Thật khó quên nơi chôn nhau cắt rún, vì trong tiềm thức của mỗi chúng ta vẫn còn những kỷ niệm buồn vui thời thơ ấu với khung trời kỷ niệm của quê hương qua tiếng chày giã gạo, tiếng gà gáy, tiếng chó sủa ở đầu làng, tiếng hát ru con à ời ngọt ngào hòa nhịp với tiếng ve sầu trong trưa hè nắng gắt ….
Thời gian trôi qua bốn mùa thay đổi ở xứ người, chúng ta không còn nghe tiếng rao bán xôi, bánh mì điểm tâm như ở Việt Nam, rồi một hôm hình ảnh quê hương lại hiện về thật rõ khi tôi nhận DVD khánh thành nhà thờ Tộc với đầy đủ sinh hoạt của bà con thân tộc rất cảm động, DVD có đệm nhạc phẩm „Quê hương“ của nhạc sĩ Giáp Văn Thạch phổ nhạc từ thơ của thi sĩ Đỗ Trung Quân, giòng nhạc thanh thoát thiết tha, hấp dẫn như chùm khế ngọt ngào gợi chúng ta nhớ làng quê Việt Nam êm đềm bên ruộng lúa, bờ tre, với con sông dài uốn khúc…Những hình ảnh xinh đẹp ấy dễ đi vào tâm hồn người viễn xứ và khơi dậy tình yêu quê hương, một thứ tình cao cả thiêng liêng của mỗi dân tộc.
Quê hương là chùm khế ngọt Cho con trèo hái mỗi ngày Quê hương là đường đi học Con về rợp bướm vàng bay Quê hương là con diều biếc Tuổi thơ con thả trên đồng Quê hương là con đò nhỏ Êm đềm khua nước ven sông …. Dòng nhạc tác động mạnh mẽ tâm trạng nhớ quê của hàng triệu người Việt xa xứ, lời nhạc khéo léo như kêu gọi, mời mọc quyến rũ „khúc ruột ngàn dặm“ trở về quê hương qua hình ảnh quen thuộc, thiết tha của người mẹ Việt Nam, nhưng câu kết thúc của nhạc phẩm “quê hương nếu ai không nhớ…sẽ không lớn nổi thành người“ trơ trẽn, hỗn xược làm người nghe bị hụt hẫng và sự cảm xúc từ giòng nhạc đi vào hư không! Theo tác giả trả lời Mặc Lâm, phóng viên đài RFA ngày 2008-10-05, câu thơ này không có trong nguyên bản mà đã bị thay đổi thêm bớt khi đăng trên tờ báo „khăn quàng đỏ“ và được phổ nhạc. Sau 1975 văn, nhạc sĩ miền Nam bị giới hạn sáng tác theo cảm xúc của mình, thơ bị cắt bỏ thêm bớt phải viết theo chỉ đạo của đảng. Đời sống người dân nhiều năm qua gánh chịu triền miên nạn hối lộ, tham nhũng, cướp đất, cướp nhà….Thi sĩ Đỗ Trung Quân cùng làn sóng người trí thức và văn nghệ sĩ yêu nước năm 2011 xuống đường tại Sài Gòn chống hành động xâm lược của Tàu chiếm Hoàng sa, Trường sa và ra lệnh cấm đánh cá hàng năm 3 tháng, trái với luật biển quốc tế nhưng nhà cầm quyền CS Việt Nam tỏ ra nhu nhược đồng lõa với kẻ xâm lăng, hành động này gần như bán nước cho ngoại bang. Anh cũng như những người tham gia biểu tình biểu lộ tâm tình yêu nước, bị công an theo dõi canh cửa gác nhà. Thơ của anh không còn là chùm khế ngọt ngào, anh bày tỏ sự bất đồng chính kiến của mình và làm thơ lên án chế độ „Hãy thử sờ lên đầu mình.xem…Đã mọc đuôi sam ?…“ Nhìn lại Quê Hương nếu chúng ta đến Ải Nam Quan, Bản Giốc, Bãi Tục Lãm, Lão Sơn phải đau lòng vì VN đã mất đi một phần đất lịch sử, CSVN che dấu việc nhượng đất cho Tàu hàng chục ngàn cây số vuông để cầu vinh, bảo vệ quyền lợi của đảng hơn quyền lợi của dân tộc và cúi đầu ca tụng tình hữu nghị Việt-Trung. CSVN xem đất nước này là của riêng, họ đứng trên đầu dân tộc, vơ vét cho tiền đầy túi, điển hình Vinashin thất thoát 5 tỷ USD, Cty cho thuê tài chính ALC II vỡ nợ, nhà máy điện EVN nợ chồng chất, Cty Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) thua lỗ trầm trọng, đất nước chúng ta đầy ngập sự giả dối, lường gạt lẫn nhau, vật giá tăng, Việt Nam là 5 nước có tỉ lệ lạm phát cao nhất trên thế giới, thực trạng này sẽ làm gia tăng tỷ lệ nghèo đói, môi sinh hủy hoại, giáo dục xuống cấp, bằng cấp giả mạo lan tràn, văn hóa, đạo đức thoái hóa, đời sống người dân về mặt tinh thần lẫn vật chất ngày càng điêu linh khốn khổ. Trẻ em nghèo không đủ tiền đi học phải đi bán vé số, đánh giày, lao động vất vả… vùng cao nguyên nhiều nơi mùa đông giá lạnh trẻ em không đủ cơm ăn áo mặc, không có cầu qua sông …Nhà nước vay tiền để xây những xa lộ mới mênh mông phô trương sự phồn vinh phú quý, nhiều lâu đài nguy nga lộng lẫy, vũ trường, nhà hàng, khách sạn to lớn, nhiều khu giải trí cờ bạc, sân golf cho nhóm tư bản đỏ là cán bộ hưởng thụ… Dân số VN tăng nhưng bệnh viện công thì không xây dựng phát triển, một giường phải cho 3 bệnh nhân, bệnh viện tư điều trị trên 100€ một ngày chưa tính tiền thuốc, người dân nghèo phải chấp nhận số phận chua xót, đắng cay … Đời sống nông thôn đã nghèo càng nghèo hơn, nhiều gia đình mất mùa, nợ nần chồng chất phải bán con gái „lấy chồng“ làm nô lệ cho đàn ông Đài Loan, Đại Hàn…Trong khi đó đời sống của giai cấp giàu là những cán bộ, bộ đội từ bưng biền miền Bắc vào Nam sau 30.4.75 chỉ có chiếc balo, đôi dép râu…thường đến chợ trời mua đồng hồ „không người lái“, Radio, xe đạp… nay trở thành những triệu phú đô la, là giới lãnh đạo cai trị miền Nam, họ hưởng đủ tất cả lạc thú trên đời, nhà lầu, xe hơi, rượu ngon, gái đẹp…Họ dùng quyền lực cướp đoạt tài sản, nhà cửa, đất đai, bóc lột sức lao động, tham nhũng hối lộ, buôn người (xuất cảng lao động), bán tài nguyên, rừng, biển… họ cho con du học những đại học đắt tiền nước ngoài, xài sang nhất Á Châu, mua xe loại nổi tiếng thế giới: Mercedes, BMW, Audi, Rolls-Royce, du thuyền, máy bay… Nhờ thời Tổng thống Bill Clinton ký quyết định bỏ cấm vận Việt Nam (3.2.1994), hai nước Việt-Mỹ bình thường hóa quan hệ, chấm dứt 20 năm căng thẳng sau chiến tranh. Nhà cầm quyền CSVN có cơ hội mở cửa tiếp xúc với thế giới Tây phương, “đổi mới” kinh tế, từ đó được các quốc gia tư bản bỏ tiền vào đầu tư tại VN, đời sống ở thành phố phát triển hơn, hệ thống du lịch mở cửa chào đón du khách. Năm 2011 lượng ngoại tệ do người