Tượng thần Cao Lỗ. (Hình: NTHA) |
·
Thành phố có nhiều tên đường của các danh nhân nhưng Cao Lỗ thì có lẽ ít người biết. Tôi ngẫu nhiên biết đến con đường này khi một lần qua quận Tám tìm đến Ðồng Diều xem thả diều.
Ði qua cầu Chữ Y, quẹo phải dọc theo Phạm Thế Hiển, vượt khỏi ngã ba Âu Dương Lân một đoạn là con đường nhỏ Cao Lỗ, lúc trước thường kẹt xe do dân chúng đến thả diều và xem thả diều. Ðó là đồng diều gần trung tâm thành phố nhất. Từ khi lệnh cấm thả diều trong thành phố được ban hành do sợ diều bay vướng dây điện gây chập mạch cúp điện, đường Cao Lỗ lại chìm vào quên lãng. Chỉ có dân nhậu biết đến vì trên con đường ngắn ngủi đó có một ao câu cá giải trí và quán nhậu. Quán mang tên Ðồng Diều ghi nhớ một địa điểm vui chơi giải trí chứ không chịu mang danh thần Cao Lỗ, một vị thần có vẻ nhỏ bé trong lịch sử.
Thế kỷ thứ III trước Công Nguyên, Tần Thủy Hoàng sau khi thống nhất Trung Quốc, bắt đầu phát quân xuống phương Nam. Hai bộ tộc Lạc Việt và Âu Việt gần nhau nhất về địa vực, dòng máu, kinh tế, văn hóa... đã phải hợp nhất lại để chống ngoại xâm.
Thời này đã phát minh được chiếc nỏ lợi hại một lần bắn được nhiều phát với đầu mũi tên đồng có ba cạnh sắc sảo. Ngoài ra còn một kỳ công là thành Cổ Loa (nay còn di tích ở huyện Ðông Anh, Hà Nội).
Sở dĩ được coi là kỳ công vì thành Cổ Loa đã lợi dụng địa hình một cách khéo léo: Lấy sông làm hào, gò cao làm lũy... Thành xây trên khu đất cao ở tả ngạn Hoàng Giang vốn là một nhánh quan trọng của sông Hồng nối liền sông Hồng với sông Cầu. Thành được xây quanh có chín lớp, trên có ụ cao làm vọng canh, ngoài có hào rộng giao thông thuyền bè được. Ðó là một công trình phòng ngự kiên cố thuận lợi về cả hai mặt bộ và thủy thể hiện truyền thống thạo cung nỏ trên đường bộ và thuyền bè trên đường thủy. Người kiến trúc cho công trình này và các loại vũ khí mới mẻ chính là Cao Lỗ mà những phát minh trong kiến trúc, xây dựng và chế tạo vũ khí được coi là những tiến bộ kỳ lạ lúc bấy giờ, đã góp phần gìn giữ bờ cõi, đẩy lùi ngoại xâm trong cuộc chiến đấu lâu dài hàng chục năm. Vì thế về sau ông đã được phong thần.
Ai về thăm huyện Ðông Anh
Ghé thăm phong cảnh Loa thành Thục Vương
Cổ Loa thành cũ khác thường
Trải bao năm tháng dấu thành còn đây
(Ca dao)
Mồng 6 tháng Giêng là hội thành Cổ Loa để tưởng nhớ An Dương Vương. Sử sách nhắc nhiều đến thành Cổ Loa và các loại binh khí mang nhiều cải cách thời bấy giờ nhưng ít ai nhắc đến vị kiến trúc sư đại tài là thần Cao Lỗ. Chính sử và huyền sử trộn lẫn với nhau kể lại tương đối rõ về thân thế Cao Lỗ. Khi Triệu Ðà đề nghị gả con trai và cho ở rể trong truyền thuyết Trọng Thủy-Mỵ Châu, Cao Lỗ khuyên can An Dương Vương không được nên từ chức bỏ về quê. Về sau khi chiến tranh xảy ra, vua cho vời Cao Lỗ thì quá muộn. Thành mất, Cao Lỗ bị xử trảo nhưng công trạng quá to, ông được hổ trắng tha đầu về quê quán. Tự đó dân làng lập đền hương khói thờ phụng, hàng năm giỗ chạp lễ hội được cử hành trọng thể.
