có xe cơm (thố) gà đặc biệt ngon. Ông chủ là người Tầu Hải Nàm. Cơm gà là món ăn của người Tầu Hải Nàm. Vậy có phải tổ tiên những người Tầu “đầu gà đít vịt” ở vùng Hà Tiên là dân cướp biển Hải Nàm, sau khi giải nghệ, không về lai Hải Nàm mà định cư ở đây?


Tôi cũng có một “thắc mắc” nữa! Ở ấp Hòn Chông, xã Bình Trị, có một gia đình Tầu, thỉnh thoảng mới nấu cơm gà do có yêu cầu. Xã trưởng Bình Trị mời cơm gà cho nhân viên Ty Xã Hội Kiên Giang ở nhà ông già Tầu nầy. Tôi được tham dự bữa cơm ấy và chợt để ý hai cô con gái chủ nhà cỡ 15, 17 tuổi có hai bàn tay to quá khổ bình thường. Sao có việc nầy? vì lao động cực nhọc? Không! Để ý, tôi thấy cả gia đình nầy đều có bàn tay to như thế? Sách tướng nói rằng bàn tay to là tướng giết người. Không rõ gia đình nầy có liên hệ tổ tiên gì với những tay cướp biển Hải Nàm ngày xưa trong vùng vịnh Thái Lan không? Điều nầy, chắc phải nhờ các nhà “nhân chủng học” mới trả lời được!


Vùng vịnh Thái Lan, từ thế kỷ 16, 17 đã nổi tiếng là “vùng cướp biển”, quê hương của hải tặc. Bọn cướp biển phần đông là người dân Hải Nàm (dân ở đảo, đi biển giỏi). Khi về già, giải nghệ, họ không về lại Hải Nàm vì nhiều lý do: sợ chính quyền Hải Nàm biết họ là dân cướp biển, vì kinh tế, v.v… Họ định cư ở những vùng quanh vị Thái Lan như miền Tây Nam bộ (Hà Tiên, Rạch Gía, Cà Mâu, Bạc Liêu, Sóc Trăng) ở vùng Kampot, bờ biển Kampuchia và Thái Lan. Họ có nhiều tiền bạc, chôn dấu ở vùng nầy. Câu chuyện “Kho vàng Hòn Tre” (Hòn tre gần Rạch Giá) của Sơn Nam cũng không ngoài cái giàu của bọn cướp biển.


Biết người dân có tiền, Mạc Cửu bèn mở sòng bạc cho mau giàu.




Hà Tiên vốn là đất cũ của Chân Lạp, tục gọi là Mường Khảm, tiếng Tàu gọi là Phương Thành.


Ban đầu có người tên là Mạc Cửu gốc xã Lê Quách, huyện Hải Khang, phủ Lôi Châu, tỉnh Quảng Đông, vào thời Đại Thanh, niên hiệu Khang Hy thứ 19 (1680), nhà Minh mất hẳn (nhưng mãi đến năm Khang Hy thứ 19, vùng Quảng Đông mới bình định xong). Mạc Cửu không khuất phục chính sách buổi đầu của nhà Đại Thanh, mới chừa tóc rồi chạy qua phương Nam, trú tại phủ Nam Vang nước Cao Miên. Ông thấy ở phủ Sài Mạtcủa nước ấy, người Việt, người Trung Hoa, Cao Miên, Đồ Bà (Chà Và) các nước tụ tập mở trường đánh bạc để lấy xâu, gọi là thuế hoa chi, bèn thầu mua thuế ấy, lại còn đào được một hầm bạc nên bỗng trở thành giàu có. Từ đó ông chiêu mộ dân Việt Nam lưu tán ở các xứ Phú Quốc, Lũng Kỳ (hay Trũng Kè, Lũng Cả -Réam), Cần Bột (Cần Vọt - Kampôt), Hương Úc (Vũng Thơm - Kompong Som), Giá Khê (Rạch Giá), Cà Mau lập thành bảy xã thôn.Tương truyền ở đây thường có tiên xuất hiện trên sông, do đó mới đặt tên là Hà Tiên (tiên trên sông).


Họ Mạc nhờ có công mở mang vùng đất Hà Tiên nên mới được chúa Nguyễn phong làm “Khai Quốc Công Thần”.


