Phương Triều |
Sa
Đéc là một tỉnh nhỏ xinh xinh nằm bên bờ Sa Giang êm
đềm, một phụ lưu của dòng Tiền Giang. Tôi không nghĩ
rằng đây là một chốn địa linh nhân kiệt. Nhưng về
nghệ thuật sân khấu, nữ nghệ sĩ Năm Sa Đéc được
vang danh khắp Nam Kỳ Lục Tỉnh. Bà nổi danh từ bộ môn
hát bội, rồi hát cải lương, sau hết là ở lãnh vực
thoại kịch và điện ảnh. Bà là kiện tướng của nghệ
thuật trình diễn không nhờ thanh sắc mà ở nghệ thuật
diễn xuất. Nhắc tới bà, chúng ta nghĩ tới nữ nghệ sĩ
Françoise Rosay của Pháp, hay nữ nghệ sĩ Marguerith
Rutherford của Anh, Judith Anderson của Mỹ. Và ngoài ra, vào
đầu thế kỷ 20 có 2 tay kiện tướng khoa bản như Luật
sư Trần Ngươn Hanh, Kỷ sư Lưu văn Lang (xuất thân từ
trường Đại Học Bách Khoa Trung Ương tại Pháp). Về văn
chương trước năm 1975 có Sa Giang Trần Tuấn Kiệt nổi
tiếng về thơ. Bên văn xuôi có chị Linh Trang (tác giả
tập truyện Mưa Chiều) và Phương Triều. Nhưng lúc đó
công việc sáng tác của họ chỉ như hoa chớm nụ, trăng
vừa tròn gương. Cả hai chỉ tung hoành bên báo chí nhiều
hơn.
Vận
nước đổi thay, cơ trời xoay chuyển. Khi ra hải ngoại,
bên văn xuôi, hai nhà văn gốc tỉnh Sa Đéc là Nguyễn văn
Ba, nữ sĩ Tiểu Thu tung ra những tập truyện viết về
phong tục trên đất nước quê hương với bút pháp dí
dỏm nồng mặn. Còn Phương Triều bắt đầu khởi sắc ở
nghệ thật sáng tác thi ca. Bởi anh không cộng tác với
các báo văn học nổi tiếng như Văn, Văn Học, Thế Kỷ
21, Khởi Hành v.v... nên không đuợc giới sành điệu biết
đến nhiều.
Văn
nghiệp của Phương Triều gồm có : Còn Nhớ Còn Thương
(tập truyện, 1966), Tiếng Hát Hoàng
Hôn’(tập truyện, 1966), Sầu Hương Phấn’(tập truyện,
1972), Thơ Phương Triều’(thi tập, 1995), Trăm Bài Thơ
Xuân’(thi tập, 2000), Xóm Mộ’(thi tập, 2001), Giọt Sữa
Đất’(thi tập, 2002). Và sau hết là Xương Rồng Đen
(thi tập, 2004).
Xếp
lại tập thơ Xương Rồng Đen, tôi
bất đầu ngáp dã dượi. Không phải tôi không thích thú
khi đọc nó. Không phải tôi chán ngấy với cái ý tình
huyền bí mông lung của anh. Không phải thơ anh không mở
cho tôi một cánh cửa, một lối đi, một dòng sông để
tôi viễn du vào trong đó. Tôi chỉ sợ khi bình thơ anh,
tôi không đủ khả năng diễn tả cái cảm nhận của tôi
đối với thơ anh.
Những
bạn văn của tôi như 2 nhà thơ nữ Thụy Khanh, Nguyễn
Thị Thanh Bình và anh Vũ Tiến Lập có cho tôi biết Phương
Triều là một trong các nhà thơ trội nhất trong các nhà
thơ gốc Nam Kỳ hiện định cư khắp bốn phuơng trời
hải ngoại. Anh dù không thể song hành với Trần Tuấn
Kiệt, Tô Thùy Yên khi còn ở trong nước, nhưng anh vẫn
bước vào loại thơ có lác đác một vài tư tưởng mà
vẫn giữ nguyên vẹn vóc dáng và cốt tủy của thơ. Anh
không có sở tri thâm hậu về Phật pháp như Võ Chân Cửu
qua các tập thơ Đại Mộng và Thảng Lai Thi, không thuần
túy sáng tác loại thơ bề ngoài là Trử Tình Ca, nhưng
bên trong chói rạng tinh thần Bát-nhã chẳng hạn như Như
Chi Lê Thị Hiền (qua thi tập Thơ Hiền). Tuy nhiên, thơ
anh vẫn phảng phất bóng dáng tư tưởng về cái ảo ảnh
của cuộc phù thế, về cái khao khát niềm hạnh phúc
vĩnh cửu của con người qua thơ của Ngô Nguyên Dũng, của
Đặng Thị Quế Phương.
Có
một điều đáng nói là các thơ gốc Nam Kỳ là Phan Ni
Tấn và Lâm Hảo Dũng dù không phải là thơ tư tưởng mà
là thơ cảm hoài, nhưng thơ của cã hai phản ảnh được
tâm trạng thế hệ của một lớp người khổ đau, chịu
nhiều hệ lụy, chứng kiến biết bao cảnh tang thương và
chịu nhiều mất mát về phương diện tinh thần. Cũng
vậy, cái đề tài của thơ Phưong Triều cũng không thoát
ra ngoài cái quỹ đao của hai anh Phan, Lâm để tạo cho
mình một cương vị sáng sủa trong thi giới. Một lẽ dễ
hiểu: anh đã từng sống đọa đày dưới chế độ mới,
đã nghiệm chứng được cái đau khổ của con người
mình bị tướt đoạt, đã chứng kiến mọi giá trị tinh
thần bị cơn bão thời đại làm sụp đỏ. Anh cũng đã
đau khổ vì mọi cái quý báu của lý tưởng, của những
giấc mưa vừa chớm hình thành mà vẫn chưa có cơ hội
nào thực hiện nổi nên đành bị dập tắt một cách tức
tưởi. Riêng thi tập Việt Nam Thương Khúc của Kiệt Tấn
là một tác phẩm của dân tháp ngà học đòi làm giang hồ
kiếm khách, làm chiến sĩ xông pha trước mũi đạn lằn
tên. Đương sự chỉ dùng lối thơ song thất lục bát
viết lại những thảm trạng trên quê hương qua các sách
vở, chớ không có dịp dấn thân vào cuộc sống vào thời
giông bão nhiễu nhương. Đó là đương sự làm thơ qua
đống tài liệu chết, qua những câu truyện truyền khẩu
dược tượng trưng bằng những cái xác ướp lâu đời
trong các ngôi cổ mộ. Đã vậy, ngôn từ của thơ anh ta
ít có công phu sáng tạo, ngôn ngữ thơ thiếu chất men
quyến rũ. Tập thơ này thua xa tác phẩm đầu tay rất dễ
thương của đương sự là tập thơ Điệp Khúc Tình Yêu
Và Trái Phá.