Cao Lỗ đã được phong thành hoàng của làng Ðại Than vốn là nơi ông sinh trưởng. Theo thần phả, Cao Lỗ sinh vào ngày 4 tháng 4, mất ngày 10 tháng 3. Thân sinh tên Cao Thông. Ông bà lấy nhau không có con nên đến một khu đất tọa lạc gần đó cầu tự ngôi miếu có hang ăn sâu xuống lòng đất. Vì thế khi thần sinh ra được đặt tên là Cao Lỗ (nghĩa là hang hay lỗ). Lên ba tuổi, thần có hình dáng cao lớn khác người, thông minh hơn hẳn trẻ con chung quanh, lớn lên đầu quân dưới trướng An Dương Vương. Thành Cổ Loa khi mới khởi công, cứ hôm trước xây, qua đêm bị sập. Các vua thời trẻ và nhạc công khi chết chôn ở núi Thất Diệu. U hồn ấy không tan xúi tinh Gà Trắng cứ đêm đến phá đổ thành. Giang Thanh Sứ -tức hóa thân của thần Kim Quy- giúp đỡ phù hộ tiêu diệt con tinh Gà Trắng chuyên quấy phá để Cao Lỗ xây dựng thành công bức thành nổi tiếng. Do vậy, đền Cổ Loa thờ An Dương Vương ở giữa, một bên là Cao Lỗ và bên kia là Giang Thanh Sứ.
Câu chuyện đền Cao Lỗ cũng được dân chúng truyền khẩu một sự tích khác: Ông Tả Phù Lương buôn bè đánh rơi dao vàng xuống sông Ðáy, khấn vái xong dao vàng nổi lên ngay nên sau đó ông tạ ơn bằng cách tặng bè gỗ lim để cất đền. Mẫu long khám lấy từ đền Trần Hưng Ðạo ở Kiếp Bạc, Côn Sơn. Tương truyền tượng Cao Lỗ to cao gần hai mét bằng gỗ dổi. Tượng tạc xong nặng quá mãi không khiêng được. Dân làng thành tâm hành lễ cầu xin. Sau đó thần hiển linh, cách khoảng mấy cây số, tượng tự bay vào đền đứng ngay đúng chỗ.
Làng Sỹ Lộ không còn, nay là làng Ðại Than thuộc huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh. Cứ mỗi năm vào Tháng Hai lại họp hàng tổng bàn về việc lễ lạt. Có mỗi một đền mà đến bảy thôn tranh nhau nên có năm, tri huyện xử bằng cách cho bảy thôn mua bảy quả bưởi đề tên thả vào hang có nước, quả bưởi nào trôi ra trước là đàn anh. Ðứng đầu Tiểu Than làm anh cả rước xách được quyền hành đi trước, thứ đến Bình Than, Kênh Phố, Ðại Trung, Ðông Trung, Văn Than, Mỹ Cốc.
Năm 1948, Tây phá đình. Sau 1954 xây lại, vẫn giữ gìn tục cũ vào mồng 9 Tháng Mười ba thôn liền anh rước bài vị và bốn thôn khác rước kiệu không, buổi chiều rước hoa lên lăng. Sang đến mồng 10 thì tế chính và các thôn lại rước kiệu về.
Sau này, dân Ðại Than vào Nam sinh sống, mang theo cả sắc thần vào Nam. Ða số dân Ðại Than sống tập trung ở khu vực quận Mười một. Nơi vùng đất mới vừa an cư, họ nghĩ ngay đến việc lập đền thờ thần Cao Lỗ. Tuy nhiên, theo nguyên tắc, mỗi vùng chỉ được có một vị thành hoàng cai trị vùng đất và cư dân nơi ấy. Cũng giống như một lãnh thổ không thể có hai vua, nên vị thần di cư không được phép xây cất ngôi đền mới của riêng mình để trú ngụ trên đất của thành hoàng bản địa.
Ðể dung hòa, vào năm 1957, dân làng Ðại Than đã cất chùa Phước Hạnh trong một con hẻm rộng thuộc đường Ông Ích Khiêm, trước điện thờ Phật và đằng sau thờ thần Cao Lỗ. Như vậy một công đôi việc. Vừa có chùa vừa có đền, vừa thờ Phật vừa thờ thần và nhất là dân làng Ðại Than có thể cúng bái tế lễ vị thần lưu lạc của mình mà không phiền hà gì đến vị thần bổn cảnh.
Vùng đất mới với những tập quán phương Nam rất khác với xóm làng phương Bắc xa xôi cũ, lại thêm thành phố lớn với nhà cửa đông đúc, đường sá, ngõ hẻm chật chội, số dân làng ít ỏi và nếp sinh hoạt tất bật nên không thể rước xách linh đình như chính quán. Tuy vậy, mỗi năm cứ đúng ngày, những người dân tha hương vẫn cố gắng đều đặn tổ chức húy kỵ, không những duy trì tục lệ cũ như một hoạt động nhằm gắn kết mối liên hệ giữa những người cùng làng xóm nơi xứ lạ quê người, mà còn là sự hướng về cội nguồn, ngưỡng vọng về một quê cha đất tổ đầy thương nhớ.