Sự xuất hiện của người Tầu ở vùng nầy, vùng vịnh Thái Lan tạo ra cho tôi một câu hỏi. Người Tầu đi biển về phương Nam (Đông Hải của ta) và tới vịnh Thái Lan từ lúc nào? Sách sử của ta chỉ nói tới những người “phản Thanh phục Minh” Mạc Cửu, Dương Ngạn Địch, Trần Thắng Tài… thua chạy về phương Nam nhưng không nói gì công việc người Tầu đã từng xác lập chủ quyền của họ trong những vùng biển họ đã tới, đã định cư. Thậm chí như Mạc Cửu, khi đã ổn định xong vùng Hà Tiên, thì đem vùng đất ấy mà dâng cho chúa Nguyễn chứ không dâng cho vua Tầu. Họ di chuyển trên các vùng biển đó, nhưng không màng tới việc “mở mang bờ cõi” ở những hòn đảo ở đó. Vậy thì Hoàng Sa, Trường Sa là của Tầu làm sao được nhỉ?


Người Tầu lục địa có hai việc đáng lo: lãnh thổ rộng, bị xâu xé, chia rẽ là “truyền thống” của người Tầu. Họ lo việc “thống nhất nước Tầu” cũng đã “hụt hơi”, đâu có thời giờ mà nghĩ tới các hòn đảo hoang. Việc đối phó với các cuộc nổi dậy, chống đối, xâm lăng nước Tầu của Tân Cương, Nội Mông, Mãn Châu, Tây Tạng, An Nam thì vua quan Tầu cũng đã “mệt” lắm rồi, hơi súc đâu mà lo dựng bia, đóng đồn ở Hoàng Sa, Trường Sa.


Mãi đến đời nhà Minh, với trường hợp Trịnh Hòa, người ta mới thấy vua Tầu mới lo tới việc phát triển nước Tầu bằng đường biển. Trước Trịnh Hòa và sau đó, ngành hàng hải cũng như hải quân của nước Tầu chẳng có gì đáng kể.


Trịnh Hòa, gốc là người Hồi, quê ở Vân Nam, là thái giám, được Minh Thành Tổ ưu ái vì ông có công trong việc tranh đoạt ngai vàng cho nhà vua. Ông chỉ huy một hạm đội của Tầu tới eo biển Malacca vào thế kỷ thứ 15. Đời Minh Tuyên Tông, Trịnh Hòa thực hiện thêm một chuyến đi nữa. Sau đó, công việc đi biển của Trịnh Hòa chấm dứt.


Theo tài liệu của người Tầu thì Trịnh Hòa đã đi tất nhiều nơi ở Châu Á, châu Phi, Hồng Hải, vịnh Ba Tư… và cả Darwin phía bắc Châu Đại Dương. Với Đài Loan, ông lui tới những 7 lần không rõ để làm gì! Có phải ông ta muốn xác lập quyền hạn của vua Tầu ở đó. Tuy nhiên, trước kia cũng như bây giờ, người Đài Loan vẫn tự gọi họ là người Đài Loan (Taiwanese) chớ không bao giờ nhận họ là người Tầu (Chinese).


Có thể người Tầu chỉ dòm ngó tới những vùng đất rộng, dân đông, nhiều tài nguyên, chớ không thèm ngó ngàng gì tới Hoàng Sa hay Trường Sa, nên họ chẳng cần phải cắm mốc hay dựng bia ở những nơi nầy.


Ngày nay, vì kinh tế phát triển, mà dầu lửa là máu của nền kinh tế hiện đại, nên mới có việc họ diệu võ dương oai để cướp Hoàng Sa, Trường Sa và biển Đông của ta để giành các mỏ dầu lửa ở vùng nầy.