Trở
về thi tập Xương Rồng Đen, trong số chúng ta sẽ có
ngưòi tự hỏi: Những tư tưởng nào mà được Phương
Triều đưa vào thơ? Triết lý hiện sinh hay triết lý nhân
bản? Phật pháp hay triết học Lão Trang? Thật khó xác
định được. Thơ anh bàng bạc nhiều thứ tư tưởng
triết học lẫn tâm linh, không có tư tưởng nào rõ nét
và kéo dài tràng giang đại hải. Có như thế tư tưởng
trong thơ anh khỏi trở thành một thứ vay mượn lộ liễu.
Song moi tư tưởng anh đi vào thơ không nhắm vào cái rối
reng khuc khuỷu của hiện tượng, mà như những mũi tên
nhắm vào bản thể hiện hữu. Nếu nhà văn hay nhà thơ
cứ đào xới cái uyển chuyển, cái éo le, cái phức tạp
của hiện tượng thì chỉ có thể khai thác những nhân
sinh quan của mình. Đi vào bản thể, người cầm bút mới
đào sâu vấn đề triết học và tư tưởng tâm linh.
Chúng
ta thử đọc bài khai đề cùng tựa với thi tập của
Phương Triều: Hoa Xương Rồng Đen:
Mùa đông tưới nước sôi - Mùa hè dội nước đá - Hoa xương rồng nghiêng ngả - Theo vận đời nổi trôi...
Buổi tối ma vương về - Nhìn quanh cuời hả hê - Gai xương rồng có thật - Nhưng hoa là cơn mê !
(trang 3)
Đây
có phải là bản tuyên ngôn ẩn núp sau bài thơ giáo đầu
cho ý tình trong toàn thể thi tập chăng ? Hoa đen chỉ là
cơn mê biểu tượng cho cái gi và điều gì ? Gai nhọn có
thật thì lại được ẩn dụ cho cái gì và điều gì ?
Có phải chăng cuộc đời dưới ánh sáng Bát-nhã của
nhà Phật là cơn đại mộng dẫy đây hoàn cảnh đen tối
để trở thành ác mộng đói với kẻ lún sâu vào cơn mê
lầm ? Cuộc đời vốn là huyễn mộng Và bởi nó là mộng
nên các chúng sinh mới thấy nỗi đau khổ, mọi tai ương
hoạn nạn (những gai độc đấy! ) đều là có thật.
Trong
thi tập Xương Rồng Đen, tư tưởng nhà Phật bảng lảng
ở rất nhiều câu thơ hoặc ở nhiều đoạn trong bài
thơ. Tác giả không đè đầu đè cổ Phật pháp để ép
uổng chúng vào thi ca đâu. Một khi ngọn bút anh nở hoa,
bóng Phật và bóng Bồ-tát nuờm nượp hiện về. Dù là
cái bóng, dù dưới thiên hình vạn trạng khác biệt nhau
đều sản sinh từ một thực thể cả.
Rót bao nước đủ cho đời khát ? - Rửa mât hiền nhân đặc sáp khô - Kéo thêm chỉ nối diều hoan lạc - Dẫu một trùng dương cũng hải hồ !
Cho chút trăng xưa về bến cũ - Mắt già thôi lạnh nếp khăn sô - Tiếng ai ầm ỉ ngày chiêu niệm - Còn chút từ tâm cũng ý đồ !
Ghé qua hương gió cười xanh mộng - Ngọn tóc hài nhi nắng nhấp nhô - Đời bắt đầu dư năm tháng lạnh - Như đời có thật giữa hư vô!
(Có Thật, trang 57)
Cái
mà chúng ta thấy biết qua năm giác quan, qua khái niệm chỉ
là cái thấy biết dựa trên cái vô thường huyễn hoặc.
Cho nên tác giả hoài nghi những khuôn mặt thánh hiền chỉ
là cái mặt nạ bằng sáp. Con người vốn có dục vọng
to tát và bất tuyệt thì làm sao họ nắm bắt sự thật
tuyệt đối. Ngay cả cái chút từ tâm của con người
chưa chắc phải là lòng bác ái chân thật mà là một ý
đồ cầu danh hay cầu lợi gì đó. Cuộc đời ở cõi Ta
bà nầy không phải là cái có thật tuyệt đối vì trong
sắc có không, trong không có sắc (như đời có thật giữa
hư vô). Nếu hiểu được như thế, chúng ta mới có thể
khởi hành vào chứng ngộ.
Bút đâu vấy mực hảo huyền - Vung tay vẽ lối đào nguyên kẹt đường - Xe đò chạy sớm tinh sương - Bồn binh kẻ chợ thảm thương vật vờ
Lạc từ ngọn cỏ phất phơ - Từng con bướm mộng bơ vơ giữa đời...