Việt chuyển về Việt Nam qua các hệ thống ngân hàng đạt mức kỷ lục là 9 tỷ USD, số ngoại tệ nầy tương đương với 8% tổng sản phẩm quốc nội của Việt Nam. Theo tin của hãng Reuters, tháng 12.2011 các nhà tài trợ quốc tế đã cam kết dành cho Việt Nam năm 2012 là 7,4 tỉ USD viện trợ phát triển chính thức của ODA (Official Development Assistance) quỹ tiền tệ quốc tế giúp cho chính phủ các nước chậm tiến để phát triển kinh tế. VN là một trong 5 quốc gia đứng đầu trên thế giới tiếp nhận tiền của ODA và FDI (Foreign Direct Investment) là chương trình ngoại quốc đầu tư trực tiếp vào Việt Nam (đừng quên rằng người ta bỏ tiền ra phải có quyền lợi, không ai cho không biếu không, họ cho tay phải, tay trái lấy lại thứ khác). Theo ước tính của báo kinh tế The Economist, tổng số nợ công của VN vào năm 2010 là 50.7 tỷ USD, chiếm 51.7% GDP. Nợ công tiếp tục tăng trong khi thâm hụt ngân sách luôn ở mức rất cao, nếu nhà nước VN không có khả năng trả nợ thì có thể dẫn đến vỡ nợ như Hy Lạp…Các đời cháu chắt chúng ta phải è lưng ra trả nợ, như tục ngữ “người ăn ốc kẻ đổ vỏ“. Việt Nam ảnh hưởng Trung cộng du nhập thứ văn hóa tạp lục, phim ảnh Tàu chiếu cả ngày trên truyền hình, dư luận cho rằng theo đà này giới trẻ VN thuộc lịch sử Tàu hơn Việt Nam, điển hình loạt phim Lý Công Uẩn-Đường tới thành Thăng Long, kỷ niệm 1000 Thăng Long, thuộc loại phim lai căn mất gốc, không những sai lệch lịch sử mà có chỗ còn xuyên tạc lịch sử, được dàn dựng tại trường quay Hoành Điếm bên Tàu, đạo diễn, diễn viên phụ, y phục tất cả đều của Tàu …. Các chất hóa học độc hại làm gia vị thực phẩm, mùi hương nước uống từ Tàu tràn ngập vào Việt Nam từ thành thị tới thôn quê, làm ảnh hưởng sức khoẻ cuả người dân qua nhiều thế hệ, hiện nay nhiều người bị bệnh ung thư… Đây là hành động thâm độc của Tàu, muốn giết dân tộc Việt Nam không cần súng đạn, nhưng nhà cầm quyền Việt Nam không kiểm soát để ngăn chận. Dân trí Việt Nam còn thấp, văn minh không học mà học cái ngu, cái láu cá lường lọc, gian manh của Tàu khi xử dụng hóa chất vào thực phẩm… Thế giới ngao ngán tẩy chay sản phẩm sản xuất “made in China”. Việt Nam không thiếu nhân tài, nhưng ngành kỹ nghệ không phát triển, những hãng xưởng kỹ nghệ chỉ sản xuất hàng cho các nước Tư Bản. Nhìn lại Nam Hàn trước 1975 có hơn gì miền Nam Việt Nam, những thập niên qua nước họ phát triển mạnh về kỹ nghệ xe hơi, máy móc nổi tiếng khắp thế giới được ưa chuộng. Trong khi Việt Nam vẫn là nước lạc hậu, người ta bỏ nhà máy điện nguyên tử, thì Việt Nam vay mượn Nga 10,5 tỷ USD để xây nhà máy ở Bình Thuận? bài học từ hai nhà máy điện quá đắt cho môi trường thế giới là Tschernobyl và Fukushima, tại saoViệt Nam không nhìn thấy? Nhà báo trong nước đã viết: “Con Người Việt Nam hôm nay đứng trước nguy cơ sa xuống tầng thấp nhất của nhân cách: từ an phận, ích kỷ, giả dối, hèn nhát, vô cảm đến đểu giả, trơ trẽn, gian ác”. Nhà văn Võ thị Hảo đã viết cho BBC http://www.bbc.co.uk/vietnamese/forum/2012/02/120211_vn_land_dispute_vothihao.shtml. Léonid Brejnev (1906-1982) từng tin tưởng cộng sản sẽ toàn thắng khắp nơi trên thế giới, lúc lên nắm quyền năm 1964, năm 1983 phải nói nỗi tuyệt vọng: “Xã hội chủ nghĩa gì mà 1/3 xe chạy ngoài đường là ăn cắp xăng của công, 1/3 bằng cấp là bằng cấp giả, công chức đến sở làm việc là đến để có mặt, sau đó thì đi coi hát hay đi làm việc riêng”. CSVN còn tệ hại hơn nữa. Thiên đường cộng sản đã sụp đổ, Tổng bí thư CS Liên Bang Xô Viết ông Mikhail Gorbachev giải tán đảng CS tháng 12.1991, ông đã khuyến cáo tại Đông Berlin (7.10.1989) “Wer zu spaet kommt, den bestraft das Leben (kẻ nào chậm trễ sẽ bị đền mạng). Những ai còn mê ngủ theo chủ nghiã CS độc tài sẽ bị bánh xe lịch sử nghiền nát. Nhìn lại Việt Nam có đổi mới, phát triển nhờ nhận tiền viện trợ, nhưng vẫn theo chủ nghiã CS, cánh cửa tự do, nhân quyền khép kín, nhà tù được mở rộng cho những người yêu nước, bất đồng chính kiến phản đối nhà cầm quyền, họ biến người dân thành con ngựa bị bịt mắt kéo xe. Người dân VN ngày nay không còn tin vào nhà nước, họ sống trong âm thầm chịu đựng, nhưng không thể tránh được sự đè nén qúa mức phải tự vệ, phản kháng mạnh như vụ Tiên Lãng, gây ra sự bất bình và phẫn nộ trong nhân dân, dư luận ồn ào trong và ngoài nước làm nhà cầm quyền CSVN đau đầu và run sợ. Thế hệ chúng ta từng sống gắn bó với quê nhà một thời chinh chiến, đổ máu xương để bảo vệ bờ cõi tiền nhân để lại, dù ở bất cứ nơi nào trên thế giới nhưng tâm hồn luôn hướng về quê hương, không bao giờ quên những năm tháng cơ cực tù đày. Cuộc đổi đời đầy khổ lụy, là người Việt Nam nhưng không có quyền của một công dân trên đất nước mình, dù lúc đó đã chấm dứt chiến tranh khói lửa nhưng chúng ta phải rời bỏ quê hương qua bao gian nan, vượt biển, vượt rừng đi tìm tự do bất chấp phong ba bảo táp, hải tặc hãm hiếp. Tiếp theo các chương trình O.D.P. (Ordely Departure Program), H.O. (Humanitarian Operation), làn sóng người lao động trả nợ chiến tranh xin tỵ nạn từ các nước Đông Âu, khi thiên đường cộng sản quốc tế sụp đổ. Người Việt hải ngoại hướng về Việt Nam luôn đấu tranh cho chủ quyền, và sự nguy cơ của dân tộc đã và đang bị cai trị dưới chế độ độc tài CS, đàn áp tôn giáo, tự do và nhân quyền không được tôn trọng. Phong trào của Văn Nghệ sĩ hải ngoại sáng tác nhạc thổi bùng ngọn lửa đấu tranh cùng toàn dân trong nước chống chủ trương bành trướng của Trung cộng để Việt Nam sớm thoát cảnh đọa đày, không bị Hán hóa làm nô lệ. TT Asia ra DVD Hùng ca sử Việt, câu lạc bộ Tình nghệ sĩ của nhà văn Trần Việt Hải (Los), nha sĩ, nhạc sĩ Cao Minh Hưng sáng tác nhạc phẩm Vùng lên cứu nước, Nhóm Hưng ca VN với nhạc sĩ Việt Dzũng, Nguyệt Ánh, Huỳnh Lương Thiện, Trương Sĩ Lương, Xuân Nghĩa, Tuấn Minh, Tuyết Mai, Lưu Xuân Bảo…. phát hành CD 10 ca khúc Xuống Đường … khơi động mạnh mẽ tinh thần đấu tranh của đồng bào trong và ngoài nước.