Việc người ngoại quốc lui tới biển Đông, quan hệ với triều đình Huế để xin giao thương hay xâm lăng nước ta, là một chuỗi dài lịch sử quan hệ quốc tế khá phức tạp, giữa nước ta và liên quân xâm lăng Pháp – Y pha Nho, có sự góp tay của các ông cố đạo, hay hành động hung hãn của (Mad) Jack Percival, thuyền trưởng chiến hạm USS. Constitution đến Đà Nẵng để xin triều đình Huế thiết lập giao thương với Mỹ. Trong khi chờ đợi triều đình Huế trả lời, thì Mad Jack nghe lời một giáo dân Việt Nam báo cáo giám mục Lefèvre đang bị bắt giam ở Huế vì tôi giảng đạo trái phép. Mad Jack đã nổi cơn điên – như dân hàng hải đã gọi anh ta là Mad, bắn phá Đà Nẵng, giết chết mấy chục dân thường, làm bị thương một số người khác, bắt một quan lại để làm con tim, nhằm buộc triều đình Huế phải thả giám mục Lefèvre ra, trục xuất khỏi nước ta.


Triều đình Huế lên án hành động của Mad Jack, yêu cầu Mỹ phải xin lỗi. Chính phủ Mỹ đã phái một lãnh sự đến Đà Nẵng để thục hiện việc xin lỗi nầy, nhưng sau đó không đến Huế được thành ra việc không thành.


Đó là mối “quan hệ đầu tiên giữa Mỹ và An – Nam. (Xem thêm “The Red Pony” cùng tác giả trong “Viết Về Huế” tập 3. Văn mới xuất bản.)


4)- Hoàng Sa và Trường Sa là của ai?


Căn cứ trên lý thuyết Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam. Người Việt Nam có thể căn cứ trên tài liệu lịch sử như “Phủ Biên Tạp Lục”, “Lịch Triều Hiến Chương Loại Chí”, “Thiên Nam Tứ Chí Lộ Đồ Thư” để xác định Hoàng Sa, Trường Sa là của nước ta.


Không rõ người Tầu có tài liệu nào nói rằng họ cũng đã đến Hoàng Sa, Trường Sa thực hiện những công việc như tổ tiên chúng ta đã làm. Dù có hay không có, thì người Tầu cũng có thể làm giả tài liệu một cách dễ dàng. Người Tầu rất thiện nghệ và có truyền thống làm hàng giả. Ngày nay có vậy mà xưa cũng không chắc khác gì.


Việc “tranh nhau bằng mồm” thì diễn ra đều đều, không ai chịu thua ai.


Vây nếu khi đưa nhau “đáo tụng đình” ở tòa án quốc tế, chắc chi ai hơn ai, dù tài liệu giả hay thiệt, mà mấy ông tòa ngồi ở cái gọi là tòa án gọi là quốc tế ấy, chắc gì có đủ trình độ để đọc sách chữ Tầu, chữ Việt. Vã lại chắc chi họ không “nghiêng ngữa” giữa các thế lực mạnh, yếu trên trường Quốc tế hiện nay.


Tuy nhiên, người ta có thể căn cứ vào thực tế để phán xét, xác định Hoàng Sa, Trường Sa là của ai. Ngay từ thời Pháp thuộc, như tôi đã kể ở trên, chính quyền thực dân Pháp, tiếp nối công việc của vua chúa ngày trước, cho xây đài khí tượng ở Hoàng Sa, Trường Sa. Đó cũng là cách xác nhận chủ quyền trên thực tế. Sau đó, Pháp đưa đưa lính khố xanh ra đóng đồn ở Hoàng Sa, Trường Sa. Vì vậy, năm 1956, dưới thời Đệ Nhứt Cộng Hòa, khi tổng thống Ngô Đình Diệm cho quân đội đóng quân hẵn hòi ở hai đảo nầy thì nhiều quốc gia phản đối, nhưng không nước nào có hành động quân sự chống đối. Các nước phản đối bằng lời nói suông thì có Tầu Cộng, Đài Loan (danh nghĩa là Trung Hoa Quốc gia), Phi Luật Tân, Brunei, Mã Lai, Thái Lan, v.v… và cả Pháp.


Việc quân đội Việt Nam Cộng Hòa đóng quân ở Hoàng Sa để giữ đảo kéo dài từ năm 1956, đến ngày 19 tháng 1 năm 1974, Trung Cộng dùng vũ lực xâm lăng Hoàng Sa, qua việc “ngó lơ” của các tầu chiến Mỹ thuộc hạm đội 7 hoạt động gần đó.