(Bóng Mộng, trang 8)
Bài
thơ nói lên cái trái trắc đảo điên trong cuộc sống
Trong cõi phù du nhốn nháo và trái trắc đó, có những
điều chưa kịp thành hình mà phải chịu cảnh dập tắt
một ách tức tuởi (Nắng vàng chưa kịp xanh dưa’/ Đã
rơi rụng xuống chỗ vừa mưa qua). Ở đây chúng ta có
thể nghĩ đén những con người chưa kịp trưỏng thành
mả phải yễu mệnh chết non. Và cũng trong cõi ấy, mọi
thưởng ngoạn, mọi sáng tác của người nghệ sĩ cũng
trở nên huyễn hoặc và sa vào ngõ bí (xin đọc phân đoạn
thứ 2 của bài thơ). Nhưng dù có bị đưa đẩy bởi
nghiệp lực như ngọn cỏ phất phơ trong gió, con người
vẫn cứ mộng, chưa thúc tỉnh để nhận diệni cái bản
lai diện mục của hiện hữu (xin đọc hai câu cuối của
bài thơ).
Từ đó vong thân vào nghiệp chướng - Mặt đời ràn rụa bóng chiêm bao - Đêm đen tròng mắt ngày râu trắng - Từng lớp môi khô bật máu đào.
Xúm nhau diễn tới cùng im lặng - Rồi bật cười như mới được đau! - Neo hồn thương tích vào thương tật - Rồi lại buồn như chẳng thể nào.
(Nẻo Hồn, trang 85)
Như
thế, còn mê là còn trầm luân trong bể khổ. Đây là hồi
chuông cảnh tỉnh gióng giã của Đức Phật đưa con người
tránh khỏi Neo hồn thương tích vào thương tật /
Rồi lại buồn như chẳng thế nào...’’.
Con
người nếu có cuộc sống bình ổn, nếu mọi ao ước
của ai đó được thực hiện bằng cách này hay cách
khác, đương sự thường săn tìm những mộng ước mới.
Y ta không có thời giờ nhìn sâu vào những hiện tượng
của mọi hiện hữu trong cuộc đời huống hồ là cái
bản thể chung của mọi hiện tượng. Chính những con
người đau khổ mới có dịp tư duy, mới có dịp nhìn
sâu vào những hiện tượng tiêu cực của đời sống:
những tai ương, những đau khổ, những tan vỡ của mọi
ước vọng, những tranh chấp và mâu thuẩn trong xã hội,
cái phù du huyễn hoặc của kiếp nhân sinh... Do dó, họ
tìm tòi ra cái nguồn gốc tiêu cực lẫn tích cực chung
của vạn hữu. Từ đó, vấn đề tâm linh và vấn đề
triết học mới được họ quan tâm.
Ở
truờng hợp Phương Triều, dưới chánh thể Việt Nam Cộng
Hòa ở Miền Nam Việt Nam, anh sống tương đối thoải
mái. Nhưng sau cuộc đổi đời kể từ sau ngày 30/ 4/ 1975
cho tới khi ra hải ngoại, cuộc sốngcủa anh đã trở
thành khổ ải lầm than. Anh mới có dịp nìn sâu vào cái
góc rễ của niềm bất hạnh mình, cái trầm luân của
nhân sinh. Dù có tiếp xúc với 2 bộ môn triết học và
tâm linh hay không, anh vẫn phải tìm cho mình một hệ
thống nhân sinh quan nào đó để trực diện với hoàn
cảnh mới, để đương đầu với mọi trắc trở truớc
một cuộc sống tối đen đầy cạm bẫy. Do đó, thơ anh
không còn đơn giản và thấm ướt mạch trữ ình lãng
mạn nữa. Nó lột xác thành một loại thi ca có chiều
sâu hun hút, choáng ngợp cái bí nhiệm của cuộc sống.
Vỗ hồn khon thảng thốt gọi trăng tàn! - Cuối lưu vực sỏi chao dòng nghịch thủy - Vác nhục nhằn sông lặng xuống đa mang - Tay cõi thế nối mưa vào đọt nõn - Bởi kỳ dư gốc gác đẫm sương tan!
Tay vấy đậm những lần rơi rớt vụn - Người vô tư ngồi giữa mộng vô vàn - Miếng vinh nhục mấy khi mà lơ láo - Chút dây thòng sao thắt đủ nghiệt oan?
Tiếng trống chợ tưỏng đâu mùa tựu học - Cắt trầm luân chia đủ giọng rao hàng - Ông Tám hôm qua bà Ba bữa trước - Tắm rửa bao lần chưa tới được cao sang!
Chơi bản ruột sao đờn theo trật ý? - Rớt nhịp mơ hồ sao cất giọng lên ngang? - Bao tội vạ đổ lên đầu tội nghiệp - Nước sông đầy sao đáy ruộng khô khan?
(‘Bản Ruột, 50, 51)
Chúng
ta hãy ngưng bước viễn du vào các lãnh vực tư tưởng,
hãy hượm đừng vội vào các môi trường nhân sinh quan
của nhà thơ Phương Triều. Bây giờ có nhiều người tự
hỏi: Phương Triều oằn vai gánh vác tư tưởng vào thơ,
nhưng thơ có chấp nhận chúng không? Thơ anh có bị dị
ứng với những ý tưởng chỉ có thể hiện diện trong
các cuốn biên khảo triết học và tâm linh không? Có phải
đó là những ý tưởng không thể phù hợp với môi
trường thi ca làm cho thi ca không thể tiêu hóa chúng nổi
và phải thượng thổ hạ tả chúng ra ngoài không?
Xin thưa, Phương Triều trước khi đưa tư tưởng hay nhân
sinh quan vào thơ của mình thì anh đã biến ngôn ngữ của
hai môn học khô khan ấy thành ngôn ngữ tạo hình rất
gợi cảm và thơ mộng, tức là ngôn ngữ của thơ. Như
thế, đã là ngôn ngữ thơ thì lẽ nào lại chui vào thơ
một cách khó khăn hay sao? Lẽ nào con cá không thể chuồi
vào nước để được bơi lội vẫy vùng hay sao?
Nhưng
mà ngôn ngữ thơ của Phương Triều không quá giản dị,
bôc trực và nhất là không suông đuột như thân thể cô
gái già ốm yếu chẳng có ngực, không có mông tức là
không có nét gồ ghề ngoạn mục gì ráo trọi. Trái lại,
nó được canh tân, được cải tiến, được mỹ lệ hóa
để đuợc trở thành một thứ ngôn ngữ thuần óc sáng
tạo, thuần túy... phương triều, không trùng lẫn ngôn
ngữ thơ của ai khác.
