văn hữu vườn tao ngộ

Nơi lưu trữ tác phẩm của PBTD và thân hữu. Liên lạc: phanbathuyduong@gmail.com

Monday, June 3, 2013

TRẦN TUẤN KIỆT * bên sông trần giới

 
  Non thần xa cách ngàn xưa
  Hạc về gợi tiếng sầu đưa muôn trùng

  Bến bờ sóng lớp mênh mông
  Trăng khuya vàng rụng mấy tầng trời xa

  Con thuyền giọng hát đêm qua
  Ngỡ như Thần Hạc ngân nga giữa trời

  Giòng sông chảy lạnh về khơi
  Mộng trường sinh cuộn bến đời ngược xuôi
 

Sunday, June 2, 2013

VÕ THỊ ĐIỀM ĐẠM * cành rong biển chưa khô

ảnh PBTD

Ra trường, Loan không đi nhận nhiệm sở, bỏ tất cả, theo chị Hạnh, nguời chị bà con, dẫn dắt chạy thuốc tây. Bản chất chân thật và tin người đã giúp Loan rất nhiều trong sự buôn bán hàng chạy này. Môi trường chạy hàng thuốc tây, đa số là các chị có chồng đi cải tạo, các chị có chút học thức, ngày xưa quen được chiều chuộng, nay phải bung ra va chạm với đời. Vì không phải là dân buôn bán chuyên nghiệp, còn nhạy cảm với những lời dối đầu cắt đuôi cho nên lòng tin giữa người và người là mấu chốt quan trọng nhất đối với các chị để thành công trong đường làm ăn này. ...
... Cô gái, sau bốn năm Saigon mất tên trên bản đồ, vẫn giữ được phong lối Saigon từ cách chưng diện, giao tiếp. Bao giờ cũng quần pat nhung, quần jeans, áo thun một màu giản dị, bên hông đeo túi vải xanh hay da nâu sờn màu, giầy sandal, giầy bata. Quần đen, áo bà ba, quần ống voi, áo ca rô, dép mủ... không bao giờ thấy Loan dùng đến như những cô gái cùng thời muốn hòa đồng với cảnh sống sau ngày Miền Nam mất. Chính vì thế mà nhiều người cảm thấy ở Loan hình ảnh Saigon ẩn hiện, một cảm giác tin tưởng. Vì một điều lạ là môi trường buôn bán thuốc tây này không hề có giọng nặng nề Nghệ An, Hà Tỉnh 75, hay choi chói "bắc 75" xen vào.

THIÊN HÀ * còn chút nắng sài gòn









Em Hòn Ngọc Viễn Đông
Ôm cột cờ thủ ngữ
Sài Gòn ba trăm năm
Ngỡ xưa mà chưa cũ.

Em Hòn Ngọc Viễn Đông
Lung linh trời cẩm thạch
Lòng Tàu nước xanh dòng
Xôn xao hồn viễn khách.


Qua mấy mùa bão tố
Qua mấy cung đường xưa
Rất quen mà bỗng lạ
Thật gần mà rất xa.

Qua mấy tầng dâu bể
Đồn Đất lũy thành xưa
Nhà Rồng thương Bến Nghé
Trải bao đời nắng mưa.

Sài Gòn như dĩ vãng
Sài Gòn vẫn kiêu sa
Sài Gòn như xa vắng
Sài Gòn vẫn trong ta

Em Hòn Ngọc Viễn Đông
Gương mặt đời rạng rỡ
Còn chút nắng Sài Gòn
Ta còn xanh nỗi nhớ.


SƠN NAM * Hát bội giữa rừng


Rạch Khoen Tà Tưng ngày...
Cháu x.,
Hèn lâu, bác mới nhận được thơ của cháu gởi xuống thăm bác.
Dưới này, xóm riềng đều được vạn sự bằng an. Trong thơ, cháu hỏi về sự tiêu khiển của người mình hồi mới khai thác đất hoang, năm sáu chục năm về trước. Cháu nói hồi đó dân mình ưa hát đối, hát huê tình. Không phải vậy đâu ! Hát đối cần có sông rạch thông thương để bên trai bên gái tự do bơi xuồng song song nhau mà hát. Ðằng này. "dưới sông sấu lội, trên rừng cọp đua" có ai dám bơi xuồng ban đêm bao giờ ! Việc hát đối cần có tít nhiều tiền bạc để làm tiệc tùng thết đãi tất cả những ai có mặt cho vui với nhau. Ðằng này dân mình hồi đó còn nghèo lắm, ruộng chưa hết phèn, đình chưa cất, hương chức làng chưa có.
Bởi vậy chỉ có hát bội là cách giải trí độc nhứt của người đi khai phá đất mới.

TRẦN YÊN THẢO & LÂM HOÀNG LÂN * lộ tuyến nam của con đường tơ lụa Chương VI.