…. Nhạc sĩ kiêm ca sĩ Hoàng Hoa (Italy) và thi sĩ Lê Trân đã góp ca khúc Tổ Quốc Bên Trời; NS Trúc Hồ Bước chân Việt Nam, Con đường Việt Nam và Một ngày Việt Nam, Thiên thần trong bóng tối, Đáp lời sông núi; NS lão thành Anh Bằng: Đừng im tiếng, Cả nước đấu tranh, Phải lên Tiếng, anh Nguyễn Văn Nghệ (Munich) với nhạc phẩm Việt Nam-Tiếng gọi quê hương tôi v v... Cao trào đòi hỏi nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam phải trả tự do cho tất cả tù nhân chính trị và tôn giáo. Ngọn lửa đấu tranh cho công lý đang đốt cháy bạo quyền CS, may mắn cho dân tộc VN thế hệ trẻ dù sinh sau năm 1975 còn có nhân cách, yêu quê hương cùng xuống đường một cách ôn hòa để phản đối Trung cộng xâm lược biển đảo Việt Nam. Nhạc ca sĩ Việt Khang uất hận nghẹn ngào trước cảnh người dân sống nghèo nàn, khổ cực đoạ đày và bị hiếp đáp, anh sáng tác theo sự xúc cảm của tâm hồn, nặng tình đất nước với nỗi đau của một công dân Việt Nam. “Việt Nam Tôi Đâu?” Việt nam ơi, thời gian qúa nửa đời người Và ta đã tỏ tường rồi Ôi cuộc đời ngày sau tàn lửa khói Mẹ Việt Nam đau từng cơn xót dạ nhìn đời ….… Tôi không thể ngồi yên Để đời sau cháu con tôi làm người Cội nguồn ở đâu? Khi thế giới nay đã không còn Việt Nam…. Nhạc phẩm “Việt nam Tôi Đâu?” đi vào lòng người từ quốc nội bùng cháy lan tràn ra hải ngoại được các cơ quan truyền thông, giới văn nghệ sĩ hưởng ứng phổ biến vinh danh và ủng hộ lòng yêu nước của giới trẻ trong nước. Phong trào biểu tình chống Tàu ở Hà Nội, Sài Gòn bị công an đàn áp đánh đập, anh tiếp tục sáng tác nhạc phẩm thứ hai “Anh là Ai?” Xin hỏi anh là ai - sao bắt tôi, tôi làm điều gì sai? Xin hỏi anh là ai - Sao đánh tôi chẳng một chút nương tay Xin hỏi anh là ai - Sao không cho tôi xuống đường tỏ bày Tình yêu quê hương này, dân tộc này, đã quý nhiều đắng cay… Xin hỏi anh ở đâu - ngăn bước tôi chống giặc Tàu ngoại xâm Xin hỏi anh ở đâu - Sao mắng tôi bằng giọng nói dân tôi Dân tộc anh ở đâu - Sao đang tâm làm tay sai cho Tàu? Để ngàn năm ghi dấu bàn tay nào nhuộm đầy máu đồng bào…. Hai nhạc phẩm của Việt Khang thành công rực rỡ đi vào lịch sử dòng nhạc dân tộc, làm rung động hàng triệu con tim trong và ngoài nước, giọng hát anh hấp dẫn nồng nàn, tiếng nhạc du dương, một thứ âm điệu nhẹ nhàng, thiết tha mà truyền cảm, là tiếng rên xiết, gào thét của hàng triệu người con nước Việt trước thảm hoạ mất nước, thôi thúc lòng người phải nghĩ tới trách nhiệm đối với quê hương. Lời nhạc không mang tính hằn học, hận thù mà lịch sự xin hỏi những người lãnh lương từ thuế của dân, sao không bảo vệ dân mà đàn áp biểu tình chống ngoại xâm, anh là ai? sao không biết cội nguồn, nhẫn tâm đánh, đạp vào mặt người biểu tình. Người Việt tỵ nạn CS ở Đức, Mỹ, Úc, Canada, Pháp biểu tình trước các tòa Đại sứ, Lãnh sự quán Trung cộng lên án hành động xâm lược với cái luỡi bò liếm hết biển Đông. Những người yêu nước từ Hà Nội đến Sài Gòn đã xuống đường ôn hòa, bày tỏ thái độ chống quân xâm lược, thay vì giới lãnh đạo VN có trách nhiệm trước tiền đồ quê hương dân tộc phải ủng hộ lòng yêu nước, họ đã dùng quyền lực giải tán bóp chết quyền tự do của người công dân đã quy định trong Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền. Trung Tân ca nhạc Asia đài SBTN, nhạc sĩ người Pháp Antoine Figali dịch ra tiếng Anh, Pháp, giới Nghệ Sĩ Hoa Kỳ ở Hollywood cũng lên tiếng ủng hộ đòi hỏi tự do dân chủ và kêu gọi VN trả tự do cho Việt Khang. http://www.youtube.com/watch?v=LpevdlPe5VA http://www.youtube.com/watch?v=iDWZtfErUZo&feature=related Là một người dân Việt Nam, có truyền thống từ hàng ngàn năm chống giặc, mong ước chúng ta hãy cùng nhau đứng lên như NS. Trúc Hồ kêu gọi đáp lời sông núi, Việt Khang can đảm đem nhạc và tiếng hát của mình để phục vụ cho quê hương, dân tộc, anh không run sợ trước bản án tù đày dù trên một đất nước chỉ có bạo lực cai trị, kìm hãm tự do. Việt Khang bị nhà cầm quyền VN bắt bỏ tù cuối năm 2011, nhưng họ thất bại không thể bỏ tù lý tưởng của anh và những người yêu nước thuộc mọi tầng lớp chống lại nhà cầm quyền bằng tiếng nói của lương tâm, như cụ Phan Châu Trinh đã nói: Một dân tộc nào có người tù về quốc sự như thế thì dân tộc ấy càng thêm vẻ vang. Một dân tộc không có người ở tù về quốc sự thì cái dân tộc ấy là khối dân tộc vô hồn thôi. Hy vọng dân tộc VN ảnh hưởng phong trào „Cách mạng hoa lài- Mùa Xuân Ả Rập“ như Tunisia, Ai Cập, Lybia thì dân tộc Việt Nam sẽ sớm thoát cảnh đọa đày đón nhận ánh sáng Tự do, Dân chủ để quang phục Quê hương. |
Tuesday, December 4, 2012
Nguyễn Quý Đại * QUÊ HƯƠNG VIỆT NAM KHÔNG CÒN LÀ CHÙM KHẾ NGỌT
Mạc Phương Đình * Mưa Lũ Quê Nhà
nước sông Thu đẩy chiều qua Phố Hội
nắng đục ngầu trên bến tắm phù sa lụt tháng mười vật vờ không tránh nổi gió đau thương về viếng xóm không nhà lưng cành tre dấu bùn in nỗi sợ biết mà không chối bỏ được cơ hàn màu đất xám trôi theo từng nhịp thở mỗi mùa đông thách thức bước gian nan ai đứng đó, nước Câu Lâu cuồn cuộn để bao lần nhìn làng xóm tang thương nỗi đau đớn tràn về dầu sớm muộn mưa lê thê ghe thuyền chạy trên đường đời lá rách lá lành thường lặp lại đất Quảng Nam chờ lũ lụt hàng năm bao tấm lòng quay về từ cửa Đại trong trái tim mưa nắng cũng thăng trầm.