Mưa hào sảng hư từ trên miệng thế - Nụ cười đen xối xả mặt u hoài - Một lẽ sống có muôn vàn nhiễu sự - Thân nhọc nhằn lê lết nỗi chua cay!
Người dở chết mím môi ghìm ngấn lệ - Kẻ tồn sinh hồi hộp thở hương phai - Mặt thỏ hôm qua mặt mèo hôm trước - Thêm miệng lằn lưỡi mối giọng bi ai!
Cá ngộp thở ngậm rong vàng giữa bụng - Kịch trường đen chợt trắng mặt bi hài - Nối tao võng ru xanh ngày tĩnh mịch - Chút tàn tro lồ lộ máu xương ai! - Chưa kịp tới tưởng đâu còn kịp lúc - Tới kịp rồi hồi hộp chỗ lung lay!...
(Nụ Cười Đen, trang 148)
Đây
là một bài thơ đưa chúng ta đối diện với cái bi đát
của con người, cái ngang trái nhục nhằn của cuộc sống,
cái thảm thương của những kẻo lao thân vào cạm bẫy
tai ương, chắc có lẽ vì mê say một ảo ảnh nào đó.
Ngôn ngữ thơ mờ mờ nhân ảnh, xen vài câu thơ huyền bí
rất thơ rất mộng chẳng hạn như : Nối tao võng ru xanh
đời tĩnh mịch. Nhưng nó cũng không hủ nút như thơ của
nhóm Xuân Thu Nhã Tập, như thơ của Bùi Giáng. Nó được
che phủ bởi một màn sương mỏng, vừa đủ để hiện
le lói những chấm đèn lửa quạnh hiu. Có vậy, nó mới
làm cho hơi thơ thêm se sắt ngậm ngùi, làm cho ý tình
thêm thâm thúy, và nhất là khơi dậy óc liên tưởng của
người đọc thêm dằng dặc bao la. Chúng ta ngờ ngợ ẩn
sau mặt chữ, tác giả còn có điều gì muốn nói mà
không thể nói ra vì chữ nghĩa vón bất lực, chưa đủ
khả năng diễn tả những ý tình, những thâm u ẩn mật
của sự thật toàn vẹn và rốt ráo.
Có phải thềm xưa thành vũng mới - Hay bóng đời trôi vào ngõ hoang - Bàn tay buồn bã rời guơng lược - Mà hốt đầy vơi chút bụi tàn?
Nhặt cánh hồn trôi vào vất vưởng - Gói tròn cơ cực ủ lầm than - Mắt vô sinh ngó trời hoang mộng - Sao bật rèm mi ngấn lệ tràn?
Chân mây chạm rát triền vai gió - Làm bật đường tơ khúc lỡ làng - Mặt bùn nhuộm ánh trăng khuya lạnh - Người gượng vui cùng khóc lạc quan!...
(‘‘Chân Mây’’, trang 73)
Ở
đây, ngôn ngữ thơ đen đậm đặc hơn, nhưng cách sắp
xếp chữ vẫn tinh vi và gợi cảm như ngôn ngữ trong toàn
thi tập, hình ảnh được săn tìm và chọn lọc cho thơ
vẫn quyến rũ như tự bao giờ. Đó là ngôn ngữ dành
riêng cho thơ, mà phải là thơ của Phương Triều. Chẳng
hạn: Bàn tay buồn bã rời gương lược’/ Mà hốt đầy
vơi chút bụi tàn. Và chẳng hạn: Nhặt cánh hồn trôi
vào vất vưởng/ Gói tròn cơ cực ủ lầm than. Tôi đố
ai giải thích những câu thơ đẹp ấy cho đúng ý tình
của tác giả. Và dù chúng ta không HIỂU THẤU nhưng ai
cấm chúng ta không CẢM NHẬN ? Cái hiểu thấu chắc gì
thù thắng băng cảm nhận dù hai cái đều là những cái
tiếp thu hay hấp thụ vạn hữu bằng trực giác.
Bé em nhỏ nhẹ tiếng đàn - Sao tưng bừng những rộn ràng tới lui? - Nén buồn nhẫn nhịn mua vui - Tới khi vui lại bùi ngùi nỗi riêng!
Ghép lòng theo mảng biến thiên - Thấy nhau hồi hộp ngửa nghiêng tấc lòng - Nửa ngoài còn ở ngoải không - Nửa trong ở trỏng sao còn trống trơn?
Nỗi đời chỗ thiệt chỗ hơn - Chút hơn thiệt cũng giận hờn thiệt sao - Không từ không thể có nhau - Nên không dẫu có thế nào cũng không!
(Cũng Không, trang 151)
Đi
hay ở, được hay thua, đừng vội hồ đồ la toáng lên.
Buồn hay vui đều tùy lúc, có khi buồn mà phải giả bộ
vui ; cái vui đó không thật. Có khi vui, nhưng trong cái vui
đó còn lởn vởn cái ngậm ngùi riêng tư. Thôi thì hãy
tùy theo cái biến thiên của hoàn cành, của thế sự. Vì
sao? Vì dưới mắt tác giả cái gì cũng có cái phân nửa
ở ngoài và cái phân nửa ở trong. Nhưng anh lại tự hỏi:
cái ở ngoài lẫn cái ở trong quả có thật hay không?
Ngoài và trong là 2 điều mà tác giả cho chúng ta cái ý
niệm về hư vô, về huyễn hoặc
Lác
đác đâu đó, một vài cảnh nghèo cực trong một góc phố
u buồn xen vào thơ. Chẳng hạn bài Con Phố Đen vẫn
chỉ là một hình ảnh cư ngụ của lớp người ở cấp
bậc thấp trong cái xã hội chốn thị thành. Nhưng
nó đựợc diễn tả bằng một phong thái mới với ngôn
từ mới :
Con phố màu đen ngủ ngày vất vả - Cơn bệnh mùa đông nhuốm mặt xuân sơ - Trên lớp phấn son có màu gió bụi - Ngày xuân xanh... tím lạnh vết bơ phờ !