Rời Đôn Hoàng theo hướng Tây Nam ra Dương Quan, men theo “Lưu Sa Cổ Đạo” (giữa sa mạc Tháp Khắc Lạp Mã Can và núi Côn Luân), đi về hướng Tây. Đó là Lộ tuyến Nam của “Con đường tơ lụa”. Con đường này hầu như vĩnh viễn là những trận gió cát tàn bạo. Trời luôn luôn có màu chiều. Người ta nói “Lưu Sa Cổ Đạo” mỗi năm chỉ nổi một trận gió, và trận gió đó chỉ kéo dài 365 ngày. Con đường này có những thành thị quan trọng như Thạch Thành trấn, Bá Tiên trấn, Vu Điền trấn và Sơ Lặc trấn. Trong đó, Vu Điền và Sơ Lặc kết hợp với Khưu Từ và Yên Kỳ của Lộ tuyến Bắc làm thành “An Tây Tứ Trấn”. Đó là những trọng trấn quân sự thuộc An Tây Đại Đô Hộ phủ đời Đường.

NGUYỄN AN BÌNH * cuối năm nhớ thời yêu em


Thương em tôi có một đời
Lá xanh cây đỏ ngùi ngùi mơ phai
Bên rừng chim hót trong mây
Mù che tuổi dại còn bay rợp trời.

Xưa tôi phố nhỏ mưa đời
Nhớ em tóc xõa môi cười thâm niên
Ừ sao tôi thấy cửa viền
Bức thư tình rớt dưới hiên lá đầy.

Thương em sầu quá bờ vai
Tròn mưa thấm áo lạnh dài đêm qua
Phất phơ sợi khói quê nhà
Theo tôi dõi bóng trăng tà huy bay.

Trước thềm năm ngoái đêm nay
Trái tim tôi có sông đầy nước trôi
Thương em quá đổi bùi ngùi
Sầu trăm năm nhớ một thời yêu nhau.




PHAN TẤN HẢI * Những Hành Tinh Quá Khứ


Hắn đẩy cửa, bước ra đường. Tiếng nhạc đuổi theo sau lưng, nhỏ dần và im hẳn. Biển Long Beach trước mặt, trải dài, đen thẳm trong bóng đêm, gợn lên những đợt sóng trắng ven bờ, rì rào, chầm chậm, kiên nhẫn. Hắn ngồi lên kè đá, nhìn ra xa. Những điểm sáng trên biển như các vùng sao tụ hội. Tàu bè có vẻ hơi nhiều, hắn nghĩ. Gió lạnh thốc vào ngực buốt giá.
Mấy con nhỏ Mỹ với Mễ đi qua, váy ngắn, quần jeans, chân không, giày cao gót, cười đùa. Hắn tự nhủ, thôi mai về New York vui hơn. Ở đây cái gì cũng nhàn nhạt, không có cái gallery nào khổng lồ cả. Hắn chưa đi hết vùng này và cảm thấy hơi bất công khi suy nghĩ như vậy. Hắn tới Long Beach để thăm một cô bạn cũ vừa qua diện ODP, sau mười mấy năm không gặp.

Thơ TRÚC THANH TÂM

Đằng Giao
MỸ HÒA HƯNG HỒN ĐẤT AN GIANG

Xôn xao lạ cù lao Ông Hổ
Nắng chen vai trời thả tơ hồng
Hoa hứa hẹn bướm về ươm mật
Đời dạt dào theo những nhánh sông

Thương với nhớ gieo cầu lưu luyến
Muôn sắc màu áo lụa người qua
Xin thở với hương đồng gió nội
Gánh ân tình canh cánh trong ta

Saturday, June 1, 2013

PHAN NI TẤN * Bố Sỹ và Cô Út

n/v Doãn Quốc Sỹ & PNT
Khoảng giữa năm 1979 tôi đến thăm gia đình nhà văn Doãn Quốc Sỹ nhà ở trong một con hẻm đường Thành Thái, Sài Gòn mới biết bố Sỹ đang ở tù cải tạo trên cao nguyên Gia Rai. Ba mươi ba năm sau, ngồi bình thản dưới mái nhà bình thường của tôi ở Canada, bố Sỹ nhíu mày, cặp mắt xa xăm nhìn vào quá khứ  như lục lại từng trang đời thê thiết, kể: " Năm 76 chúng đến trường Sư Phạm gởi giấy yêu cầu tôi đến Phường trình diện học tập bốn hôm rồi về, nhưng kỳ thực sau đó chúng bắt tôi đưa lên trại Gia Trung mãi trên cao nguyên Gia Rai. Trại này nằm sâu trong một cánh rừng giữa Pleiku - Kontum. Sở dĩ gọi là Gia Trung là vì trại nằm cạnh con suối người Thượng gọi là I-a I-ung, mình nói trại ra là Gia Trung. Chúng giam tôi từ năm 76 đến năm 80 thì được thả về..."

TUỆ SỸ * tiếng gà gáy trưa



Võ Đình


gà xao xác gọi hồn ta quá khứ
về nơi đây cùng khốn với điêu linh
hương trái đắng mùa thu buồn bụi đỏ
ôi ngọt ngào đâu mái tóc em xinh

từng tiếng lẻ loi buồn thống thiết
nghe rộn ràng từ vết lở con tim
từ nơi đó ta ghi lời vĩnh biệt
nắng buồn ơi là đôi mắt ân tình

còn xa vắng giữa trưa nào lạc lõng
môi em hồng ta ước một vì sao
trưa dài lắm nhưng lòng tay bé bỏng
để vươn dài trên vừng trán em cao
:

.