Mạc Phương Đình
|
Trần Vấn Lệ * Mưa Trôi Mất Nắng
Mừng ghê, hồi chiều có nắng, chút thôi, ấm được một giờ. Lúc trời hết nắng thì mưa, mưa hoài, bây giờ đang tối. Bây giờ chắc con ngõ lội, ai về không biết làm sao. Tôi ngó qua bên hàng rào, mưa lao xao giàn bông giấy… Tôi nhìn mưa, nhìn nước chảy. Nước trôi mất nắng hồi chiều. Không biết nắng buồn bao nhiêu, nếu nắng biết vui, buồn, nhỉ? Tối rồi, mưa dài mút chỉ. Tôi nằm nghe mưa tỉ tê. Hàng xóm chắc ai đã về, và lạnh, hít hà ồ lạnh? Bỏ quê ra đi tưởng tránh được đời hiu quạnh gian nan. Ở đâu đời cũng lầm than không chừa cho người mất nước… Một tiếng gió vang dài thượt. Chắc là mưa đang đan dày? Giàn bông giấy chắc hoa bay mai mình ra tha hồ quét… Tôi nhắm mắt và nhắm riết. Nghe tròng con mắt cũng mưa!
Trần Vấn Lệ
|
Monday, December 3, 2012
trần yên thảo * ghé lại cõi người
Hà Thúc Sinh * Xử Nữ
Người xinh, tính khép, tuy dáng đi hơi vẹo như có thương tật nơi chân, Nhi trọ nhà trên đường Chapel, sáng sáng đáp chuyến buýt sáu giờ lên trường, đã bốn năm. Ngoài bến đợi nàng hay kín đáo mở sách ôn bài, bữa nào chia trí lắm mới lọt tai chuyện của đám đồng hành chung quanh.
Bà Juanita người Mễ, tròn như hạt đậu đỏ hôm nào cũng vui như ngày Cinco de Mayo. Giống tờ báo sống bà biết làu làu mọi chuyện. Bà cân nhắc vụ án O.J. Simpson như một bồi thẩm lý tưởng vì “đây không đen cũng không trắng.” Bà bảo
Nhưng đám trẻ như con Toni xem ra bất cần, thậm chí cả những thứ nó có bên trong. Nó như biểu tượng của một nền văn hoá trống trải mà sự diêm dúa không che giấu được gì, không bao bọc được gì, nhưng thiếu nó, thiếu những thế hệ tiếp nối như nó sợ nền văn minh này lại không trọn vẹn. Toni tóc vàng, mắt xanh, đẹp như thiên thần nhưng Nhi kinh nó như một loài hoa ăn thịt ong bướm dù có lần trò chuyện nàng biết nó cùng tuổi xử nữ với mình. Toni bảo, “Bạn trai cháu ư, đếm không xuể đâu bà Jennifer.” Bà Juanita kêu lên, “Dóc mày!” Toni nhún vai. “Thật đấy dì Juanita,” Nó nói. “Cho nhau quả táo còn tươi không hơn đợi lúc nó khô quắt đi à?” Nó đụng bức tường đạo đức u trán? Không, chẳng ai nhìn nó bằng ánh mắt ghê gớm cả, cười thông cảm thôi, có thắc mắc là chỗ không biết bao giờ con nhỏ nó báo tin lấy chồng. Tuy thế bà Juanita vẫn khẽ kêu lên, dù giọng khôi hài chứ không cay đắng, “Chúa ơi, đây rồi trinh nữ như loài thú hiếm tuyệt chủng trên địa cầu.” Chỉ Nhi thầm nghĩ xứ này không ai phá huỷ được người nữ trừ chính họ.
Một lần trên xe bà Juanita đùa hỏi, “Cưng tới tuổi có bạn trai chưa?” Nhi cười, “Tôi băm tư rồi, bà ạ.” Thế là bà ta lại lôi nàng ra trước ánh sáng công chúng. Bà cười rộ bảo mấy bà bạn, “Con nhỏ này tính khai gian tuổi ra ứng cử thị trưởng sao đây! Chúa ơi nó nói với tôi như với một trinh nữ mười ba vậy á. Há há há há... Nó bảo nó đã băm tư.”
Mặt tiền tiệm hoa Conroy's Flowers góc đường Atlantic thường bày sớm lắm loại rực rỡ, nhưng Nhi ít thấy loại nàng vốn yêu. Chút liên tưởng xa vời như hạt cát chui vào giày, hồn Nhi cộm một cảm xúc khó chịu. Ngày lên, trần gian rầm rập sức sống, vậy mà nàng vẫn nghe rõ hơn sự rùng mình dấy từ chiều sâu chịu đựng của lòng mình.
Nếu bà Jennifer hay than xe chật thì Nhi còn thấy xe nhớp, vì thế nàng thu mình nhỏ hơn trong chỗ ngồi.
*
Ba ngày liên tiếp Nhi thấy ông ta lên xe ở trạm
Tấm lòng dịu dàng của Nhi bất ngờ nổi tiếng kèn chiến thắng hơi ác khi xe dừng ở trạm đường
Nhi hỏi nhỏ bằng tiếng Anh:
“Ông... người Việt?”
Ông ta từ tốn lau vết sơn, kéo nàng về tiếng mẹ đẻ:
“Thấy cô tôi cũng đoán vậy.”
Thế là quen. Xe chuyển bánh. Nhi lại hỏi:
“Ông sợ?”
Ông cười:
“Những người da trắng trên xe không sợ, sao mình sợ?”
“Sao ông biết họ không sợ?”
“Mặc cảm là trí khôn kẻ tự tử. Có thể người da trắng sẽ bắt đầu sợ khi người da đen biết ngưng phá huỷ.”
Xuống trạm đường Zonal thả bộ vào trường, Nhi hơi tiếc không hỏi gì thêm về ông. Chỉ vài chi tiết mơ hồ sót lại. Ông quãng năm mươi, đeo kính cận nhẹ, người tầm thước, tóc hơi dày chưa bạc, mặt hồng hào, tai to.
Đôi ba ngày sau không gặp lại Nhi quên ông nhanh chóng.
*
Một cuối tuần ngôi chùa trong vùng tổ chức lễ tế độ cho thuyền nhân bỏ mình trên biển Đông. Bà chủ nhà rủ Nhi đi. Nghĩ tới góp nén hương cho bao người không may là điều nên, Nhi vui vẻ. Bà chủ lại có chân trong ban tiếp tân thì nàng thoát sao khỏi sự chia việc của bà. Nàng giữ chân châm trà đãi khách. Đang loay hoay với mớ ấm tách, vị sư dẫn một người đàn ông đi qua. Ông ta!
“A,” Nhà sư dừng chân vui giọng. “Giới thiệu ông một đồng nghiệp tương lai nhé. Đây cô Nhi, học Y trên USC. Đây bác sĩ Hoặc, người cùng quê tôi đấy, cô mời hộ tôi một tách trà đậm đậm chút nhé.”
Vị sư bận tiếp khách. Sau một thoáng bối rối của kẻ bị bỏ lại, ông ta nói lơ lửng, “Trong lòng chảo thung lũng có khác.” Rồi ông thản nhiên lấy khăn tiếp Nhi lau thêm mớ tách.