Con phố màu đen vặn mình trốn bão - Bếp lửa xuân về leo lét thờ ơ - Chút cháo hâm chiều húp lại bâng quơ! - Con phố màu đen rêu dài lưng ngói - Nỗi nhớ thương khô cháy vào ngấn lệ - Đêm gục đầu âm vọng gió se tơ!...
(trang 77)
Bài
thơ Hơi Cơm Cháo’cũng là một hột trong xâu chuỗi thơ
hiện thực của Phương Triều. Trước đây, văn hào
Dostoievski sông trong hoàn cảnh khó khăn về mặt tài
chánh. Ông mới có dịp được gần gũi người thất bại,
những kẻ thất thời thất chí ; ông lân la với những
kẻ bần hàn và nhất là những bậc trí thức có cuộc
sống đạm bạc. Đó là những kẻ có óc chống đối với
hoàn cảnh hiện tại, chống đối với niềm tin tưởng
về phương diện tâm linh, mặc dù các đương sự ấy yêu
thương cuộc sống, yêu thương tha nhân và hay thắc mắc
những vấn đề siêu hình cùng vấn đề thần linh. Điều
này báo hiệu cho chúng ta biết trước cái thế giới văn
chương của Dostoievski đầy dẫy những nhân vật khó thể
thỏa hiệp với đời sống. Họ sống bằng những bản
năng thô bạo, bằng khao khát những vấn đề siêu hình;
trong bọn họ có lắm kẻ thác loạn thần kinh. Cái phần
tối tăm, dữ dằn của họ chiếm rộng trong cái nội
giới bị ít nhiều thương tích của họ. Riêng Phương
Triều trước năm 1975 chỉ viết những truyện ngắn hiền
lành. Sau thời gian bị tù đày dài dằng dặc, anh còn
phải sống thiếu thốn cơ cực dưới chế độ Xã Hội
Chủ Nghĩa, gánh vác biết bao hệ lụy oan khiên. Sau khi ra
hải ngoại, anh vẫn còn bị ác mộng kinh hoàng trên quê
hương ám ảnh. Thi ca của anh lúc đầu còn bát ngát niềm
hoài cảm, nhưng dần dần những cơn ác mộng trong tiềm
thức đen sâu trồi ra đưa đẩy nguồn sáng tác của anh
vào trong cái thế giới đen tối hơn, có những cái bí
nhiệm kỳ đặc hơn, tạo cho anh một loại thi ca làm bàng
hoàng người đọc.
Bài
thơ Nước Đen’vẫn nằm trong đề tài nói về cảnh
nghèo nàn thiếu thốn. Nhưng ở trường hợp này, nó
không phải chỉ là bức tranh xã hội để tác giả triển
lãm cho độc giả ưa thích thơ văn hiện thực hay thơ văn
tân hiện thực thưởng ngoạn mà là để cho những ai
thích tìm về những cái siêu hình trong cuộc sống, trong
mọi cá thể của thế nhân. Anh đưa bức tranh xã hội
vượt cao hơn thơ của trường phái hiện thực hay trường
phái tân hiện thực nhiều cung bậc. Xin đọc:
Nên bất chợt lãnh nguyên đòn trái trắc - Đời chơi khăm hay đời vẫn ngược ngang - Người keo kiết trách than người biển lận - Vớt trăng tàn soi lại ngõ đêm hoang...
Nên tự tiện kề môi lên khóe mộng - Hôn phù du níu vội bóng mây ngàn - Mưa gõ lá lại nghe chừng long óc - Rỗ mặt đời xanh ngọn gió cường toan!
Bao đói lạnh cứ mong kỳ ngộ lúa - Hột trời cho thành mộng ước cao sang - Đem bán rẻ tuổi vàng cho kẻ chợ - Rồi hồn nhiên ăn uống bữa đàng hoàng - Từ vực kiếp vang vang lời phẩn nộ - Suối hồn đơn cuồn cuộn nước đen tràn...
(trang 128)
Bài
thơ Giấc Lúa’phơi bày vài nét khái quát cảnh thiếu
thốn của những kẻ ở thôn quê, nhưng nếu ta xếp nó
vào loại thơ hiện thực thì không mấy xứng cái tài
sáng tạo ngôn ngữ vừa mới mẻ vừa truyền cảm của
Phương Triều. Đọc xong bài thơ này, chúng ta có thể
nhìn sâu vào cảnh ngộ, vào thân phận con người hơn
loại thơ hiện thực:
Thêm vui trên miệng thiếu cười - Trẻ thơ bú mớm nửa vời rụng răng - Hạ về dắt gió xua trăng - Miếng bánh không tuởng cũng bằng không ngơ!
Thêm mơ vào mộng vật vờ - Ngủ quên giấc lúa sân chờ thóc xưa - Tay chiều chải mượt tóc mưa - Trán sơn thủy ướt chỗ vừa rát đau!
Se chung gốc ngọn hồi nào - Tơ duyên rời rã dính nhau chỗ buồn!
(trang 54)
Bài
thơ Bóng Tối cũng phơi bày sơ sơ cảnh nghèo, cảnh lọc
lừa gian trá, cảnh đổi thay ông hóa ra thằng, thằng hóa
ra ông’mà tác giả vừa làm chứng nhân vừa lặn hụp
sống trong đó. Chính những cảnh đau thương như vậy
chẳng những tạo cho anh lối thơ hiẹn thực có tầm vóc
mà còn đẩy nếp tư duy anh đi xa hơn, vào một khung trời
tư tưởng để nguời đọc có dịp chia sẻ với anh:
Thân trúc chẻ ra làm cây tăm nhỏ - Manh áo thời danh mưa gió cũ nhàu - Vệt máu mênh mông chảy từ vết bụi - Hồn bút vật vờ rỏ mực thương đau!
Kẻ sĩ xuôi tay kê đầu lên sóng - Mẹ trùng dương về rửa mộng hư hao
Đứa trẻ năm xưa mặt mày non nớt - Giờ nhăn nheo cằn cỗi giống quân nào!