Trước bàn thờ Cao Lỗ tọa lạc trong ngôi chùa nhỏ bé nằm trên đường Ông Ích Khiêm, quận Mười Một, các nghi thức tế lễ theo thời gian, dù đã được giản lược tối đa vẫn diễn ra rất trang trọng. Buổi sáng tế tổ Hùng Vương, buổi chiều tế Cao Lỗ. Buổi tế thường kéo dài một tiếng bắt đầu vào khoảng ba giờ cho đến bốn giờ chiều. Xưa kia làng còn đông đúc nên một ban tế hiện diện đầy đủ khoảng hai mươi người. Ðàn ông, thanh niên trong làng thay chân tế lễ, đọc sớ. Các họ trong làng đổi phiên nhau ngả lợn chia phần.
Theo thông lệ, lễ vật dâng cúng bao giờ cũng là bánh chưng, bánh dầy, gà hay thịt thủ và xôi trắng, rượu trắng, trầu cau, mâm ngũ quả... Trong nhiều năm, hội làng Ðại Than bao giờ cũng thu hút con cháu dù cách trở mấy cũng quay về tề tựu đông đủ. Thân hữu được mời tới góp mặt hội làng như Giáo Sư Ngô Gia Hy, họa sĩ Vỵ Ý... đều là những khách mời quen thuộc. Các vị ấy đã ra người thiên cổ, thay thế tiếp theo vẫn là các tao nhân mặc khách lấy ngày giỗ vị danh nhân đất nước làm buổi họp mặt, cùng trao đổi các bài thơ xướng họa, nhớ lại lịch sử, văn hóa nước nhà...
Tao nhân mặc khách như lá vàng rụng dần. Hiện nay dân làng phiêu tán nhiều, phần lớn đã di tản ra nước ngoài, số còn lại trong nước cũng phân đi làm ăn nhiều ngả nên một ban tế chỉ còn năm người. Giỗ ngày càng ít người tham dự. Thần Cao Lỗ buồn hiu trong ngôi đền vắng.
Thành phố có nhiều tên đường của các danh nhân nhưng Cao Lỗ thì có lẽ ít người biết. Tôi ngẫu nhiên biết đến con đường này khi một lần qua quận Tám tìm đến Ðồng Diều xem thả diều.
Ði qua cầu Chữ Y, quẹo phải dọc theo Phạm Thế Hiển, vượt khỏi ngã ba Âu Dương Lân một đoạn là con đường nhỏ Cao Lỗ, lúc trước thường kẹt xe do dân chúng đến thả diều và xem thả diều. Ðó là đồng diều gần trung tâm thành phố nhất. Từ khi lệnh cấm thả diều trong thành phố được ban hành do sợ diều bay vướng dây điện gây chập mạch cúp điện, đường Cao Lỗ lại chìm vào quên lãng. Chỉ có dân nhậu biết đến vì trên con đường ngắn ngủi đó có một ao câu cá giải trí và quán nhậu. Quán mang tên Ðồng Diều ghi nhớ một địa điểm vui chơi giải trí chứ không chịu mang danh thần Cao Lỗ, một vị thần có vẻ nhỏ bé trong lịch sử.
Thế kỷ thứ III trước Công Nguyên, Tần Thủy Hoàng sau khi thống nhất Trung Quốc, bắt đầu phát quân xuống phương Nam. Hai bộ tộc Lạc Việt và Âu Việt gần nhau nhất về địa vực, dòng máu, kinh tế, văn hóa... đã phải hợp nhất lại để chống ngoại xâm.
Thời này đã phát minh được chiếc nỏ lợi hại một lần bắn được nhiều phát với đầu mũi tên đồng có ba cạnh sắc sảo. Ngoài ra còn một kỳ công là thành Cổ Loa (nay còn di tích ở huyện Ðông Anh, Hà Nội).