Do tình hình đánh chiếm Hoàng Sa của Tầu Cộng, thực tế cho thấy khi binh lính của nước An Nam ngày trước, thời các chúa Nguyễn hay các vua triều Nguyễn, và ngay cả thời gian sau nầy, khi quân đội của nước An Nam, như tên gọi ngày xưa, cũng như Việt Nam, như tên gọi sau nầy, chiếm đóng Hoàng Sa, Trường Sa là không gây ra nổ súng, chiến tranh với một quốc gia nào cả, không gây hấn bằng võ lực với ai cả.


Ngược lại, khi Trung Cộng chiếm Hoàng Sa năm 1974, đã gây ra chiến tranh với Nam Việt Nam. Họ đã thắng và miền Nam Việt Nam đã thua. Người ta có thể lý luận như sau:


a)- Trong thực tế, khi một nước đem quân đánh chiếm một vùng đất hay đảo không có dân chúng, không có chính quyền, không có quân đội thì việc làm đó, chưa hẵn là sai, vi phạm luật lệ quốc tế.


b)- Ngược lại, khi Trung Cộng đem chiến thuyền tấn công Hoàng Sa, trên đó đã có quân đội nước khác đang trú đóng, dùng võ lực để cưỡng chiếm lãnh thổ, thì nó có nghĩa rằng Trung Cộng đã âm lăng, sai hoàn toàn.


Chính phủ nước Việt Nam hiện nay, trên nguyên tắc, có thể đưa ra lập luận như trên (a và b) để xác định chủ quyền trên Hoàng Sa và Trường Sa. Hoàng Sa thuộc quyền Việt Nam Cộng Hòa khi bị Trung Cộng xâm chiếm. Tình hình ấy bắt buộc thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phải nại chính quyền Miền Nam Việt Nam (hay nói cách khác là Việt Nam Cộng Hòa) khi muốn nói với quốc tế rằng Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam.


Việc làm nầy của ông Nguyễn Tấn Dũng mang tính chất thực tế lịch sử, không mang tính chất hòa hợp hòa giải giữa hai miền Nam Bắc Việt Nam.


5) Hải ngoại huyết lưu hồng?


Sấm Trạng Trình có câu:


Ô hô thế sự tự bềnh bồng
Nam Bắc hà thời thiết lộ thông
Hồ ần sơn trung Mao tận bạch
Kình ngư hải ngoại huyết lưu hồng ….


Các câu 1, 2 và 3 người ta đã bàn nhiều, kẻ trật người trúng, không nói chắc được. Tuy nhiên, câu 4 “Kình ngư hải ngoại huyết lưu hồng” là câu người ta nghĩ rằng sẽ có đánh nhau lớn ngoài biển đông.


Ở Biển Đông, đánh nhau thì cũng có đánh rồi. Đó là các trận Hoàng Sa, Trường Sa, nhưng có lẽ người ta có thể cho rằng hai trận đánh ấy chưa có đủ “kình ngư”, và “huyết lưu hồng” còn ít chăng?


Vậy thì bao nhiêu mới đủ. Phải đánh nhau lớn hơn? nhiều hơn? Vai trò chính trong một hay nhiều trận đánh lớn sẽ xảy ra dĩ nhiên người Việt khó tránh khỏi. Kẻ thù của người Việt là Tầu Cộng chớ còn ai vô đây. NHưng tại sao phải là 2 nước nầy.


Nhà văn Ngô Thế Vinh, sau chuyến di ngược sông Cửu Long có viết cuốn sách “Cửu Long cạn giòng, Biển Đông dậy sóng.” Có thể ông ta cho rằng nước sông Cửu Long cạn thì sẽ có đánh nhau ngoài Biển Đông.


Hết Tầu nay đến Lào xây đập thủy điện trên sông Cửu Long thì nước sông nầy cạn đi là đương nhiên. Nước sông cạn, nước biển tràn vào, đồng bào sông Cửu Long không tránh khỏi bị nhiễm mặn, làm sao trồng lúa? Ngoài Biển Đông thì Tầu gây bao nhiêu xáo trộn, giành biển, giành cá, giành tài nguyên. Như thế là Việt Nam hai đầu bị ép, liệu có ngồi yên được chăng?