Treo bảng phấn bán rao đồ giả hiệu - Thiếu viện mồ côi thơ ấu bôn đào - Lão pháp sư buồn sửa câu thần chú - Lờn mặt từ trong tiếng gọi mày tao!
Ngưòi xếp ga chiều đón thêm tàu chợ - Thiên hạ âm thầm bán rẻ đời nhau - Két học đôi ngày thành danh hốt bạc - Chúa chổm quay về vay nợ ăn khao!
Khói cay rộ niềm đau của củi - Tre già khô che ngọn bích đào - Thế kỷ hoang mang từ năm thứ nhứt - Người sống thiệt thà giống chuyện tào lao! - Người còn đốt lá soi tìm thanh sử - Bảng hiệu đèn khuya sáng rộ chỗ nào?
(các trang 136, 137)
Thơ
Phương Triều trong thi tập Xương Rồng Đen có
rất nhiều vấn đề để tác giải bày giải nỗi ư tư
của mình. Nói thế các bạn sẽ thắc măc bút giả: Ủa
ngộ dữ không! Làm thơ là để hưởng cái đẹp của
cuộc đời, để được hạnh phúc trong nếp sống thường
nhật , để tinh thần được thăng hoa vào cõi mộng tuyệt
vời, vào bầu tâm cảnh không còn liên lạc với đời
sống bon chen, hổn độn và lầm than này. Cớ sao ông lại
dám cho rằng Phương Triều tròng cái trọng lương nặng
nề vào thơ như người nông phu tròng cái ách vào cổ con
trâu? Làm thơ và viét văn là để thưởng ngoạn chớ đâu
phải để suy tư. Sao ông cầu kỳ, phiền phức và rườm
rà như vậy?’’.
Xin
thưa, khiếu thiếu ngoạn của những kẻ sành thơ bây giờ
đã đổi khác, đâu quá đơn giản như kẻ làm loại thơ
tô hồng chuốc lục cho ảo tưởng mình độc giả như
thơ của truờng phái duy mỹ vào thời đại xa xưa nào
đó. Nó thích những cái gì phản ảnh được những điều
bí nhiệm của cuộc sống, ngoài cái sinh hoạt của xã
hội hiện tiền. Nắm bắt được những đièu đó, chẳng
những người sáng tác sung sướng ở công trình khám phá
của mình mà những độc giả cũng khoái lạc vì kiến
thức mình được bồi bổ. Độc giả lại còn tưởng
chừng mình có thể tìm được một vài cánh cửa để
phóng mắt vào những chân trời mới mà trong cuộc sống
trước đó họ đã từng đóng chúng bưng bít.
Ngay
những chuyện tầm thường trong cuộc sống gối chăn của
anh cũng đã có vài vấn đề nho nhỏ, tuy không làm anh
tổn thương hay bực dọc, nhưng làm anh bỡ ngỡ sơ sơ và
lo nghĩ chút chút nên anh phải bật ra những câu dí dỏm:
Đêm chơi trò ngủ hai nơi - Nhọc nhằn phiên thức ru người gối chăn - Cứ đêm mỏi gối hai lần - Ăn gian mấy được một phần nghỉ ngơi!
Nhân danh tình nghĩa không dời - Trái tim ngàn lượng rụng rời năm trăm! - Ái ân lỡ dịp ăn nằm - Nằm ăn đứng ngủ bởi nhằm phiên quên!...
(Hù, trang 130)
Còn
vô số vấn đề quan trọng hơn, bi đát hơn buông vô số
câu tra vấn, vô số phiền não cho con người có ý thức
về sự hiện hữu. Có ý thức đươc sự đau khổ trong
cơn đại mộng trên trần thế, con người mới bắt đầu
tìm kiếm cái chân hạnh phúc đồng hóa với cái bản thể
của hiện hữu. Đó là sự giải phóng vĩ đại để
chúng ta thoát ra bể khổ, để chúng ta tìm gặp sự an
lạc vĩnh viễn. Nhưng ở đây, Phương Triều chỉ ở
chặng đầu của con nguời ý thức về cuộc sống. Cho
nên anh ngơ ngác trước bao hệ lụy tràn ngập trên đường
đời. Đó là cái đau khổ chung cho những nhà thơ mới
tiếp nhận một tia lóe sáng trong đêm tối bao la vốn đã
từng che lấp tâm thức con người sống lêu bêu, không
thèm đặt vấn đề về cái ẩn mật trong cuộc sống.
Quán nhỏ bâng khuâng chiều thở bụi - Ngó người ảo mộng thịt da phơi - Chút chi gai góc trên tròn trịa - Như nỗi buồn dư giữa thắm tươi!
Gõ trống bày thêm trò thưởng phạt - Tiện tay vẽ lai kiểu môi cười - Có khi đau quá đời vô vọng - Mà vội vàng rao bán mặt người!
Đất cũ đêm hoang ùn gió bão - Cội mai nào hé nụ xinh tươi? - Miếng cơm vừa nuốt chưa qua cổ - Đã nghẹn lòng đau tận rã rời! - Đâu một lần Xuân không vội Tết - Đời qua như thể hết Xuân người!...
(Xuân Người, trang 5)
Tác
giả vẽ nên cảnh cô đơn của một ông lão đờn cò đã
góa vô, đã giải nghệ, hiện sống trong cảnh tuổi già
yếu, thiếu thốn vật chất và rất cô đơn. Ông chia sớt
nỗi lòng cùng con dế tật nguyền vì đã gảy cánh nên
gáy không ra tiéng. Sự tuơng lân tương ái nẩy sinh giữa
người và con côn trùng trong đêm mưa gió. Hoàn cảnh bi
đát có thể nối liền qua sự giao cảm tuyệt vời của
cả hai chỉ có một nhân chứng tuyệt vời duy nhất như
Phương Triều mới hiểu thấu bằng trực giác thần diệu.
Trực giấy ấy hóa thân thành bài Đốm Sương:
Nấm mộ sần sùi trên vồng đất lở - Con dế thẩn thờ gặm đốm sương sa - Đôi cánh tật nguyền gáy không thành tiếng - Từng đêm thao thức như đôi bạn già!