Nhi thăm dò:
“Bác sĩ mở phòng mạch vùng này?”
Ông giơ cao chiếc tách nhìn kỹ một vệt đen, giọng ôn tồn:
“Có phòng mạch phòng miếc nào đâu. Thế chuyên khoa cô tính chọn...”
“Dạ Tâm Thần.”
“Á... đau đầu lây đấy.”
Tìm cách xưng hô cho là phổ thông và thích hợp nhất, Nhi cởi mở:
“Vì vậy chắc theo cách chú, ra trường cháu kiếm việc bệnh viện cho đỡ đau đầu hơn.”
“Tôi cũng đã tính như cô, có điều...”
“Thế...”
“Trâu chậm cô ơi! Tôi đã cố nhưng giờ không đâu nhận nội trú nữa.”
Nhi hiểu. Trường hợp này không chỉ riêng ông, nhiều. Chuyện xoay sang chiều hướng khác. Lan man mà thân mật. Và khi đủ thân mật, ông hỏi, “Nhi ở với gia đình đấy chứ?” Mất chữ cô khách sáo rồi. Nhi nhìn ông thật nhanh. Không hiểu sao đôi tai to của ông giúp nàng sự yên tâm khá vô cớ, và nàng quyết định, “Dạ một mình thưa chú!” Ông lấn tới, “Diện gì thế, lâu mau rồi?” Nàng cười chỉ ra bàn, đề nghị, “Chú uống trà kẻo nguội.” Nhìn xuống sân đông khách một lát ông buột miệng, “Nhanh. Mới hôm nào cây mận góc kia chỉ ngang tầm tay, mùa rồi đã có trái. Ba năm như ba ngày.” Nàng hỏi, “Gia đình chú sao?” Ông cười ngặt nghẽo. “Cũng như Nhi,” Kế thẳng thắn bảo. “Các cô dựng hàng rào phòng thủ dày quá có khi tự làm rách áo. Gọi khác đi.” Nhi hơi sầm nét mặt, khẽ gắt, “Trời đất, gọi sao nữa đây?” Ông thẳng thắn đến chối tai, “Có anh có em dỗ nhau khi buồn.”
Khi chùa hành lễ, ở góc sân có người đàn bà còn trẻ ngồi lại nơi chiếc ghế đẩu khóc rấm rứt. Ông Hoặc bảo đã thấy bà ta vài lần như thế, ngồi cùng chỗ, khóc cùng tiếng khóc, không dỗ được. Ông kể qua câu chuyện thương tâm trên biển của bà và gia đình bà. “Ấy là nghe nói thế, chuyện đã cũ nhiều năm,” Ông ngẫm nghĩ. “Mà như vậy thì đáng sợ thật vì chẳng có gì tự phá hủy hơn.”
Lời ấy ghim trong óc Nhi lâu lắm.
*
Họ tiếp tục gặp lại, lúc chỗ này, khi chỗ nọ toàn do tình cờ; nhưng dù tình cờ những câu chuyện vẫn như tơ như chỉ, cứ thoải mái rối vào nhau đến quên thời gian, dù trước một siêu thị hay trong một tiệm ăn. Một lần gặp nhau trong hội chợ Tết do người Tàu tổ chức trên đường Valley, tránh một đám đông ùn ùn kéo nhau đến xem đấu võ, ông và Nhi ra quán gọi nước ngồi xem diễn hành xe hoa.
Ông Hoặc nói:
“Lạ, đám đông thường nhắc tôi về một đám đông trước 75.”
“Ngày thay đổi chế độ?”
“Lại nói thời 75... lúc ấy Nhi ở đâu ha?”
“Dạ Sài Gòn,” Rồi để tránh dĩ vãng như tránh hòn đá, nàng nói lảng. “Anh đang nói chuyện đám đông.”
Ông hơi sửng, chợt nhớ, à một tiếng:
“Nhất là đám đông kiểu đốt
“Dạ lúc ấy còn học ở UCI, chỉ coi qua truyền hình.”
“Tôi mới đến, đang tạm trú nhà người bạn ở khu South Central.”
“Sợ không anh?”
“Phân vân thôi. Hôm ấy đứng trên ban-công nhà anh bạn nhìn xuống. Bạo động nào cũng na ná nhau. Kẻ tham dự không còn là chính họ mỗi ngày. Cũng đánh đấm túi bụi, rượt đuổi, hò la, súng nổ. Cảnh y như cảnh tôi chứng kiến hai mươi năm trước.”
“Sài Gòn?”
“Đúng hơn ở quãng ông Tạ--Bảy Hiền, trước một hiệu bán gạch ngói. Họ biểu tình chống chính phủ và tôi có đó.”
“Anh...”
“Không, kẹt xe thôi. Tôi vừa gắn lon là xuống trình diện trại Hoàng Hoa Thám ngay. Chiếc Vespa khi không oan mạng. Nhưng chẳng vì thế mà nhớ đâu, nhớ là vì dịp ấy tôi cứu nạn nhân đầu tay ngoài đường.”
Nhi thăm dò:
“Một người biểu tình?”
“Kẻ trong cuộc mình gọi nạn nhân có xúc phạm họ không, dù là viên cảnh sát hay người biểu tình? Không, một con bé.”
“...?”
“Mươi mười hai tuổi, chắc đứng xem bị lạc viên ngói vào hông, máu ra nhiều. Con bé thật lạ. Xin lỗi, tôi kéo quần nó xuống tìm vết thương nhưng cứ giữ cứng, nhất định không cho. Mà nào phải búp bê búp biếc gì cho cam, thương tích như thế vẫn cứ ôm chặt trong tay một bó huệ đã héo rũ. Tôi đành băng bó qua loa, bỏ xe bế nó chạy một mạch xuống Vì Dân.”
“Sau đó?”
“Nào biết. Trình diện xong ra trận ngay, mấy tháng sau mới có dịp về lại Sài Gòn.”
Khi không Nhi đổi đề tài:
“Hồi gặp anh mấy lần trên xe buýt, anh đi đâu thế?”
“À... à...”
Ông Hoặc không buồn đáp. Những chuyến xe hoa lộng lẫy lôi hồn ông theo rồi.
Trên đường về Nhi đùa:
“Xe hoa nhiều giai nhân quá, chọn được ai không?”
Ông đùa lại, khá sỗ sàng:
“Chắc mấy anh lùn thế nào chả táy máy, bằng không cô Bạch Tuyết yêu được!”
Lời ấy ghim trong tim Nhi lâu lắm.
*
Có lần chàng than nàng không hiểu chàng, Nhi cười, lục ngăn kéo lấy ra một tấm ảnh, ngắm nghía, nhất định không cho chàng xem. Như hai đứa trẻ họ vật nhau trên giường và chàng giằng được. Nàng nhìn chàng ngơ ngác trước trò chơi của mình. Chàng bảo, “Nghịch quá!” Nàng đáp, “Đã thấy hết ruột gan sao bảo không hiểu?” Lần ấy nàng cắt ảnh chàng, lấy đầu gắn vào một thân thể vẽ bộ phận tiêu hoá.
Nhi biết chàng muốn một đứa con nhưng tự cưỡng, dù đôi phen đã suýt mềm lòng. Có gì gần với sự sợ hãi. Nàng không sao có được sự rạo rực đủ để hiến chàng hưởng trọn cái rùng mình xấu hổ của một thân thể đàn bà. Thậm chí những lúc chàng liều lĩnh rúc vào nàng như đứa bé, nàng vẫn chỉ nuông chiều ở một chừng mực đáng ghét. Nàng mơ hồ thấy mình như bị liệm sống trong một tấm áo không khuy.