Đời chúng ta sẽ còn thấy chiến tranh Đông Dương xảy ra một lần thứ tư nữa, hay con cháu chúng ta sẽ phải đương đầu với một cuộc chiến tranh chống Tầu, hay Mỹ Tầu bắt tay nhau chia chác nguồn lợi ở Biển Đông, ăn trên đầu trên cổ người dân Việt. Ai có thể đoán trước được tương lai sẽ ra sao?


hoànglonghải
———————————-


Truyện cổ tích: Dã Tràng


Có hai vợ chồng một ông già tên là Dã Tràng. Trong vườn họ có một hang rắn. Thường ngày làm cỏ gần đấy, ông già vẫn thấy có một cặp vợ chồng rắn hổ mang ra vào trong hang.


Một hôm, con rắn chồng bò ra khỏi hang một mình. Ông nhìn vào, thấy rắn vợ nằm cuộn ở trong. Vì mới lột nên mình mẩy của nó yếu ớt không cựa quậy được. Một lúc lâu rắn chồng bò trở về, miệng tha một con nhái đút cho vợ ăn.


Ít lâu sau. Dã Tràng lại thấy rắn vợ bò ra khỏi hang một mình. Lần này rắn chồng đến kỳ lột, nằm im thiêm thiếp, lốt da cũ còn bỏ lại bên hang. Hồi lâu, rắn vợ trở về, theo sau một con rắn đực khác khá lớn. Dã Tràng thấy hai con bò đến cửa hang thì dừng lại rồi quấn lấy nhau như bện dây thừng. Một lát sau, con rắn đực một mình bò vào hang. Dã Tràng biết con rắn đực này toan làm gì rồị Ổng cảm thấy ngứa mắt, muốn trừ bỏ con rắn đó đi để cứu con rắn chồng đang lúc suy nhược. Lúc đó bên mình không có cái gì cả, ông bèn rút một mũi tên nhằm con rắn đực mới đến, bắn ngay một phát. Không ngờ mũi tên lại trúng vào đầu con rắn vợ chết tươi, còn con kia hoảng hồn chạy mất. Dã Tràng nghĩ cũng thương con rắn cái, nhưng trong cái thương có lẫn cả giận, nên ông chán nản bỏ đi về nhà. Từ đó ông không thèm để ý đến hang rắn nữạ Chừng dăm bảy ngày sau, một hôm Dã Tràng nằm võng thuật chuyện vợ chồng con rắn cho vợ nghe và vui miệng, ông kể luôn những việc mình đã thấy và đã làm. Ông kể vừa dứt lời thì bỗng nghe trên máng nhà có tiếng phì phì. Cả hai người hốt hoảng nhìn lên thì thấy có một con rắn hổ mang rất lớn, đuôi quấn lấy xà nhà, đầu vươn gần chỗ ông nằm, miệng nhả một viên ngọc. Ông vừa cầm lấy thì bỗng nghe được tiếng rắn nói:


- Ông là ân nhân mà tôi cứ ngỡ là kẻ thù. Mấy hôm nay tôi đợi ông trên máng này chỉ chực mổ chết để báo thù cho vợ tôi. Nhưng hồi nãy nghe ông kể chuyện rõ ràng, tôi mới biết là lầm. Xin biếu ông viên ngọc nghe nàỵ Đeo nó vào mình thì có thể nghe được mọi tiếng muông chim ở thế gian.


Từ kinh ngạc đến sung sướng, Dã Tràng nhận viên ngọc quý và từ đó không bao giờ rời.


Một hôm, Dã Tràng đang hái rau, tự dưng có một bầy quạ đến đậu ở mấy ngọn cau nói chuyện lao xao. Chúng nó bảo Dã Tràng như thế này: “Ở núi Nam có một con dê bị hổ vồ. Hãy lên đó lấy về mà ăn nhưng nhớ để lòng lại cho chúng tôi với”. Dã Tràng làm theo lời quạ, quả thấy xác một con dê trên núi Nam. Ông xẻo lấy một ít thịt xâu lại xách về. Đến nhà, ông vội mách cho xóm giềng biết mà đi lấy, không quên dặn họ để bộ ruột dê lại cho bầy quạ. Nhưng ông không ngờ người trong xóm nghe tin ấy, đua nhau đi đông quá, thành ra họ lấy tất cả, chẳng chừa một tí gì.