Ông lão sững nhìn đôi tay tĩnh vật - Sợi dây đờn xưa giờ ở đâu xa - Âm hưỏng mơ hồ điệu ru của gió - Từ trong mịt mờ vọng tiếng mưa qua...
Sấm nối đuôi về gầm rung lều cỏ - Thân vẫn như người hay đã tiêu ma - Tấm thân từ đất còn nhiều nợ đất - Tay đất ôm người lẩn lộn thịt da!
Đôi bạn già chơi trò câm lặng - Đất vặn mình đau bao nỗi ruột rà - Cây lá lộn hồn từ phương thất thổ - Mưa lại chợt về cho cỏ đơm hoa!...
(trang 30)
Hoàn
cảnh giữa lão già và tác giả Phương Triều vốn khác
biệt nhau. Nhưng một kẻ hay nhìn sâu vào những thân phận
cô đơn của tha nhân, nên tác giả nhiều lúc cảm thấy
mình cũng khốn khổ cô đơn vì tưởng chừng mình mất
một số điểm tựa tinh thần nào đó. Những lúc ấy,
trong tâm tưởng, anh cũng cảm thấy mình hóa thân thành
lão già.
Theo
thói thường của những kẻ cô đơn khốn khổ thường
mượn men rượu giải sầu. Phương Triều thì mượn men
rượu để thắt chặt tình bạn đồng nghiệp trong giới
làng văn trận bút. Thét rồi anh đâm ra nghiện. Cái hậu
quả của men say vẫn có khía cạnh tiêu cực lẫn tích
cực. Men rượu đưa người vào cơn nghiện trầm kha để
phá hỏng cuộc đời họ. Nhưng men rượu cũng có thể
giúp cho các nghệ sĩ biết bao cảm hứng lai láng và phồn
thịnh. Thuở truớc, thi hào Omar Khayyam xứ Ba-tư và thi
hào Lý Bạch xứ Trung Hoa há không phải thuộc hạng túy
tửu phiên vương hay sao? Văn hào Francis Scott Fitzgerald há
không phải là ông thần ve chai cự phách hay sao? Các nhà
văn Việt Nam nổi tiếng như Vũ Khắc Khoan, Mai Thảo,
Thanh Nam cùng nhạc sĩ Phạm Đình Chương há không phải
là nhưng tên tuổi sáng chói trên văn đàn nhạc giới hay
sao? Riêng ở trường hợp Trần Tuấn Kiệt và Phương
Triều, rượu dìu họ vào một thế giới thi ca lạ lẫm
và bí nhiệm mà ít có nhà thơ nào can đảm lẫn kiên
nhẫn ghé mắt tới
Gối đá nằm co say tĩnh vật - Nhà hoang tưởng dậy bước chiêm bao - Nắng khô lá nõn màu vàng đọt - Biển dội tràn sông ngọn sóng nào?
Khép đôi tay ấm vào chân lạnh - Chút nhiệt tình dư ủ hụt hao - Tiếng mộng vo ve từng huyễn hoặc - Xương tàn cốt rụi cỏ xanh xao!
Dạo chơi vào ngõ hồn hiu quạnh - Thây chữ nằm co lại dáng đau - Thơ như vần điệu tuôn nhầm chỗ - Nên vận vui buồn xiên xỏ nhau!
Đất trú chiều dâng chân gió bão - Ngựa qua cầu nhỏ nắng lao xao - Môi lạt thèm thơm hơi lục bát - Vần đau ghép vội nỗi đau nào?
(Đất Trú, các trang 110, 111)
Các
bạn độc giả thân mến, nhà thơ Phương Triều của
chúng ta dù mê say dong ruỗi trên những ngã rẽ hào hứng
của thi ca, nhưng anh không bao giờ quên các bạn, quên cái
tuổi trẻ mộng mơ của chúng ta, không quên luôn thời kỳ
tình tự yêu đương khi tóc anh còn xanh mướt, khi mắt
anh vẫn long lanh sáng với ý tình khi một bóng ý trung
nhân đang đi sâu ào khắp ngỏ ngách của trái tim anh. Do
đó, những bài thơ lãng mạn mới có dịp hồi sinh trong
quyển thi tập chuyên chở quá nhiều tư tưởng như thi
tập Xuơng Rồng Đen’này. Nhưng anh kiến thiết ngôn ngữ
tình yêu trong thơ. Mỗi bài thơ vẫn có như câu và những
chữ lẩm cẩm rất thơ, xen vào đó là những câu có ngôn
ngữ tân kỳ. Những câu, những chữ lẩm cẩm ấy biểu
dương nồng độ yêu đượng thật đậm đà, thật thắm
thiết. Trong cơn yêu dấu, ai đó nói những câu quá tỉnh
táo, những câu sáng suốt thì ý tình sẽ nguội lạnh và
loãng nhạt đi.
Một lần đi tưởng đi luôn - Vừa qua gặp mặt lại tuồng như quên! - Tưởng rằng được vậy đã hên - Dè đâu bởi vậy cho nên mới buồn!
Dẫu gì cũng lỡ nhớ thương - Dẫu rằng lỡ vậy, vậy luôn mới buồn! - Bột về thắc mắc hỏi khuôn - Sao trên mặt bột rải đường khác nhau?
(trang 4)
Cái
thời thơ mộng và hiền như mực tím’(nói theo Nhã Ca)
là thời cắp sách đến trường, vào ngưỡng cửa tuổi
hoa niên. Những mối tình học trò lấy bối cảnh sân
trường lớp học, bảng phấn tường vôi đã được
nhiều nhà thơ từ tiến chiến tới nay khai thác bấy bầy
rồi. Bây giờ vẫn có Vũ Thi An tiếp tục viết những
vần thơ tình học trò qua hai thi tập Tình Quê Tình Thơ’và
Cuối Đường Hạnh Phúc. Thường là những bài thơ rất...
học trò, nếu không săn tìm được những hình ảnh độc
đáo, những tứ hơ kỳ đặc, và nếu không canh tân ngôn
ngữ cho thơ thì nên đưa những bài thơ ấy vào quyển
nhật ký hay quyển lưu bút mới thích hợp hơn. PhươngTriều
dù đã gần tuổi thất tuần, nhưng anh không dị ứng với
loại thơ thời mơ tuổi mộng, không ngại quay về dĩ
vãng để khơi lại nguồn thơ đầu mùa của mình.
