văn hữu vườn tao ngộ

Nơi lưu trữ tác phẩm của PBTD và thân hữu. Liên lạc: phanbathuyduong@gmail.com

Monday, May 13, 2013

TRẦN KIÊM ĐOÀN * người về sông Tương

Nguyên Khai
Đây là link để nghe Elvis Phương ca bài Ai Về Sông Tương của cố nhạc sĩ Trọng Đạt:
http://mp3.zing.vn/bai-hat/Ai-Ve-Song-Tuong-Elvis-Phuong/ZWZAIAIC.html

            Thầy Ngô Văn Giảng vừa tạ thế tại Úc, hưởng thọ 89 tuổi. Tin buồn loan ra, tôi bâng khuâng nhớ về 54 năm trước, năm 1959, thầy là giáo sư âm nhạc của chúng tôi tại trường Hàm Nghi, Huế. Thuở ấy, thầy mới ngoài 30, dáng điệu phương cường, đi chiếc xe gắn máy hiệu Zunndapp của Đức nổ bịch bịch nổi bật cả sân trường.

LÊ XUYÊN * Chú Tư Cầu


Lời tựa
Hiện tượng của truyện dài viết từng đoạn, đăng từng kỳ nơi trang trong các nhật báo, như chúng ta đang thấy lan rộnq thành một lan rộng bao trùm toàn diện, đẩy hầu hết những cây bút sáng tác chuyên nghiệp hiện nay tới kiếm tìm một văn thể mới, áp dụng một bút pháp mới. Kỹ thuật được mệnh danh là kỹ thuật viết tiểu thuyết cho báo hàng ngày, ở mỗi người viết, phơi bày thành một phong cách biểu hiện khác nhau, nhưng mục đích muốn tới và dụng tâm cuối cùng thì giản đơn và sáng rõ là một.

CAO MỴ NHÂN * Niềm đau



Đào Hải Triều























Chiều xưa đứng bóng chỗ này - Người đi quên bẵng tháng ngày phiêu lưu - Thềm hoang, hoa nở vô ưu - Một cành thạch thảo oan cừu nhởn nhơ

Đưa tay gạt nỗi bơ thờ - Màu xanh thoắt đổi sắc thơ úa vàng - Chiều xưa nắng chiếu muộn màng - Bóng che thấp thoáng nẻo sang chập chờn

Lời buồn khắc khoải, van lơn - Mười năm trở lại u hờn niềm đau - Nguôi ngoai được mấy buổi đầu - Những ngày sắp cạn giọt sầu quanh mi

Thôi đừng nhắc tháng năm chi - Cho yên lòng kẻ ra đi nghìn trùng - Nghe câu bộc bạch cõi lòng -Mai xa hun hút mịt mùng đường mây

CAO MỴ NHÂN

Sunday, May 12, 2013

NGUYỄN BẮC SƠN * thiếu nữ


Lương Trường Thọ

Đứng trên núi thấy hàng đèn thị trấn
Là thấy mình lạnh buốt mấy nghìn năm
Vì đêm nay trời đất lạnh căm căm
Nên chợt nhớ chút lửa hồng bếp cũ

Nên chợt nhớ mắt một người thiếu nữ
Đã nhìn mình rất ấm một ngày xưa
Dù mai sau ngày nắng tiếp ngày mưa
Nhưng vĩnh cửu chút mơ mòng thuở đó

NGUYỄN BẮC SƠN

NGUYỄN THỊ HÀM ANH * Về Chú Tư Cầu của Lê Xuyên

  Chết là hết chuyện. Các tiểu thuyết gia thường lấy sự qua đời của một nhân vật đặt dấu chấm hết cho câu chuyện của mình. Vì thế, tại trang 907 của nguyên bản do nhà xuất bản Tiến Hóa xuất bản năm 1965 và file 54 của bản đánh máy năm 2006, Tư Cầu nhắm mắt xuôi tay để khép lại cuốn trường giang tiểu thuyết Chú Tư Cầu của nhà văn Lê Xuyên.

Thật hạnh phúc cho một nhà văn khi có được tác phẩm để đời. Chiều dài của một đời người hữu hạn nhưng tác phẩm thì trường tồn và nhà văn sẽ tồn tại mãi, không phải trong cuộc nhân sinh ngắn ngủi mà trong tác phẩm của mình. Nhà văn Lê Xuyên đã có được niềm hạnh phúc đó. Ấy là ông sẽ được nhớ, được nhắc đến mãi trong lòng độc giả Việt Nam qua các tác phẩm của mình, đặc biệt là Chú Tư Cầu.