Những khi chàng bình tĩnh ra về Nhi càng thêm bấn loạn. Chàng đã chẩn đúng bệnh nàng? Chàng cũng hiểu không gì dễ sợ hơn những tấm ảnh dĩ vãng không hạnh phúc chẳng lục lọi mà cứ lòi ra? Và chàng là lương y, vẫn kiên nhẫn tìm sự hợp tác nơi chính nàng cho sự chữa trị đến thành công? Mình có vô lý khi bảo giở thêm trang mới không chữa được pho thảm kịch cũ? Ít nhất một lần chàng bóc quýt nàng ăn, nàng nhăn mặt bảo, “Để nguyên trái cho em, gì cũng bóc ra, ghê lắm!” Một lần khác giỗ mẹ nàng, chàng đem đến bó huệ, nàng nhìn nhanh, lạnh nhạt hỏi, “Sao lộn hoa gãy thế này?” Mới đây nhất nhân sinh nhật nàng chàng mua tặng một hộp nhạc có tượng Bạch Tuyết, nàng nhìn chàng trân trân, không nói.
Một đêm Nhi ngồi nhìn trăng, chợt hiểu. Tình yêu hai người như tuần trăng Thợ Săn Tháng Mười tráng lệ, soi tỏ lần cuối mặt đất buồn tênh cho mùa đông giá sớm muộn sẽ tràn về. Nàng không trốn được cảm giác khốn khổ đời làm hỏng của nàng một đêm thủa chưa ham vui, làm phí một thời thủa chưa biết tiêu, làm nhạt một mặn nồng thủa chưa muốn hưởng!
Làm sao giải thích chàng hiểu có một cuộc tình như đêm trăng, ngắm thôi, không ôm được vào lòng?
*
Cái chết đột ngột của một cô gái làm rộn khu phố nhỏ. Bà chủ nhà thì lắc đầu bảo, “Thiệt... con nhỏ điên”; ở bến xe bà Juanita cố nhớ lại điều gì, rồi lẩm bẩm, “Nó học bác sĩ mà, người ta bảo nó lạm thuốc là sao”; còn Toni thầm thì chi đó với bà Jennifer ngồi trầm ngâm điếu thuốc lá, và nó chỉ ngưng khi bà reo thầm, “Xe tới, vậy là hôm nay trống một chỗ ngồi”; riêng ở trường Y chắc có nhiều tin tức chính xác hơn, do thế người ta xầm xì nhắc lại chứng đột tử “đi trong giấc ngủ” mươi năm trước thấy xuất hiện trong cộng đồng Lào, H'Mong và Thái; còn ở chùa bá tánh lại gặp nhau ở chữ tội nghiệp, và sự tội nghiệp ấy xem ra còn có kín đáo đính thêm những dấu hỏi vào câu chuyện tình của hai người đồng hương. Ông Hoặc cúi đầu nhận sự chia buồn như nhận mớ hoa giả ném xuống mồ. Ông hiểu, nhưng nói làm sao nguồn cơn của tai biến, thành ra ông yên lặng, một sự yên lặng chì chiết làm bạc nhanh mái tóc ông cách không ngờ.
Đời ông cũng mất mát nhiều, quá nhiều, chẳng sót gì nguyên vẹn, có thể cả lòng trung thành với một hình bóng; phải vì thế chỉ sau lần giỗ đầu cô gái được ông đứng ra tổ chức ở chùa với tràn ngập hoa huệ, người đồng hương không ai gặp lại ông nữa trong thành phố thung lũng San Gabriel những ngày sau đó?./.
|
Nguyễn Bắc Sơn * tráng tâm đồng cảm với " Rừng Sơ Nguyên* "
rừng sơ nguyên, mộng nguyên sơ
Đại Bi sư tử mần thơ động tình
vốn xưa trái đất đồng trinh
bây giờ quẫy cựa một mình đồng hoang
thơ mi tiếng vọng rú ngàn
như con nai tía như chàng du côn
đọc xong tưởng "Lá hoa cồn"
trôi ngoài Nam Hải gác cồn biển Đông
mà Minh nước kiệu vòng vòng
tiếng buồn đồng vọng ở trong tâm hành
ta ngồi ngắm đất màu xanh
nhờ thơ mi nhịp long lanh dập dồn
thiền sư gác cẳng lên cồn
nhìn con dế gáy nỗi buồn trăm năm
tử sinh trong cõi cát lầm
riêng hòn ngọc trắng còn cầm trong tay
Nguyễn Bắc Sơn
* Rừng Sơ Nguyên là tên một tập thơ của Trần Yên Thảo
|
Linh Bảo * Túp Lều Tranh
Quê tôi ở Giang Tây, một nơi chuyên sản xuất đồ sứ, đồ sành danh tiếng ở Trung Hoa. Ngày xưa, tôi chỉ là một nắm đất mịn, người ta dành riêng cho những người thợ khéo nặn thành chúng tôi: những món đồ gốm xinh xinh, nho nhỏ, dùng để gắn vào hòn non bộ, núi giả, trang hoàng cho bể cá, vườn hoa.
Người thợ khéo tay đã để hết tâm tư nặn tôi thành một túp lều tranh rất nên thơ. Mái tranh lưa thưa, thấy rõ từng mảng xếp lại, nung thành một mầu nâu rất thanh nhã. Vách tre đan cũng nổi bật với ánh men vàng nhạt. Bên cạnh, lại còn một chái con làm tăng thêm vẽ duyên dáng. Sau khi ra lò, người ta chở chúng tôi đến Hương Cảng, bày trong tủ kính một tiệm bán đồ chơi và trang hoàng nhà cửa.
Cùng chung với tôi, còn có những cái tháp chín từng, nhiều đỉnh lục giác, bát giác, chú tiều gánh củi, mấy chiếc thuyền nan, bầy hạc gầy đang múa, chú bé chăn trâu, các đạo sĩ mặc áo bào cầm quạt phe phẩy, các cô tiên nữ rắc hoa, hay tay xách giỏ lam hái thuốc. Người mua mang chúng tôi đi lần lần, cho đến khi còn lại rất ít. Chúng tôi bị dồn ép vào một cái hộp giấy cất dưới gầm tủ, lấy chỗ bày hàng mới khác.
Tội nghiệp cái hộp bụi đóng dày vì đã bị bỏ quên bao nhiêu ngày tháng tôi không nhớ. Một hôm, tôi được mang ra ánh sáng. Một bàn tay đàn bà chia chúng tôi ra từng loại. Sau khi trả giá xong, người ấy mua mỗi thứ một món, trong đó có tôi, túp lều tranh cuối cùng.
Tôi được chủ mới mang về nhà. Nàng ở một gian nhà nhỏ nhưng sạch sẽ, xinh xắn ở ngoại ô bán đảo Cửu Long. Nàng đặt tôi lên bàn, gọi hai cô bé con độ 7,8 tuổi đến xem. Hai cô bé đang bận ăn cam, nên chỉ ngồi yên liếc mắt nhìn. Một cô hỏi:
• Me mua tụi chúng nó làm gì hở me? Mua cho tụi con chơi phải không?
• Không. Me mua giùm cho ông Bình Nguyên.
• À. Ông Bình Nguyên mình quen lúc ở Saigon. Ông ta nhờ mua à? Sao me không lựa cái nhà lầu mười tám từng cho đẹp? Nhà tranh, mưa to dột ướt hết!
• Ông ấy là văn sĩ, nên chọn nhà tranh thơ mộng hơn. Gắn một cái nhà lầu mười tám từng vào hòn non bộ, trông có vẻ “ phàm phu tục tử” lắm.
• Tại sao ông ấy không mua ở Saigon hở me?
• Cố nhiên là vì không có nên người ta mới phải nhờ mình.
Cô bé nhăn mặt:
-Cam hôm nay hơi chua me ạ.