Lũ quạ không thấy ruột dê, cho là Dã Tràng đánh lừa, bèn đổ xô đến vườn ông réo om sòm. Thấy vậy ông biết là người trong xóm đã làm hại mình, không giữ chữ tín với bầy quạ. Ông phân trần mấy lần nhưng bầy quạ không nghe, cứ đứng đó chửi mãi.


Tức mình, ông bèn lấy cung tên ra bắn vào chúng. Chủ ý là để đuổi chúng đi chứ không định giết. Chẳng ngờ bầy quạ thấy vậy cho là ông lấy oán trả ân, liền cắp mũi tên có tên Dã Tràng ở đuôi, tìm dịp báo thù. Lúc bay qua sông, thấy một cái xác chết trôi, đàn quạ bèn đem mũi tên ấy cắm vào yết hầu xác chết. Khi quan sở tại đến làm biên bản, thấy mũi tên, liền đoán Dã Tràng là thủ phạm, sai lính bắt ông, hạ ngục.


Dã Tràng bị bắt bất ngờ, hết sức kêu oan, nhưng mũi tên là một chứng cớ sờ sờ làm cho ông đuối lý, đành chịu chui đầu vào gông. Tuy nhiên, ông vẫn một mực xin quan xét giải ông về kinh để vua phân xử.


Từ đề lao tỉnh, ông bị điệu đi. Dọc đường trời tối, bọn lính dừng lại quán ăn uống và nghỉ ngơi. Dã Tràng cổ bị gông, chân bị xiềng nằm trên đống rơm buồn rầu không ngủ được. Lúc trời gần rạng, ông nghe có một đàn chim sẻ bay ngang đầu nói chuyện với nhau:


- Nhanh lên! Chuyến này sẽ không lo đói nữa mà cũng chả sợ ai đánh đuổi cả.


Một con khác hỏi:


- Của ai mang đến bỏ vương vãi như thế?


Con nọ trả lời:


- Của Vua nước bên kia. Họ toan kéo sang đánh úp bên nàỵ Ngày hôm qua, quân đội giáo mác kéo đi liên miên không ngớt. Nhưng xe thóc vừa sắp đến biên giới thì bị sụp hầm đổ hết. Họ đang trở về lấy thứ khác cho nên chúng ta tha hồ chén.


Nghe đoạn, chờ lúc bọn lính thúc dục lên đường, Dã Tràng bảo họ:


- Xin các ông bẩm lại với quan rằng việc oan uổng và nhỏ mọn, không nên bận tâm, mà giờ đây chỉ nên lo việc quốc gia trọng đại thôi, và còn cấp bách nữa là khác.


Bọn lính tra gạn ông mãi nhưng ông không nói gì thêm, chỉ nài rằng hễ có mặt quan, mình mới tỏ bày rõ ràng.


Khi gặp mấy vị quan đầu tỉnh, Dã Tràng liền cho họ biết rằng Hiến Đế ở phương bắc đã sai tướng cầm quân sang đánh úp nước mình. Hiện họ đang đóng quân đầy ở biên giới, chỉ vì bị sụp hầm, xe lương đổ hết, chưa tấn công được. Bây giờ họ đang vận thêm lương, chờ đầy đủ sẽ vượt cửa ải sang Nam. Bọn quan tỉnh lấy làm lo lắng nhưng cũng cố hỏi ông có dám chắc như vậy không. Dã Tràng chỉ vào đầu mình mà đoan rằng nếu có sai, ông sẽ xin chịu chết. Nhưng nếu lời của ông đúng thì xin bề trên thả ra cho. Ngay lúc đó, những tên quân do thám được tung đi tới tấp mọi ngõ để lấy tin. Và nội ngày hôm sau, Dã Tràng được thả vì lời mách của ông quả không sai và vừa vặn đúng lúc để chuẩn bị đối phó với địch.


Được tha, Dã Tràng đi bộ lần về quê nhà. Bóng chiều vừa ngả, ông mới đến vùng Hồng Hoa. Ông tìm vào nhà người bạn rất thân là Trần Anh nghỉ chân.


