Wednesday, June 19, 2013
PHAN XUÂN SINH * chim sáo không chịu sang sông
Ai
đem con Sáo sang sông
để cho con Sáo sổ lồng bay xa.
Ca Dao.
để cho con Sáo sổ lồng bay xa.
Ca Dao.
ta
đứng ngó mà lòng rũ rượi - không qua sông Sáo cũng bay
xa - ta tiếc một đời em phận bạc - một đời ứng với
số tài hoa
chim
bay mãi có hồi mỏi cánh - khi dừng chân, lá không còn
xanh - dưới chân mình cỏ cây tàn rụi - tóc pha sương mà
mộng chửa thành
khi
em tới, thấy lòng ấm lại - sao con Sáo không chịu sang
sông? - nên tiếng hót đượm mùi oán trách - em khiến ta
chìm lặng trong lòng
đời
vẫn trôi theo từng biến loạn - không sang sông, Sáo muốn
chờ ai? - nắng sắp tắt phía sau ngọn núi - để từng
đêm ôm giấc mộng dài
sao
ta không gặp em ngày đó - để bây giờ thèm tiếc sắc
hương - có phải em hẹn từ lúc trước - nên chi gặp
nhau là lẻ thường
cám
ơn bài ca em hát tặng - em về bên đó, lời chúc vui - con
Sáo vẫn là con Sáo ấy - để lại trong ta chút ngậm ngùi
Houston,
đêm 17/7/2012
VĂN QUANG * Nhìn lại niềm tin và đạo đức
Trong số 47 chức danh, người đạt nhiều phiếu tín nhiệm cao là bà Nguyễn Thị Kim Ngân Phó chủ tịch QH, với 372 trên 492 phiếu (74.7%).Người có nhiều phiếu tín nhiệm thấp nhất là ông Nguyễn Văn Bình, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam với 209 phiếu (41.97%) .
SƠN NAM * Bắt sấu rừng U Minh Hạ
Tại sao vậy ?
Tuy là thích ăn thịt người, loại sấu vẫn tìm cá làm món ăn chánh. Rừng U Minh hạ thuộc về loại trầm thủy (1) cá sanh sôi nẩy nở rất nhanh chóng ; lên đó tha hồ mà ăn.
HÀ THƯỢNG NHÂN * bạn cũ đây...
Giấc
mộng tàn rồi, định phủi tay?
Song
còn có được buổi hôm nay,
Làm
sao dứt nổi duyên văn tự?
Dẫu
vẫn từ xưa tập bỏ cày.
Lầm
mãi phải chăng là chữ nghĩa
Tưởng
như chắp được cánh chim bay!
Trăm
năm rút lại là gang tấc
Đành
cứ vào ra uổng tháng ngày
Bè
bạn những ai còn mất đó?
Đã
vui chưa nhỉ, một lần say.
VÕ THỊ ĐIỀM ĐẠM * dấn thân vào miền tuyết lạnh
Đào Hải Triều |
Cõi trần thế lỡ đam mê sa đọa
Mãi
rong chơi ta lạc lối quay về.
Phan
Bá Thụy Dương
Cái mốt từ hàng trăm năm của người Na Uy vào dịp lễ Phục Sinh là lên nghỉ mát ở miền núi, ở khách sạn, thuê nhà nghỉ mát hay gia đình có nhà nghỉ mát riêng. Nghĩ tới chuyện có nhà nghỉ mát riêng, Thanh cứ cười hoài về cái tội "dại khờ" của ngưới Na Uy, trong đó có chồng mình. Ông bà nội, Thanh quen gọi ba mẹ chồng là ông bà nội, vì ngược ý nhau về chuyện tậu nhà nghỉ mát nên không tát được biển Đông.
Tuesday, June 18, 2013
NGUYỄN QÚY ĐẠI * những tấm lòng vàng
Bill & Melinda Gates |
Bill
Gates là người giàu nhất thế giới, ông đã giành nhiều
tỷ đô la cho quỹ từ thiện của mình, biến hạnh phúc
riêng tư của mình trở thành niềm hạnh phúc to lớn với
mọi người. Giúp thế giới thứ III nghèo đói, lạc hậu
chưa được phát triển. Bill Gates ảnh hưởng cách làm
việc từ thiện của Andrew Carnegie „Vua thép“ và John D.
Rockefeller „Vua dầu“.
Năm
1994 Bill Gates bán một số cổ phiếu của Microsoft để
tạo quỹ William H. Gates. Năm 2000, Gates và vợ sát nhập
ba quỹ của gia đình thành một là quỷ Bill và Melinde
Gates viết tắt „BMGF“ quỹ từ thiện hoạt động công
khai lớn nhất thế giới hiện nay. Việc hoạt động từ
thiện rất minh bạch cho phép các nhà hảo tâm biết được
tiền họ quyên góp sẽ được sử dụng như thế nào?