-Con nào ngoan, cho me một miếng?
Hai cô bé tranh nhau đưa cam đến miệng mẹ, nhưng cô nào cũng lấy ngón tay chận múi cam lại một nửa, ra dấu chỉ được cắn đến đấy.
• Tại sao me không mua cam nhiều một lúc hở me? Một hào một quả, một đồng mười hai quả, có phải lợi hơn không?
• Con giỏi lý sự, giỏi toán, me khen đó nhưng me thấy không lợi tí nào. Mua bao nhiêu con cũng ăn hết trong một ngày.
• Đằng nào cũng vào bụng con.
• Nhưng con ăn hết, phần hôm sau không có, con lại nhõng nhẽo, me không chịu nổi!
Cô bé ăn xong lau tay hỏi:
• Sao me không mua phần me? Ngày nào me cũng xin con mời me một miếng.
Chủ tôi không trả lời, chỉ mỉm cười nhìn hai cô bé cố gắng nói tiếng mẹ đẻ. Nàng chăm chú và gượng nhẹ gói chúng tôi, chêm từng món riêng biệt rất cẩn thận. Ngay chiều hôm ấy, nàng đem ra Bưu điện gửi. Người ta sẽ đưa tôi xuống tàu chở đi Saigon, nơi được mệnh danh là “ Hòn Ngọc Viễn Đông”. Sau mấy ngày lênh đênh trên mặt bể thuận buồm xuôi gió. Chúng tôi đổ bộ bình yên.
A! Saigon đây rồi! Tôi được mang đến Bưu điện để gặp mặt chủ mới của tôi: Ông Bình Nguyên. Nhìn qua khe hở, tôi thấy ông đang nói chuyện với một nhân viên.
• Lỗi tại tôi không nói cho bạn tôi biết tên thực. Cô ta đã đề bút hiệu của tôi. Bây giờ, có cách gì . . .
• Theo thủ tục, tên không đúng theo thẻ kiểm tra, chúng tôi không thể cho ông nhận được. Bây giờ ông viết thư bảo bạn ông gửi đơn về cho Bưu Điện, chứng nhận gói hàng này gửi cho ông,và đề cả hai tên.
Tôi nhìn chủ tôi thấy nét mặt không vui. Phải, còn gì khó chịu hơn khi món hàng mơ ước của mình nằm sờ sờ ra đấy, và “ đại danh“ văn sĩ của mình ai cũng biết, cả nước biết, hải ngoại cũng biết, thế mà vì bút hiệu không phải là tên ghi trong thẻ Kiểm Tra nên đành chịu thở dài ra về.
Ôi! Bút hiệu ơi là bút hiệu! Ai sinh ra mi??? Tôi nằm yên trong hộp, cũng thở dài và tự dặn mình : ” Cố gắng tin tưởng! Níu chặt hy vọng! Còn hai tuần nữa, chỉ hai tuần nữa thôi, tôi sẽ được về với chàng!”
Người ta mang tôi ném vào kho, và đúng hai tuần sau lại mang ra gian phòng cũ, với những nhân vật cũ.
• Bạn tôi có thư cho tôi hay là đã gửi đơn chứng minh về cho Bưu điện rồi .
Người nhân viên trả lời có vẻ miễn cưởng:
• Phải, chúng tôi có nhận được, nhưng. . . . đã đánh mất rồi! Bởi vậy, rất tiếc . . .
• Nhưng ông đã nhận được thư chứng minh của bạn tôi, nghĩa là đủ chứng cớ cho tôi được lãnh hàng.
• Không may Bưu điện đánh mất rồi!
• Các ông đánh mất chứ có phải tôi đánh mất đâu!
Người nhân viên nhún vai:
• Tôi chỉ biết phải trả về sau khi quá hạn mà ông không nhận.
Thanh niên nói như gắt:
• Tôi nhận chứ sao lại không? Tại ông không cho tôi nhận đấy chứ!
Hai ba tiếng thở dài chứng tỏ sự rắc rối kia thực là ngu si vô lý . Mà nạn nhân dù có một trăm miệng cũng không cãi lại nỗi. Chính tôi cũng thở dài tự thương thân. Tôi đã vượt qua bao nhiêu làng xóm, thành phố, núi sông,biển cả, để đến với chủ tôi, người nghệ sĩ đã từ lâu mong ước những món đồ gốm trang trí đặc biệt này. Bây giờ gặp nhau rồi , chúng tôi vẫn còn bị thủ tục, và cái luật “ bất thành văn” của Bưu điện ”tha hồ đánh mất vô tội vạ” ngăn cách.
Lần gặp gỡ thứ ba, tôi không dám nhìn chàng, chỉ lắng tai nghe chàng nói:
• Bạn tôi viết thư chứng minh gửi về rất sớm, nhưng bị ông làm khó dễ không cho nhận. Bây giờ, chính ông để cho quá hạn mới gọi tôi đến lãnh và bắt tôi nộp tiền phạt và tiền kho. Vô lý đến thế là cùng! Tôi chạy theo cái gói này đã tốn mấy trăm bạc tắc xi rồi, ông có biết không?
• Ai bảo ông đi tắc xi? Tại sao ông không đi xe nhà có đỡ tốn hơn không?
Tôi nằm trong hộp giấy cũng muốn bật cười. Cái anh chàng này, nếu không ngu nhất đời, thì cũng là một tay khôi hài siêu đẳng! Tôi chợt nhớ đến câu chuyện không xưa lắm nghe kể lại. Một ông vua nọ, được báo cáo dân chúng bị mất mùa không có cơm ăn, chết đói rất nhiều, Vua bèn bảo: “ Chết đói à? Không có cơm ăn, tại sao không ăn cháo thịt bò!”.
Anh chàng khôi hài như thế mà chẳng ai cười cả. Hai người nhìn nhau như hai võ sĩ giữ miếng trên đài.
• Thế ông nhất định không nhận?
• Ông bảo tôi nhận sao được. Trong ấy chỉ có mấy món đồ đất nặn. Một túp lều tranh giá bao nhiêu ông biết không? Bốn cắc bạc Hồng Kông, nghĩa là hơn bốn đồng bạc Việt Nam. Thế mà tôi đã chạy hết mấy trăm bạc tắc xi với nó rồi. Bây giờ còn phải nộp thêm mấy trăm bạc thuế, tiền kho và tiền phạt nữa. Tôi điên chắc!
Thế là người ta lại ném tôi vào kho để đợi ngày gởi trả về nơi tôi ra đi. Nằm dưới hầm tàu, tôi nghĩ ngợi rất nhiều và bỗng đâm ra tin số mệnh. Quả thực là “ vô duyên đối diện bất tương phùng”. Tôi và chàng có cách xa nhau bao nhiêu nữa đâu! Quê hương, non cao, bể rộng, biên giới, quốc gia, tôi đã vượt qua tất cả, nhưng chỉ được nghe giọng chàng nói và nhìn chàng qua khe hở. Bất giác, tôi thấy bẽ bàng như một thiếu nữ đã nhận đủ sáu lễ của nhà trai, chỉ còn thiếu có một chút “ ngày lành tháng tốt” mà đành bị lỡ duyên.
Một buổi trưa nắng gắt, tôi được mang ra ngoài kho. Tội nghiệp cái hộp giấy bẹp dúm nhiều chỗ vì bị di chuyển không một chút xót thương gượng nhẹ. Tôi nằm yên bên trong, hoàn toàn phó thác số phận cho những bàn tay ai đó. Nhìn qua khe hở, tôi thấy cô chủ cũ của tôi đứng bên ngoài quầy ngăn của kho hàng. Người thư ký để tôi lên bàn trước mặt cô, nói:
• Đây là gói hàng của cô gửi đi, không có người nhận nên bị trả lại. Xin cô nộp 14.50 đô la tiền sở phí.