Gặp lại bạn cũ, vợ chồng Trần Anh vui mừng khôn xiết. Nghe tin ông bị tra tấn giam cùm và suýt mất đầu, hai vợ chồng rất cảm thương bạn. Thấy bữa ăn tối thết bạn không có gì, Trần Anh xuống bếp bảo vợ:


- Bạn ta đến, lại gặp lúc trong nhà chả có gì ăn. Sẵn có cặp ngỗng, con nó đã khôn, ta làm thịt một con, ngày mai đãi bạn lên đường.


Người vợ bằng lòng nhưng dặn chồng sáng sớm bắt ngỗng và cắt tiết vặt lông giúp mình một tay.


Trong khi hai vợ chồng bàn tính thì cặp ngỗng ở ngoài chuồng nghe được câu chuyện. Ngỗng trống bảo ngỗng mái:


- Mình ơi ! Mình hãy ở lại nuôi con, tôi sẽ đứng sẵn cho chủ nó bắt. Ngỗng mái không nghe, xin chết thay cho chồng. Nhưng ngỗng trống nhất quyết hy sinh, nên chạy ra sân từ giã đàn con:


- Con ơi ! Các con ở lại với mẹ nghe. Cha sẽ không bao giờ gặp lại các con nữa.


Song ngỗng mái vẫn lạch bạch chạy theo, đòi chết thay chồng cho bằng được.


Lúc bấy giờ Dã Tràng nằm trên bộ ván đặt kề cửa sổ nên nghe được tiếng ngỗng than thở. Ông bỗng thấy thương con vật vô tội chỉ vì mình mà phải lìa đàn con bé bỏng. Ông toan nói trước với bạn, nhưng thấy bất tiện. Ông đành nghe ngóng ở chỗ chuồng ngỗng chờ lúc bạn ra bắt thì sẽ cản lại.


Suốt đêm hôm đó tuy mệt mà ông không dám ngủ. Quả nhiên, vào khoảng canh tư, Trần Anh thức dậy bước ra chuồng. Ngỗng trống xua ngỗng mái chạy rồi vươn cổ để cho bắt. Trần Anh sắp cắt cổ ngỗng thì Dã Tràng đã lật đật chạy xuống bếp nắm lấy đao. Ông nói:


- Xin bạn thả nó ra. Tính tôi không hay sát sinh. Tình thân của đôi ta lọ phải cỗ bàn mới thân. Nếu bạn giết nó thì tôi lập tức đi khỏi chỗ nàỵ


Thấy bạn có vẻ quả quyết, Trần Anh đành thả ngỗng ra, rồi giục vợ chạy đi mua tép về đãi bạn.
Cơm nước xong, Dã Tràng từ giã bạn lên đường về nhà. Đến ao, ông đã thấy vợ chồng ngỗng cùng với bầy con đứng chực ở đấỵ Ngỗng đực tặng Dã Tràng một viên ngọc và nói:


- Đa tạ ân nhân cứu mạng. Không biết lấy gì báo đền, chúng tôi xin tặng người viên ngọc này, mang nó vào người có thể đi được dưới nước dễ dàng không khác gì trên bộ. Nếu đem ngọc này xuống nước mà khoắng thì sẽ rung động đến tận đáy biển.


Ngỗng lại nói tiếp:


- Còn như con tép là vật đã thế mạng chúng tôi thì từ nay, dòng dõi chúng tôi sẽ xin chừa tép ra không ăn, để tỏ lòng nhớ ơn !


Dã Tràng không ngờ có sự báo đáp quá hậu như thế, sung sướng nhận lấy ngọc rồi về.


Khi đến bờ sông, Dã Tràng muốn thử xem công hiệu của viên ngọc mới, liền cứ để nguyên áo quần đi xuống nước. Thì lạ thay, nước rẽ ra thành một lối cho ông đi thẳng xuống đáy sông. Ông dạo cảnh hồi lâu rồi cầm viên ngọc khoắng vào nước nhiều lần để thử xem thế nào.


Hôm đó, Long Vương và các triều thần đang hội họp ở thủy phủ bỗng thấy nhà cửa lâu đài và mọi kiến trúc khác bỗng nhiên rung động, cơ hồ muốn đổ. Ai nấy đều nháo nhác không hiểu duyên cớ. Vua lập tức truyền cho bộ hạ đi dò la sự tình.