Sở dĩ được coi là kỳ công vì thành Cổ Loa đã lợi dụng địa hình một cách khéo léo: Lấy sông làm hào, gò cao làm lũy... Thành xây trên khu đất cao ở tả ngạn Hoàng Giang vốn là một nhánh quan trọng của sông Hồng nối liền sông Hồng với sông Cầu. Thành được xây quanh có chín lớp, trên có ụ cao làm vọng canh, ngoài có hào rộng giao thông thuyền bè được. Ðó là một công trình phòng ngự kiên cố thuận lợi về cả hai mặt bộ và thủy thể hiện truyền thống thạo cung nỏ trên đường bộ và thuyền bè trên đường thủy. Người kiến trúc cho công trình này và các loại vũ khí mới mẻ chính là Cao Lỗ mà những phát minh trong kiến trúc, xây dựng và chế tạo vũ khí được coi là những tiến bộ kỳ lạ lúc bấy giờ, đã góp phần gìn giữ bờ cõi, đẩy lùi ngoại xâm trong cuộc chiến đấu lâu dài hàng chục năm. Vì thế về sau ông đã được phong thần.
Ai về thăm huyện Ðông Anh
Ghé thăm phong cảnh Loa thành Thục Vương
Cổ Loa thành cũ khác thường
Trải bao năm tháng dấu thành còn đây
(Ca dao)
Mồng 6 tháng Giêng là hội thành Cổ Loa để tưởng nhớ An Dương Vương. Sử sách nhắc nhiều đến thành Cổ Loa và các loại binh khí mang nhiều cải cách thời bấy giờ nhưng ít ai nhắc đến vị kiến trúc sư đại tài là thần Cao Lỗ. Chính sử và huyền sử trộn lẫn với nhau kể lại tương đối rõ về thân thế Cao Lỗ. Khi Triệu Ðà đề nghị gả con trai và cho ở rể trong truyền thuyết Trọng Thủy-Mỵ Châu, Cao Lỗ khuyên can An Dương Vương không được nên từ chức bỏ về quê. Về sau khi chiến tranh xảy ra, vua cho vời Cao Lỗ thì quá muộn. Thành mất, Cao Lỗ bị xử trảo nhưng công trạng quá to, ông được hổ trắng tha đầu về quê quán. Tự đó dân làng lập đền hương khói thờ phụng, hàng năm giỗ chạp lễ hội được cử hành trọng thể.
Cao Lỗ đã được phong thành hoàng của làng Ðại Than vốn là nơi ông sinh trưởng. Theo thần phả, Cao Lỗ sinh vào ngày 4 tháng 4, mất ngày 10 tháng 3. Thân sinh tên Cao Thông. Ông bà lấy nhau không có con nên đến một khu đất tọa lạc gần đó cầu tự ngôi miếu có hang ăn sâu xuống lòng đất. Vì thế khi thần sinh ra được đặt tên là Cao Lỗ (nghĩa là hang hay lỗ). Lên ba tuổi, thần có hình dáng cao lớn khác người, thông minh hơn hẳn trẻ con chung quanh, lớn lên đầu quân dưới trướng An Dương Vương. Thành Cổ Loa khi mới khởi công, cứ hôm trước xây, qua đêm bị sập. Các vua thời trẻ và nhạc công khi chết chôn ở núi Thất Diệu. U hồn ấy không tan xúi tinh Gà Trắng cứ đêm đến phá đổ thành. Giang Thanh Sứ -tức hóa thân của thần Kim Quy- giúp đỡ phù hộ tiêu diệt con tinh Gà Trắng chuyên quấy phá để Cao Lỗ xây dựng thành công bức thành nổi tiếng. Do vậy, đền Cổ Loa thờ An Dương Vương ở giữa, một bên là Cao Lỗ và bên kia là Giang Thanh Sứ.
Câu chuyện đền Cao Lỗ cũng được dân chúng truyền khẩu một sự tích khác: Ông Tả Phù Lương buôn bè đánh rơi dao vàng xuống sông Ðáy, khấn vái xong dao vàng nổi lên ngay nên sau đó ông tạ ơn bằng cách tặng bè gỗ lim để cất đền. Mẫu long khám lấy từ đền Trần Hưng Ðạo ở Kiếp Bạc, Côn Sơn. Tương truyền tượng Cao Lỗ to cao gần hai mét bằng gỗ dổi. Tượng tạc xong nặng quá mãi không khiêng được. Dân làng thành tâm hành lễ cầu xin. Sau đó thần hiển linh, cách khoảng mấy cây số, tượng tự bay vào đền đứng ngay đúng chỗ.
Làng Sỹ Lộ không còn, nay là làng Ðại Than thuộc huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh. Cứ mỗi năm vào Tháng Hai lại họp hàng tổng bàn về việc lễ lạt. Có mỗi một đền mà đến bảy thôn tranh nhau nên có năm, tri huyện xử bằng cách cho bảy thôn mua bảy quả bưởi đề tên thả vào hang có nước, quả bưởi nào trôi ra trước là đàn anh. Ðứng đầu Tiểu Than làm anh cả rước xách được quyền hành đi trước, thứ đến Bình Than, Kênh Phố, Ðại Trung, Ðông Trung, Văn Than, Mỹ Cốc.