PHAN HUY ĐƯỜNG * lang thang chữ nghĩa
Ôi, ta muốn giết tất cả những gì khiến ta đã làm để được sống.
Hôm nay, ta vẫn thèm sống những gì ta chưa hề dám làm.
● Thời gian con én đưa thoi
Thời gian con én đưa thoi. Ai biết ai sẽ đi đứt lúc nào ?
Vậy, làm được gì "đáng làm", hôm nay, hãy làm. Dù chưa toại nguyện.
Phải chăng vì thế ta sẽ chẳng bao giờ có được phong cách của nhà khoa học hay người nghệ sĩ ?
Lắm lúc ta bâng khuâng : đời ta có gì tuyệt đối không ? Dường như không, kể cả niềm tin khoa học lẫn đam mê nghệ thuật, kể cả tình yêu đủ loại.
Trừ điều này : thế nào đi nữa, cách nào đi nữa, ta phải làm con của người.
NGUYỄN AN BÌNH * sao em không là... em của anh
Sao
em không là … hoa ô môi? - Tím phớt tình anh giữa chợ
đời - Để mai có rụng theo dòng nước - Vẫn vương vấn
hoài cánh thư rơi - Quên mất tuổi thơ thời cút bắt -
Quê người hiu hắt ánh trăng trôi.
Sao
em không là … mây đỉnh cao? - Đưa anh về mãi tận
phương nào - Lang thang lạc giữa miền cổ tích - Nghe ngẩn
ngơ lòng giọng ca dao - Ngậm ngải tìm người nơi chớp
biển - Mưa nguồn rơi trắng mộng chiêm bao.
Sao
em không là … nụ tầm xuân? - Để được yêu nhau chỉ
một lần - Bước xuống vườn cà chưa kịp hái - Một
vùng mây nổi đã cách ngăn - Đâu hay trời đất bao la
quá - Sông dài biển rộng cá biệt tăm.
Sao
em không là … cánh phượng hồng? - Trên cành hạ nhớ
nắng mênh mông - Ngói đỏ đi qua thời áo trắng - Trường
xưa xa ngái có chạnh lòng? - Không dưng lạc bước con
đường cũ - Ngỡ vẫn còn ai đứng đợi trông.
Sao
em không là … vầng trăng xưa? - Dõi bóng tìm nhau dẫu
cuối mùa - Người xa khuất nẻo đi không tới - Vẫn lặng
lẽ chờ trong tiếng mưa - Tóc ơi có còn bay theo gió -
Theo bước ai về, ánh sao thưa.
Sao
em không là … em của anh? - Trên cành lá vẫn mướt chồi
xanh - Hương mật len theo từng gân nhánh - Quấn quít bên
nhau dứt chẳng đành - Xe qua dốc núi không dừng trạm -
Mất dấu chân nhau giữa bụi trần.
18/06/2013
HỒ TRƯỜNG AN * phương triều, người lữ hành đi vào bí nhiệm cuộc sống qua tập thơ “Xương Rồng Đen”
Phương Triều |
Sa
Đéc là một tỉnh nhỏ xinh xinh nằm bên bờ Sa Giang êm
đềm, một phụ lưu của dòng Tiền Giang. Tôi không nghĩ
rằng đây là một chốn địa linh nhân kiệt. Nhưng về
nghệ thuật sân khấu, nữ nghệ sĩ Năm Sa Đéc được
vang danh khắp Nam Kỳ Lục Tỉnh. Bà nổi danh từ bộ môn
hát bội, rồi hát cải lương, sau hết là ở lãnh vực
thoại kịch và điện ảnh. Bà là kiện tướng của nghệ
thuật trình diễn không nhờ thanh sắc mà ở nghệ thuật
diễn xuất. Nhắc tới bà, chúng ta nghĩ tới nữ nghệ sĩ
Françoise Rosay của Pháp, hay nữ nghệ sĩ Marguerith
Rutherford của Anh, Judith Anderson của Mỹ. Và ngoài ra, vào
đầu thế kỷ 20 có 2 tay kiện tướng khoa bản như Luật
sư Trần Ngươn Hanh, Kỷ sư Lưu văn Lang (xuất thân từ
trường Đại Học Bách Khoa Trung Ương tại Pháp). Về văn
chương trước năm 1975 có Sa Giang Trần Tuấn Kiệt nổi
tiếng về thơ. Bên văn xuôi có chị Linh Trang (tác giả
tập truyện Mưa Chiều) và Phương Triều. Nhưng lúc đó
công việc sáng tác của họ chỉ như hoa chớm nụ, trăng
vừa tròn gương. Cả hai chỉ tung hoành bên báo chí nhiều
hơn.
Subscribe to:
Posts (Atom)