Người này chắc rất nhiều kinh nghiệm, nên nhìn thấy phản ứng của chủ tôi, bèn nói tiếp:
• Đây mới chỉ là tiền sở phí của Bưu Điện Saigon trả về thôi.
Cô chủ tôi cãi:
• Vô lý quá! Tôi gửi đi tàu thủy, chỉ tốn 4 đô la. Nếu gửi máy bay, thì cũng đến 6 hay 7 đô la là cùng. Gói này nhẹ lắm mà. Bây giờ trả lại bằng cách nào mà phải tốn những 14.50 đô la?
• Tôi không biết. Giấy ở Saigon đưa qua như thế. Cô xem đây này. Kê khai đủ các thứ. Nào là tiền phí tổn, tiền kho, tiền phạt quá kỳ hạn, tiền di chuyển v.. v.. ..
• Thấy vẻ mặt đau khổ của chủ tôi, người ấy an ủi hỏi thêm:
• Trị giá bao nhiêu?
• 3 đô la.
• Khổ thật! Nhưng cô không nhận không được. Tiền này, Bưu Điện Hongkong đã chuyển cho Bưu Điện Saigon rồi, nên phải đòi cô trả lại. Vậy cô đừng tưởng bỏ hàng là thoát.
• Nếu tôi bỏ thì sao?
Người thư ký cười:
• Người ta sẽ truy cô cho đến khi cô gầy bằng cái tăm. Có khi còn phải ra tòa, bị phạt thêm về tội không tuân luật pháp, phạt tiền quá kỳ hạn. Tiền kho bên này cố nhiên là bằng đô la Hongkong, chứ không phải bằng tiền Việt Nam đâu nhé.
Chủ tôi nói nửa đùa nửa thực:
• Nếu rủi tôi chết rồi thì sao?
• Chúng tôi có “ chuyên viên” truy cô cho đến tận phần mộ.
• Làm gì tôi?
• Quật mồ lên, lấy đất bán lại cho người khác chôn. Thừa tiền nộp phạt! Còn dư làm giàu!
• Thấy chủ tôi vẫn còn ngần ngại, người ấy bảo:
• Tôi khuyên cô nên nhận thì hơn.
• Nếu tôi nhất định không nhận?
• Phiền cho cô lắm. Này nhé, một người công dân tốt như cô, lý lịch rất sạch sẽ, không hề thả chó ra đường, cũng chưa từng cãi nhau hay đánh lộn với hàng xóm để bị cảnh sát biên phạt, thế mà chỉ vì không chịu trả 14.50, đến nỗi mai đây có trát tòa đòi về tội không làm bổn phận công dân, không tuân luật lệ của chánh phủ; bị vô sổ đen nói là “ thành tích bất hảo”, không đáng gì thì ức lắm. Giữ hàng lại đây ngày nào là cô phải trả thêm tiền kho ngày ấy. Rốt cuộc phần thiệt về ai cô biết rồi.
Chủ tôi cười:
• Tôi muốn nhận chứ, chỉ không muốn trả tiền thôi!
• Miễn cô muốn nhận là được. Không trả nay thì trả mai, chỉ cộng thêm lời thôi. Tiền của dân vào túi chánh phủ . Chánh phủ tiêu vào việc công ích cho dân. Lọt sàng xuống nia, mất đi đâu mà thiệt!
Chủ tôi thở dài:
• Chắc ông được huấn luyện kỹ lắm. Nghe ông nói rắn trong lỗ cũng phải bò ra. Bò ra rồi, ông bảo bò vô, nó cũng bò vô lại. Thôi đành chịu vậy!
Tôi lại theo chủ tôi về nhà. Con đường rất quen thuộc. Hai bên lề chất đầy hoa quả. Đây là một cái chợ nhỏ của những người bán hàng ít vốn. Họ mua từng thùng và bán trong ngày, chứ không mua nhiều để trữ nên hoa quả bao giờ cũng tươi. Những quả cam đỏ ối, những quả lê vàng tươi, những chùm nho mọng nước còn dính đầy mạt cưa ướp để di chuyển. Tất cả đều được trình bày khéo léo, chất đầy từng gánh như khiêu khích, như hấp dẫn các bà mẹ. Thấy chủ tôi liếc nhìn, người bán hàng quen cất tiếng mời:
• Táo tươi lắm, mời cô mua cho em ăn. Giá nhất định . . . như mọi ngày!
Chủ tôi cười, lắc đầu. Tự nhiên tôi thấy tội nghiệp cho người đời quá. Trong đó có cô chủ tôi. Lắm khi ưa làm những việc điên điên, chẳng hạn như nhường cho con ăn từng quả cam một, rồi một lúc nào đó bỏ ra số tiền bằng hai trăm mười lăm quả cam để rước những vật chỉ đáng vài chục quả. Lại còn nâng niu yêu quí, vì đã phải trả một giá quá đắt!
Về đến nhà, chủ tôi mở gói đồ sành ra lau chùi từng món. Tất cả đều còn nguyên vẹn, dù đã chịu bao nhiêu sóng gió vùi dập. Này là túp lều tranh xinh xinh, kia là cái tháp 9 từng, Chú tiều phu gánh cũi, Cụ già ngồi câu cá , trong nón có mấy con cá đang nhẩy Những em bé mục đồng trên lưng trâu kia nghĩ gì? Bầy hạc đang múa kia nghĩ gì? Chúng nó có còn giữ được lòng tin yêu đời nguyên vẹn như lúc ra đi ?
Chủ tôi để tôi vào chậu nuôi cá vàng của hai cô bé. Mấy con cá vãy óng ánh nhỏ tí nhìn tôi có vẻ ngạc nhiên. Chúng lách mình vào trong lều sục sạo một lúc. Thấy trống không, chúng quay trở ra, đuôi ve vẫy như có ý bảo:” Tưởng gì lạ, hóa ra chỉ là một túp lều tranh!”. Hừ, ngây thơ đến thế thì thôi! Bộ chúng nó tưởng trong túp lều tranh nào cũng có sẵn trái tim vàng đấy hẳn!.
Thế là từ đây tất cả thế giới của tôi thu hẹp lại trong chậu thủy tinh. Chung quanh tôi, chỉ có mấy cộng rong tươi nằm yên dưới đáy chậu. Bọn cá vàngù mồ côi này sống bằng nước máy, và tất cả vốn liếng trời cho chỉ là thân hình óng ả và bộ đuôi dài phất phơ uốn lượn làm vui mắt trẻ con.
Tôi nằm yên trong bình nước mát. Đêm mùa hạ, các cửa sổ đều mở rộng. Tôi có thể nhìn sang bên kia bể là đảo HongKong, ánh đèn lấp lánh muôn màu như nạm kim cương cho cả mấy quả núi. Và phía bên này, ngọn đèn của phòng chủ tôi cũng góp một phần vào những ánh kim cương của bán đảo Cửu Long. Đêm khuya lần, gian phòng bé nhỏ nhưng sao có vẻ rộng mênh mông! Tôi thấy uất ức vô cùng. Có ai thông cảm tâm tư của một túp lều tranh đã từng phiêu du, không được gắn lên một ngọn núi sườn non nào, có gió, có trăng, có sao, có trời bao la, có bể bát ngát! Tôi phải thu hình nằm yên trong một cái chậu thủy tinh bé nhỏ, với một bọn cá vàng ranh con đầy một bụng trùng, đêm đêm lắng nghe tiếng trở mình của người không ngủ.
LINH BẢO
Tường Linh * 121212
|
thơ hồchíbửu
|
Subscribe to:
Posts (Atom)