Năm 1948, Tây phá đình. Sau 1954 xây lại, vẫn giữ gìn tục cũ vào mồng 9 Tháng Mười ba thôn liền anh rước bài vị và bốn thôn khác rước kiệu không, buổi chiều rước hoa lên lăng. Sang đến mồng 10 thì tế chính và các thôn lại rước kiệu về.
Sau này, dân Ðại Than vào Nam sinh sống, mang theo cả sắc thần vào Nam. Ða số dân Ðại Than sống tập trung ở khu vực quận Mười một. Nơi vùng đất mới vừa an cư, họ nghĩ ngay đến việc lập đền thờ thần Cao Lỗ. Tuy nhiên, theo nguyên tắc, mỗi vùng chỉ được có một vị thành hoàng cai trị vùng đất và cư dân nơi ấy. Cũng giống như một lãnh thổ không thể có hai vua, nên vị thần di cư không được phép xây cất ngôi đền mới của riêng mình để trú ngụ trên đất của thành hoàng bản địa.
Ðể dung hòa, vào năm 1957, dân làng Ðại Than đã cất chùa Phước Hạnh trong một con hẻm rộng thuộc đường Ông Ích Khiêm, trước điện thờ Phật và đằng sau thờ thần Cao Lỗ. Như vậy một công đôi việc. Vừa có chùa vừa có đền, vừa thờ Phật vừa thờ thần và nhất là dân làng Ðại Than có thể cúng bái tế lễ vị thần lưu lạc của mình mà không phiền hà gì đến vị thần bổn cảnh.
Vùng đất mới với những tập quán phương Nam rất khác với xóm làng phương Bắc xa xôi cũ, lại thêm thành phố lớn với nhà cửa đông đúc, đường sá, ngõ hẻm chật chội, số dân làng ít ỏi và nếp sinh hoạt tất bật nên không thể rước xách linh đình như chính quán. Tuy vậy, mỗi năm cứ đúng ngày, những người dân tha hương vẫn cố gắng đều đặn tổ chức húy kỵ, không những duy trì tục lệ cũ như một hoạt động nhằm gắn kết mối liên hệ giữa những người cùng làng xóm nơi xứ lạ quê người, mà còn là sự hướng về cội nguồn, ngưỡng vọng về một quê cha đất tổ đầy thương nhớ.
Trước bàn thờ Cao Lỗ tọa lạc trong ngôi chùa nhỏ bé nằm trên đường Ông Ích Khiêm, quận Mười Một, các nghi thức tế lễ theo thời gian, dù đã được giản lược tối đa vẫn diễn ra rất trang trọng. Buổi sáng tế tổ Hùng Vương, buổi chiều tế Cao Lỗ. Buổi tế thường kéo dài một tiếng bắt đầu vào khoảng ba giờ cho đến bốn giờ chiều. Xưa kia làng còn đông đúc nên một ban tế hiện diện đầy đủ khoảng hai mươi người. Ðàn ông, thanh niên trong làng thay chân tế lễ, đọc sớ. Các họ trong làng đổi phiên nhau ngả lợn chia phần.
Theo thông lệ, lễ vật dâng cúng bao giờ cũng là bánh chưng, bánh dầy, gà hay thịt thủ và xôi trắng, rượu trắng, trầu cau, mâm ngũ quả... Trong nhiều năm, hội làng Ðại Than bao giờ cũng thu hút con cháu dù cách trở mấy cũng quay về tề tựu đông đủ. Thân hữu được mời tới góp mặt hội làng như Giáo Sư Ngô Gia Hy, họa sĩ Vỵ Ý... đều là những khách mời quen thuộc. Các vị ấy đã ra người thiên cổ, thay thế tiếp theo vẫn là các tao nhân mặc khách lấy ngày giỗ vị danh nhân đất nước làm buổi họp mặt, cùng trao đổi các bài thơ xướng họa, nhớ lại lịch sử, văn hóa nước nhà...
Tao nhân mặc khách như lá vàng rụng dần. Hiện nay dân làng phiêu tán nhiều, phần lớn đã di tản ra nước ngoài, số còn lại trong nước cũng phân đi làm ăn nhiều ngả nên một ban tế chỉ còn năm người. Giỗ ngày càng ít người tham dự. Thần Cao Lỗ buồn hiu trong ngôi đền vắng.
NTHA