Điệu ve nhịp guốc sân trường - Mực xanh lưu bút dễ thương chừng nào? - Ngõ đời sóng chợt lao xao - Bạn từ hôm đó lạc nhau lần hồi...
Trăng nào thắp đuốc tuổi tôi - Nhởn nhơ đom đóm ngồi chơi khắp vườn - Se lòng nhăn gió nhủ sương - Ngóng em chừng đỗi dễ thường nguôi ngoai! - Mưa dầm không ướt kẽ tay - Còn chen chân chỗ khô ngoài ướt trong!...
(trang 20)
Để mai lỗi hẹn thành ra mốt - Ta lạc nhau từ hẹn bữa qua - Người đi như thể không về kịp - Mà kịp về không kịp cách xa !
Xô nhau thức giữa ngày Thu ngủ - Một chút trăng non bỗng sáng lòa - Người đưa tay hứng sương Thu tới - Mà tưởng chưa hề Hạ chớm hoa!
Nên chi phượng cũ không về nữa - Trường lớp mưa giăng bóng nhạt nhòa - Tiếng trống trường xưa dồn tĩnh mịch - Nghiên sầu bút lạnh giữa phôi pha...
(Lỡ Hẹn, trang 26)
Những
bài thơ tình của Phương Triều chẳng những có vóc dáng
riêng biệt mà còn có ý tình đặc thù. Loại thơ này
không mặc đồng phục với các bài thơ tình yêu của kẻ
khác. Thuần chất sáng tạo là đây!
Những
kẻ có tình yêu đơn phương hay trong tình yêu nhạt nhẽo
thường tra vấn cái nguyên do tình cảm của mình lẫn của
người đối tượng. Họ còn thắc mắc hoàn cảnh nào mà
cái cung không đáp ứng trọn vẹn cái cầu, cái hệ lụy
nào khiến cho hạnh phúc dậm chân tại chỗ hay cất cánh
bay đi. Nói theo Xuân Diệu là: Cho rất nhiều song nhẫn
chẳng bao nhiêu/ Nguời ta phụ hay thờ ơ chẳng biết. Các
đương sự cứ hỏi lung tung, cứ thắc mắc liên tu bất
tận, nhưng rồi ra vẫn ở trong ngõ bí, trong mê cung hoặc
trong bát quái đồ hình.
Dẫu cho thí tỉ mà như vậy - Thì cứ yêu dầu chẳng được yêu - Dẫu gì cũng chẳng buồn cho lắm - Thì chút buồn kia chẳng đáng nhiêu!
Hết yêu đâu lẽ còn yêu được - Dẫu có yêu hoài cũng bấy nhiêu! - Dẫu rằng đã vậy thì thôi vậy - Mà chút yêu thôi cũng lụy nhiều !
Hỏi rằng tới tuổi bao nhiêu - Thì quên được hết những điều chưa quên!...
(Nhiêu, trang 78)
Tác
giả cứ o bế ngôn ngữ lẩm cẩm dễ thương của một
kẻ chưa có kinh nghiêm sâu sắc và dồi dào trong tình
yêu. Điều này rất dễ làm mủi lòng người đọc. Và
hình như bởi lẽ đó mà anh hơi lãnh đạm với ngôn ngữ
của thơ. Bài thơ thiếu nét tạo hình, thiếu cảnh vật
lót nền cho bài thơ. Ngôn ngữ thơ ít quá! Nhưng ở bài
Dư’tác giả chuộc lại điều sơ
sót của mình bắng cách nâng thơ tình yêu lên vài cung
bậc cao, đưa thơ vào cái bí nhiệm, cái thắc mắc siêu
hình. Xin đọc:
Ghé qua gặp lúc không còn gặp - Chút nghĩa tình thôi chắc chẳng bền - Ta thiệt tình cho nên mất thiệt - Chút tình đâu đủ nghĩa nhân duyên !
Cứ như điệp khúc đời đơn điệu - Người dắt nhau vào cuộc ngửa nghiêng - Tới đêm lẩn lút về thăm mộng - Chợt thấy tiền thân rời căn nguyên !
Biển đi còn vết sầu trên cát - Chân dã tràng chao bóng đảo điên - Hồn ủ vào miên trường tĩnh vật - Tay một đời dư chỗ tật nguyền !
(trang 140)
Trong
nghệ thuật thi ca, Phương Triều lột xác từ từ, chậm
chạp. Nhưng những bước chân thẳng tiến trên lộ trình
bằng phẳng hay những bước đăng sơn của anh thật vững
chắc. So với thi tập Thơ Phương Triều’gồm những bài
thơ cảm hoài, thơ hiện thực, rồi thì tới thi tập Xóm
Mộ, anh bắt đầu chổi dậy để hưởng ứng những loại
thơ viễn thâm tình ý, loại thơ khám phá cái bí nhiệm
của cuộc đời. Những bài thơ trong 2 thi tập áp chót
(Xóm Mộ’và Giọt Sữa Đất) bắt đầu sửa soạn một
cuộc hóa thân ngoạn mục nên có tầm vóc khả quan. Như
thế, tập thơ Giọt Sữa Đất ’như vầng chiêu dương
đỏ ối trồi lên góc biển phương Đông, nhuộm hồng
chân mây, còn thi tập Xương Rồng Đen’như mặt trời
vừa leo lên đỉnh ngọ, tỏa sáng khắp sum la vạn tượng.
Hồ
Trường An
PHƯƠNG TRIỀU: bài
tặng phan bá thụy dương
đã
toan gác bút vùi tâm sự
lại
ngứa tay vào chữ nghĩa thơ
trích
tiên còn áo phong phanh bụi
nên
chén kim bằng cứ ngẩn ngơ
[10/2005:
viết khi PBTD trở lại văn đàn và chủ trương tạp chí Nguồn]