Bộ hạ Long Vương theo con đường sóng ngầm lọt vào cửa sông thì thấy Dã Tràng đang cầm ngọc khoắng vào nước. Mỗi lần khoắng như thế, họ cảm thấu xiêu người nhức óc. Tuy biết đích là thủ phạm, họ cũng không dám làm gì, chỉ tiến đến dùng lời nói khéo mời ông xuống chơi thủy phủ.


Gặp Long Vương, Dã Tràng cho biết đó là mình chỉ mới làm thử để xem phép có hiệu nghiệm chăng. Long Vương và triều thần nghe nói, ai nấy đều xanh mặt. Nếu hắn làm thật thì thế giới thủy phủ sẽ còn gì nữa ! Vì thế, Long Vương đãi Dã Tràng rất hậu. Ông muốn gì có nấy. Cho đến lúc ông ra về, Long Vương còn đem vàng bạc tống tiễn rất nhiều để mong nể mặt.


Dã Tràng lên khỏi nước có bộ hạ của Long Vương tiễn chân về tới tận nhà mới trở lạị Bà con xóm giềng thấy ông đã không việc gì mà lại trở nên giàu có thì ai cũng lấy làm mừng cho ông. Từ đó Dã Tràng rất quý hai viên ngọc. Ông may một cái túi đựng chúng và luôn luôn đeo ở cổ.


Một hôm Dã Tràng đi bộ nửa ngày đường đến nhà một người bà con ăn giỗ. Lúc đến nơi Dã Tràng sờ lên cổ giật mình mới nhớ ra vì vội vàng quá nên ông đã bỏ quên mất túi ngọc ở nhà. Ông thấy không thể nào an tâm ngồi ăn được. Mọi người đều lấy làm ngạc nhiên thấy ông vừa chân ướt chân ráo đến nơi đã vội cáo từ về ngay.


Nhưng khi về đến nhà, ông tìm mãi vẫn không thấy túi ngọc đâu cả. Ông rụng rời cả ngườị Đi tìm vợ, vợ cũng không thấy nốt. Nóng ruột, ông lục lọi khắp nơi. Cuối cùng ông bắt được một mảnh giấy do vợ ông viết để lại gài ở chỗ treo áọ Trong đó, vợ ông nói rằng có người của Long Vương lên bảo cho biết hễ ai bắt được túi ngọc đưa xuống dâng Long Vương thì sẽ được phong làm hoàng hậu. Bởi vậy bà ta đã trộm phép ông, đưa túi ngọc xuống thủy phủ rồi, không nên tìm làm gì cho mệt. Đọc xong thư vợ. Dã Tràng ngất đi. Ông không ngờ vợ ông lại có thể như thế được. Ông cũng không ngờ âm mưu của Long Vương thâm độc đến nước ấỵ Nghĩ đến hai thứ bảo vật, ông tức điên ruột. Sau cùng, ông dự tính chở cát lấp biển thành một con đường đi xuống thủy phủ để lấy lại túi ngọc vì ông còn nhớ cả đường lối đến cung điện của Long Vương. Mặc dầu mọi người can ngăn, ông cũng không nghe, bèn dọn nhà ra bờ biển làm công việc đó. Ngày ngày ông xe cát chở đến bờ quyết lấp cho bằng được. Cho tận đến chết, Dã Tràng vẫn không chịu bỏ dở công việc. Chết rồi ông hóa thành con còng còng hay cũng gọi là con Dã Tràng ngày ngày xe cát để lấp biển. Tục ngữ có câu:


Dã Tràng xe cát biển Đông.
Nhọc lòng mà chẳng nên công cán gì.


Hay là:


Công Dã Tràng hàng ngày xe cát,
Sóng biển dồn tan tác còn chi.

Hay là:


Còng còng dại lắm không khôn.
Luống công xe cát sóng dồn lại tan.


Người ta nói ngày nay loài ngỗng sở dĩ không bao giờ ăn tép là vì chúng nó nhớ ơn loài tép đã thế mạng cho tổ tiên mình ngày xưa. Họ còn nói loài ngỗng có một cái mào trắng trên đầu là dấu hiệu để tang cho Dã Tràng để nhớ ơn cứu mạng.