HỒ TRƯỜNG AN * “chú tư cầu” của lê xuyên, một kho tàng ngôn ngữ của đất nam kỳ lục tỉnh


Bạn hiền thân mến,
      Trong một bức thư, bạn có bảo tôi rằng bạn đang thèm nghe một ngôn ngữ miệt vườn trên dải đất Nam Kỳ Lục Tỉnh của chúng ta mà phải là một giọng rặc ròng thổ ngữ từ miền Bình Định vào tận miền Nam trước năm 1975, tức là vào thời kỳ khởi đầu cơn gió bụi trên dải đất Đông Dương.
      Hôm nay, tôi có dịp tâm sự với bạn đây.
      Khi viết xong quyển bút khảo Quê Nam Một Cõi  thì tôi cũng vừa nhận được một ấn bản của quyển Chú Tư Cầu  của Lê Xuyên do chị Dư Thị Diễm Buồn từ Sacramento gửi tặng. Quyển sách do nhà xuất bản Tiếng Vang tái bản, in trên giấy quý màu vàng tái của hoa kim liên. Tôi sẽ không nhận xét chi ly tỉ mỉ quyển này trong cuốn bút khảo Quê Nam Một Cõi của chúng ta đâu. Tôi phải để dành nó cho một cuốn bút khảo khác vào một vào dịp khác, cũng vẫn viết về văn chương của các cây bút gốc Nam Kỳ.

NGUYỄN THANH HUY * rời thành & lên ngàn



RỜI THÀNH
Lên non tìm cội cây già,
Nhặt xương bằng hữu về nhà khói nhang
Rời thành làm kẻ lang thang. . .
Tìm quên trong chén rượu tàn thâu canh.
Sá gì đâu chút hư danh.
Vốn không từ độ bình sanh vào đời

HÀ THÚC SINH * Ngồi nhìn mưa trên Thái Bình Dương













Xa như một kỷ niệm đời
Mù cơn mưa đổ giữa trời tà huy
Mắt nào hóa kiếp vô tri
Khói sương nghe cũng hồ nghi đất trời

Đau lòng sâu đáy biển khơi
Đôi khi úp mặt bùi ngùi thanh niên
Mưa đây.  Chết lặng.  Ngồi nhìn
Hồn ta quằn quại tựa nghìn năm đau.


ĐẠM THẠCH * Cúi hôn mùa xuân




















Bài thơ vừa chạm mùa Xuân - Đã nghe gió chướng về thân thiết ngày - Đợi em còn kẻ lông mày - Rảnh tay thả nọc cấy cày đồng anh. - Khói chiều thả ngọn mong manh - Hiu hiu cơn gió sao canh cánh lòng. - Từ anh cuối ngọn con sông - Tưởng leo đỉnh núi, tưởng đồng bằng quên.
May mà gốc rạ còn quen - May mà chân lấm in lên tháng ngày - May mà mẹ dạy: ngày mai - Có yêu ai nhớ đừng thay đổi người - Yêu em - giống mẹ một thời - Bàn chân nứt nẻ, cuộc đời nắng mưa - Như ngày đợi héo cuống dưa - Đợi thôi vất vả Xuân chưa muộn màng.
Cúi hôn em nụ mai vàng - Cúi hôn bờ cỏ vạch đàng em qua.

Sơn Nam * đóng gông ông thầy Quít


đâu động dao, động thớt là có ông thầy Quít tới. rượu uống ngà ngà, ông vỗ ngực, xăn tay áo mà nói trong buổi tiệc :
- Bà con ở đây không ai biết phát cỏ cho ra hồn, tôi chắc như vậy.
Có người bực tức, hỏi :
- Ra hồn nghĩa là sao ? Anh em tụi tôi đây cứ phát đều đều mỗi ngày một công. Sao Mai mọc, đâm mây ngang là ra ruộng. Mặt trời lên hai sào, tụi tôi vô nhà xong việc nằm nghỉ.
Thầy Quít nhướng mắt :
- Tôi phát ba công trong khoảng thời gian đó. Phát lẹ bằng ba lần. Ðó là buổi tôi làm biếng. Nếu siêng thì mỗi ngày tôi phát sáu công liên tiếp, không cần ăn cơm trưa.